TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT pdf

6 1.3K 4
TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN HỆ THẦN KINH THỰC VẬT pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN H Ệ TK THỰC VẬT 1- Các thuốc ảnh hưởng lên cơ quan đáp ứng adrenergic. 7.1.1- Các thuốc làm tăng cường tác dụng của các adrenergic: Nếu tiêm noradrenalin vào tĩnh mạch thì gây ra tác dụng lên toàn cơ thể. Vì thế noradrenalin gọi là thuốc giống giao cảm hay thuốc adrenergic.Adrenalin, ephedrin, methoxamin v.v là những thuốc giống giao cảm khi tiêm noradrenalin, hay adrenalin vào cơ thể có thời gian tác dụng ngắn từ 1 đến 2 phút, còn những thuốc giống giao cảm khác thì có thời gian tác dụng kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ. Một số thuốc tác dụng đặc hiệu lên a- adrenoreceptor như: phenylephrin Còn isoproteronol, albuterrol chỉ tác dụng lên b - adrenoreceptor. 1.2- Các thuốc kìm hãm hoạt tính adrenergic. Hoạt tính adrenegic có thể bị chặn lại ở nhiều khâu: - Thuốc ngăn chặn sự tổng hợp và tích trữ noradrenalin ở tận cùng thần kinh, thường dùng là reserpin. - Thuốc ức chế giải phóng noradrenalin từ các tận cùng thần kinh. Chất điển hình là gunitidin, Xylocholin, oknid, oktadin. - Thuốc ức chế b - adrenoreceptor: Propanolon ức chế tất cả b - adrenoreceptor còn thuốc metoprolol chỉ ức chế b1 – adrenoreceptor. - Thuốc ức chế a- adrenoreceptor: Ergotamin, Ergotoxin. - Thuốc ức chế sự dẫn truyền qua hạch thực vật: Hexamethonium. 2- Các thuốc ảnh hưởng lên cơ quan đáp ứng cholinergic. 2.1- Thuốc có tác dụng phó giao cảm (muscarinic). Tiêm acetylcholin vào tĩnh mạch không gây ra tác dụng giống như khi kích thích dây phó giao cảm vì acetylcholin bị phá huỷ ngay trong máu và trong các dịch trước khi kịp đến các cơ quan đáp ứng. Tuy nhiên có mộtt số thuốc không bị phá huỷ nhanh thì có thể gây ra tác dụng của phó giao cảm. Chúng được gọi là các thuốc giống phó giao cảm, thường dùng là Pilocarpin, methacholin, chúng tác động trực tiếp lên các receptor cholinergic loại muscarinic. Các thuốc có tác dụng giống phó giao cảm cũng có cả tác dụng lên các cơ quan đáp ứng với các sợi cholinorgic của sợi giao cảm. Ví dụ hai thuốc trên có thể gây bài tiết mồ hôi, gây giãn mạch ở một số cơ quan ngay cả ở các mạch máu không có sợi cholinergic. 2.2- thuốc tác dụng tăng tác dụng của phó giao cảm (thuốc kháng cholinesterase). Một số thuốc không có tác dụng trực tiếp lên cơ quan đáp ứng cholinergic nhưng lại làm tăng tác dụng của acetylcholin ở các tấm vận động: neostigmin, pyridostigmin, ambenonium. Các thuốc n ày ứ c chế enzym cholinesterase, do đó làm cho acetylcholin được giải phóng ra chậm bị phân huỷ, kết quả là tác dụng của acetylcholin lên cơ quan đáp ứng được kéo dài. 2.3- Thuốc ức chế hạot tính cholinergic ở cơ quan đáp ứng (thuốc kháng muscarin): Atropin, homảtopin và Scopolamin ức chế tác dụng của acetylcholin lên các receptor muscarinic ở các cơ quan đáp ứng cholinergic. Tuy nhiên các thuóc này không ảnh hưởng tới các receptor nicotinic ở neuron hậu hạch hay ở cơ vân. 3- Thuốc kích thích hay ức chế neuron hạch thực vật. 3.1- Thuốc kích thích hạch thực vật. Tiêm acetylcholin có thể kích thích neuron hạch thực vật ở cả hai hệ , vì vậy đồng thời gây ra cả hiệu ứng giao cảm trên toàn bộ cơ thể. Chất nicotin kích thích các neuron hạch giống như acetylcholin, vì ở màng neuron hạch cũng có receptor với nicotin. Do đó thuốc này còn gọi là thuốc loại nicotinic. Thuốc acetylcholin và methacholin có cả tác dụng nicotinic và muscarinic, còn Pylocarpin chỉ có tác dụng muscarinic mà thôi. Do nicotin tác dụng kích thích neuron hạch, cả hệ giao cảm và phó giao cảm nên gây co mạch mạnh ở các tạng ổ bụng và ở chi đồng thời lại gây ra hiệu ứng phó giao cảm như làm giảm hoạt động của dạ dày – ruột, có khi còn làm giảm cả nhịp tim. 3.2- Thuốc ức chế hạch thực vật. Nhiều chất như tetraethyl, ammonium hoặc nhóm các chất carare: D – tubocurarin, diplacin. Hoặc nhóm hexonic: hexonic. pentamin, afonat. Các thuốc trên ức chế dẫn truyền xung động từ neuron tiền hạch sang neuron hậu hạch c hún g c ó tác dụng ức chế đồng thời lên cả hạch giao cảm lẫn hạch phó giao cảm. Chúng chủ yếu được dùng để ức chế giao cảm ( các dấu hiệu ức chế giao cảm thường che lấp ức chế phó giao cảm) thuốc ức chế hach thường sử dụng điều trị bệnh nhân cao huyết áp, nhưng người ta ít dùng vào mục đích này vì khó kiểm soát tác dụng của thuốc. CUNG PHẢN X Ạ VÀ CÁC PHẢN X Ạ THỰC VẬT Các phản thực vật là các phản xạ được thực hiện với sự tham gia của các neuion thuộc hệ thần kinh thực vật. Cũng giống như phản xạ động vật, cung phản xạ có 5 khâu: (1) thụ cảm thể, (2) đường hướng tâm, (3) trung khu, (4) đường li tâm, (5) cơ quan đáp ứng. Thụ cảm thể nhận cảm kích thích có thể là ở ngoại vi (exteroreceptor) hoặc bên trong cơ thể – nơi thụ cảm thể (enteroreceptor). Đường hướng tâm là các sợi cảm giác, thường là chung với đường hướng tâm của cung phản xạ động vật Trung khu: ở sừng bên chất xám tuỷ sống, ở thân não, vỏ bán cầu não (xem mục 2) Đường li tâm: qua hai neuron (tiền hạch và hậu hạch) Cơ quan đáp ứng: cơ trơn, các tuyến, mạch máuv.v các phản xạ thực vật được chia thành phản xạ thực vật chính thức, phản xạ thực vật tại chỗ và phản xạ thực vật axon: *Phản xạ thực vật chính thức là cung phản xạ có sự tham gia của 5 khâu nêu trên. Ví dụ: - Phản xạ thực vật của hệ tim mạch giúp cho điều hoà huyết áp và nhịp tim. Một trong các phản xạ do áp suất: khi huyết áp tăng các recetor áp suất (baroreceptor) ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh bị kích thích: Tín hiệu từ các nơi này truyền về thân não và ức chế trung khu giao cảm làm giảm xung động tới tim và mạch máu, làm tim đạp chậm và yếu làm mạch giãn ra, kết quả là HA trở về mức bình thường. - Phản xạ thực vật của hệ tiêu hoá: phần trên của ống tiêu hoá và trực tràng chủ yếu chịu sự chi phối của các phản xạ thực vật. Các xung động từ mũi và miệng (khứu giác, vị giác) được truyền về nhân mơ hồ, nhân lưỡi hầu, nhân nước bọt ở hành não. Các nhân này lại páht xung động theo các dây phó giao cảm tới các tuyến nước bọt , tuyến dạ dày gây bài tiết dịch ngay cả khi ăn thức ăn chưa tới miệng. Khi phân xuống đầy trực tràng, trực tràng căng, các kích thích từ trực trạng truyềng về đoạn tuỷ cùng và các tín hiệu phản xạ được truyền qua các dây phó giao cảm tới phần xa của đại tràng làm nó nhu động mạnh để đẩy phân ra ngoài. - Một số phản xạ thực vật khác: Khi bàng quang căng, xung động được truyền về đoạn tuỷ cùng và gây phản xạ co cơ bàng quang giẫn cơ thắt tròn, do đó đẩy nước tiểu ra ngoài. Các phản xạ sinh dục bắt đầu từ các kích thích tâm lý ở não và kích thích từ cơ quan sinh dục. Các xung động này đi tới ddoanj tuỷ cùng, ở nam giới sẽ gây ra cương cứng dương vật (phó giao cảm), sau đó là gây xuất tinh (giao cảm). * Phản xạ thực vật tại chỗ (local rèlex) là phản xạ được thực hiện bởi các neuron nằm trong các hạch thực vật. Trong số các phản xạ thực vật tại chỗ có các pảhn xạ sau: - Phản xạ tạng – tạng là pảhn xạ được páht sinh khi kích thích vào một tạng nào đó thì gây xuất hiện phản ứng ở một tạng khác. Ví dụ. Kích thích vào các cơ quan ở khoang bụng, gây ra phản xạ ngừng tim. -Phản xạ tạng cơ là pảhn xạ phát sinh khi kích thích vào cơ quan nội tạng thì gây ra co cơ vân. Ví dụ, kích thích vào phúc mạc (viêm phúc mạc) gây ra co cơ thành bụng. - Phản xạ tạng – da là phản xạ phát sinh khi kích thích các cơ quan nội tạng thì phản ứng xuất hiện ở da. Ví dụ khi ruột và dạ dày bị đau thì gây ra phản ứng “nổi da gà” và dựng lông (co cơ chân lông), hoặc gây ra bài tiết mồ hôi. - Phản xạ da – tạng là phản xạ phát sinh khi kích thích dathì phản ứng xuất hiện ở cơ quan nội tạng hoặc gây ra phản ứng ở các mạch máu, trên cơ sở phản xạ da tạng, người ta đã áp dụng phương pháp điều trị như chườm nóng hoặc lạnh ở da để chống đau ở các cơ quan nội tạng. Cơ chế của phản xạ tại chỗ như sau: Tại hạch thực vật có hai loại tế bào: tế bào bổ xung. DogelI và tế bào DogelII. tế bào DogelI là tế bào cảm giác, có sợi nhánh hướng về niêm mạc, da, cơ , nội tạngv.v Chúng tiếp nhận các kích thích cơ học, hoá học, nhiệtv.v Các sợi trục của tế bào DogelI truyền xung động đến tế bào DogelII (ở hạch thực vật). Từ tế bào DogolII, xung động được truyền theo sợi trục đến cơ quan bị chi phối và gây ra đáp ứng. * Phản xạ axon là phản xạ chỉ diễn ra ở axon mà không có sự tham gia của hạch và trung khu thực vật. Khác với phản xạ thực chính thức và phản xạ thực vật tại chỗ trong phản xạ axon k hôn g có sợi truyền hưng phấn từ neuron thụ cảm sang neuron tác động, mà neuron chỉ truyền rrong phạm vi một axon. Phản xạ axon chỉ phát sinh trong trường hợp sợi thần kínhau hạch chia nhánh, trong đó một nhánh đến chi phối một cơ quan này, một nhánh khác đi tới chi phối một cơ quan khác. Do đó khi kích thích một nhánh của axon, hưng phấn sẽ truyền từ nhánh này sang nhánh khác và gây ra đáp ứng ở nơi kết thúc nhánh đó. Ví dụ kích thích ở da gây ra giãn mạch. . X Ạ VÀ CÁC PHẢN X Ạ THỰC VẬT Các phản thực vật là các phản xạ được thực hiện với sự tham gia của các neuion thuộc hệ thần kinh thực vật. Cũng giống như phản xạ động vật, cung phản xạ có 5. TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC LÊN H Ệ TK THỰC VẬT 1- Các thuốc ảnh hưởng lên cơ quan đáp ứng adrenergic. 7.1.1- Các thuốc làm tăng cường tác dụng của các adrenergic: Nếu tiêm. các phản xạ thực vật được chia thành phản xạ thực vật chính thức, phản xạ thực vật tại chỗ và phản xạ thực vật axon: *Phản xạ thực vật chính thức là cung phản xạ có sự tham gia của 5 khâu nêu

Ngày đăng: 01/08/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan