56 Tổ chức công tác Kế toán ở đơn vị HCSN (trường Tiểu học Trần Phú)
LỜI NÓI ĐẦU Tất cả chúng ta ai cũng biết rằng công tác kế toán là một bộ phận tối quan trọng, không thể thiếu ở bất kì một công ty, một doanh nghiệp sản xuất nào. Vì công tác kế toán phản ánh hoạt động thu chi tài chính của mỗi đơn vị, góp phần quyết định sự tồn tại, phát triển hay phá sản của đơn vị. Chỉ cần nhìn vào số liệu trên sổ sách kế toán ta sẽ biết được thực trạng của công ty (doanh nghiệp) là làm ăn thua lỗ hay trên đà hưng thịnh. Đó là kế toán của ngành sản xuất, còn đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) thì sao?. Tuy những đơn vị này không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng công tác kế toán cũng giữ một vị trí rất quan trọng. Bởi vì đặc trưng cơ bản của các đơn vị HCSN là được trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh phí từ ngân quỹ nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp. Kế toán HCSN là công cụ quản lý, là một bộ phận cấu thành hệ thống kế toán Nhà nước. Có chức năng thu thập, xử lý, cung cấp thông tin về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí, quỹ, tài sản công ở các đơn vị thụ hưởng ngân quỹ Nhà nước, ngân quỹ công cộng. Thông qua đó thủ trưởng các đơn vị HCSN nắm được tình hình hoạt động của tổ chức mình, phát huy mặt tích cực, ngăn chặn kịp thời các khuyết điểm. Các cơ quan chức năng của Nhà nước kiểm soát, đánh giá được chính xác, hiệu quả của việc sử dụng công quỹ. Để giúp các đơn vị quản lý tốt nguồn kinh phí được ngân sách Nhà nước cấp phát, giúp các cơ quan kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ chi tiêu, ngăn chặn sự tham nhũng, lãng phí trong chi tiêu, đảm bảo cho việc chi tiêu đúng mục đích, tiết kiệm kinh phí, thì một trong những biện pháp phải làm là phải bao quát được các nội dung hoạt động dễ làm, dễ hiểu, dễ kiểm tra, kiểm soát. Trường Tiểu học Trần Phú là đơn vị sự nghiệp thụ hưởng ngân sách Nhà nước, cũng đã sử dụng Kế toán như một công cụ đắc lực trong công việc hạch 1 toán và quản lý chi tiêu tại trường. Qua thời gian thực tập tại Phòng Tài chính Kế toán của trường, được tiếp cận làm quen với từng khâu của công tác kế toán từ : Lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán. Đã giúp em nhận thức rõ, sâu về tính chất tổng hợp của kế toán HCSN. Vì vậy em đã chọn chuyên đề “Kế toán tổng hợp” làm đề tài chi báo cáo thực tập tốt nghiệp. Nhờ có sự hướng dẫn tận tình cảu các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán và sự giúo đỡ tận tình của cán bộ kế toán tại đơn vị thực tập nhưng do năng lực và khả năng tiếp nhận còn yếu kém nên chắc rằng bản báo cáo này không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, mong các thầy cô giáo cùng bạn đọc cho những ý kiến đóng góp để bản báo cáo tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Để đáp ứng yêu cầu mà đề tài này đặt ra, kết cấu của Báo cáo thực tập được trình bày qua 03 phần : Phần I : Giới thiệu về Trường Tiểu học Trần Phú. Phần II : Tổ chức công tác kế toán ở Trường Tiểu học Trần Phú. Phần III : Một số kết luận rút ra sau quá trình thực tập tại Trường. 2 PHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ I/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN – NHIỆM VỤ CỦA ĐƠN VỊ. I.1/ Quá trình hình thành và phát triển. I.1.1/ Giai đoạn 1955 – 1980 Trường được thành lập vào năm 1955 với tổng diện tích mặt bằng 7.395 m2, sân chơi, bãi tập khoảng 2.000 m2, với tên gọi Trường Tiểu học Trần Phú. Trường được xây dựng trên địa bàn xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, Hà Nội (nay thuộc phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Trường gồm 04 khối lớp hệ 09 năm : khối lớp 1, khối lớp 2, khối lớp 3, khối lớp 4 I.1.2/ Giai đoạn 1980 –1983 Trường sát nhập với Trường cấp II Trần Phú lấy tên là Trường Tiểu học Trung học cơ sở Trần Phú, và phát triển lên thành 5 khối lớp, hệ 10 năm, 12 năm : khối lớp 1, khối lớp 2, khối lớp 3, khối lớp 4, khối lớp 5. I.1.3/ Giai đoạn 1983 – 2004 Trường tiểu học Trung học cơ sở Trần Phú lại tách riêng thành 02 Trường : Trường Tiểu học Trần Phú và Trường THCS Trần Phú. Trường tiểu học vẫn giữ nguyên 05 khối lớp hệ 12 năm. I.2/ Nhiệm vụ của Trường I.2.1/ Thực hiện chương trình : Dạy đủ 09 môn và đúng chương trình do Bộ quy định, tổ chức học môn tự chọn Anh văn. Tổ chức học 02 buổi 01 ngày trong toàn trường. Thực hiện tốt hướng dẫn chỉ đạo của các cấp chuyên môn với loại hình 02 buổi/ ngày. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhân các ngày lễ, tổ chức tham quan để giáo dục toàn diện. 3 Kết hợp với các lực lượng để giáo dục rèn luyện đạo đức cho các em ở Trường và ở gia đình. I.2.2/ Đổi mới phương pháp dạy học. Trường đã chỉ đạo áp dụng phương pháp dạy học ở 09 môn học mới đạt kết quả tốt. Giáo viên đã từng bước nâng cao chất lượng dạy học. Hàng năm 100% giáo viên tổng kết việc áp dụng phương pháp dạy học mới bằng văn bản ( viết kinh nghiệm ) Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Tỷ lệ lưu ban dưới 1% Huy động trẻ 06 tuổi lớp đạt 100%, duy trì sĩ số tốt, không có học sinh bỏ học giữa chừng. I.2.3/ Hoạt động chuyên môn. Các khối chuyên môn sinh hoạt có nề nếp, qua sinh hoạt chuyên môn giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Các giáo viên chủ động dự giờ đồng nghiệp. Ban giám hiệu đã dự giờ kiểm tra hoạt động dạy của tất cả các giáo viên. Kiểm tra việc soạn giáo án, hồ sơ chuyên môn. Mỗi tháng kiểm tra sổ điểm 01 lần, sau mỗi lần kiểm tra Ban giám hiệu công khai việc xếp loại, đánh giá để giáo viên phát huy mặt mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế. Phong trào sử dụng đồ dùng, dụng cụ dạy học đạt kết quả cao. * Trong phong trào thi đua, phấn đấu và xây dựng, nhà trường đã đạt được nhiều thành tích. Liên tục từ năm học 1984 – 1985 đến nay đạt danh hiệu trường tiên tiến. Năm học 1998 – 1999 đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc, Trường đã được công nhận hoàn thành phổ cập từ 10 năm nay. Trường kết hợp với nhân dân, phụ huynh học sinh và các đoàn thể trong xã hội thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục có chất lượng va đạt nhiều kết quả cao. Khung cảnh sư phạm và các phong học đều sạch đẹp khang trang. 4 * Nhà trường có đội ngũ giáo viên kiên định về lập trường chính trị, vững vàng về chuyên môn, nhiệt tình trong công tác : - Tổng số cán bộ giáo viên, công nhân viên : 21 đồng chí - Tổng số lớp là : 15 - Số giáo viên trực tiếp đứng lớp là : 18 đồng chí - Trình độ đào tạo của giáo viên : + Đạt trình độ chuẩn 18/18 đồng chí = 100% + Đạt trên chuẩn 7/18 đồng chí = 38% ( Cao đẳng sư phạm ) + Đạt chuẩn 11/18 đồng chí = 62% ( Trung học sư phạm ) Tham gia bồi dưỡng thường xuyên hàng năm đạt yêu cầu 18/18 giáo viên, hiện có 03 giáo viên đang học Đại học hàm thụ khoa tiểu học và 04 giáo viên đang học Cao đẳng sư phạm, 03 đồng chí học bồi dưỡng cán bộ quản lý. Trường trở thành trường điểm của cấp Tiểu học quận Hoàng Mai. Năm học 2000 – 2001 Trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia. 5 II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ. II.1/ Giai đoạn từ 1955 – 1983. Trong giai đoạn này nhà trường chịu sự quản lý trực tiếp của Phòng giáo dục về mọi mặt như chuyên môn, tài chính, nhân sự …. Trên phòng giáo dục là UBND huyện Thanh Trì. Điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu mọi trách nhiệm với Phòng giáo dục và UBND huyện là Ban giám hiệu gồm có 01 Hiệu trưởng và 01 Hiệu phó. Cùng sự quản lý của Ban giám hiệu còn có các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, chi đoàn, liên đội TNTP. 6 UBND Quận Phòng giáo dục Trường Tiểu học Trần Phú Công đo nà Ban giám hiệu Chi đo nà Liên đội TNTP Tổ công đo nà Tổ chuyên môn Phân đo nà Chi đội TNTP Khối chuyên môn Dưới Công đoàn, chi đoàn, liên đội TNTP còn có các tổ công đoàn, các tổ chuyên môn, phân đoàn và các chi đội. Dưới tổ chuyên môn là khối chuyên môn II.2/ Giai đoạn 1983 – 2003 So với giai đoạn 1955 – 1983, giai đoạn này có sự thay đổi về đối tượng quản lý. Nhà trường chịu sự quản lý trực tiếp từ UBND quận và Phòng giáo dục đào tạo. Như vậy đơn vị chủ quản của nhà trường vẫn không có gì thay đổi. * Ban giám hiệu. 7 UBND Quận Phòng GD-ĐT Trường Tiểu học Trần Phú Công đo nà Tổ công đo nà Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Chi đo nà Liên đội TNTP Phân đo nà Chi đội TNTP Khối chuyên môn + Hiệu trưởng : Trình độ đào tạo : Trung học sư phạm, sơ cấp chính trị, đã qua lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Có khả năng tổ chức, thực hiện mục tiêu giáo dục, chủ động trong công tác và có năng lực quản lý nhà trường. Nắm vững nội dung chính trị, kế hoạch dạy học, tổ chức thực hiện có hiệu quả + Hiệu phó : Trình độ đào tạo : Cao đẳng sư phạm, đã qua lớp bồi dưỡng xán bộ quản lý giáo dục, có năng lực sư phạm, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn. Ban giám hiệu làm việc đúng chức năng, quyền hạn, đúng chế độ và đảm bảo tính dân chủ trong công tác. * Hội đồng sư phạm và các đoàn thể + Chi bộ : Là chi bộ ghép cới Trường THCS, trường có 04 đảng viên, các đồng chí đảng viên đã gương mẫu, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Chi bộ là nòng cốt trong phong trào dạy học của nhà trường, nhiều năm đạt danh hiệu Chi bộ vững mạnh xuất sắc. + Hội đồng sư phạm : Có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, luôn phấn đấu và đạt kết quả cao trong việc thực hiên mục tiêu giáo dục. Có ý thức tổ chức kỉ luật, hăng say công tác, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng Hội đồng sư phạm thành một khối đoàn kết thống nhất. + Công đoàn : Động viên đoàn viên hăng hái trong các phong trào thi đua, chấp hành nghiêm về quy chế chuyên môn. Phát huy đân chủ trong công việc, kết hợp với nhà trường để hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều năm liên tục hược công nhận là Công đòan vững mạnh xuất sắc. 8 + Chi đồn : Tổng số 04 đồn viên, có tưởng quan điểm vững vàng an tâm cơng tác, phát huy vai trò “ đầu tầu “ trong các phong trào thi đua. + Liên đội thiếu niên tiền phong : Được các em học sinh tham gia hăng hái nhiệt tình, khơi dậy nhiều phong trào thi đua trong học tập và trong sinh hoạt giữa các chi đội. III/ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH KẾ TỐN. - Giai đoạn 1955 – 1983, Phòng giáo dục là chủ tài khoản. Mọi hoạt động về thu, chi tiền đều thơng qua Phòng giáo dục. - Sau năm 1983 đến nay, thì nhà trường là đơn vị có tài khoản riêng.Phòng tài chính trực tiếp chỉ đạo về thu, chi và các hoạt động tài chính khác. - Các nguồn thu phát sinh trong trường gồm : + NSNN cấp. + Thu quỹ xây dựng cơ sở vật chất ( 1 lần/ năm ) + Thu quỹ hỗ trợ giáo dục. + Thu quỹ học 2 buổi/ngày. -Các khoản chi phát sinh: Chi lương, phụ cấp lương, chi nghiệp vụ, chi chun mơn, xây dựng và các khoản chi khác…. Đối với Trường Tiểu học theo quy định chỉ có 01 kế tốn và 01 thủ quỹ, vì vậy ở bộ phậntài chính kế tốn của trường tiểu học Trần Phú cũng chỉ có 01 nhân viên kế tốn và 01 thủ quỹ do giáo viên kiêm nhiệm. Hình thức kế tốn đơn vị áp dụng : Chứng từ ghi sổ. 9 PHẦN II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ A/ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP I/ Khái niệm, nhiệm vụ kế toán hành chính sự nghiệp. I.1/ Khái niệm. Kế toán hành chính sự nghiệp là công việc tổ chức hệ thống thông tin bằng số liệu để quản lý và kiểm soát nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản công, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước ở đơn vị. I.2. Nhiệm vụ : Thu thập phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, sử dụng các khoản thu phát sinh ở đơn vị. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình dự toán thu, chi, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. Kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản công ở đơn vị. Kiểm tra tình hình chấp hành kỉ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỉ luật thanh toán và các chế độ chính sách của Nhà nước. 10 [...]... chính của đơn vị Tổ chức công tác kế toán gon nhẹ, tiết kiệm và có hiệu quả I.4/ Nội dung công tác kế toán hành chính sự nghiệp - Kế toán vốn bằng tiền - Kế toán vật tư, tài sản - Kế toán thanh toán - Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ - Kế toán các khoản thu ngân sách - Kế toán các khoản chi ngân sách - Lập báo cáo tài chính và phân tích quyết toán của đơn vị II./ Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành... phòng kế toán đơn vị dự toán cấp trên Kế toán vốn bằng tiền Kế toán vật tư TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán nguồn kinh phí, kế toán các khoản chi Bộ phận kế toán tổng hợp, lập Phụ trách kế toán của các đơn vị dự toán cấp dưới Phân chia các công việc theo từng phần hành kế toán B/ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN THU, CHI NĂM: I/ LẬP DỰ TOÁN NĂM: Để quản lý một cách có hiệu quả các khoản chi tiêu của đơn vị, cũng... phòng kế toán đơn vị Kế toán vốn bằng tiền Kế toán vật tư TSCĐ Kế toán nguồn kinh phí Bộ phận kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính Bộ phận kế toán các khoản chi Các nhân viên kế toán ở các bộ phận trực thuộc Tuỳ theo quy mô của đơn vị lớn hay nhỏ, khối lượng thông tin thu nhận, xử lý nhiều hay ít mà tổ chức các bộ phận của phòng kế toán phù hợp ở những ngành, cơ quan có đơn vị dự toán. .. được tổ chức theo ngành dọc phù hợp với từng cấp ngân sách cụ thể: đơn vị dự toán cấp 1 là kế toán cấp 1, đơn vị dự toán cấp 2 là kế toán cấp 2, đơn vị dự toán cấp 3 là kế toán cấp 3 Đối với các đơn vị dự toán chỉ có 1 cấp thì cấp này phải làm nhiệm vụ kế toán của cấp 1 và cấp 3 Khi đó bộ máy kế toán của đơn vị được tổ chức gồm 1 21 phòng kế toán với các bộ phận cơ cấu phù hợp với các khâu công việc,... liệu kế toán từ các 22 phòng kế toán của đơn vị cấp dưới gửi lên, lập báo cáo tài chính, hướng dẫn, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong đơn vị và các đơn vị trực thuộc Các phòng kế toán của các đơn vị dự toán cấp dưới gồm các bộ phận cơ cấu phù hợp thực hiện công tác kế toán thuộc phạm vi hoạt động của đơn vị dự toán cấp dưới Bộ máy kế toán trong các ngành này được thể hiện qua sơ đồ sau : Trưởng... máy kế toán của ngành được tổ chức gồm một phòng kế toán của đơn vị dự toán cấp 1 và các phòng kế toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc ( cấp 2, cấp 3 ) Phòng kế toán đơn vị dự toán cấp trên ( cấp 1 là cấp trên của cấp 2 hoặc cấp 3 trực thuộc, và cấp 2 là cấp trực thuộc cấp 1 nhưng cấp trên của cấp 3 ) thực hiện hạch toán kế toán các hoạt động kế toán tài chính phát sinh tại đơn vị , tổng... theo những loại hình tổ chức công tác kế toán khác nhau mà đơn vị đã lựa chọn Ở các đơn vị hành chính sự nghiệp bộ máy hoạt động được tổ chức theo ngành phù hợp với từng cấp chính quyền, từng cấp ngân sách Trong từng ngành các đơn vị hành chính sự nghiệp được chia thành 3 cấp: đơn vị dự toán cấp 1, đơn vị dự toán cấp 2, đơn vị dự toán cấp 3 Nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp... quan tài chính mà bản thân đơn vị phải tự tổ chức kiểm tra công tác kế toán của mình Công việc kiểm tra kế toán phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đơn vị kế toán cấp trên và cơ quan tài chính, ít nhất mỗi năm 1 lần phải thực hiện kiểm tra kế toán khi xét duyệt quyết toán năm cho các đơn vị Nội dung kiểm tra kế toán là kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính,... chính, kế toán và thu, nộp ngân sách Thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán phải chấp hành lệnh kiểm tra kế toán của đơn vị kế toán cấp trên và có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu cần thiết cho công tác kiểm tra kế toán được thuận lợi II.6/ Tổ chức kiểm kê tài sản: Kiểm kê tài sản là 1 phương pháp xác định tại chỗ số thực có về tài sản vật tư, tiền quỹ, công nợ của đơn vị tại... trưởng đơn vị về nhiệm vụ công tác của đơn vị trong năm kế hoạch - Trưng cầu ý kiến của các phòng, ban, tổ công tác để nắm được nhu cầu chi tiêu cần thiết của các bộ phận đó trong năm kế hoạch - Đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi của năm trước - Tính toán sơ bộ nhu cầu chi tiêu của đơn vị trong năm kế hoạch Bước II : Lập dự toán - Thông qua thủ trưởng đơn vị, giao trách nhiệm cho các tổ công tác, . kế toán của đơn vị kế toán cấp trên và cơ quan tài chính mà bản thân đơn vị phải tự tổ chức kiểm tra công tác kế toán của mình. Công việc kiểm tra kế toán. chính, kế toán và thu, nộp ngân sách. Thủ trưởng đơn vị và kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán phải chấp hành lệnh kiểm tra kế toán của đơn vị kế toán