Nguyên tắc hạch toán và quản lý quỹ tiền mặt :

Một phần của tài liệu 56 Tổ chức công tác Kế toán ở đơn vị HCSN (trường Tiểu học Trần Phú) (Trang 29 - 30)

II/ LẬP DỰ TOÁN THU,CHI QUÍ :

I.1.1/ Nguyên tắc hạch toán và quản lý quỹ tiền mặt :

Trong các đơn vị hành chính sự nghiệp đều có một số tiền mặt nhất định tại quỹ để phục vụ cho hoạt động thường xuyên của đơn vị

Số tiền thường xuyên có tại quỹ được ấn định một mức hợp lý nhất định, mức này tuỳ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động của từng đơn vị và được ngân hàng, kho bạc Nhà nước thoả thuận, đơn vị phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chế độ quản lý tiền mặt hiện hành.

Hàng quý, căn cứ vào nhiệm vụ thực hiện dự toán, nhu cầu chi tiền mặt, đơn vị lập kế hoạch tiền mặt gửi ngân hàng, kho bạc Nhà nước để thoả thuận số tiền được rút hoặc được để lại từ các khoản thu ( nếu có ) để chi tiêu.

Để quản lý và hạch toán chính xác tiền mặt, tiền mặt của đơn vị được tập chung bảo quản tại quỹ của đơn vị, mọi nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi tiền mặt do thủ quỹ chịu trách nhiệm thực hiện.

Thủ quỹ do thủ trưởng đơn vị chỉ định và chịu trách nhiệm giữ quỹ, không được nhờ người làm thay mình. Nghiêm cấm thủ quỹ trực tiếp mua, bán hàng hoá, vật tư hay kiêm nhiệm tiếp liệu, công việc kế toán.

Kế toán phải thường xuyên kiểm tra quỹ tiền mặt, các khoản thu, chi tiêng mặt phải có chứng từ hợp lệ. Cuối ngày căn cứ vào chứng từ thu, chi tiền mặt để ghi vào sổ quỹ tiền mặt.

Kế toán quỹ tiền mặt phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác số hiện có, tình hình biến động các loại tìên phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị, luôn đảm bảo khớp đúng giữa giá trị trên sổ kế toán và sổ quỹ tìên mặt. Mọi chênh lệch phát sinh phải tìm hiểu, xác định nguyên nhân báo cáo lãnh đạo, kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

Một phần của tài liệu 56 Tổ chức công tác Kế toán ở đơn vị HCSN (trường Tiểu học Trần Phú) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w