Chương III: TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU CỦA DỰ ÁN I.Các chỉ tiêu về tài chính
II. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của dự án
Mục tiêu của phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội
Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư hay còn gọi là phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân là một nội dung quan trọng và phức tạp của phân tích dự án. Nó có nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân tức là phân tích một cách đầy đủ và toàn diện những đóng góp thực sự của dự án vào việc phát triển kinh tế - xã hội và vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà các nhà chiến lược của đất nước đã vạch ra.
Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội
Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội là công việc khó khăn và phức tạp xuất phát từ những điểm sau:
_ Cũng như việc xác định hiệu quả tài chính việc xác định hiệu quả kinh tế - xã hội của 1 dự án đầu tư đều có tính dự báo trong 1 tương lai có nhiều rủi ro, bất chắc không lường trước được.
_ Tính phức tạp của phân tích hiệu quả kinh tế xã hội tăng lên nhiều so với phân tích hiệu qủa tài chính. Do tính đa mục tiêu trong phân tích các dự án được chọn không phải theo 1 tiêu chuẩn mà theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Việc này đòi hỏi phải thu thập và xử lý khối lượng thông tin lớn. Những thông tin này không phải lúc nào cũng có.
_ Nhiệm vụ phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội đòi hỏi phải sử dụng những phương pháp phân tích hoàn toàn không đơn giản. Những kiến thức của các phương pháp này thuộc những kiến thức cấp cao của những nhà kinh tế. Điều này cũng có nghĩa là không phải ai cũng hiểu và vận dụng được những kiến thức đó vào đánh giá dự án. Đối với Việt Nam tính khó khăn đó còn tăng lên rất nhiều lần vì tất cả còn là mới mẻ từ khái niệm, phương pháp, thông tin và con người.
Nhiệm vụ của phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội rất phức tạp đòi hỏi nhiều thông tin, nhiều kiến thức nhưng ý nghĩa của nó rất lớn. Việc xác định đúng hiệu quả kinh tế - xã hội giúp các nhà đầu tư chọn được những phương tiện hiệu quả nhất. Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nuớc ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định vì vậy hiệu quả kinh tế xã hội là căn cứ chủ yếu để nhà nước xem xét và cho phép thực hiện dự án đầu tư cũng là căn cứ chủ yếu để các định chế tài chính thế giới tài trợ cho dự án.
1. Tỷ suất chiết khấu xã hội ( Iam)
a.Thực chất và chức năng của tỷ suất chiết khấu xã hội
_ Trong phân tích tài chính chúng ta đã xem xét lãi suất tính toán hay suất thu lợi tối thiểu trên quan điểm của các nhà đầu tư và của doanh nghiệp. Ở phần này chúng ta sẽ xem xét một trong những thông số quốc gia đó là tỷ suất chiết khấu xã hội. Nếu lãi suất tính toán cần được xác định trứơc khi đi vào phân tích hiệu quả tài chính thì tỷ suất chiết khấu xã hội cần phải xác định trước khi đi vào phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội. Thực chất của lãi suất tính toán hay tỷ suất chiết khấu xã hội đều là giá sử dụng vốn, nếu lãi suất tính toán là giá sử dụng vốn của doanh nghiệp thì tỷ suất chiết khấu xã hội là giá sử dụng vốn của xã hội.
_ Chức năng kinh tế chủ yếu của tỷ suất chiết khấu xã hội là nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư của nhà nước vào các mục đích thiết yếu nhất. Nếu tỷ suất chiết khấu xã hội được xác định quá thấp thì sẽ làm cho nhu cầu đối với vốn đầu tư của nhà nước vượt quá khả năng cung vì quá nhiều dự án đáp ứng được mức hiệu quả định mức còn nếu xác định quá cao thì rất ít dự án đáp ứng được mức hiệu quả tuyệt đối nên cung về vốn sẽ nhỏ hơn cầu. Về nguyên tắc tỷ suất chiết khấu xã hội phải được lựa chọn sao cho nhu cầu về vốn đầu tư của nhà nước giao động trên dưới khả năng cung và tỷ suất chiết khấu xã hội được quy định thống nhất trong cả nước và không thay đổi theo thời gian.
b.Xác định tỷ xuất chiết khấu xã hội
Các bước và phương pháp xác định tỷ suất chiết khấu xã hội tuỳ thuộc vào nhà nước đi vay vốn hay cho vay vốn. Đối với Việt Nam hiện nay nhà nước đi vay vốn trên thị trường vốn thế giới vì vậy phương pháp và các bước xác định tỷ xuất chiết khấu xã hội được định hình ở nước đi vay vốn.
Bước 1: Xác định lãi suất vay trên thị trường vốn thế giới
Đây là căn cứ thích hợp cho việc xác định tỷ xuất chiết khấu xã hội tức là:
Ki: vốn vay ở 1 nước, tổ chức thứ i ri: lãi suất phải trả cho nguồn vốn thứ i
Bước 2: Xác định tỷ suất chiết khấu xã hội chung trên cơ sở lãi suất vay dài hạn
Trên thị trường vốn thế giới và khả năng cung cầu về vốn vay. Ở trong nước các cơ quan hoạch định chính sách sẽ xác định tỷ suất chiết khấu xã hội chung nếu là một nước đi vay vốn thì tỷ suất chiết khấu xã hội phải thoả mãn điều kiện:
∑ ∑ ì
=
i i i
K r r K
Iam > Iv hoặc Iam = Iv + Hq
Iv: lãi suất vay dài hạn trên thị trường vốn thế giới Hq: hệ số quan hệ cung cầu về vốn vay trong nước
Tuỳ theo nhu cầu về vốn vay trong nước và khả năng đáp ứng mà xác định quan hệ cung cầu về vốn vay thông thường nhu cầu về vay vốn lớn hơn khả năng cho vay thì Hq = 25%Iv
Iam = Iv * ( 1+0,25) Bước 3: Điều chỉnh
Tỷ suất chiết khấu xã hội được tính toán trong bước 2 theo một số ngành hoặc một số vùng theo đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội
Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án tức là đánh giá sự đóng góp của dự án vào sự gia tăng thu nhập quốc dân hay sự tăng trưởng kinh tế. Việc đánh giá này về cơ bản vẫn dựa trên phương pháp như trong phân tích tài chính: NPV, IRR, B/C. Việc sử dụng hay bác bỏ hoặc so sánh và lựa chọn các dự án đầu tư cũng được thực hiện như trong phân tích tài chính. Tuy vậy có những điểm khác nhau quan trọng khi đánh giá hiệu quả trên phương diện tài chính và kinh tế.
_ Cơ sở đánh giá: trong phân tích tài chính là lợi nhuận còn trong phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội lấy giá trị gia tăng làm chỉ tiêu cơ bản.
_ Giá cả trong tài chính là giá thị trường còn giá cả trong phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội là giá kinh tế.
_ Lãi suất sử dụng trong phân tích tài chính dựa trên cơ sở chi phí sử dụng vốn khác nhau còn trong phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội lãi suất được sử dụng là tỷ suất chiết khấu xã hội.
a.Giá trị gia tăng (NVA)
Giá trị gia tăng là tiêu chuẩn cơ bản biểu thị cho toàn bộ ảnh hưởng của dự án đối với nền kinh tế dạng tổng quát nhất. giá trị gia tăng là chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào mua ngoài. Việc đánh giá các dự án thường được dựa vào giá trị gia tăng thuần.
Giá trị gia tăng thuần do dự án tạo ra thì được tính theo công thức:
NVA = D – ( MI + Đ)
D: doanh thu hoặc giá trị đầu ra
MI: giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài
Đ: khấu hao cơ bản 1 năm
Như vậy, giá trị gia tăng thuần bao gồm 2 thành phần đó là tiền lương và thặng dư xã hội tức là:
Tính cho 1 năm
NVA = W + SS W: tiền lương
SS: thặng dư xã hội Tính cho cả đời dự án
( )
0 1
i n
i i n
i
i MI I
D
NVA= −∑ +
∑ ∑
=
=
Giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài bao gồm:
_ Tiền ăn cho thuyền viên _ BHXH, BHYT
_ Bảo hiểm tai nạn thuyền viên _ Chi phí nhiên liệu dầu nhờn _ Chi phí sửa chữa thường xuyên _ Chi phí bảo hiểm tàu
_ Cảng phí
_ Chi phí nước ngọt _ Chi phí vật rẻ mau hỏng
=>MI = 617.110.000 + 17%*166.641.660 + 15.600.000 + 6.648.598.198 + 300.000.000 + 1.440.217.025 + 2.239.098.400 + 114.100.000 + 114.670.500 = 11.517.723.025 (đ/năm) = 706.609 (USD/năm)
Ta có bảng tính NVA như sau:
Bảng 17:
Năm Di MIi Ii NVA
0 0 0 8.145.000 -8.145.000
1 3.175.500 706.609 2.468.891
2 3.175.500 706.609 2.468.891
3 3.175.500 706.609 2.468.891
4 3.175.500 706.609 2.468.891
5 3.175.500 706.609 2.468.891
6 3.175.500 706.609 2.468.891
7 3.175.500 706.609 2.468.891
8 3.175.500 706.609 2.468.891
9 3.175.500 706.609 2.468.891
10 3.175.500 706.609 2.468.891
11 3.175.500 706.609 2.468.891
12 3.175.500 706.609 2.468.891
13 3.175.500 706.609 2.468.891
Tổng 41.281.500 9.185.917 23.950.583
Như vậy, khi dự án đi vào hoạt động thì giá trị gia tăng đối với xã hội là: 23.950.583 USD.
b.Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội các dự án đầu tư
_ Phương pháp dùng giá trị gia tăng trong năm bình thường: người ta gọi phương pháp này là phương pháp giản đơn thường được áp dụng đối với những dự án nhỏ có các luồng giá trị gia tăng như nhau hoặc dùng cho giai đoạn đầu đối với những dự án lớn. Giá trị gia tăng trong năm bình thường biểu hiện những điều kiện vận dụng bình thường của dự án
Es = D – (MI + Đ) >W hoặc Es = D – (MI + Đ + W) > 0
_ Phương pháp hiện giá thuần gia tăng: phương pháp giản đơn có nhiều nhược điểm vì vậy cần áp dụng phương pháp hiện giá thuần. Về mặt hình thức phương pháp hiện giá thuần giá trị gia tăng trong phân tích kinh tế của dự án tương tự như phương pháp hiện giá thuần trong phân tích tài chính nhưng lợi ích thuần trong phân tích kinh tế - xã hội được chiết khấu theo tỷ suất chiết khấu xã hội. Tiêu chuẩn hiệu quả của phương pháp hiện giá thuần trong giá trị gia tăng được xác định:
aIt: hệ số chiết khấu tại năm t a Iam t
) 1
( 1
= +
NNVAt: giá trị gia tăng quốc dân thuần
∑= ì
= n
t
It t
VA NNVA a
P
0 ) (
∑ ∑
=
=
+ +
−
= n
t t
n
t Dt MI I RP
NNVA
0 1
) (
RP: là toàn bộ số tiền chuyển ra nước ngoài có liên quan đến dự án.
Toàn bộ số tiền chuyển ra nước ngoài liên quan đến dự án bao gồm: chi phí sửa chữa thường xuyên, cảng phí tại cảng Singapore
=> RP = 18.404,91 + 7.634,75*11 = 102.387,16 = 102.387 (USD) Hiệu quả dự án E = P(VA) > P(VW)
P(VA): giá trị hiện tại của giá trị gia tăng dự kiến trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án từ năm 0 đến năm thứ n
P(VW): giá trị hiện tại của tiền lương dự kiến trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án từ năm 0 đến năm n. Trong đó không có tiền lương của nhân viên nước ngoài
aIt
P =∑=n ì
1 t
t
(VW) W
Wt: tiền lương của năm t aIt: hệ số chiết khấu
Theo các công thức trên ta có bảng tính NNVA và P(VA) như sau:
Bảng 18:
Năm Dt MIt It RPt NNVA aIt P(VA)
0 0 0 8.145.000 0 -8.145.000 1,000 -8.145.000,00
1 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,917 2.170.084,17
2 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,842 1.992.596,37
3 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,772 1.826.941,09
4 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,708 1.675.484,83
5 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,650 1.538.227,60
6 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,596 1.410.436,38
7 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,547 1.294.477,69
8 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,502 1.187.985,01
9 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,460 1.088.591,84
10 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,422 998.664,69
11 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,388 918.203,55
12 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,356 842.475,42
13 3.175.500 706.609 102.387 2.366.504 0,326 771.480,30
Tổng 41.281.50 0
9.185.91
7 8.145.000 1.331.03
1 22.619.552 9.570.648,94 Như vậy, khi dự án đi vào hoạt động thì giá trị gia tăng quốc dân thuần đạt được là:
22.619.552 USD và giá trị hiện tại của giá trị gia tăng dự kiến trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án là: 9.570.648,94 USD.