Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
789,5 KB
Nội dung
THIẾT KẾ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ LỜI NÓI ĐẦU Đất nước Việt Nam đang từng ngày phát triển, mở rộng cánh cửa để đón nhận các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài những mục tiêu phát triển riêng của Doanh nghiệp, của các nhà đầu tư các dự án được thực hiện đều mang lại hiệu quả kinh tế xã hội vô cùng to lớn, góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu có hơn. Nhờ có đường lối chính sách đúng đắn và luật đầu tư thông thoáng trong khuôn khổ pháp luật đã khuyến khích được rất nhiều nhà đầu tư, họ đã cống hiến rất nhiều dự án có giá trị. Tuy nhiên để có những dự án có giá trị thì việc tính toán phân tích tính khả thi của dự án là một điều quan trọng, nó đòi hỏi các nhà hoạch định các dự án phải có kiến thức sâu rộng về tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại của dự án để từ đó có thể xác định được hiệu quả mà dự án mang lại. Trước một quyết định đầu tư, bạn phải lựa chọn các dự án sử dụng vốn, cân nhắc lợi ích và chi phí của từng dự án một. Quản trị dự án sẽ cung cấp cho ta những kiến thức cơ bản và cần thiết để xem xét tính khả thi của một dự án cùng với những lợi ích mang lại của dự án đó. Thiết kế môn học quản trị dự án như là một bước khởi đầu trang bị cho chúng ta hành trang khi quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó trong thực tế. Cùng với sự phát triển và hội nhập của đất nước, việc buôn bán bằng đường biển trong những năm gần đây rất phát triển, với cước phí vận chuyển thấp hơn so với các hình thức khác cùng sự tiện lợi nên hàng hoá vận chuyển bằng đường biển ngày càng nhiều. Việc buôn bán vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước bằng đường biển rất phát triển nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là cơ hội là thị trường màu mỡ để ngành vận tải biển Việt Nam phát triển. Nhận thức và nắm bắt được cơ hội đó nên em tiến hành lập dự án: “ Lập dự án đầu tư tàu chở Container sức chở 450 TEU”. Dự án bao gồm: Lời nói đầu Chương I: Tổng quan về dự án đầu tư I. Sự cần thiết phải có dự án đầu tư II. Các thông số cơ bản Chương II: Tính toán chi phí, doanh thu và lợi nhuận I. Tính toán chi phí II. Tính toán doanh thu và lợi nhuận III. Phương án trả nợ vốn vay Chương III: Tính các chỉ tiêu của dự án I. Các chỉ tiêu về tài chính II. Các chỉ tiêu về kinh tế xã hội Kết luận Chương I: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 1 THIẾT KẾ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. Sự cần thiết phải có dự án đầu tư 1. Sự cần thiết phải có dự án Trước hết chúng ta cần tìm hiểu về hoạt động đầu tư: _ Hoạt động đầu tư vốn còn gọi tắt là đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của ngành và của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng. _ Hoạt động đầu tư có những đặc điểm nổi bật sau: + Thời gian kể từ khi tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của công cuộc đầu tư đó phát huy tác dụng đem lại lợi ích kinh tế xã hội phải kéo dài trong nhiều năm. + Số tiền cần chi cho một cuộc đầu tư là khá lớn và phải nằm khê đọng (ứ đọng) không vận động trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. + Do 2 đặc điểm trên nên thành quả của quá trình thực hiện đầu tư phải được sử dụng trong nhiều năm đủ để các lợi ích thu được lớn hơn các chi phí đã bỏ ra có như vậy công cuộc đầu tư mới được coi là có hiệu quả. Các thành quả của công cuộc đầu tư là công trình hoặc các vật kiến trúc như nhà máy, hầm mỏ, cầu cống, đường xá, bến cảng,…. những công trình này sẽ tiến hành sự hoạt động của mình ngay tại nơi chúng được tạo ra do đó để đảm bảo cho công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi đạt được mục tiêu mong muốn đem lại lợi ích kinh tế xã hội cao thì trước khi đầu tư vốn chúng ta phải làm tốt công tác chuẩn bị có nghĩa là xem xét tất cả các khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp lý và môi trường xã hội có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của dự án. Muốn như vậy chúng ta phải nghiên cứu các yếu tố bất định có thể xảy ra có ảnh hưởng tới sự thành bại của công cuộc đầu tư. Mọi sự tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong dự án đầu tư và thực chất của sự xem xét chuẩn bị này chính là lập dự án đầu tư và có thể nói dự án đầu tư được soạn thảo tốt là cơ sở vũng chắc là tiền đề cho công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế xã hội mong muốn. Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, mức tăng trưởng GDP liên tục tăng trong đó kim ngạch xuất khẩu có mức tăng cao bình quân 16 – 18%/năm. Đối với ngành Hàng Hải theo dự báo của viện chiến lược Giao thông Vận tải, khối lượng hàng hoá thông qua các cảng biển Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng bình quân 11%/năm. Mức Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 2 THIẾT KẾ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và lượng hàng hoá thông qua cảng nói riêng là điều kiện vĩ mô thuận lợi cho sự phát triển ngành Hàng hải Việt Nam. Trong khoảng 10 năm trở lại đây khu vực Châu Á đã trở thành động lực phát triển ngành Hàng hải thế giới, trong năm 2007 trong tổng số 9,76 tỷ tấn hàng hoá vận chuyển xuất phát từ các nước trên thế giới thì có đến 38,4% là từ Châu Á, Châu Âu 22,7% , Châu Mỹ là 21,4%. Khu vực Châu Á cũng là nơi tập trung của 2/3 trong số 20 hãng vận tải container và cảng container lớn của thế giới. Nằm trong khu vực có mức độ trao đổi Hàng Hải lớn nhất thế giới, ngành Hàng hải Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, tham gia chia sẻ thị trường khu vực và thế giới. Theo dự báo của các tổ chức tư vấn quốc tế thị trường Hàng hải thế giới và đặc biệt thị trường Hàng hải tại khu vực Châu Á sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng cao tạo điều kiện thuận lợi để ngành Hàng hải Việt Nam phát triển và xu hướng toàn cầu hoá sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong ngành Hàng hải đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO. Với các lợi thế về địa lý cùng với nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới Chính phủ Việt Nam đã và đang rất quan tâm tới việc đầu tư phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thành một trong những tập đoàn có đội tàu lớn trong khu vực. Theo số liệu nghiên cứu của Viện chiến lược và phát triển Giao thông vận tải thì nhu cầu về vận tải xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sẽ đạt 108.000 triệu tấn vào năm 2010 và 210.000 triệu tấn vào năm 2020, để đáp ứng một phần nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu và nâng thị phần vận tải lên 20% vào năm 2010 và 30% vào năm 2020, đồng thời tham gia chia sẻ thị trường vận tải trong khu vực và trên thế giới, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã xây dựng mục tiêu phát triển đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong đó đầu tư và phát triển đội tàu vận tải từ 103 chiếc với tổng trọng tải 1,2 triệu DWT hiện nay lên 2,6 DWT vào năn 2010 và từ 6 đến 7 triệu DWT vào năm 2020. Để hoà nhập cùng sự phát triển của ngành Hàng Hải Việt Nam và thế giới, để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong và ngoài nước, để thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của công ty thì công ty đã đầu tư mua thêm tàu vận chuyển container sức chở 450 TEU. 2.Tầm quan trọng của việc quản lý dự án Do tầm quan trọng của hoạt động đầu tư, do đặc điểm về sự phức tạp về mặt kỹ thuật, hậu quả và hiệu quả của tài chính, kinh tế, xã hội của hoạt động đầu tư đòi hỏi để tiến hành một công cuộc đầu tư phải có sự chuẩn bị cẩn thận, nghiêm túc. Sự chuẩn bị này được thể hiện ở việc lập dự án đầu tư. Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 3 THIẾT KẾ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Để quá trình soạn thảo các dự án được tiến hành nghiêm túc, dự án lập ra có chất lượng tốt, quá trình thực hiện dự án đã được soạn thảo tiến triển thuận lợi, quá trình hoạt động của dự án sau này đạt hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi phải làm tốt công tác tổ chức, phân công, phân nhiệm giữa các bộ phận có liên quan đồng thời giám sát điều phối hoạt động các công việc của từng bộ phận, kịp thời có các biện pháp xử lý các tình huống nảy sinh. Tất cả những vấn đề trên thuộc về chức năng quản lý dự án, có thể nói: có dự án mới chỉ có thể là điều kiện cần còn để đảm bảo cho dự án thành công thì điều kiện đủ chính là quản lý tốt quá trình thực hiện dự án đầu tư. Việc lập dự án đầu tư mua tàu là để phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của công ty, của ngành, giúp công ty giảm được những chi phí sẽ phải bỏ ra và kết quả sau này thu được từ dự án và điều quan trọng nhất là phát triển sản xuất, mở rộng quy mô,giải quyết được việc làm cho công nhân và cuối cùng là biết được khả năng sinh lời của dự án. II. Các thông số cơ bản 1. Các thông số về kỹ thuật Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 4 THIẾT KẾ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Công ty dự định đầu tư mua tàu có các thông số kỹ thuật như bảng sau: Bảng 1 STT Các thông số kỹ thuật Giá trị 1 Năm đóng 2006 2 Trọng tải 450TEU 3 Dung tích toàn bộ GRT (RT) 4.843 4 Dung tích hữu ích NRT (RT) 3.004 5 Chiều dài 114,03 (m) 6 Chiều rộng 18,4 (m) 7 Chiều cao 9,1 (m) 8 Mức nước tối đa 7,2 (m) 9 Số lượng hầm hàng 2 HO/2 HA 10 Số lượng cần trục 1 chiếc 11 Dung tích hầm hàng G/B 10.710/10.105 12 Công suất máy 3.510 bhp * 200 v/p 13 Vận tốc có hàng 12 14 Vận tốc không hàng 13 15 Mức tiêu hao nhiên liệu (T/ngày) Tàu chạy FO: 15 T DO: 1,2 T Làm hàng FO: 0 T DO: 1,2 T 2. Các thông số về kinh tế 2.1.Tổng vốn đầu tư dự kiến: 8.145.000 USD Trong đó: _ Giá mua tàu dự kiến: 7.035.000 USD Gồm: +Giá trị con tàu 7.000.000 USD +Chi phí kiểm tra, khảo sát, nhận tàu: 7.000 USD +Chi phí sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị bổ sung vật tư… 25.000 USD +Chi phí khác, dự phòng 3.000 USD _Chi dự kiến đầu tư để khai thác trong năm đầu 1.110.000 USD 2.2.Vốn vay: Vốn vay = tỷ lệ vốn vay * tổng vốn đầu tư = 46% * 8.145.000 = 3.746.700 USD 2.3.Lãi vay: 16,1% năm 2.4.Kỳ trả nợ vay: 2 kỳ/năm 2.5.Thời hạn trả vốn vay: 6 năm 2.6.Thời hạn kinh doanh: 13 năm 3.Cơ cấu tổ chức và định biên nhân sự Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 5 THIẾT KẾ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Cơ cấu tổ chức, định biên nhân sự và chi phí lương được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2 (ĐVT: đ) STT Chức danh Định biên Hệ số lương Phụ cấp trách nhiệm Lương cơ bản Lương sản phẩm Tháng Năm Tháng Năm 1 Thuyền trưởng 1 6,65 1,17 960.000 11.520.000 15.000.000 180.000.000 2 Thuyền phó 1 1 5,94 0,834 842.400 10.108.800 14.000.000 168.000.000 3 Thuyền phó 2 1 5,28 0,4476 720.576 8.646.912 13.000.000 156.000.000 4 Thuyền phó 3 1 5,00 0,346 601.574 7.218.888 12.000.000 144.000.000 5 Máy trưởng 1 6,28 0,874 870.000 10.440.000 15.500.000 186.000.000 6 Máy 1 1 5,94 0,6255 813.136 9.757.632 13.500.000 162.000.000 7 Máy 2 1 5,28 0,4476 720.576 8.646.912 13.000.000 156.000.000 8 Máy 3 1 5,00 0,346 601.574 7.218.888 12.000.000 144.000.000 9 Điện trưởng 1 5,00 0,346 601.574 7.218.888 12.000.000 144.000.000 10 Vô tuyến điện 1 4,82 0 525.830 6.309.960 10.700.000 128.400.000 11 Thuỷ thủ trưởng 1 4,68 0 510.557 6.126.684 10.300.000 123.600.000 12 Thuỷ thủ phó 1 4,37 0 476.738 5.720.856 10.000.000 120.000.000 13 Thuỷ thủ 6 3,73 0 2.441.508 29.298.096 54.000.000 648.000.000 14 Thợ máy 6 3,91 0 2.559.330 30.711.960 57.000.000 684.000.000 15 Bếp trưởng 1 3,15 0 343.644 4.123.728 9.000.000 108.000.000 16 Phục vụ+phụ bếp 1 2,66 0 297.788 3.573.456 7.500.000 90.000.000 Tổng 26 13.886.805 166.641.660 278.500.000 3.342.000.000 Lương cơ bản (L CB ) Bảo hiểm xã hội( BHXH), bảo hiểm y tế( BHYT), kinh phí công đoàn( KPCĐ) là: BHXH, BHYT, KPCĐ = 19% * L CB = 0,19 * 166.641.660 = 31.661.915 (đ) 4.Phương án kinh doanh a.Những căn cứ để xây dựng dự án _ Căn cứ vào tình trạng đội tàu hiên nay của công ty: công ty hiện nay đang quản lý và khai thác 1đội tàu gồm 10 chiếc, tuổi tàu bình quân là 22. Kế hoạch trong năm tới công ty sẽ thanh lý 1 tàu có trọng tải 5000T vì thế công ty cần mua tàu để bổ sung thay thế. _Căn cứ vào nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế: Trong những năm qua nền kinh tế của đất nước đang trên đà phát triển ổn định với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao, lượng hàng hoá lưu thông trong nội địa ngày một tăng như than, xi măng, sắt thép, clinker, phân bón, hàng hoá xuất nhập khẩu cũng ngày một tăng nhanh, các loại Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 6 THIẾT KẾ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ hàng mà Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu đó là các loại hàng nông sản như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, dầu thô, than cát, cao su, hải sản đông lạnh. Đối với các hàng nhập khẩu như: dầu sản phẩm, phân bón, sắt thép, clinker ở dạng nguyên liệu, máy móc, thiết bị,….,nhu cầu vận chuyển container trong và ngoài nuớc. Đây là nguồn hàng lớn đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu mà loại hình vận tải chính là đường biển. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì việc buôn bán giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển nhất là buôn bán bằng đường biển. Đây là cơ hội lớn cho đội tàu biển Việt Nam tham gia chia sẻ thị trường với các nước trong khu vực và trên thế giới. _Căn cứ vào nhiệm vụ của công ty: Công ty được Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam giao nhiệm vụ vận tải nội địa là chính kết hợp vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á _Loại hàng chủ yếu mà đội tàu vận chuyển là: +Nội địa: Xi măng, clinker, sắt thép, than đá, …từ các tỉnh Miền Bắc vào các tỉnh Miền Nam và ngược lại. +Quốc tế: gạo, hạt điều, than, container….từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là các nước trong khu vực Châu Á như: Indonesia, Philippines, Singapore…. b.Xác định tuyến vận tải Trên cơ sở nhiệm vụ của Công ty đồng thời thực hiện chủ trương mở tuyến vận chuyển container Hải Phòng – Singapore công ty đã lên kế hoạch đầu tư mua tàu vận chuyển container chuyên dụng trên tuyến này. Dự kiến 1 năm tàu vận chuyển khoảng 870 TEU ( chạy có hàng chiếm 87,9% , chạy rỗng chiếm 12,1%), số chuyến vận chuyển trong năm dự kiến 11 chuyến chạy chủ yếu trên tuyến Hải Phòng – Singapore. c.Chọn tàu cụ thể để tính toán dự án Công ty đã giao dịch và chọn được tàu có sức chở 450 TEU có đặc trưng kỹ thuật phù hợp với yêu cầu vận tải của Công ty. d.Thời gian vận doanh Dự kiến thời gian vận doanh khai thác của tàu như sau: _Thời gian theo công lịch:365 ngày/năm. _Thời gian ngừng khai thác do thời tiết, sửa chữa đột xuất: 35 ngày/năm _Thời gian sửa chữa kiểm tra trên đà là 40-45 ngày, theo yêu cầu đăng kiểm thì tàu sẽ lên đà 2 lần trong 5 năm tức là 2,5 năm tàu lên đà 1 lần. Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 7 THIẾT KẾ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ _Thời gian vận doanh +330 ngày/năm đối với năm không lên đà +300 ngày/năm đối với năm lên đà trung gian +290 ngày/năm đối với năm lên đà đặc biệt Ngày vận doanh bình quân là 320 ngày/năm Chương II:TÍNH TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN I.Tính toán chi phí Giá tạm tính 1 USD = 16.300 đ 1.Tiền lương thuyền viên: Theo số liệu ở bảng 2: Chi phí tiền lương cho thuyền viên = 3.342.000.000 (đ/năm) 2.BHXH, BHYT, KPCĐ: Theo phần tính toán trên ta có: BHXH, BHYT, KPCĐ = 31.661.915 (đ/năm) 3.Tiền lương các ngày nghỉ chế độ ( phép+lễ+tết): Dự kiến tiền lương các ngày nghỉ chế độ (phép+lễ+tết) = 20.500.000(đ/tháng) = 20.500.000 * 12 = 246.000.000(đ/năm) 4.Tiền ăn cho thuyền viên: Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 8 THIẾT KẾ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ _Những ngày tàu ở nước ngoài tiền ăn = 4,75 USD/ngày-người _Những ngày tàu ở trong nước = 50.000 đ/ngày-người Dự kiến thời gian tàu hoạt động ở nước ngoài là 200 ngày/năm, trong nước là 165 ngày/năm. Vậy tổng tiền ăn cho thuyền viên trong 1 năm là: (4,75 USD/ngày-người * 26 người * 200 ngày * 16.300) + (50.000 đ/ngày/người * 26 người * 165 ngày) = 402.610.000 + 214.500.000 = 617.110.000 (đ/năm) 5.BH tai nạn thuyền viên: Mức phí 600.000 đ/năm/người Tổng mức phí = 600.000 * 26 = 15.600.000 (đ/năm) 6.Thời gian chuyến đi, chi phí nhiên liệu dầu nhờn: Thời gian chuyến đi, chi phí nhiên liệu/chuyến Bảng 3 Hoạt động của tàu Khoảng cách (HL) Thời gian (ngày) FO (Tấn) DO (Tấn) Xếp container ở Hải Phòng 3,0 3,60 Chạy từ Hải Phòng đi Singapore 1.440 5,0 75,0 6,00 Chờ vào cầu dỡ hàng 2,0 2,40 Dỡ container tại Singapore 3,0 3,60 Vệ sinh hầm hàng chờ xếp hàng 2,0 2,40 Xếp container ở Singapore 3,0 3,60 Chạy từ Singapore về Hải Phòng 1.440 5,0 75,0 6,00 Dỡ container ở Hải Phòng 3,0 3,60 Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 9 THIẾT KẾ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Tổng +5% do thời tiết xấu 26,0 27,3 150,0 157,5 31,20 32,76 Chi phí nhiên liệu FO = 157,5 tấn * 159 USD/tấn = 25.042,5 USD DO = 32,76 tấn * 263 USD/tấn = 8.615,88 USD Tổng = 33.658,38 USD = 33.658,38 *16.300 Tổng = 548.631.594 (đ/chuyến) Chi phí dầu nhờn/chuyến Bảng 4 Loại Giá (USD/lít) Tiêu thụ (lít/ngày) Số ngày hoạt động Tổng (lít) (USD) Dầu nhờn máy chính 2,00 90,00 10,5 945,0 1.890,00 Dầu hệ thống máy chính 1,75 25,00 10,5 262,5 459,38 Dầu nhờn máy đèn 1,80 15,00 27,3 409,5 737,10 Dầu thuỷ lực 2,00 10,00 16,8 168,0 336,00 Tổng 3.422,48 Tổng chi phí dầu nhờn = 3.422,48 * 16.300 = 55.786.424 (đ/chuyến) Tổng chi phí nhiên liệu dầu nhờn = 548.631.594 + 55.786.424 = 604.418.018 (đ/chuyến) Dự kiến 1 năm tàu chạy 11 chuyến Vậy tổng chi phí nhiên liệu dầu nhờn = 604.418.018 *11 = 6.648.598.198(đ/năm) 7.Khấu hao hàng năm: Tổng vốn đầu tư mua tàu là: 7.035.000 USD Tàu khai thác trong: 13 năm Lãi suất: 16,1% Số tiền khấu hao hàng năm là: r Áp dụng công thức: A = Vn * (1+r) n – 1 A: Số tiền khấu hao hàng năm V n : giá trị của tài sản vào cuối năm thứ n r: Lãi suất n:Số năm Giá trị còn lại của tài sản khi hết thời hạn hoạt động bằng 35.000 USD nên Vn = 7.035.000 – 35.000 = 7.000.000 USD Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 10 [...]... hay không có lợi? Dự án sẽ được chấp thuận nếu đáp ứng được một mức tối thiểu nhất định xét theo từng tiêu chuẩn Ngược lại, dự án bị bác bỏ _ Xếp hạng các dự án độc lập thì dự án độc lập là những dự án được tiến hành đồng thời nhưng do hạn chế về vốn chỉ có một số dự án có thể được thực hiện Trong trường hợp này các tiêu chuẩn đánh giá dự án phải so sánh các dự án và xác định xem dự án nào được ưu tiên... III: TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU CỦA DỰ ÁN I.Các chỉ tiêu về tài chính Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 15 THIẾT KẾ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Các chỉ tiêu tài chính là cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư, các chỉ tiêu đánh giá dự án phải giả quyết các nhiệm vụ sau: _ Xác định tính doanh lợi của dự án: các tiêu chuẩn đánh giá dự án phải trả lời được câu hỏi: dự án được đầu tư đề xuất có... xem dự án nào được ưu tiên thực hiện trước, dự án nào bị hoãn lại Cơ sở để xếp hạng dự án chính là mức doanh lợi _ Lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau: dự án loại trừ lẫn nhau là những dự án không thể thực hiện đồng thời, việc thực hiện một dự án nào đó cũng có nghĩa là bác bỏ dự án còn lại Trong trường hợp này các chỉ tiêu đánh giá dự án phải xác định xem dự án nào mang lại lợi nhuận nhiều nhất 1 Giá... QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ _ Khi sử dụng tiêu chuẩn tỉ lệ lợi ích/chi phí để đánh giá các dự án ta chấp nhận bất kỳ một dự án nào có tỉ lệ lợi ích/chi phí lớn hơn 1 Khi đó những lợi ích mà dự án thu được đủ để bù đắp các chi phí đã bỏ ra và dự án có khả năng sinh lợi Ngược lại khi tỉ lệ lợi ích/chi phí nhỏ hơn 1 thì dự án bị bác bỏ Tỉ lệ lợi ích/chi phí thường được dùng để xếp hạng các dự án độc lập theo... 17.393.213,36 = = 1,008 >1 C 17.257.049,86 Ta thấy tỷ lệ B/C>1 nên dự án được chấp nhận vì những lợi ích mà dự án thu được đủ để bù đắp các chi phí bỏ ra và dự án có khả năng sinh lợi 4 Tỉ lệ lợi ích thuần/vốn đầu tư (N/K) Tỉ lệ lợi ích thuần/vốn đầu tư là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn lại vốn đầu tư ban đầu của dự án Tỉ lệ lợi ích thuần/vốn đầu tư được tính bằng cách lấy tổng giá trị hiện tại của dòng... kinh tế - xã hội của dự án Sinh viên: Đặng Thị Thuý Mừng - Lớp: QTK46 - ĐH 32 THIẾT KẾ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ Mục tiêu của phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư hay còn gọi là phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân là một nội dung quan trọng và phức tạp của phân tích dự án Nó có nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư trên góc độ toàn bộ nền... tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn lại vốn đầu tư ban đầu, về cách tính cũng giống như tỉ lệ giá trị hiện tại thuần/ vốn đầu tư tỉ lệ giá trị hiện tại thuần được tính bằng cách lấy giá trị hiện tại thuần của dự án chia cho giá trị hiện tại của vốn đầu tư NPVR = NPV PV (I ) 6 Các phương pháp đầu tư đơn trong điều kiện không an toàn Đầu tư có nghĩa là bỏ vốn để hy vộng nhận được kết quả trong tư ng lai Ở... khấu và dự án có khả năng sinh lợi Ngược lại, khi giá trị hiện tại thuần âm dự án không bù đắp được chi phí và bị bác bỏ Gía trị hiện tại thuần là tiêu chuẩn tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau theo nguyên tắc dự án được lựa chọn là dự án có giá trị hiện tại thuần lớn nhất Tuy nhiên là một tiêu chuẩn đánh giá tuyệt đối giá trị hiện tại thuần không được dùng để xếp hạng các dự án độc lập vì... hơn chi phí cơ hội của vốn Lúc đó dự án có mức lãi cao hơn lãi suất thực tế phải trả cho các nguồn vốn sử dụng trong dự án Ngược lại khi tỉ suất nội hoàn nhỏ hơn chi phí cơ hội của vốn dự án bị bác bỏ Là một tiêu chuẩn đánh giá tư ng đối tỉ suất nội hoàn được sử dụng để xếp hạng các dự án độc lập, nguyên tắc xếp hạng là những dự án có tỉ suất nội hoàn cao hơn phản ánh khả năng sinh lợi lớn hơn và vì... hội Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án tức là đánh giá sự đóng góp của dự án vào sự gia tăng thu nhập quốc dân hay sự tăng trưởng kinh tế Việc đánh giá này về cơ bản vẫn dựa trên phương pháp như trong phân tích tài chính: NPV, IRR, B/C Việc sử dụng hay bác bỏ hoặc so sánh và lựa chọn các dự án đầu tư cũng được thực hiện như trong phân tích tài chính Tuy vậy có những điểm khác nhau quan trọng khi đánh . em tiến hành lập dự án: “ Lập dự án đầu tư tàu chở Container sức chở 450 TEU . Dự án bao gồm: Lời nói đầu Chương I: Tổng quan về dự án đầu tư I. Sự cần thiết phải có dự án đầu tư II. Các thông. lý dự án, có thể nói: có dự án mới chỉ có thể là điều kiện cần còn để đảm bảo cho dự án thành công thì điều kiện đủ chính là quản lý tốt quá trình thực hiện dự án đầu tư. Việc lập dự án đầu tư. cuộc đầu tư. Mọi sự tính toán và chuẩn bị này được thể hiện trong dự án đầu tư và thực chất của sự xem xét chuẩn bị này chính là lập dự án đầu tư và có thể nói dự án đầu tư được soạn thảo tốt là