thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp docx

11 503 5
thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay khi đời sống con người đã được cải thiện, nhu cầu về ăn, mặc đã được đáp ứng đầy đủ thì nhu cầu về sức khỏe, sắc đẹp… lại nổi lên như một vấn đề nóng bỏng. Cái ngữ nghĩa “ Thực phẩm chức năng ” khá xa lạ với thị trường của nước ta, nhưng bây giờ thì nó lại thu hút được sự quan tâm đáng kể. Ngay từ tên gọi chúng ta cũng đã hình dung nôm na ra được rằng: thực phẩm chức năng là những thực phẩm mà tác dụng của nó có lợi cho một chức phận nào đó. Hiện nay trên thị trường đã có nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng, rất đa dạng về chủng loại và chức năng. Trong bài tiểu luận này, em đề cập đến một loại thực phẩm chức năng mà đang thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, đó là Glucosamin: thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG I. Thực phẩm chức năng là gì: Cho đến nay chưa có một tổ chức quốc tế nào đưa ra định nghĩa đầy đủ về thực phẩm chức năng, mặc dù đã có nhiều Hội nghị quốc tế và khu vực về thực phẩm chức năng. Thuật ngữ “ Thực phẩm chức năng ” mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất quốc tế, nhưng được sử dụng rất rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. 1. Các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản: Đưa ra định nghĩa thực phẩm chức năng là một loại thực phẩm ngoài 2 chức năng truyền thống là cung cấp các chất dinh dưỡng và thỏa mãn nhu cầu cảm quan, còn có chức năng thứ 3 được chứng minh bằng các công trình khoa học như tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp, chống táo bón, cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột… 2. Hiệp Hội thực phẩm sức khỏe và dinh dưỡng thuộc Bộ Y tế Nhật Bản: Thực phẩm, chức năng là thực phẩm bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay loại bỏ này phải được chúng minh và cân nhắc một cách khoa học và được Bộ Y tế cho phép xác định hiệu quả của thực phẩm đối với sức khỏe. 3. Hiệp Hội thông tin thực phẩm quốc tế ( IFIC) : Thực phẩm chức năng là thực phẩm mang đến những lợi ích cho sức khỏe vượt xa hơn dinh dưỡng cơ bản 4. Bộ Y tế Việt Nam: Thông thư số 08/TT-BYT ngày 23/8/2004 về việc “Hướng dẫn quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng” đưa ra định nghĩa: : “ Thực phẩn chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Như vậy, có rất nhiều các định nghĩa về thực phẩm chức năng. Song tất cả đều thống nhất cho rằng : Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm giới hạn giữa thực phẩm và thuốc. Thực phẩm chức năng là khoảng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc. Vì thế người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm- thuốc II. Phân loại thực phẩm chức năng Hiện nay có nhiều cách phân loại thực phẩm chức năng, tùy theo bản chất, tác dụng hoặc nguồn gốc. Sau đây là cách phân loại theo bản chất cấu tạo và tác dụng của thực phẩm chức năng. 1. Nhóm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất: Loại này rất phát triển ở Mỹ, Canada và các nước Châu Âu như việc bổ sung iode vào muối ăn, sắt vào gia vị, vitamin A vào dường hạt, vitamin vào nước giải khát, sữa việc bổ sung này trở thành bắt buộc, được pháp luật hóa để giải quyết tình trạng “ nạn đói tiềm ẩn” vì thiếu chất dinh dưỡng. 2. Nhóm Thực phẩm chức năng dạng viên Đây là nhóm phong phú đa dạng nhất. Tùy theo nhà sản xuất có các dạng viên nang, viên nén, viên sỉu, chứa các hoạt chất sinh học, vitamin và khoáng chất. 3. Nhóm thực phẩm chức năng “không béo”, “không đường”, “giảm năng lượng” Hay gặp là: Nhóm trà thảo dược, được sản xuất, chế biến hỗ trợ giảm cân, giảm béo, phòng chống rối loạn một số chức năng sinh lý thần kin, tiêu hóa, để tăng cường sức lực và sức đề kháng. Các loại thực phẩm này dành cho người muốn giảm cân, bệnh tiểu đường. 4. Nhóm các loại nước giải khát, tăng lực: Được sản xuất, chế biến để bổ sung năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể khi vận động thể lực, thể dục, thể thao… 5. Nhóm thực phẩm giàu chất xơ tiêu hóa: Chất xơ là các polysaccharide không phải là tinh bột, là bộ khung, giá đỡ của các mô, tế bào thực vật và có sức chống đỡ với các men tiêu hóa của người. Chất xơ có tác dụng làm nhuận tràng tăng khối lượng phân do đó chống được táo bón, ngăn ngừa được ung thư đại tràng. Ngoài ra chất xơ còn có vai trò chuyển hóa cholesterol, phòng nguy cơ suy vành, sỏi mật, tăng cẩm giác no, giảm béo phì, hỗ trợ giảm đái tháo đường. 6. Nhóm các chất tăng cường đường ruột bao gồm xơ tiêu hóa sinh học và tiền sinh học đối với hệ vi khuẩn cộng sinh ruột già 7. Nhóm thực phẩm chức năng đặc biệt - TPCN cho phụ nữ có thai - TPCN cho người cao tuổi - TPCN cho trẻ ăn dặm - TPCN cho vận động viên, phi hành gia - TPCN cho người cao huyết áp ………………………………… III. Sự khác nhau giữa TPCN và thực phẩm ,thuốc 1. Sự khác nhau giữa TPCN và thực phẩm truyền thống - Được sản xuất, chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bỏ thành phần bất lợi. Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. - Có tác dụng với sức khỏe nhiều hơn ( tác dụng với một hay một số chức năng sinh lý của cơ thể) hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là, thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng cho cơ hể như các loại thực phẩm truyền thống như gạo, thịt, cá… - Liều lượng sửu dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng milligram, gram như là thuốc - Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người gài, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất…. 2. Sự khác nhau giữa TPCN và thuốc - Nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thực phẩm, đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn sức khỏe, phù hợp với các quy định về thực phẩm. Đối với thuốc, nhà sản xuất công bố trên nhãn sản phẩm là thuốc, có tác dụng chữa bệnh, được chỉ định để nhằm tái lập, điều chỉnh hoặc sửa đổi chức năng sinh lý cơ thể. Ví dụ: Trà bạc hà - Nếu ghi trên nhãn: nước uống giải nhiệt, thì là thực phẩm - Nếu ghi trên nhãn : chỉ định điều trị rối loạn dạ dày thì là thuốc - Có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài nhằm nuôi dưỡng: bổ dưỡng hoặc phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh… mà vẫn an toàn, không độc hại, không có phản ứng phụ - Người tiêu dùng có thể tự sử dụng theo hưỡng dẫn cách sử dụng của nhã sản xuất mà không cần khám bện kê đơn của thầy thuốc. CHƯƠNG II TPCN CHỮA BỆNH THOÁI HÓA KHỚP I. Tìm hiểu nguyên nhân gây thoái hóa khớp Các khớp xương cũng như cơ thể nới chung, có quá trình sinh- lão -bệnh - tử cũng không thể tránh khỏi quy luật tự nhiên: bị lão hóa và già yếu dần khi có tuổi. Song ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học, trước thành tựu chung: kéo dài tuổi thọ và đẩy lùi bệnh tật, bệnh thoái hóa khớp cũng được kiểm soát tích cực. Người ta đã tìm ra được các giải pháp giúp làm chậm quá trình thoái hóa, kéo dài khả năng làm việc của các khớp xương. Từ đó, giúp bệnh nhân thoái hóa khớp cải thiện tốt tình trạng bị sưng đâu, khó cử động tại các khớp. Đây là một kết quả điều trị có ý nghĩa tích cực đối với một bệnh lý được xem như không thể chữa khỏi hoàn toàn, giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu cơ chế sinh bệnh của thoái hóa khớp là những nghiên cứu bước đầu quan trọng để tìm ra các giải pháp điều trị tích cực. Vậy khớp bị thoái hóa như thế nào? Sụn khớp chính là tấm đệm bao bọc 2 đầu xương, nơi 2 đầu xương tỳ lên nhau. Sụn khớp được cấu tạo từ các vật liệu: nước, sợi collagen và chất cơ bản của sụn khớp. Trong đó chất cơ bản của sụn khớp lại được cấu tạo từ các thành phần: chuỗi proteoglycan ( đơn vị cơ bản để hình thành nên các chuỗi phức tạp hơn ) và tế bào sinh sụn. Sụn khớp có tính chất cứng, chịu đàn hồi và chịu nén tốt. Do vậy giúp giảm ma sát, tăng khả năng chống đỡ và chịu lực khi khớp cử động. Là nơi tiếp xúc 2 đầu xương, sụn khớp là nơi chịu tác động chính của cá áp lực: lực ma sát, lực tì nén, chịu sự cọ xát và mài mòn cơ học. Do vậy, dễ bị bào mòn và tổn thương. Quá trình này gia tăng mạnh ở những trường hợp khớp phải làm việc với cường độ và tần suất lướn: lao động nặng, chơi thể thao, thói quen bất lợi trong lao động… Khi còn trẻ, quá trình phá hủy được cân bằng với quá trình tái tạo sụn khớp. Nhờ vậy, khớp vẫn đảm nhiệm chức năng cử động bình thường. Nhưng khi có tuổi, quá trình tổng hợp suy giảm. Trong khi quá trình phá hủy ngày một tăng, dẫn tới những tổn thương nghiêm trọng: sụn khớp bị mất dần, mỏng dẹt, mất nước, xơ hóa, rạn nứt, đứt gãy, không thực hiện được chức năng đệm, khiến khớp cử động đau. Thậm chí có những đoạn, sụn khớp bị mất hoàn toàn, để lộ phần xương dưới sụn, gây ra những cơn đau nhói tới mức không thể cử động được. Nếu sụn khớp được ví như một lớp đệm thì dịch nhờn được ví như dầu nhờn để bôi trơn khớp. Dịch nhờn do các màng hoạt dịch bài tiế vào trong ô khớp, giúp 2 đầu xương trượt lên nhau một cách nhịp nhàng, uyển chuyển. Khi có tuổi, việc sản xuất dịch nhờn bị suy giảm cả về số lượng và chất lưỡng đã gây ra tình trạng khô khớp, khó cử động, đặc biệt hay gặp là tình trạng: cứng khớp gối, khớp hang, cứng khớp cổ tay, ngón tay, khớp vai…. Những vị trí khớp thường bị thoái hóa như : thoái hóa cột sống lưng (31%), thoái hóa cột sống cổ ( 14%), thoái hóa khớp gối (13%), thoái hóa khớp háng (8%), thoái hóa khớp ngón tay (6%) Nguyên nhân gây thoái hóa khớp được giải thích là do sự mất cân bằng giữa 2 quá trình tồng hợp và phá hủy tai khớp. Quá trình phá hủy ( gây bào mòn sụn khớp, thay đổi tính chất sụn khớp) ngày càng tăng dưới tác động của enzim collagenase, phospholipase A 2 , N- acetylgluosamindase và gốc tự đo. Quá trình tổng hợp để xây dựng nên cấu trúc mới, phục hồi và sửa chữa những cấu trúc bị hư hỏng, bị suy giảm do nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân quan trọng là sự thiếu hụt các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp các thành phần cơ bản của sụn khớp và dịch khớp. Các nguyên liệu này được cung cấp cho cơ thể từ nguồn thức ăn hoặc các thực phẩm bổ sung. II. Glucosamin - TPCN chữa bệnh thoái hóa khớp Tình trạng thoái hóa sụn khớp, sự thiếu hụt dịch khớp là những tổn thương cơ bản trong bệnh lý thoái hóa khớp, mà nguyên nhân chính là do sự suy giảm của quá trình tổng hợp, không bù đắp được quá trình phá hủy tai khớp. Xuất phát từ hiểu biết đó, nhiệm vụ đặt ra đối với khoa học là tìm ra giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình tổng hợp và ức chế quá trình phá hủy. Và thành tựu đó được ghi nhận ngay từ giữa thế kỷ XX bằng việc chứng minh tac dụng của hoạt chất Glucosamin trong điều trị thoái hóa khớp. Glucosamin là đường có gắn thêm đuôi amine ( -NH 2 ), và là tiền chất của tổng hợp sinh học các protein và lipit gắn thêm phân tử đường gọi là glycosylated. Glucosamin được cơ thể tổng hợp, tham gia vào việc hình thành nên chuỗi Proteoglycan. Tiếp đó, các Proteoglycan trùng hợp tạo nên chuỗi Mucopolysaccharide, sau đó là các Chondroitin, xây dựng nên cấu trúc cơ bản của sụn khớp. Một kết quả có ý nghĩa đối với khả năng ứng dụng trong điều trị, là các phân tử Glucosamin này có thể được chiết xuất từ nguồn tự nhiên là vỏ giáp xác ( tôm, sò, mai cua biển…), lại có thể hấp thụ tốt. Nên có thể bổ sung từ bên ngoài thông qua các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng… Một thời gian không lâu sau đó ( khoảng 1970), người ta tiếp tục chứng minh được vai trò của Chondroitin trong điều trị thoái hóa khớp, tương tụ như glucosamin: là nguyên liệu cho quá trình tái tạo sụn khớp, kích thích sản xuất dịch nhờn booit trơn khớp, ức chế enzim và gốc tự do gây phá hủy sụn khớp… Nguồn chiết xuất Chondroitin là sụn các loài động vật, đặc biệt là sụn vi cá mập. Chondroitin cũng được cơ thể hấp thu tốt ( kém hơn glucosamin khoảng 5 lần). Từ đó, Chondroitin cũng được ứng dụng trong điều trị thoái hóa khớp dưới dạng riêng lẻ hoặc kết hợp vơi Glucosamin. 2. Tình hình sử dụng Glucosamin và các hợp chất kết hợp với Chondroitin Liều lượng tiêu chuẩn của muối Glucosamin là 1.500mg mỗi ngày. Glucosamin với nhóm amino điện tích dương ở pH sinh lý. Anion trong muối có thể biến đổi ở dạng Chlorhydrat ( HCl) hay sunfat. Gluosamin thường bán ở dạng kết hợp với Chondroitin sunfat hay methylsulfonylmethan viết tắt là MSM. Rottapharm, có môn bài sản xuất tại châu Âu, bảo trợ 2 nghiên cứu lớn về Glucosamin sunfat, kéo dài 3 năm, kiểm chứng với giả dược. Hai nghiên cứu này chứng minh có lợi rõ ràng khi điều trị bằng glucosamin. Không những cải thiện triệu chứng mà còn cải thiện chỗ khớp bị thu hẹp trên hình X quang. Điều đó chứng tỏ glucosamin ngoài việc giảm đau, còn có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn là tiến trình chính trong bệnh thoái hóa khớp. Đầu năn 2007, báo y khoa The New England Journal of Medicine công bố kết quả glucosamin HCl khồn giúp gì hay rất ít cho bệnh viêm khớp gối. Nhưng càng ngày càng cón nhiều thí nghiệm lâm sàng chứng minh hiệu quả khi sử dụng glucosamin để trị viêm khớp. Do đó nhu cầu sử dụng loại thực phẩm chức năng đang được sử dụng rất thịnh hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. 3. Sản phẩm TPCN chữa thoái hóa khớp trên thị trường Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng giúp điều trị thoái hóa khớp. Tuy vậy, các sản phẩm này đều dựa trên khả năng chống thoái hóa khớp của glucosamin và các thành phần kết hợp. chúng chỉ khác nhau ở liều lượng và một số thành phần khác. Một số sản phẩm xuất hiện nhiều trên thị trường hiện nay như: - Viên nang Glucosamin 500mg,thành phần: glucosamin sunfat natri clorid - Fasgel glucosamin: thành phần chính là Glucosamin sunfat KCl, gelatin, sorbitol, soybean oil, FDC Red, Tatinium Dioide - Bảo cốt khang ( sản phẩm của dược phẩm Hoa Linh): có sự phối hợp đồng thời Glucosamin và Chondroitin, do vậy tăng dịch nhầy, tăng độ nhớt bôi trơn khớp, giúp khớp khởi động linh hoạt, giảm nhanh các triệu chứng sưng đau. Ngoài ra, sự có mặt của các thành phần vitamin D 3 , Ca giúp cho xương chắc khỏe. - AGELTM FLX : với 4 thành phần chính là glucosamin HCl, Chondroitin sunfat, celadrin oil, methysulfonylmethan giúp ích cho các cử động của cơ thể, hệ thống bôi trơn và chức năng khi các khớp có biểu hiện thường. - Ultra Rx- Joint Liquid [...]...- Flamasol ( sản phẩm của hệ thống bán lẻ TPCN LOHHA) - TripleFlex ( Công ty cổ phần dược phẩm Sông Hồng) - Glumax: sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ . thực phẩm chức năng mà đang thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng, đó là Glucosamin: thực phẩm chức năng chữa bệnh khớp CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG I. Thực phẩm chức năng. gây bệnh. Như vậy, có rất nhiều các định nghĩa về thực phẩm chức năng. Song tất cả đều thống nhất cho rằng : Thực phẩm chức năng là loại thực phẩm nằm giới hạn giữa thực phẩm và thuốc. Thực phẩm. phẩm chức năng là khoảng giao thoa giữa thực phẩm và thuốc. Vì thế người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm- thuốc II. Phân loại thực phẩm chức năng Hiện nay có nhiều cách phân loại thực

Ngày đăng: 01/08/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan