xây dựng bộ máy cơ cấu tổ chức cho công ty cổ phần dược phẩm và thương mại sohaco

35 2.3K 14
xây dựng bộ máy cơ cấu tổ chức cho công ty cổ phần dược phẩm và thương mại sohaco

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, không một doanh nghiệp nào không muốn cho doanh nghiệp của mình thành đạt, trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh phát triển không ngừng. Song trên thực tế thì một doanh nghiệp không dễ đạt được điều này, đặc biệt trong giai đoạn ngày nay khi đất nước ta đang dần hội nhập với các nước khác trên thế giới, mở ra cho các doanh nghiệp một hướng đi mới, một tương lai phát triển hơn nữa xong cũng lại đem lại những thách thức mới cho các doanh nghiệp, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước mà còn phải đương đầu với các doanh nghiệp nước ngoài… Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì phải tận dụng được mọi tiềm năng của chính mình và Quản trị kinh doanh có thể là chiếc cầu nối giúp cho doanh nghiệp có thể đạt tâm nguyện của mình. Vậy Quản trị kinh doanh giúp cho doanh nghiệp những gì mà các công ty quan tâm đến như vậy? Quản trị kinh doanh là một môn học rất bổ ích và cần thiết đối với bất cứ một nhà quản trị nào trong tương lai. Thông qua bài tập lớn môn học Quản trị kinh doanh sẽ giúp em hiểu thêm nhiều điều về môn học. Nhiệm vụ chủ yếu của bài tập lớn môn học là: “Xây dựng bộ máy cơ cấu tổ chức cho Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco”. Bài tập lớn của em bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Lời mở đầu Chương I: Cở sở lý luận về cơ cấu tổ chức Chương II: Giới thiệu sơ bộ về Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco Chương III: Phân tích cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco Chương IV: Đề xuất cơ cấu tổ chức mới cho Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco Kết luận Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 1 BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC I.Các bộ phận và các cấp trong cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp 1. Khái niệm về cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận có mối quan hệ và liên hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá, được giao những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp được hình thành bởi các bộ phận và các cấp quản trị. 2.Bộ phận quản trị Bộ phận quản trị là một đơn vị riêng biệt có những chức năng quản lý nhất định. 3.Cấp quản trị Cấp quản trị là sự thống nhất tất cả các bộ phận quản trị ở một trình độ nhất định như cấp doanh nghiệp, cấp phòng ban, cấp phân xưởng… 4.Vị trí và vai trò của tổ chức, cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp Công việc tổ chức là một trong những chức năng cơ bản nhất của quản trị kinh doanh. Bởi vì mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, trong mỗi một đơn vị, con người cùng làm việc và hợp tác qua lại lẫn nhau. Để giải quyết vấn đề này phải có sự can thiệp của công việc tổ chức. Công việc tổ chức hình thành nên cơ cấu tổ chức, cơ cấu tổ chức khoa học thể hiện hiệu quả của công tác tổ chức. Công tác tổ chức giúp người ta tách bạch rõ ràng về khía cạnh trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp bậc từ trên xuống dưới, điều này là căn cứ để xác định trách nhiệm đặc trưng cho các nhà quản lý. Các cá nhân tuân theo sự chỉ dẫn của người giám sát trên lĩnh vực trách nhiệm đã được vạch rõ trong sơ đồ tổ chức. Công việc tổ chức giúp kiểm soát được các hoạt động trong tổ chức, kiểm soát liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn để đánh giá kết quả và đưa ra hành động chuẩn xác. Công tác tổ chức là đưa ra các quy tắc, thủ tục và chính sách bằng văn bản tạo ra một sự giám sát quản lý trực tiếp, có thể hướng dẫn các hoạt động của cá nhân rất cụ thể, phương pháp này hạn chế tối thiểu tính vô tổ chức. Cơ cấu tổ chức cho phép chúng ta tổ chức và sử dụng hợp lý các nguồn lực. Nó cũng cho phép chúng ta xác định rõ mối tương quan giữa các hoạt động cụ thể và những trách Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 2 BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH nhiệm quyền hạn gắn liền với những các nhân, phân hệ của cơ cấu. Nó trợ giúp cho việc ra quyết định bởi các luồng thông tin rõ ràng. Nó giúp xác định cơ cấu quyền lực cho tổ chức. II. Nguyên tắc xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp ở từng doanh nghiệp không nhất thiết phải giống nhau mà phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Để xác định cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp chúng ta phải căn cứ vào các nguyên tắc sau: _ Phải phù hợp với cơ chế quản trị mới. _ Phải có mục tiêu chiến lược thống nhất. _ Phải có chế độ trách nhiệm rõ ràng, quyền hạn phải tương xứng với trách nhiệm. _ Phải có sự mềm dẻo trong tổ chức. _ Có sự chỉ huy tập trung thống nhất. _ Có phạm vi kiểm soát hữu hiệu. _ Tăng hiệu quả sản xuất trong kinh doanh. III.Những yêu cầu và những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp 1.Những yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp Việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị phải bảo đảm những yêu cầu sau: a. Tính tối ưu Giữa các khâu và các cấp quản trị (khâu quản trị phản ánh cách phân chia chức năng quản trị theo chiều ngang, còn cấp quản trị thể hiện sự phân chia chức năng quản trị theo chiều dọc) đều thiết lập những mối liên hệ hợp lý với số lượng cấp quản trị ít nhất trong doanh nghiệp cho nên cơ cấu tổ chức quản trị mang tính năng động cao, luôn luôn đi sát và phục vụ sản xuất. b. Tính linh hoạt Cơ cấu tổ chức quản trị có khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong doanh nghiệp cũng như ngoài môi trường. c. Tính tin cậy lớn Cơ cấu tổ chức quản trị phải bảo đảm tính chính xác của tất cả các thông tin được sử dụng trong doanh nghiệp nhờ đó bảo đảm sự phối hợp với các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của doanh nghiệp. Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 3 BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH d. Tính kinh tế Cơ cấu bộ máy quản trị phải sử dụng chi phí quản trị đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn xem xét yêu cầu này là mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra và kết quả sẽ thu về. 2.Những nhân tố ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp Khi hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị, chẳng những phải xuất phát từ các yêu cầu đã xét ở trên, mà điều quan trọng và khó khăn nhất là phải quán triệt những yêu cầu đó vào những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ thể nhất định. Nói cách khác, là cần tính đến những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới việc hình thành, phát triển và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản trị. Có thể quy thành hai loại nhóm nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức quản trị của doanh nghiệp: * Nhóm các nhân tố thuộc đối tượng quản trị - Tình trạng và trình độ phát triển của công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. - Tính chất và đặc điểm sản xuất: chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất, loại hình sản xuất. Tất cả những nhân tố trên đều ảnh hưởng đến thành phần và nội dung những chức năng quản lý và thông qua chúng mà ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tổ chức quản trị. * Nhóm những nhân tố thuộc lĩnh vực quản trị - Quan hệ sở hữu tồn tại trong doanh nghiệp. - Mức độ chuyên môn hoá và tập trung hoá các hoạt động quản trị. - Trình độ cơ giới hoá và tự động hoá các hoạt động quản trị, trình độ kiến thức tay nghề của cán bộ quản lý, hiệu suất lao động của họ. - Quan hệ phụ thuộc giữa số lượng người bị lãnh đạo, khả năng kiểm tra của người lãnh đạo đối với hoạt động của những người cấp dưới. - Chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp đối với đội ngũ cán bộ quản trị v.v IV.Các kiểu cơ cấu tổ chức quản trị doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của các hệ thống, đã hình thành những kiểu cơ cấu tổ chức quản lý khác nhau. Mỗi kiểu chứa đựng những đặc điểm, ưu điểm, nhược điểm và được sử dụng trong những điều kiện cụ thể nhất định. Có rất nhiều kiểu cơ cấu tổ chức nhưng chúng ta chủ yếu tìm hiểu các loại cơ cấu tổ chức sau: Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 4 BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH 1.Cơ cấu tổ chức không ổn định Cơ cấu tổ chức không ổn định là kiểu cơ cấu tổ chức không có mô hình cụ thể cơ cấu này dựa vào cách tiếp cận hoàn cảnh và cách tiếp cận ngẫu nhiên. Cách tiếp cận này xuất phát từ quan điểm không có một cơ cấu quản trị tối ưu cho mọi doanh nghiệp và cách tiếp cận này cho rằng để xây dựng cơ cấu quản trị phù hợp cho một doanh nghiệp nó phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố. Theo cách tiếp cận này thì các yếu tố sau ảnh hưởng tới cơ cấu quản trị doanh nghiệp: _ Chiến lược của doanh nghiệp _ Mục tiêu của doanh nghiệp _ Tính ổn định của môi trường kinh doanh _ Tình hình công nghệ _ Môi trường văn hoá _ Sự khác biệt giữa các bộ phận trong doanh nghiệp _ Quy mô của doanh nghiệp _ Phương pháp và kiểu quản trị _ Đặc điểm của lực lượng lao động Để xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị trước hết phải đánh giá các yếu tố này sau đó mới lựa chọn tìm kiếm một mô hình cơ cấu tổ chức quản trị thích hợp. 2.Cơ cấu tổ chức trực tuyến a.Đặc điểm Đặc điểm cơ bản của cơ cấu tổ chức này là mối quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức được thực hiện theo kênh đường thẳng người thừa hành chỉ nhận và thi hành mệnh lệnh của người cấp trên trực tiếp, cấp trên chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả công việc của người dưới quyền. b.Mô hình cơ cấu: Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 5 Giám đốc Tài chính Kinh doanh Tiền lương BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH c.Ưu điểm Kiểu cơ cấu này thích hợp với chế độ một thủ trưởng, tăng cường trách nhiệm cá nhân và tránh được tình trạng người thừa hành phải thi hành những chỉ thị khác nhau thậm chí mâu thuẫn nhau của những người phụ trách. d.Nhược điểm Kiểu cơ cấu này đòi hỏi cấp trên phải cơ kiến thức toàn diện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặt khác nó không tận dụng được các kiến thức của các chuyên gia có trình độ cao trong từng lĩnh vực quản trị. 3.Cơ cấu tổ chức chức năng a.Đặc điểm Kiểu cơ cấu này hình thành lên các phòng ban chức năng nó cho phép cán bộ phụ trách các phòng ban chức năng có quyền ra mệnh lệnh và các vấn đề có liên quan đến chuyên môn của họ cho các phân xưởng và các bộ phận sản xuất. b.Mô hình cơ cấu: Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 6 Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc tài chính Phó giám đốc nhân sự Tài chính Tiền lương Kinh doanh Nhân sự Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH c.Ưu điểm Kiểu cơ cấu tổ chức này thu hút được các chuyên gia vào công tác lãnh đạo công việc chuyên môn được giải quyết một cách thành thạo hơn đồng thời giảm bớt gánh nặng cho giám đốc. d.Nhược điểm Kiểu cơ cấu này vi phạm chế độ một thủ trưởng và sinh ra tình trạng thiếu trách nhiệm, thiếu kỷ luật. 4.Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng a.Đặc điểm Đây là kiểu cơ cấu kết hợp giữa 2 loại cơ cấu đã trình bày ở trên. Theo kiểu này giám đốc được sự giúp sức của các phòng ban chức năng để tìm những giải pháp tối ưu cho các vấn đề phức tạp tuy nhiên quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về giám đốc. Các phòng ban chức năng có quyền tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến nhưng không có quyền ra chỉ thị mệnh lệnh cho các phân xưởng và các bộ phận sản xuất. Kiểu cơ cấu này vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến. b.Mô hình cơ cấu: Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 7 Giám đốc Phó giám đốc tài chính Phó giám đốc kinh doanh Tài chính Kế toán Kinh doanh Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH 5.Cơ cấu tổ chức phi hình thể Trong các nhóm nhân viên có những người nổi lên không phải do tổ chức chỉ định hay nói cách khác là không ràng buộc về mặt tổ chức và được mọi người quý trọng và tôn làm thủ lĩnh. Ý kiến của họ có ảnh hưởng rất lớn đến các nhân viên giám đốc phải phát hiện ra những người này và thông qua họ để lôi cuốn các nhân viên làm việc có hiệu quả hơn. Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 8 BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chương II: GIỚI THIỆU SƠ BỘ VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI SOHACO I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco 1.Lịch sử ra đời của Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco được thành lập:Cách đây 14 năm, ngày 12/04/1993, bên dòng sông Nhuệ một doanh nghiệp tư nhân của tỉnh Hà Tây ra đời mang tên Công ty dược phẩm Sông Nhuệ - Tên giao dịch: SOHACO. Có lẽ lúc đó những người sáng lập ra Công ty chỉ có một mơ ước khiêm tốn như cái tên của dòng sông quê hương Nhưng rồi! Như dòng sông quê hương không ngừng chảy, SOHACO với bản lĩnh, sự năng động và sáng tạo của mình đã liên tục phát triển, vươn cao và bay xa. SOHACO có mức tăng trưởng hàng năm trung bình từ 20-30%, có hệ thống phân phối hoàn chỉnh ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với 80 đại lý. SOHACO đã giới thiệu bán hàng vào trên 200 bệnh viện, hàng ngàn nhà thuốc, phòng mạch và đã trở thành một thương hiệu có uy tín trong ngành dược phẩm Việt Nam.Những năm gần đây, SOHACO đã kinh doanh thêm các ngành nghề khác như: Dịch vụ y tế, tin học, Như một quy luật tất yếu, ngày 05/10/2006 Công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO đã ra đời. Sự ra đời của Công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO là sự kế thừa phát triển của Công ty dược phẩm Sông Nhuệ, đồng thời mở ra một thời kỳ phát triển mới, toàn diện hơn, mạnh mẽ hơn, là bước đột phá quan trọng để đưa Tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO lên tầm cao mới, một thương hiệu mạnh. Biểu tượng của công ty Ý nghĩa của biểu tượng: Lô gô của SOHACO GROUP thể hiện hình ảnh cô đọng nhất về bản sắc văn hoá và triết lý kinh doanh của SOHACO GROUP: Chữ G là Group, S là SOHACO, hai chữ G, S lồng vào nhau thể hiện sự đoàn kết bền chặt giữa các công ty thành viên để tạo nên một Group hùng mạnh. Chữ S là chữ cái đầu của Sông Nhuệ, nói lên sự kế Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 9 BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH thừa, đồng thời là chữ cái đầu của hai từ tiếng anh: Satisfaction and Success thể hiện triết lý: " Thành công đạt được bằng cách nâng cao chất lượng dịch vụ, thoả mãn nhu cầu của khách hàng và nhân viên". Chữ S cũng là hình dáng của đất nước Việt Nam, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.Màu sắc: Màu sắc trên lô gô SOHACO GROUP có hai màu chính là màu xanh và màu vàng, thể hiện những triết lý kinh doanh của SOHACO GROUP.Màu xanh hoà bình: Thể hiện sự thân thiện với các đối tác, khách hàng, đối thủ cạnh tranh với quan điểm: “Hợp tác để cùng phát triển”. Màu xanh cũng thể hiện tinh thần luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai của SOHACO GROUP. Màu vàng: Màu vàng thể hiện sự sung túc, thịnh vượng với tâm niệm: “Lợi ích của khách hàng cũng là lợi ích của SOHACO GROUP”, SOHACO GROUP luôn mong muốn các đối tác, khách hàng và nhân viên của mình phát triển thịnh vượng. Điều đó đồng nghĩa rằng SOHACO GROUP cũng sẽ phát triển thịnh vượng không ngừng. Các thông tin cơ bản về công ty: Tên công ty:Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại SOHACO Tên tiếng Anh:SOHACO Trading and Pharmaceutical Group Joint Stock Company Người đại diện : BS Nguyễn Tiến Chỉnh -Chủ tịch HĐQT,TGĐ. Vốn điều lệ : 20tỷ VNĐ. Dự kiến đến năm 2010 tăng lên 80 tỷ VNĐ Trụ sở: Số 5 Láng Hạ, Phường Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 04. 8563389 – 5143463 Fax: 04.5143317 Địa chỉ Email: Sohacogroup@vnn.vn Website: http://www.sohacogroup.com.vn Ngành nghề kinh doanh chính: _ Kinh doanh dược phẩm _ Sản xuất và kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng _ Sản xuất và kinh doanh máy tính,linh kiện máy tính,phần mềm máy tính 2.Các sản phẩm mà Công ty hiện đang sản xuất kinh doanh Sản phẩm của công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco được chia làm 3 nhóm chính: nhóm sản phẩm nhập khẩu, nhóm sản phẩm medisun và nhóm sản phẩm á châu. Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 10 [...]... thuộc vào cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị đó như thế nào Tuỳ từng cơ chế, từng điều kiện cụ thể mà ta có sự sắp xếp tổ chức cho khoa học Chính vì tầm quan trọng của tổ chức và cơ cấu tổ chức trong môt đơn vị mà em đi vào nghiên cứu đề tài Xây dựng bộ máy cơ cấu tổ chức cho công ty cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco Trong bài viết này em nêu ra những vấn đề lý thuyết về tổ chức và cơ cấu tổ chức, ... Marketing để khách hàng biết và ưa chuộng sản phẩm mới của công ty Chương III: PHÂN TÍCH CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẦM VÀTHƯƠNG MẠI SOHACO I.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Căn cứ vào nguồn lực vật chất kỹ thuật, con người, môi trường kinh doanh cùng những đặc điểm riêng của ngành dược phẩm, Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco có sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau: Sinh viên: Đặng... cơ cấu tổ chức sao cho hợp lý hơn Theo cơ cấu tổ chức trên thì ta thấy công ty thiếu một số phòng ban chuyên trách Cho nên em đề xuất 1 sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy mới cho công ty Sơ đồ cơ cấu tổ chức này nhỏ gọn hơn mà vẫn đảm bảo cho công ty có được sự quản lý chặt chẽ I.Sơ đồ cơ cấu tổ chức mới Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 28 BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ... xuất nhập khẩu hàng hoá, tổ chức thu mua, giao nhận hàng hoá Nhận xét: Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức mới thì cơ cấu tổ chức và bộ máy mới của công ty đã tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty và nó được tổ chức theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến, đã có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Mô hình mới này các công việc được giải quyết... hàng, tổ chức công việc liên quan đến kho vận Nhận xét: Theo sơ đồ cơ cấu tổ chức trên thì cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty đã tuân thủ theo quy định của Luật doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty và nó được tổ chức theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến trong đó cấp quản lý cao nhất là ban giám đốc, dưới ban giám đốc là các phòng ban chức năng, các phòng ban này trực tiếp ra lệnh cho. .. 33 BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH KẾT LUẬN Qua những hiểu biết về lý thuyết tổ chức và cơ cấu tổ chức, cũng như qua nghiên cứu cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần dược phẩm và thương mại ta càng nhận thấy rõ vị trí và vai trò quan trọng của tổ chức và cơ cấu tổ chức trong một đơn vị, một doanh nghiệp hay một cơ quan quản lý nhà nước Một đơn vị hoạt động có hiệu quả, có khoa học, có khai... trong công ty là loại lao động phổ thông chiếm gần 26,3% Lực lượng này khá lớn và nếu như công ty không có biện pháp đào tạo thì những người nãy sẽ không thể tham gia sử dụng tốt các mãy móc thiết bị hiện tại của công ty trong thời gian sắp tới 4.Danh tiếng, uy tín của Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco Công ty cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco là một doanh nghiệp lớn trong ngành dược phẩm, ... sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco 1.Mục đích tìm hiểu môi trường bên ngoài của Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco Sau khi phân tích môi trường sẽ tìm ra được cơ may, nguy cơ của công ty hay sản phẩm của công ty, khi đó nhiệm vụ của người làm marketing là “điều khiển nhu cầu” tức là mở rộng hay giảm nhu cầu theo mức độ thời gian và tính chất của cầu 2.Các... trong công ty không đồng lòng chung sức khi đó các kế hoạch, các mục tiêu sẽ khó có thể hoàn thành dẫn đến sự trì trệ, đi xuống của công ty Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 27 BÀI TẬP LỚN MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chương IV: ĐỀ XUẤT RA CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY MỚI CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨN VÀ THƯƠNG MẠI SOHACO Qua sự phân tích trên em có đề xuất ra cơ cấu tổ chức mới cho công ty như... sản xuất sản phẩm cùng loại như: Công ty dược phẩm trung ương 1, công ty dược phẩm Hà Tây, công ty cổ phần dược phẩm dược liệu Pharmedic,…là những đối thủ cạnh tranh lớn, ngoài ra còn có nhiều đối thủ cạnh tranh khác như: TNHH dược Vỹ Hoa, công ty dược và vật tư y tế Tiền Giang , Khi nền kinh tế trong và ngoài nước đang càng phát triển, ngày càng có nhiều đối thủ mạnh, sản xuất dựa trên công nghệ kỹ . sơ bộ về Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco Chương III: Phân tích cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco Chương IV: Đề xuất cơ cấu tổ chức mới cho Công ty. TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VÀ THƯƠNG MẠI SOHACO I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại Sohaco 1.Lịch sử ra đời của Công ty Cổ phần dược phẩm và thương mại. 05/10/2006 Công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO đã ra đời. Sự ra đời của Công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại SOHACO là sự kế thừa phát triển của Công ty dược phẩm

Ngày đăng: 01/08/2014, 08:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan