RANH GIỚI GIỮA SỰ TƯỞNG TƯỢNG VÀ HIỆN THỰC docx

5 316 0
RANH GIỚI GIỮA SỰ TƯỞNG TƯỢNG VÀ HIỆN THỰC docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai RANH GIỚI GIỮA SỰ TƯỞNG TƯỢNG VÀ HIỆN THỰC Th.S Lê Thị Thanh Nga lược dịch từ Youngparent số 1/2005 Vào khoảng 3 tuổi , trẻ có thể bắt đầu mê mãi với những trò chơi tưởng tượng, chẳng hạn như trẻ có thể miệt mài tán gẫu với bạn thân qua cái điện thoại đồ chơi, mặc áo của mẹ khi nó tưởng tượng mình là một người lớn nào đó, hoặc trẻ có thể rất chăm chú vào những câu chuyện dân gian mà người lớn đọc cho nó nghe. Thế giới tưởng tượng thật là tuyệt vời đối với trẻ bởi vì không có những giới hạn trong thế giới đó. Trong thế giới tưởng tượng trẻ 3 tuổi có thể làm mọi chuyện mà nó muốn. Đôi khi chúng ta có thể thấy trẻ bỗng nhiên khóc lóc khi nó nhận ra nhân vật chính trong câu chuyện đã chết. Thậm chí khi chúng ta cố dỗ dành trẻ rằng đó chỉ là một câu chuyện, thì trẻ vẫn cứ thổn thức không ngừng vì một Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai kết thúc không có hậu. Hoặc có trường hợp, trẻ bỗng say sưa tán chuyện với một người bạn tưởng tượng như thể người bạn đó đang ở bên cạnh nó. Không nên lo lắng, vì thật ra trẻ biết rất rõ sự khác nhau giữa tưởng tượng và hiện thực. Không có gì đáng lo khi bỗng nhiên trẻ đâm ra mê mãi với nhữngtrò chơi giàu tính tưởng tượng, trẻ hiểu rõ đó chỉ là sự tưởng tượng chứ không phải la hiện thực. Chẳng hạn khi một bà mẹ cố ngăn không cho đứa con 4 tuổi của mình cãi vã với người bạn tốt nhất của nó khi cả hai đang chơi vói nhau và mặc đồ hóa trang, mẹ sẽ nhận được câu trả lời: “Mẹ ơi, chỉ là trò chơi thôi mà” Trẻ nhận thức được ranh giới giữa sự tưởng tượng và hiện thực. Thậm chí ngay cả khi nó tham gia vào các trò chơi tưởng tượng suốt ngày. Tuy nhiên, trong thực tế có những lúc ranh giới này trở nên rất mong manh, đặc biệt là khi trẻ quá hào hứng hoặc khi trò chơi tưởng tượng tạo nên một cảm xúc thật đặc biệt hay mãnh liệt với trẻ. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Khả năng sử dụng trí tưởng tượng cả trẻ là chìa khoá giúp trẻ phát triển. Sự tưởng tượng mở ra cho trẻ một thế giới mới làm tăng kinh nghiệm và cung cấp cho trẻ cơ hội giải trí, mở rộng quá trình tư duy, tạo cơ hội để trẻ hợp tác với bạn và biểu lộ cảm xúc của mình. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra một số lợi ich của trí tưởng tượng đối với trẻ. Đó là: Tưởng tượng làm tăng tính sáng tạo cho trẻ Trẻ có tính tưởng tượng phong phú thường có cách tư duy khá độc đáo, nói cách khác, trẻ thường có khuynh hướng tìm kiếm sự sáng tạo và các cách giải quyết vấn đề một cách linh hoạt. Trò chơi tưởng tượng giúp trẻ giải thoát các cảm giác tiêu cực một cách vô hại. Khi mặc bộ quần áo của người lớn vào, trẻ có thể lớn tiếng với anh chị của mình nhưng hoàn toàn không có ác ý nào. Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai Việc sử dụng trí tưỏng tưọng giúp trẻ tăng cường mối quan hệ với cha mẹ.Ví dụ khi chơi với cha mẹ trẻ có thể học cách bắt chước cha mẹ. Những trẻ có trí tưởng tượng phong phú thường có khả năng tập trung tốt hơn , ít thích gây hấn với những ngưòi khác và thường cảm nhận cuộc sống thú vị hơn. Khả năng tưởng tượng phát triển sớm giúp cho cuộc sống sáng tạo của con người được kéo dài. Vì thế, không nên kềm hãm trí tưỏng tưọng của trẻ 3-4 tuổi , ngay cả khi cha mẹ cho rằng sự của trẻ đối với các trò chơi tưỏng tượng có thể làm cho trẻ không thể hiểu được cuộc sống thực. Chúng ta thường nên xuyên kiểm tra xem trẻ có nhận thức được sự khác biệt giữa hai khái niệm này, bằng cách đặt ra cho trẻ một số câu hỏi như: Con có biết đó chỉ là một trò chơi tưởng tượng, đó không phải là hiện thực? Nên thường xuyên khuyến khích trẻ tham gia tích cực vào các loại trò chơi khác nhau. Nếu bạn cho rằng trẻ đã tốn quá nhiều thời gian vào những trò Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai chơi tưởng tượng thì nên gợi ý trẻ tham gia vào các trò chơi khác như: âm nhạc, hát, chơi xếp hình, giải câu đố, vẽ, vận động và giải quyết các vấn đề. ( Theo Thông Tin khoa học giáo dục Mầm non) . nhận thức được ranh giới giữa sự tưởng tượng và hiện thực. Thậm chí ngay cả khi nó tham gia vào các trò chơi tưởng tượng suốt ngày. Tuy nhiên, trong thực tế có những lúc ranh giới này trở. biết rất rõ sự khác nhau giữa tưởng tượng và hiện thực. Không có gì đáng lo khi bỗng nhiên trẻ đâm ra mê mãi với nhữngtrò chơi giàu tính tưởng tượng, trẻ hiểu rõ đó chỉ là sự tưởng tượng chứ. giảng dạy và chăm sóc trẻ em www.mamnon.com Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai RANH GIỚI GIỮA SỰ TƯỞNG TƯỢNG VÀ HIỆN THỰC Th.S Lê Thị Thanh Nga lược dịch từ Youngparent số 1/2005 Vào khoảng

Ngày đăng: 01/08/2014, 09:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan