BỌ GIAO DỤC VA ĐAO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
PHAM VAN XUAN
NGHIEN CUU PHAT TRIEN KINH TE NONG THON GAN VOI DU LICH O HUYEN LAK
LUAN VAN THAC Si KINH TE
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số: 60.31.10
Người hướng dân khoa học: TS VŨ THỊ PHƯƠNG THỤY
HÀ NỘI - 2008
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng dé bao vé mot hoc vi nao
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc
Tác giả
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn: "Wghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn
gắn với du lịch ở huyện Lak" tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cơ quan
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Vũ Thị Phương
Thụy người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn
Cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại
học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này
Cảm ơn lãnh đạo UBND và bà con nông dân huyện Lăk đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thu thập thông tin, số liệu và tham gia thảo luận đóng
góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận văn
Cũng nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động
viên, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Hà Nội ngày tháng năm 2008
Tác giả
Trang 41.1 1.2 1.3 2.1 2.2 3.1 3.2 4.1 4.1.1 4.1.2 4.1.3 4.2 4.2.1 MUC LUC Loi cam doan i Loi cam on ii Muc luc iil Danh mục các chữ viết tắt Vv Danh mục các bảng vi Danh mục các biểu đồ Vii MO ĐẦU 1
Tinh cấp thiết của đề tài 1
Mục tiêu của đề tài 4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
CO SO LY LUAN, THUC TIEN VE PHAT TRIEN KINH
TE NONG THON GAN VOI DU LICH SINH THAI 6
Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch 6
Cơ sở thực tiễn của nghiên cứu đề tài 32
ĐẶC ĐIÊM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 4ã
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 45
Phương pháp nghiên cứu 67
KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 73
Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn huyện Lắk 73 Tình hình phát triển các ngành trong sản xuất nông lâm nghiệp 73 Tình hình phát triển các ngành trong Công nghiệp, xây dựng 82
Tinh hinh phat triển các ngành thương mại dịch vụ và du lịch 86
Tình hình phát triển du lịch và sự gắn kết với phát triển kinh tế
nông thôn của huyện 93
Trang 54.2.2 4.2.3 4.2.4 4.3 4.3.1 4.3.2 44 4.4.1 4.4.2 4.5 4.5.1 4.5.2 5 5.1 5.2 Ảnh hưởng của hoạt động các ngành kinh tế nông thôn đến phát triển du lịch
Ảnh hưởng của phát triển du lịch đến kinh tế nông thôn và đời
sống văn hoá xã hội
Tiềm năng phát triển du lịch của huyện
Đánh gía các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lich
Mối tương quan về tốc độ phát kinh tế nông thôn với phát triển
du lịch
Phân tich ma tran SWOT
Trang 6STT 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 41 4.2 43 44 4.5 4.6 4.7 4.8 4.9 4.10 4.11 DANH MUC BANG Tén bang Trang
Hiện trạng sử dụng đất của huyện Lăk
Tình hình dân số, thành phần dân tộc và lao động của huyện Lăk
Số trường, phòng học, giáo viên và học sinh phổ thông
Tình hình phát triển cơ sở văn hóa „Y tế
Cơ cấu giá trị sản phẩm của huyện
Tình hình xây dựng và phát triển chung
Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất
Số lượng, sản lượng và giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất lâm nghiệp Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất ngành thủy sản
Kết quả giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản của huyện Lak tinh theo giá có định
Kết quả giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thuỷ sản của huyện
Lăk tính theo giá hiện hành
Cơ cấu các đơn vị sản xuất kinh doanh trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng ở huyện Lăk
Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tính
theo giá có định
Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tính
theo giá hiện hành
Cơ cấu cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành thương mại và
dịch vụ ở huyện Lăk
Kết quả giá trị sản xuất và GDP ngành thương mại và dịch vụ ở
Trang 74.12 4.13 4.14 4.15 4.16 4.17 4.18 4.19
Kết quả giá trị sản xuất và GDP ngành thương mại và địch vụ ở huyện Lăk tính theo giá hiện hành 88
Cac cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch 91
Giá trị dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống 95
Đường ôtô, điện thoại đến các xã, thị trấn 96 Giá trị hàng hoá truyền thống phục vụ du lịch 97
Tình hình tiền vốn của doanh nghiệp 98
Điều kiện lao động, đất đai và kinh tế của hộ nông dân tính bình
quân | ho 102
Trang 8STT 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 DANH MỤC BIÊU ĐÒ
Tên biểu đồ Trang
Số khách du lịch đến trên địa bàn huyện 94
Tổng thu nhập của hộ dân vùng du lịch 103
So sánh giá trị kinh tế ngành du lịch trong nền kinh tế của huyện Lắk 112
So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành du lịch trong nền kinh tế của huyện Lắk 112
Trang 91 MỞ ĐẦU
1.1 _ Tính cấp thiết của dé tai
Khoảng cách biệt về đời sống kinh tế và xã hội giữa thành thị và nông
thôn đang ngày một tăng thêm và có nguy cơ rất khó giải quyết trong một tương lai gần do tình hình đầu tư, tình hình phát triển các cơ sở vật chất phục
vụ cho sự phát triển của khu vực nông thôn còn hạn chế, và hơn hết là do lĩnh
vực hoạt động kinh tế truyền thống của khu vực này cùng với những điều kiện bất ôn vốn có của nó đã và đang làm cho thu nhập của người dân nông thôn
sống bằng nghề nông rất bấp bênh và khó khăn trong việc cải thiện, làm cho khu vực nông thôn vẫn là một nơi có tỷ lệ có người nghèo cao nhất Phát triển
kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông thôn là đòi hỏi
bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân nông thôn trong làn sóng phát triển của đất nươc và tạo sự ồn định cho các giai đoạn phát triển tiếp theo
Khu vực nông thôn có điện tích đất chiếm trên 92% diện tích cả nước,
đây cũng là khu vực đông dân cư nhất, lại có trình độ phát triển nhìn chung là
thấp nhất so với các khu vực khác của nền kinh tế Nông dân chiếm hơn 70% dân số và hơn 76% lực lượng lao động cả nước, đóng góp từ 25-27% GDP của cả nước Bên cạnh đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là
các sản phẩm nông - lâm hải sản và nông nghiệp, nông thôn giữ vai trò chủ
đạo trong cung cấp các nguồn nguyên, vật liệu cho phát triển công nghiệp - dịch vụ
Trang 10và chưa đạt hiệu quả cao, tỷ trọng các ngành dịch vụ và du lịch ở nông thôn
tương đối yếu khi thu nhập của người dân nông thôn còn thấp và trình độ
người dân còn nhiều hạn chế Mặt khác, việc tạo ra sự kết hợp của các ngành,
lĩnh vực giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nông thôn là rất cần
thiết và tao ra cơ cấu kinh tế hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở
phát huy lợi thế của từng địa phương Xu thế phát triển hiện nay trong phát
triển nông thôn hướng tới phát triển gắn liền với Cơng nghiệp hố, Hiện đại hố và phát triển du lịch
Ở nước ta, các di tích văn hóa lịch sử danh lam thắng cảnh, khu du lịch đều tập trung phần nhiều ở nông thôn, miền núi và hai dao, vi thé phát triển
du lịch ở các vùng miền kể trên không những sẽ đánh thức tiềm năng phát triển kinh tế nông thôn mà còn làm tăng thêm thu nhập cho người đân vùng
này Du lịch, trên thực tế, đã được thiết lập như là một nguồn thu nhập đáng kể ở vài vùng nông thôn trên cả nước Có thẻ thấy, du lịch là ngành có tiềm
năng mang lại lợi ích cho người dân nông thôn mà không đòi hói quá nhiều
công sức và trình độ nếu như nó được phát triển một cách bền vững dựa trên điều kiện tự nhiên truyền thống và nền kinh tế nông nghiệp sẵn có
Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nông thôn là đòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hoà nhập của người dân nông thôn trong làn sóng phát triển kinh tế đất nước và tạo sự ổn định cho các
giai đoạn phát triển tiếp theo Có rất nhiều giải pháp được áp dụng để giải quyết vấn đề này Mô hình phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch sẽ góp
phần phục vụ cơng tác xố đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn, nhất là khu
vực có điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá phù hợp phát triển du lịch
Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sẽ giúp cho nông thôn tạo công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, phát triển nông
Trang 11Thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khoá X về một số chủ trương chính sách đưa nền kinh tế phát triển
nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) Chương trình hành động lớn này đã tác động
đến mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quốc phòng an ninh của
địa phương và để thực hiện đồng bộ chương trình này địa cần xác định được mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong việc triển khai Đây là cơ hội thách thức tạo
tiền đề cho việc đầy mạnh từng bước phát triển nhanh và đồng bộ về nhiều lĩnh vực như: Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Công nghiệp-TTCN và Thương mại,
đặc biệt phát triển Du lịch trong giai đoạn mới của địa phương
ĐăkLăk là một tỉnh miền núi không những có vị trí chiến lược quan
trọng trong việc giữ vững quốc phòng - an ninh, chính trị - xã hội khu vực Tây Nguyên và của cả nước, mà còn là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của cả vùng Tuy nhiên, nền kinh tế chủ yếu ở ĐăkLăk vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nông thôn Các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch tuy mới phát triển trong những năm gần đây nhưng chưa phát triển chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của vùng Về xã hội, ĐăkLăk là tỉnh có nhiều dân tộc bản địa với các tập quán canh tác và văn hóa khác nhau nhưng đều cư trú ở những vùng sâu, vùng xa, cuộc sộng chủ yếu thuần nông, thu nhập thấp dẫn đến cuốc sống còn nhiều khó khăn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo đói Chính nhờ có các nét văn hóa bản địa khác nhau có thể gắn kết việc phát triển nông nghiệp nông thôn với du lịch cũng là một lợi thế mang tính đặc thù của các tỉnh Tây Nguyên nói chung và huyện Lăk của tỉnh Đắk Lắk nói riêng có nhiều tiềm năng về phát triển nông thôn và phát triển du lịch
Do vậy, nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk"” sẽ đáp ứng được yêu cầu cấp thiết và có tính lý
Trang 121.2 Mục tiêu cúa đề tài
+ Mục tiêu tỗng quát
- Hệ thống hoá lý luận cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu phát triển kinh
tế nông thôn gắn với du lịch
- Từ việc nghiên cứu thực trạng và các yêu tố ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lăk, đề tài đề xuất các phương
hướng và giải pháp nhằm thúc đây phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch góp phần tăng thu nhập người dân nông thôn ở huyện Lăk, tỉnh Đăk Lăk
+ Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông thôn
và gắn kết với du lịch hiện nay
- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông thôn gắn kết với phát triển
du lịch ở huyện Lăk tỉnh Đắk Lắk
- Phân tích những yếu tố ảnh hướng và chỉ ra những điểm mạnh, điểm
yếu, những cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với phát triển đu lịch của huyện Lak trong thời gian vừa qua và thời gian tới
- Dé xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thúc day phát triển kinh
tế nông thôn kết hợp với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống người
dân trên địa bàn huyện Lăk
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề kinh tế - xã hội liên quan đến phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lắk
- Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các ngành, lĩnh vực kinh tế trong kinh tế nông thôn và nghiên cứu các chủ thể đại diện tham gia hoạt động kinh
Trang 131.3.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội lung
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch ở huyện Lắk
* Phạm vi về không gian
Đề tài chủ yếu được thực hiện trên địa bàn huyện Lắk, tập trung nghiên
cứu tại 3 điểm: Thị trấn Liên Sơn, Buôn M'liêng và Buôn Jun Đây là những
địa bàn đại diện 3 khu vực Kinh tế - Tự nhiên và có các giá trị văn hoá truyền
thống đặc thù trong phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch * Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông và du lịch
dựa vào tài liệu 3 năm từ 2005 đến năm 2007, đồng thời nghiên cứu đề
Trang 142 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIÊN VẺ PHÁT TRIÊN KINH TE NONG THON GAN VOI DU LICH SINH THAI
2.1 Cơ sớ lý luận về phát triển kinh tế nông thôn gắn với du lịch 2.1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn bền vững
2.1.1.1 Các khải niệm a) Khái niệm về nông thôn
Các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùng lãnh thổ của mình thành hai khu vực đó là thành thị và nông thôn Theo các
nhà xã hội học thì thành phần xã hội của dân số, di sản văn hoá, sự phồn
thịnh, sự phân hoá xã hội của dân cư, mức độ phức tạp của cấu trúc đời sống
xã hôi, cường độ và sự đa dạng của các mối quan hệ xã hội là các tiêu chí để phân biệt nông thôn và thành thị Tuy nhiên, sự khác biệt về giữa nông thôn và thành thị nêu trên chỉ mang tính chất tương đối
Theo một số quan điểm thì: Nông hôn là vùng có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng đô thị, khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn, dân số và mật
độ dân thấp hơn
Có quan điểm cho rằng: nông thôn là vùng dân cư làm nông nghiệp là chủ
yếu, nguôn thu nhập chủ yếu của dân cư trong vùng này là sản xuất nông nghiệp Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh của từng nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp dụng cho từng nền
kinh tế Đối với các nước đang thực hiện cơng nghiệp hố, đơ thị hoá, chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành công nghiệp và địch vụ, xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ rải rác ở các vùng nông thôn Vì vậy,
có thé hiểu nông thôn hiện nay bao gồm cả những đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ,
những khu công nghiệp nhỏ có quan hệ mật thiết với nông thôn, cùng tồn tại,
Trang 15Như vậy, có thể thấy rằng khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất
tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế của xã
hội Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý,
có thể hiểu nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều
nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá -
xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tổ chức khác b) Khái niệm phát triển
Thuật ngữ phái #riển đã được dùng trong các văn kiện, trong nghiên
cứu khoa học và trong sinh hoạt hàng ngày đến mức khá quen thuộc Tuy nhiên, ở góc độ nhìn nhận khác nhau có những quan niệm khác nhau
Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của
người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện điều kiện giáo dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội Bên cạnh đó việc bảo đảm các quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu sâu rộng hơn của phát triển
Có thể hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người dù sống ở bắt cứ nơi
nào đều được thoả mãn các nhu cầu sinh sống của mình, có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn cao,
được hưởng các thành tựu về văn hoá và tỉnh thần, được hưởng các quyền cơ
bản của con người và được đảm bảo an ninh, an toàn và không có bạo lực
Trong lĩnh vực kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến mọi mặt của
nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định Đó là sự gia tăng về số lượng và chất
lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế Phát
triển còn là sự thay đối theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh của
nền kinh tế, xã hội Đó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch
Trang 16Như vậy, phát triển được coi như tiến trình chuyển biến của xã hội, là chuỗi những biến chuyển có mối quan hệ qua lại với nhau Sự ton tại của xã
hội hôm nay là sự kế thừa những di sản đã diễn ra trong quá khứ e) Khái niệm về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều
quan điểm khác nhau trên thế giới Ở Việt Nam, thuật ngữ phát triển nông thôn được đề cập đến từ lâu và có sự thay đồi về nhận thức qua các thời kỳ khác nhau Một số quan niệm khác cho rằng, phá/ (riển nông thôn là hoạt động nhằm nâng cao vị thế về kinh tế và và xã hội cho người dân nông thôn qua
việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gầm nhân lực, vật lực và tài lực Phat trién nông thôn chỉ thành công khi người dân tham
gia tích cực vào quá trình phát triển Người nông dân phải biết cách tự duy trì
bền vững cuộc sống của họ về tài chính, sự độc lập về kinh tế, có khả năng tiếp cận hàng hoá, dịch vụ vật chat va tinh than ngay cang nhiều hơn, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn, đồng thời thực hiện
hiện đại hoá nền văn minh nông thôn nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện và đa phương, bao gồm phát triển các hoạt động có tính liên kết phục vụ nông nghiệp, công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực Ngoài ra phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường, đồng thời phát triển đa ngành nhưng phải đảm
bảo sự cân xứng với việc bảo vệ môi trường (tiếp cận quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên)
Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động
Trang 17công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chế và môi trường Sự phát triển của các vùng
nông thôn sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của đất nước
Như vậy, trong điều kiện nước ta hiện nay, tổng hợp quan điểm từ các
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ phát triển nông thôn có thể hiểu như sau: phá/ friển nông thôn là quá trình cải thiện có chủ ý
một cách bên vững về kinh tế, xã hội, văn hố và mơi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Quá trình này, trước hết là
do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các
tổ chức khác
d) Phát triển bên vững - vấn đề môi sinh
Phát triển bền vững là một khái niệm mới, xuất hiện trên cơ sở đúc kết
rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia trên thế giới từ trước đến nay Nó phản ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của loài người
Theo Herman Daly (World bank): M6t thé gidi bén vitng la mét thé
giới không sử dụng nguôn tài nguyên tái tạo như nước, thổ nhưỡng, sinh vật nhanh hơn sự tái tạo của chúng Một xã hội bên vững cũng không sử dụng các nguôn tài nguyên không tái tạo như nhiên liệu hoá thạch, khoáng sản nhanh hơn quá trình tìm ra loại thay thế chúng và không thải ra môi trường
các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ và vơ hiệu hố chúng Khái niệm của Bumetland: Phdt trién bên vững là một loại phát triển
lành mạnh và đáp ứng được nhu cầu hiện tại đồng thời không xâm phạm đến
lợi ích của thế hệ tương lai
Cách đây hơn một nửa thế kỷ, khi thế giới bước ra khỏi chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề phát triển chỉ có một nội dung thuần túy kinh tế Các
chính sách và kế hoạch kinh tế thường chỉ quan tâm tới các vấn đề đầu tư, sản
Trang 18thay thế nhập khẩu, v.v Lúc bấy giờ phát triển kinh té (economic
development) déng nghia voi tăng trưởng kinh té (economic growth)
Vào đầu thập niên những năm 1970, sau thời kỳ các nước trên thế giới
thi đua công nghiệp hóa, khai thác tài nguyên, tìm kiếm thị trường, Câu lạc bộ
La Mã (Club de Rome) đã phát hành một tài liệu mang tựa đề “Ngừng tăng
trưởng/Giới hạn của tang trudng” (The limits to growth) NOi dung cua tai liéu
dé cập đến sự tăng trưởng kinh tế và dân số quá nhanh cùng với tình trang đua nhau sản xuất, khai thác không giới hạn và vô ý thức các tài nguyên làm ô
nhiễm môi trường, môi sinh và làm cạn kiệt dự trữ tài nguyên thiên nhiên trên thế giới Câu lạc bộ La Mã đề nghị chính sách “không tăng trưởng” với lý do
tăng trưởng kinh tế nghịch với bảo vệ môi trường môi sinh Tuy chủ trương này không thuyết phục được thế giới, nhưng đứng về phương diện nhận thức
kinh tế đã có những tiến bộ quan trọng mà đáng chú ý nhất là sự phân biệt giữa
tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế chú trọng tới số
lượng sản xuất, phương diện vật chất của hoạt động kinh tế Phát triển kinh tế thể hiện một nhận thức toàn bộ bao gồm các khía cạnh tỉnh thần và vật chat,
kinh tế và xã hội, chất và lượng Phát triển kinh tế đồng nghĩa với đổi thay và
tiến bộ không ngừng đề kinh tế xã hội ngày một “tốt hơn” một cách toàn diện
Mặc dù đề nghị “phát triển tôn trọng môi sinh” không được chấp thuận,
nhưng là một bước tiến quan trọng hướng tới sự khai sinh khái niệm “phá/
triển bên vững' (PTBV) Vào đầu thập niên những năm 1980, Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (UICN) đã để khởi khái niệm phát triển bền vững Rồi năm 1987, khái niệm này đã được Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát
triển tiếp thu, triển khai và định nghĩa trong bản trình mang tựa đề "Tương lai
Trang 19Khái niệm của Uỷ ban thế giới về môi trường và phát triển (WCFD -
World commission on the Environment and Development) nam 1987: Phat triển bên vững là phát triển để đáp ứng nhu cầu của đời này mà không làm tồn hại đến khả năng đáp ứng nhu câu của đời sau Hay nói cách khác nó
chính là việc cải thiện chất lượng sống của con người trong khả năng chịu
đựng của hệ sinh thái Phát triển bên vững là một quá trình của sự thay đổi, trong đó việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướng đâu tư, hướng phát
triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm
tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai của con người
Như vậy có thể thấy, mục tiêu cuối cùng của phát triển bền vững là
thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản
lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ồn định Phát triển bền vững thực
hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại với tương lai Phát triển bền vững có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ Muốn phát triển bền vững phải lồng ghép được 3 thành tố quan trọng của sự
phát triển với nhau: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường
Đây là nguyên lý chung để hướng sự phát triển bền vững của các lĩnh vực trong nền kinh tế
e) Phát triển nông thôn bên vững
Các khái niệm về phát triển bền vững nói trên là cơ sở cho các khái niệm trong phát triển nông thôn bền vững Trong bối cảnh phát triển nông
thôn, bền vững không chỉ là vấn đề tôn trọng môi trường, nó liên quan đến trụ
cột của phát triển nông thôn đó là con người, kinh tế, môi trường và tổ chức Khía cạnh bền vững với phát triển con người trong phát triển nông thôn phải tuân thủ các nguyên tắc như dân chủ và an tồn; bình đẳng và cơng bằng
Trang 20dân trong hợp tác với chính phủ; tôn trọng quá khứ của tổ tiên và quyền lợi
của các thế hệ mai sau
Khía cạnh bền vững đối với phát triển kinh tế trong phát triển nông thôn cần tăng cường và đa dạng hoá nền kinh tế nông thôn; đảm bảo cho
người dân có lợi ích từ các hoạt động của địa phương họ; thúc đây phồn vinh lâu đài ở nông thôn hơn là chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt; tránh gây ảnh
hưởng và tác động xấu đến các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân và các địa phương khác trên lãnh thé địa lý
Khía cạnh bền vững đối với phát triển môi trường phát triển nông thôn
phái tôn trọng nguồn tài nguyên và tính tồn vẹn của mơi trường: giảm thiểu
sử dụng nguồn tài nguyên không có khả năng tái tạo; sử dụng tài nguyên thiên
nhiên không nhanh hơn tốc độ thiên nhiên có thể tái tạo; sử dụng có hiệu quả
nguồn tài nguyên và không gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến môi trường Khía cạnh bền vững đối với sự phát triển các tổ chức phát triển nông
thôn phải đảm bảo nâng cao năng lực của các tổ chức phù hợp với mức độ
phát triển, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tất cả các hoạt động phát triển con người; không gây ra loại chi phí không được hỗ trợ trong tương lai
Thực tế là số đân nghèo trên thế giới hiện sống tập trung hầu hết ở
vùng nông thôn và phương kế sinh nhai của họ thường gắn với nông nghiệp
Như đã trình bày ở trên, nông nghiệp là yếu tố tác động chính đến môi trường,
gắn chặt với nguồn nước, sức khoẻ, đinh dưỡng và giáo dục Những năm gần đây, vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển nông thôn và đóng góp vào “Mục tiêu phát triển trong thiên niên kỷ mới của Liên hiệp Quốc” ngày càng
được nhận thức rõ và đánh giá cao
Thúc đầy sự phát triển nông thôn thông qua nông nghiêp được thể hiện
Trang 21hội cho họ vượt qua đói nghèo và cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã
hội và kinh tế Như vậy phát triển nông thôn là lĩnh vực đa ngành, đặt trong
mối quan hệ phức tạp giữa xã hội - tài nguyên thiên nhiên - môi trường bền vững Không giải quyết được tận gốc vấn đề an ninh lương thực thì không thể
bảo tồn được tài nguyên đất, bảo vệ được rừng, không thể có những hệ canh
tác bền vững vì đó là những kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với
đồng ruộng
“Phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển mà đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng khơng làm suy thối
môi trường tự nhiên và con người đồng thời phải đảm bảo được sinh kế bền
vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn.” (Theo TS Đinh Phi Hồ) Tóm lại, tất cả những hoạt động trình bày trên đây tuy chưa đầy đủ và
hệ thống, song tất cả đều thoả mãn đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế - xã hội và
môi trường Ba mục tiêu này tương hỗ với nhau, bố sung và điều khiển lẫn
nhau, cũng chính vì vậy mà phát triển bền vững là quá trình tổng hoà của
nhiều quá trình tương tác và gắn bó hữu cơ với nhau 2.1.1.2 Đặc điểm và nội dung phát triển kinh tế nông thôn
s* Phát triển nông thôn thông qua nông nghiệp được thể hiện qua chính sách phát triển của nhiều quốc gia Nhìn chung, những chính sách đều thê hiện
yêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân, tạo cơ hội cho họ vượt
qua đói nghèo và cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế s* Giảm đói nghèo cả khu vực nông thôn và ven đô tất nhiên sẽ phải dựa cơ bản vào phát triển nông nghiệp bền vững, và đặc biệt lại trong bối cảnh đân số
van tăng nhanh, quỹ đất trồng trọt giới hạn và khó có khă năng mở rộng diện tích
¢ Phat triển nơng thôn là lĩnh vực đa ngành, đặt trong mối quan hệ
Trang 22tài nguyên đất, bảo vệ được rừng, không thể có những hệ canh tác bền vững vì
đó là những kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với đồng ruộng Vì thế,
phương thức thực hiện trong phát triển nông thôn của Tổ chức Phát triển Canada (CIDA) đặt ra theo 2 hướng: bền vững về phương kế sinh sống và sự
lành mạnh của hệ sinh thái
- Phương kế sinh sống bền vững: Có thể hiểu đây là tập hợp các
hoạt động để bảo tồn sự sống, tạo ra tài sản và những tiềm năng khác của con người
- Hệ sinh thái lành mạnh: những tiêu chí của hệ sinh thái này tập trung vào vấn đề sinh thái và xã hội nhằm tạo cho con người hoạt động theo phương thức bền vững Chính cách tiếp cận như vậy đã giúp xác định các chính sách nông nghiệp đúng, thúc đây cộng đồng phát triển, bảo tồn hệ sinh thái
Hai phương thức này là công cụ thúc đây phát triển nông thôn bền vững thông qua nông nghiệp Chính từ hoạt động của CIDA mà đã rút ra 5
nguyên tắc chính trong phát triển nông thôn bền vững: (¡) tạo ra những cơ hội
cho người nghèo; (ii) trao quyền cho các nước phát triển và dan cta hg; (iii) xây dựng và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; (¡v) tăng cường mối quan hệ liên kết lẫn nhau và (v) phải đạt được sự bình đắng giới
s* Kế sinh nhai của dân cư nông thôn phụ thuộc vào sự giàu có của tài
nguyên thiên nhiên bao gồm nước, đất, đa dạng sinh học Nếu tỷ lệ đói nghèo
tăng lên cũng đồng nghĩa với sự đe doạ tính bền vững của nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn
Tóm lại, tất cả những nội dung trình bày trên đây tuy chưa đầy đủ và hệ thống, song tất cả đều thoả mãn đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế - môi trường -
xã hội Ba mục tiêu này tương hỗ với nhau, bổ sung và điều khiển lẫn nhau,
Trang 232.1.1.3 Các yếu tô ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông thôn bên vững
Nông thôn Việt Nam còn nhiều bắt cập so với thành thị Sự cách biệt
quá xa về thu nhập, mức sống, điều kiện học hành, điều kiện vệ sinh, khám
chữa bệnh, đi lại và hưởng thụ văn hóa thông tin giữa thành thị và nông
thôn làm một bộ phận nông dân đang có khuynh hướng rời bỏ ruộng đất, đồ
xô lên thành thị gây nên tình trạng phức tạp trong quản lý nhà nước, làm gia
tăng thất nghiệp ở thành thị, tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường Những bắt
cập và khó khăn này làm hạn chế sự phát triển Sơ bộ có thể liệt kê:
%* Đất đai nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sự gia tăng dân số vùng nông thôn vần còn cao Trung bình điện tích dân cư nông thôn chiếm từ 4-6% diện tích canh tác nơng nghiệp
¢ Đầu ra của nông sản không ổn định Nông dân thiếu các thông tin kinh tế Giá ca thị trường bấp bênh và gần như chưa có cơ quan nào hướng dẫn cụ thé vé việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ nông sản lâu dai cho nông dân
+ Hé thống công trình hạ tầng cơ sở phục vụ nông thôn đang được xây dựng khá nhiều, tuy nhiên chưa đồng bộ, có nơi tập trung, có nơi phân tán với
các qui mô khác nhau chưa hắn tương ứng với nhu cầu và hiệu quả sử dụng
Chất lượng các công trình thường là trung bình hoặc kém Việc qui hoạch chưa rõ ràng và còn mang nhiều tính chủ quan
s* Nhà cửa nông thôn vẫn phát triển theo tính tự phát, không đồng đều
và nhiều nơi còn mang tính tạm bợ Việc nghiên cứu sản xuất vật liệu xây
dựng bền chắc và rẻ tiền chưa nhiều
s* Tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch đầy đủ chỉ chiếm
khoảng 20-40% Hầu hết vẫn sử dụng các nguồn nước mặt tự nhiên như ao,
hồ, sông suối không qua xử lý hoặc các giếng khoan, giếng cạn bị nhiễm
độc chất, nhiễm sắt đã ảnh hưởng đến sức khỏe, sức sản xuất của dân cư
Trang 24%* Ô nhiễm ở nông thôn tuy không cao như thành thị nhưng đang có nguy cơ gia tăng Việc thâm canh kèm sự sứ dụng quá mức phân bón, thuốc
trừ sâu, thuốc kích thích bừa bãi làm giảm sút chất lượng nước, đất và các
tài nguyên động thực vật Sự khai thác phá rừng bừa bãi làm gia tắng nguy cơ
lũ lụt, hạn hán và ảnh hưởng đến hệ sinh thái khác nhau
“+ Su chênh lệch giàu nghèo trong nông thôn gia tăng, thất nghiệp nhiều, một số tệ nạn xã hội, an ninh nông thôn có khả năng phát triển, các tập
quán văn hóa, quan hệ, ý thức trong cộng đồng đang là những thách thức lớn ở nông thôn
s* Trình độ của lực lượng sản xuất nông thôn còn thấp kém, đặc biệt là
các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Số cán bộ
hành chính và cán bộ kỹ thuật huyện, xã còn thiếu và chưa kịp cập nhật kiến
thức cần thiết
Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có một lực lượng
lao động đổi dào trong khu vực nông thôn, có thể nói nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản, có ảnh hưởng quan trọng tới quá trình phát triển của nền kinh
tế nông thôn và kinh tế quốc dân Theo phương diện lý thuyết, mô hình hai
khu vực (two-sector model) hay còn gọi là mô hình phát triển song trùng của Arthur Lewis (1954) đã diễn tả sinh động mối quan hệ giữa nông nghiệp và
công nghiệp Theo mô hình này, khu vực nông nghiệp cung cấp lao động,
lương thực và là thị trường cho công nghiệp Ngược lại, công nghiệp phát triển thu hút lao động dư thừa ở nông thôn và cung cấp sản phẩm công nhiệp (máy móc, thuốc trừ sâu, phân bón v.v ) cho nông nghiệp, góp phần làm tăng
năng suất lao động trong khu vực này
Tiếp theo mô hình hai khu vực của Lewis là sự bố sung của John Fei và
Trang 25bộ kỹ thuật, nâng cao năng suất, sản lượng nông nghiệp, và vai trò của ngoại
thương, vay mượn và viện trợ nước ngoài trong quá trình tăng trưởng Sau đó
là sự xuất hiện của mô hình <7ăng trướng kinh tế ở Châu Á gió mùa> do
Harry Toshima dựa trên tình hình thực tế từ các nước Châu Á mà đưa ra Mặc
dù Harry Toshima không tán thành với Lewis về việc chuyên lao động từ khu vực nông thôn sang thành thị, cho rằng điều này là không hợp lý, và đề xuất
phát triển công nghiệp ngay trên địa bàn nông thôn, nhưng mô hình của ông cũng xác nhận vai trò tích cực của nông nghiệp trong quá trình phát triển tại các nước đang phát triển
Đúc kết từ các lý thuyết phát triển kinh tế và thực tiễn phát triển của
các nước, tiến sĩ Đinh Phi Hỗ đã khái quát và đưa ra các vai trò của nông nghiệp trong một nền kinh tế, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phat trién (i) kich thích sự tăng trưởng nền kinh tế; (ii) đóng góp vào mức tăng trưởng GDP của nền kinh tế
- Nông nghiệp kích thích tăng trưởng kinh tế Điều này thể hiện qua các mặt cụ thể như cung cấp lương thực thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, là một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn của nền kinh tế, nông nghiệp nông thôn phát triển đóng góp cho việc giảm nghèo Theo World Bank, trong nhóm 17 nước có thu nhập thấp (GNP<390 USD/người) tỷ
lệ đóng góp của nông sản về mặt giá trị trong tong gid trị sản phẩm của ngành
công nghiệp là 46% về trung bình và cao nhất là 92% Các nước có thu nhập trung bình (390 USD < GNP< 3500 USD) tý lệ này là 41 % đến 91% và 14%- 31% đối với các nước có thu nhập cao (Ghatak và Ingersent, 1984) {TS Đinh
Phi Hồ (2003), Kinh tế nông nghiệp - Lý thuyết và thực tiễn, trang 9)
- Đóng góp của nông nghiệp trong việc tạo nguồn và tiết kiệm ngoại tệ
Trang 26nghiệp đối với sự tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển đó là sự phát triển của nông nghiệp - nông thôn làm nền tảng cho vấn đề giảm nghèo Công trình nghiên cứu của Kutznets (1964), cùng với ứng dụng của Ghatak và Ingersent (1984) cho thấy: Trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc
gia luôn có một xu hướng chung là sự đóng góp của nông nghiệp trong tăng
trưởng GDP giảm dân theo thời gian Tuy nhiên, họ cho rằng ảnh hưởng của
nông nghiệp không kém phần quan trọng và không bị mất đi, điều này đã được Hwa Erh-Cheng chứng minh từ nghiên cứu thực tế Như vậy, giữa công nghiệp và nông nghiệp, một cách trực tiếp hay gián tiếp, luôn có mối quan hệ
hữu cơ với nhau trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của công nghiệp và kéo
theo là sự hình thành và phát triển của mối quan hệ giữa nông nghiệp với mọi
lĩnh vực dịch vụ Bên cạnh đó, Kuznets, Ghatak và Ingersent còn chỉ ra một bài học từ các nước đang phát triển đã nôn nóng tiến hành cơng nghiệp hố đó
là cái bẩy của sự nôn nóng cơng nghiệp hố làm cho tăng trưởng chung của
nền kinh tế bị hạn chế (xem phụ lục 4)
Tóm lại, nông nghiệp có quan hệ nhất định trong cơ cấu các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, các quan hệ này không chỉ về vật chất mà nó
còn hình thành nên các nhóm lợi ích, có vai trò cụ thế trong xã hội và trong
bảo vệ môi trường sinh thái
2.1.2 Du lịch và gắn kết kinh tế nông thôn với du lịch 2.1.2.1 Các khái niệm về du lich
a) Du lịch và du lịch nông thôn s* Du lịch là gì?
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch Gần đây Tổ chức du
lịch thế giới (WTO) và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNDP) đề
ra các đặc điểm sau đây của Du lịch:
Trang 27yếu của khách du lịch là quan sát và đánh giá tự nhiên cũng như các truyền
thống văn hóa từ các khu vực tự nhiên Ấy
(ï) Nó chứa đựng tinh chất giáo dục và giải thích
(ii) Thường tổ chức thành các nhóm nhỏ có cùng chuyên môn hay ở
cùng một nơi
(v) Hạn chế ít nhất tác dụng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên hay
kinh tế - văn hóa
(v) Hỗ trợ việc bảo vệ môi trường tự nhiên bằng cách:
- Tạo lãi kinh tế cho các cộng đồng, tổ chức và chính quyền quán lý khu vực tự nhiên với mục đích bảo vệ
- Tạo việc làm và thu nhập thêm cho cộng đồng địa phương
- Tăng sự quan tâm đối với việc bảo vệ các di sản tự nhiên và văn hóa cho dân địa phương và khách du lịch
Như vậy, sau nhiều năm thực hiện thấy có một số vấn đề cần chú ý:
* Sở hữu đất đai và kiểm soát du lịch do cộng đồng địa phương
* Hiệu quả của quan niệm thông thường về khu bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa
Y Can can trong va điều khiển lúc hoạt động ở các khu vực nhạy cảm * Quyền sở hữu của thổ dân và truyền thống đối với các khu vực có
thể phát triển du lịch
s* Dụ lịch có giống với du lịch bền vững không?
Năm 1988, Tổ chức du lịch thế giới đưa ra khái niệm du lịch bền vững
nhằm mục đích quản lý tất cả các nguồn lợi làm thế nào để các nhu cầu kinh
tế, xã hội và thâm mỹ thỏa mãn các yêu cầu văn hóa trong các quá trình sinh
thái, đa dạng sinh học và các hệ thống hỗ trợ sự sống
Khác nhau là du lịch chỉ là một bộ phận trong khu vực du lịch trong lúc
nguyên tắc bền vững phải áp dụng ở tất cả các hoạt động du lịch
Trang 28tế, xã hội và môi trường của du lịch, nhưng cũng có các nguyên tắc đặc biệt phân biệt với du lịch thường:
- Tham gia vào việc bảo vệ di sản tự nhiên và văn hóa,
- Thu hút sự tham gia của các cộng đồng dân địa phương và thé dan, - Trình bày di sản tự nhiên và văn hóa với khách du lịch,
- Phục vụ cả khách đơn lẻ và các nhóm nhỏ
* Để phát triển du lịch cân làm các công việc sau:
- Phát biểu chính sách về du lịch và chiến lược phát triển phù hợp với mục tiêu của phát triển bền vững;
- Bảo đảm việc bảo vệ tự nhiên, văn hóa địa phương và thổ dân, đặc biệt
các kiến thức cô truyền, nguồn lợi đi truyền, quyền sở hữu đất đai và nước; - Bảo đảm sự tham gia của các tố chức công và tư nhân trong việc quyết định về du lịch, bảo đảm ngân sách và khung pháp lý;
- Xây dựng các cơ chế điều tiết có sự tham gia của các tác nhân tham
gia vào du lịch;
- Phát triển các cơ chế để đưa các chi phí môi trường trong tất cả các
sản phẩm du lịch vào bên trong hệ thống;
- Phát triển năng lực địa phương đề quản lý các khu vực bảo vệ và phát triển du lịch; - Phát triển việc xác định các chứng chỉ, nhãn hiệu sinh thái theo các hướng dẫn quốc tế; - Bảo đảm việc cung cấp kỹ thuật, tài chính và nhân lực cho các tổ chức du lịch nhỏ và trung bình;
- Xác định các chính sách, kế hoạch quản lý chương trình cho khách du lịch trong đó có định các nguồn để bảo vệ các khu vực tự nhiên;
Trang 29chức phi chính phủ vào các chiến lược và chương trình chung của quốc gia và quốc tế;
- Khuyến khích và hỗ trợ việc tạo các mạng lưới thúc đấy và tiếp thị
các sản phẩm du lịch trong nước và quốc tế s* Du lịch nông thôn
Nông nghiệp cũng tìm được chỗ đứng trong du lịch nông thôn vì nó có
nhiều cái có thể đóng góp: tính xác thực, các sản phẩm chất lượng cao, không gian rộng, di sản Nó tham gia vào việc đa dạng hóa du lịch Nhưng các hoạt
động đón tiếp đòi hỏi một mức chuyên nghiệp cao
Tính đa chức năng của nông nghiệp ngày nay được công nhận rộng rãi:
như vậy, có nghĩa là ngồi việc sản xuất nơng nghiệp còn có các nhiệm vụ khác: lãnh thổ, môi trường, xã hội Và trong trường hợp này việc đón tiếp ở nông trại dưới mọi hình thức, du lịch nông nghiệp minh họa tính đa chức năng ấy: một nền nông nghiệp mở cửa cho các thành phần xã hội khác thường khao
khát không gian và phát minh, đồng thời hoạt động bảo tồn di sản và tham gia vào sinh hoạt kinh tế xã hội của nông thôn
Thông qua hoạt động sản xuất, nông dân đóng góp vào tính thu hút của
môi trường nông thôn đó là cảnh quan được gìn giữ Đối với các người hoạt động đón tiếp ở nông trại, họ đã tham gia vào sự đa dạng hóa cung cấp du lịch Những địa phương có tham vọng phát triển du lịch phải cung cấp được
nhiều kiểu ăn ở và hoạt động đa dạng có thể thu hút các kiêu khách hàng khác
nhau: việc “độc canh” du lịch không thể là giải pháp cho các địa phương Phải
có các làng - nghỉ ngơi, các nhà ở nông thôn, các hiệu ăn, các nông trại-quán ăn, các khách sạn, các nơi cắm trại Các khung cảnh khác nhau của các địa
phương tăng thêm tính đa dạng của du lịch nông thôn
Trang 30- Hiệu ăn nông thôn tổ chức ở một trang trại, nấu các món ăn đặc sản của vùng từ các sản phẩm sản xuất tại chỗ Có những hiệu ăn tổ chức trong
các chuồng cừu, chuồng bò cũ, trang bị lại nhưng có giữ một số quang cảnh
cô truyền
- Nhà bảo tàng nông dân là các nhà nông dân giữ lại các cảnh sản
xuất như một hộ nông dân cô truyền của vùng với các cây trồng, vật nuôi
truyền thống Trong nhà lưu giữ các nông cụ và vật dụng cổ truyền như
một bảo tàng
- Nhà bảo tàng phong tục nông thôn giới thiệu các cách sông, phong tục
cổ truyền nông thôn với quần áo, vật dụng gia đình truyền thống dưới hình thức các viện bảo tàng sống Có thể sản xuất các vật kỷ niệm bán cho khách du lịch
- Các làng nghề có thể tổ chức lưu giữ các hoạt động thủ công nghiệp cổ truyền và sản xuất các mặt hàng truyền thông mang tính kỷ niệm
- Ở các vùng có lễ hội nông thôn, du lịch nông thôn có thê tô chức để đón
khách trong các dịp lễ hội, gắn liền hoạt động lễ hội với hoạt động du lịch
Du lịch và du lịch nông thôn là một hướng để đa dạng hóa hoạt động
kinh tế nông thôn Kinh nghiệm cho thấy du lịch vùng với các hoạt động giải trí, tinh thần và kinh tế có tác dụng tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng thu nhập thuế, cho phép các dân tộc miền núi gìn giữ truyền thống văn hóa của họ
Du lịch nếu không có tổ chức có thể phá hoại môi trường, phá hoại
việc bảo vệ đa dạng sinh học Văn hóa và cách sống truyền thống cũng bị thay
đối, các tệ nạn xã hội cũng tăng lên do hiện đại hóa và ảnh hưởng của du lịch Dụ lịch có các tac dung sau:
i Da dang hóa kinh tế
ii Phân chia thu nhập công bằng hơn
Trang 31v Thúc đây sự tham gia của cộng đồng và sự phát triển bền vững
Muốn xây dựng du lịch bền vững phải có sự tham gia của các thành
phần sau:
- Chính quyền trung ương: xây dựng các chương trình du lịch và điều phối công việc
- Cộng đồng dân cư, bao gồm cả chính quyền địa phương, thực hiện
chương trình du lịch
- Khu vực tư nhân cung cấp dịch vụ du lịch
- Các tổ chức nghiên cứu và quản lý việc bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng
sinh học
- Các tô chức phi chính phủ quốc tế và địa phương - Khách du lịch và các công ty du lịch
Các vùng ở Pháp, các xã gần nhau đang tố chức lại thành các “Xứ”
(Pays) Xứ không phải là một cộng đồng địa phương, không phải là một đơn
vị hành chính mà là một đơn vị kiểu mới nhằm tạo ra một sự năng động và mối quan hệ giữa dân cư trên một lãnh thổ “Xứ là một lãnh thổ có mộ sự gắn
bó địa lý, văn hóa, kinh tế tập hợp các tác nhân địa phương quanh một dự án
chung Nhà nước công nhận xứ và coi đấy là một đơn vị để nhận tài trợ, hỗ trợ Từ 1995-1998 đã tổ chức 115 xứ và từ 2000-2006, Nhà nước sẽ dành 17 tỷ Euro để ký hợp đồng Nhà nước - vùng”
Mục tiêu chính của xứ không phải chỉ là kinh tế mà là xã hội và văn hóa Xứ phải tạo công ăn việc làm cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ
cho nông dân, do đấy không phải chỉ làm nông nghiệp Xứ tổ chức cả du lịch nông thôn, lập các nhà trọ, hiệu ăn nông thôn cho khách du lịch, bảo vệ và khai thác rừng, bảo vệ sông ngòi
b) Mối quan hệ gắn kinh tế nông thôn với du lịch
Trang 32phải đối diện với bẫy nghèo khổ và cần nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài Trong tình hình thiếu liên kết giữa nông thôn và thành thị như phân tích ở trên thì sự liên kết giữa phát triển nông nghiệp và du lịch đường như hé mở một
giải pháp cho vấn đề nâng cao thu nhập cho người dân làm nông nghiệp và giảm
áp lực huỷ hoại môi trường Chưa bàn đến tác động nông nghiệp kết hợp với du lịch tác động lên thu nhập của nhà nông như thế nào, vấn đề này sẽ được đề cập
đến trong phần phân tích số liệu khảo sát ở phần thứ tư của đề tài Chúng ta nhận
thấy rằng việc xúc tiến liên kết giữa hoạt động nông nghiệp với hoạt động du
lịch có những ưu thế rõ ràng so với việc ngồi trông chờ vào sự phát triển thực sự
của công nghiệp tại khu vực nông thôn Những ưu thế đó là:
- Hoạt động du lịch như là một hoạt động kèm thêm, đi cùng với
thành quả hoạt động nông nghiệp của những người làm nông nên họ có
thêm một khoản thu nhập mới và lực chạy theo sản lượng với mọi hình
thức được giảm bớt Người nông dân tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, các
san phẩm mang đậm nét văn hoá dân tộc mình, đối với hoạt động du lịch đây
là các sản phẩm mang tính đặc trưng của vùng miền và cộng đồng dâ tộc tại địa phương nên đáp ứng được nhu cầu và dễ được các du khách chấp nhận nhất
- Thông qua phát triển du lịch, bài toán tiêu thụ sản phẩm đối với người
nông dân trở nên đễ chịu hơn và còn có ưu điểm là không có tốn công vận chuyền, sản phẩm đến trực tiếp với người tiêu dùng Thông qua các hoạt động du lịch nông thôn tạo ra các nông hộ đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp các sản phẩm sạch từ thiên nhiên, tạo ra một vành đai thực phẩm sạch tinh khiết cho địa phương và các khu vực lân cận
- Tài nguyên cho du lịch có sự gần gũi với tài nguyên nông nghiệp và
sản phâm của hoạt động nông nghiệp cũng có thể trở thành tài nguyên và sản
Trang 33động công nghiệp đòi hỏi phải có một cở sở hạ tầng hoàn thiện nhất định và
đòi hỏi những người tham gia hoạt động phải có kỹ năng cụ thể và rõ ràng, việc đưa hoạt động du lịch về nông thôn tương đối thuận lợi hơn Hơn thế, xu
hướng thưởng thức các giá trị do thiên nhiên mang lại đối với người dân
thành thị ngày càng rõ nét Hoạt động thưởng thức các giá trị văn hóa bản địa của từng vùng và quốc gia đối với những người khách quốc tế cũng là một
nhu cầu có thực và nông thôn chính là địa bàn lý tưởng Do vậy, ngành dịch vụ du lịch đáng là một ngành cần phải được quan tâm để thúc đây sự phát triển đời sống kinh tế của người dân nông thôn trong bối cảnh kênh nông
nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn Làm được việc này chính là giải tỏa được
một nguy cơ của sự phát triển không bền vững bắt nguồn từ sự khó khăn trong việc mưu sinh của người lao động nông thôn do thiếu việc làm
Phát triển các địch vụ, du lịch nông thôn là một hoạt động kinh tế dựa
trên những tài nguyên, cảnh quan thiên nhiên sẵn có nên việc môi trường tự
nhiên bị ảnh hưởng, không gian nông thôn bị phá huỷ ở nhiều nơi, mắt đi tính
truyền thống, sinh thái là một hệ luy tất yếu, vì vậy phát triển du lịch nông
thôn cần có những giải pháp nhằm tránh việc làm mất đi lớp phủ sinh thái tự
nhiên và nông nghiệp quý giá hàng triệu năm mới tạo ra được cùng các sản vật vô cùng quý giá cho sức khoẻ cộng đồng dân cư và nguồn thu nhập cho
các hộ dân làm ra các sản vật đó
Du lịch bền vững với vấn đề bảo tồn hệ sinh thái nông nghiệp và đa dạng sinh học Theo nhiều tác giả, chính sách bảo vệ môi trường tốt nhất là đi
từ gốc bao hàm các biện pháp phòng ngừa đài hạn, đòi hỏi phải hạn chế các
phương pháp canh tác dùng nhiều hóa chất và thúc đẩy sự hiểu biết về môi
trường thông qua thông tin tuyên truyền Nhưng những biện pháp đề thực thi
Trang 34như đã nói, họ xem nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguồn an sinh của họ Vấn đề kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của những người nông dân nghèo Người nông dân phải chọn lựa thâm canh (intensification) hoặc quãng
canh (extensifcation) vì hai sự chọn lựa này là dễ dàng nhất đối với họ trong
tình hình hiện nay Đối với người nghèo ở các vùng nông thôn miền núi,
phương thức quảng canh được họ sử dụng rất triệt để và chính phủ đã và đang tốn rất nhiều công sức, tài chính để hạn chế thực tế này (phụ lục 4)
Đối với những người nông dân tương đối có khả năng tài chính và phụ thuộc phần lớn vào công việc nông nghiệp thì phương thức thâm canh được
sự lựa chọn ưu tiên của họ Việc thực hiện xen canh, luân canh, dùng phân xanh, hay nuôi tự do không thỏa mãn được nhu cầu tăng thu nhập của họ
Các phương án này xem ra chỉ có thể thực hiện khi trên cùng mảnh đất nông
nghiệp ấy của họ còn có thể sản sinh ra một khoản lợi nào khác, và kết hợp
với du lịch là giải pháp mong chờ của chúng ta
Việc người dân tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch ở những vùng nông
thôn dưới sự hỗ trợ của chính phủ sẽ mang lại những đóng góp dang ké cho công cuộc phát triển kinh tế nông thôn ở một quốc gia, tăng thu nhập cho nông dan va cai thiện mức sống ở những vùng nông thôn một cách có ý nghĩa
Y nghĩa và vai trò của du lịch nơng thơn rất lớn, ngồi việc được xem như một công cụ tái tổ chức lại khu vực nông thôn, đa dạng hoá thu nhập từ
nông nghiệp, chống đói nghèo, du lịch nông thôn còn có vai trò rất lớn trong việc góp phần phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, phát huy và bảo tồn
các giá trị di sản văn hoá của địa phương, bảo vệ tài nguyên môi trường theo định hướng bên vững
Chính phủ cần phải chỉ đạo và định hướng cho các địa phương khai
Trang 35chính sách Hiện nay việc phát triển các tuor du lịch do cá nhân, tổ chức phát triển khá nhanh như miền trung, các tỉnh phía nam và một số tỉnh phía bắc,
Chính phủ chưa tham gia một cách tích cực vào công việc này, người dân tại các địa phương có lợi thế về du lịch cũng chưa sẵn sàng lắm cho việc phát
triển loại hình du lịch nông thôn ở địa phương Nếu được khai thác triệt đẻ, có
các chính sách phù hợp, lánh đạo địa phương khuyến khích phát huy được loại hình du lịch ở nông thôn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, cụ thể các sản
phẩm nông nghiệp làm ra không còn bó hẹp trong phạm vi của địa phương mà trở thành sản phâm hàng hoá theo hướng thị trường góp phần đáng kể trong
việc tăng thu nhập cho người nông đân, giải quyết được công ăn việc làm kể
cả đời sống vật chất và tinh thần Bên cạnh là các sản phẩm mang tính đặc trưng, mang nét văn hoá riêng sẽ phát triển, sẽ được bảo tồn và phát huy khi du lịch nông thôn phát triển
+ Mới quan hệ gắn kết ngành với sự phát triển nhận thức của người
nông dân vệ phát triển bồn vững
Sự nghèo đói ở các vùng nông thôn của Việt Nam không chỉ đơn thuần là nghèo về thu nhập mà còn là nghèo về năng lực phát triển, phát triển nhận
thức Sự liên hệ giữa trình độ học vấn với tình trạng nghèo khó và trình độ
học vấn có tác dụng càng cao khi người đó sống ở những vùng phát triển hơn
Do vậy, đối với người dân nghèo nông thôn thì trình độ học vấn là một yếu
điểm và mức độ bức thiết của việc nâng cao học vấn so với việc tìm kế sinh
nhai cũng không ngang bằng với người dân thành thị Một điểm cần chú ý
trong số các phát hiện của ông Đỗ Thiên Kính đó là trình độ học vấn cấp hai
cũng không có tác dụng gì nhiều hơn so với cấp một trong cuộc sống, và theo
tac gia thì nội dung chương trình cấp hai chưa gần với cuộc sống thực tế
chính là nguyên nhân của nó Tất cả những yếu tố đó làm cho khả năng phát
Trang 36nhiên của người nông dân nhất là nông dân nghèo thật sự gặp trở ngại Vậy,
thì sự liên kết ngành có thể giúp giải quyết thực trạng này như thế nào? Dễ
nhận thấy nhất là khi nó giải quyết được tính sinh động và tính thiết thực của
hoạt động phát triển ý thức của người dân sống ở vùng nông thôn về môi
trường Có hai hướng tác động chính dựa trên nguyên tắc này của việc liên kết là: (¡) từ lợi ích có được của phát triển du lịch nông thôn, du lịch sẽ tạo động
lực cho người dân hưởng lợi tham gia vào các chương trình và (11) các biện pháp phối hợp chính sách của hai ngành tác động trực tiếp đến những công việc thực tế hằng ngày của người nông dân, làm cho họ dễ tiếp nhận hơn Mô hình
du lịch cộng đồng tại thôn Dõi, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế là
minh chứng xác thực (bản tin thời sự VTV, ngày 28/8/02005) Người dân tham gia trực tiếp vào hoạt động phục vụ du khách và ý thức về giữ gìn môi trường trở nên phát triền
+ Mối quan hệ gắn kết ngành với vấn đề phát huy sự tham gia của cộng đồng nông thôn vào các hoạt động kinh tế - xã hội
Để thực hiện được sự phát triển bền vững trong nông nghiệp cần phải đạt được sự hiệp sức của ba yếu tố: (ï) công nghệ bảo tồn tài nguyên, (ii) những tơ chức bên ngồi và (iii) cộng đồng địa phương Để cộng đồng địa
phương thật sự phát huy vai trò của mình trong việc bảo vệ môi trường thì sự phát triển cộng đồng (phát triển cộng đồng chức năng) phải mang tính nội
sinh Mọi nỗ lực để phát huy sự đóng góp của cộng đồng đối với vấn đề môi trường trường phải xuất phát từ ý chí và quyết tâm của cộng đồng nông thôn
đó, tức là sự tham gia (chứ không phải tham dự) của họ được nhấn mạnh Họ
phải là những con người có khả năng tự lực và trực tiếp thúc đây những hành động của họ, đồng thời phải là những con người đóng góp vào các quyết định của chính cộng đồng của họ
Đứng trên góc độ đó ta thấy việc phát triển du lịch gắn kết với nông
Trang 37cấp dịch vụ sẽ hoàn toàn khác với việc các công ty phát triển du lịch xây dựng
dự án của họ và khi đó thành hiện thực thì diễn ra kết quả là sự di dời dân cư
tại nơi thực hiện dự án đi nơi khác Ở trường hợp thứ hai, rất ít khi nguyên
trạng của môi trường sống tự nhiên được giữ lại Chúng ta cũng dễ nhận thấy
rằng đối với những người đã trả tiền cho các chuyến du lịch thì khoản tiền họ
đã chi cho các công ty tô chức du lịch được hiểu là đã bao gồm sự chỉ tra cho việc bảo vệ môi trường (theo khảo sát tại Nepal) Do vậy, các hoạt động của họ không được kiềm chế, họ chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn tối đa nhu cầu giải trí cho chính mình Việc giám sát xem các tác động của họ tới môi trường của một khu du lịch cũng tỏ ra hạn chế hơn so với việc du khách tự túc và được dân địa
phương phục vụ (thực tế khảo sát đó cho ta thấy khách du lịch tự túc thường
xuyên thuê dân địa phương làm người hướng dẫn) Hơn nữa, thời gian còn cho thấy thời gian để truyền tải các vấn đề có liên quan đến văn hóa và môi trường
sống của địa phương thật sự thuận lợi hơn khi khách du lịch là tự túc do họ thích ở tại nha dan cư trong khu vực và chỉ tiêu cho nhu cầu cá nhân tại những
nơi do người dân trong vùng cung cấp
Như vậy, việc phát triển du lịch liên kết với nông nghiệp - nông thôn mà ở đó người dân là người trực tiếp cung cấp các dịch vụ (nhà trú chân gia đình, làng nhà trú chân phân tán, cắm trại ở nông thôn, cung cấp nhu yếu
phẩm, cung cấp hàng thủ công làm quà lưu niệm ) chính là hành động làm
phát huy sự tham gia của cộng đồng địa phương làm tăng theo ý chí và khả năng đóng góp của người dân vào các vấn đề môi trường của địa phương 2.1.2.2 Nội dụng phát triển kinh tế nông thôn với du lịch
Trong cuộc hội thảo về tam nông diễn ra mới đây tại TP Hồ Chí Minh đã có ý kiến: Nếu mức sống đô thị và nông thôn quá xa, quá khác thì nước ta
Trang 38sinh học là chiếc nôi sống, nơi sinh ra thảm phủ sinh thái tự nhiên cho việc phát
triển và tồn tại bền vững một nền sinh thái nông nghiệp với các sản vật độc đáo
Các sản vật nông nghiệp mang đậm sắc thái tự nhiên của mọi miền đất nếu được hỗ trợ bằng các chính sách đúng đắn, có luật bảo hộ và được ứng dụng khoa học công nghệ phù hợp sẽ tạo ra các sản phẩm hàng hoá lớn mang thương hiệu Việt cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, đó cũng là một lợi thế cạnh tranh
sắc bén cho nước ta trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu nếu chúng ta
biết cách vận dụng và khai thác thế mạnh đó Thêm và đó, sự suy thoái kinh tế
trên thế giới tại thời điểm này càng nêu bật được vị trí quan trọng của các quốc gia có nguồn tài nguyên nông thôn, có thế mạnh về du lịch
Hoạt động du lịch nông thôn, trên thực tế mới chỉ mang lại lợi ích cho
nhà nước và khu vực tư nhân, còn những người dân sống ở vùng nông thôn - người đưa di sản sinh thái và văn hoá của mình tham gia vào hoạt động du
lịch thì lại thu được rất ít từ những hoạt động này Một số nơi người dân nông
thôn cũng đã liên kết với các công ty lữ hành tổ chức một số loại hình du lịch
ở vùng nông thôn như tham quan các điểm du lịch, các miệt vườn, các làng nghề truyền thống, các lễ hội mang đậm nét văn hoá của người dân bản địa chính các hoạt động này đã giúp tăng nguồn thu, góp phan giải quyết lao động và việc làm cho người dân nông thôn Tuy có sự quan tâm của các cơ quan
ban ngành hữu quan nhưng các hoạt động du lịch kể trên vẫn mang tính tự phát, người dân tham gia vào hoạt động này bị lệ thuộc hồn tồn vào các
cơng ty lữ hành, hiệu quả kinh tế không cao và thiếu tính bền vững Việc cần
thiết phải có một giải pháp cho vấn đề này đang là đòi hỏi bức bách của toàn
ngành kinh tế
Điều này cần mang tính cách mạng triệt để với ý nghĩa nông dân được nhận lợi ích đích thực trên chính sản phẩm mà họ làm ra chứ không phải dành
Trang 39thành những người lính được tổ chức và trang bị kiến thức hoạt động trên
thương trường sao cho có hiệu quả cao nhất, đây không những là trách nhiệm
mà còn được coi là một trong những quốc sách trước một giai đoạn phát triển mới của đất nước nông ghiệp như Việt Nam - Phát triển kinh tế nông thôn gắn
liền với du lịch
Du lịch nông nghiệp còn là một hình thức phát triển mối giao hoà về
mặt tự nhiên, văn hoá và con người giữa đô thị và nông thôn thông qua việc
đến ở hoặc tham quan có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương tại từng gia đình nông hộ, trang trại hoặc các di sản văn hoá Với các thực tế như trên, mô hình du lịch gắn với phát triển nông thôn rất nên được nghiên
cứu tiến hành ở nước ta với việc xây dựng các chinh sách vĩ mô và ban hành
luật định cụ thể trong việc thực hiện như một sự hỗ trợ tích cực của các tầng lớp dân cư đô thị với sự phát triển bộ mặt nông thôn và tiêu thụ sản phẩm
Cần phải có bản quy hoạch về các phân khu chức năng dựa trên sự phân tích
cơ bản về nguồn lực, tiềm năng của từng khu vực nông thôn, trong đó ưu tiên
hàng đầu cho tài nguyên sinh thái Chính các thị dân nông hộ đóng vai trò quan trọng cho việc cung cấp các sản phẩm sạch từ thiên nhiên góp phần phát
triển một đất nước văn minh, biết tôn trọng thiên nhiên Tại Việt Nam đã có một số địa phương có các hoạt động du lịch như tại Sa Pa, Khánh Hoà, Đăk Lăk, và một số tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên cho đến nay, các hoạt động này vẫn được coi là những hoạt động lẻ tẻ, và ngành du lịch vẫn
Trang 402.2 Cơ sở thực tiễn cúa đề tài
2.2.1 Tổng quan tài liệu về phát triển kinh tế nông thôn và du lịch ở các nước
2.2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế và du lịch ở các nước
%* Ở Pháp
Ở Pháp có nhiều mạng lưới du lịch nông thôn như Mạng lưới “Nhà ở
nước Pháp” (Gites de France), Mạng lưới “Đón tiếp nông dan” (Acceuil
paysan), “Chao đón ở nông trại” (Bienvenue à la ferme)
Các mạng lưới du lịch “Nhà ở nước Pháp”, “Đón tiếp nông dân”,
“Chào đón ở nông trại” là mạng lưới khắp nước Pháp của các nhà nông dân
được sửa chữa lại để đón khách du lịch Đây không phải là các nhà mới xây dựng với tiện nghi hiện đại mà là các nhà cổ truyền có ngăn các phòng cho
khách ở với các tiện nghi vệ sinh tối thiểu Các nhà phải giữ được phong cách
địa phương
Nông dân nào muốn tham gia vào mạng lưới du lịch nông thôn phải sửa
chữa nhà cửa của mình cho hợp với tiêu chuẩn của hệ thống du lịch Các
mạng lưới này mở lớp huấn luyện về địch vụ đu lịch, kiểm tra và xếp hạng các nhà nông dân theo tiêu chuẩn du lịch từ I đến 5 sao và quy định giá thuê
Các mạng lưới này phát hành các sách hướng dẫn du lịch để thông tin cho khách hàng
Có nhiều loại cơ sở khác nhau Khách hàng đến ở nhà nông dân, cùng
sinh hoạt và làm việc với họ, tham gia các hoạt động văn hóa và đi thăm các
thắng cảnh trong vùng Có các loại hình sau đây:
- Nhà khách: tiếp khách như “bạn” của gia đình, có phòng ngủ, bàn ăn với món ăn cổ truyền
- Nhà đón tiếp trẻ em: đón từng nhóm khoảng 10 trẻ em thành thị muốn