PHẦN III KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu 56 Tổ chức công tác Kế toán ở đơn vị HCSN (trường Tiểu học Trần Phú) (Trang 103 - 108)

VII/ LẬP SỔ CÁI TÀI KHOẢN CÓ LIÊN QUAN VII.1/ TK : 466 – Nguồn kinh phí hình thành TSCĐ

PHẦN III KẾT LUẬN

Khác với các đơn vị sản xuất kinh doanh, hoạt động chi tiêu tài chính gắn liền, trực tiếp và phụ thuộc vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu hồi vốn, lãi của chính mỗi đơn vị, doanh nghiệp. Còn các đơn vị hành chính sự nghiệp với đặc trưng cơ bản là được trang trải các khoản chi phí hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh phí từ ngân quỹ Nhà nước hoặc từ quỹ công. Nên việc hạch toán và chi tiêu ở đơn vị sự nghiệp đòi hỏi phải có sự hợp lý và đôn chính xác cao. Để đảm bảo cho việc chi tiêu đủ, đúng mục đích, tiết kiệm, ngăn chặn sự tham nhũng lãng phí, thiếu hụt trong chi tiêu thì ngay từ công tác lập dự toán ta cần phải có sự bao quát sâu, rộng với độ chính xác cao. Chính vì các đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị Thụ hưởng ngân quỹ Nhà nước kiểm tra, đánh giá được chính xác, hiệu quả của việc sử dụng công quỹ thì kế toán tổng hợp là bộ phận không thể thiếu trong mỗi đơn vị. Nó mang tính chất tổng hợp vì do tính chất của đơn vị hành chính sự nghiệp nên mối phần hành kế toán tuy không tính toán nhiều cũng kko phát sinh nhiều nghiệp vụ như kế toán bên đơn vị doanh nghiệp sản xuất ( từng bộ phận kế toán có thể hoạt động độc lập, riêng rẽ ) nhưng nó lạo có sự phức tạp và liên quan đến nhau, đặc biệt nó luôn gắn với bước đầu tiên của công tác kế toán hành chính sự nghiệp đó là công tác lập dự toán .

Thực tế qua số liệu trên bảng cân đối tài khoản quý I năm 2004 của Trường Tiểu học Trần Phú ta có thể đưa ra một số đánh giá sau :

- Đối với tình hình dự trữ vật liệu, dụng cụ

Số vật liệu, dụng cụ trong kho còn được sử dụng = 12,032,230/ 1,096,287= 10 tháng

Qua số liệu phân tích trên cho thấy việc sử dụng đồ dùng, dụng cụ ở đơn vị là quá lớn so với tiêu chuẩn. Để khắc phục tình trạng gây lãng phí vốn cho ngân sách Nhà nước ( vì dự trữ nhiều đồ dùng, dụng cụ ) đơn vị cần phải xây dựng định mức sử dụng vật tư phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

- Đối với kế toán TSCĐ : Thường là cuối năm kế toán đơn vị mới tính hao mòn TSCĐ, kế toán không tính sau mỗi quý. Điều này tuy chưa đúng với chế độ tài chính nhưng lại hợp lý với thực tế vì trường là đơn vị sự nghiệp với quy mô nhỏ không phải là đơn vị sự nghiệp có hoạt động kinh doanh nên việc đầu tư tài sản còn hạn chế.

- Đối với kế toán tạm ứng : Việc thu hồi tiền tạm ứng của đơn vị là kịp thời ( số dư bên Nợ là 0) đúng với chế độ tài chính quy định.

- Đối với kế toán thanh toán : Khoản tiền lương, phụ cấp lương và trích nộp BHXH, BHYT đơn vị đã thực hiện sòng phẳng, đảm bảo đúng chế độ thanh toán cho từng cá nhân trong đơn vị. Thực hiện đúng chế độ tài chính quy định.

- Đối với kế toán tài khoản 342 : Việc thu hồi các khoản nợ trong nội bộ, đơn vị thực hiện chưa nghiêm, đơn vị cần có biện pháp thu hồi nguồn nợ kịp thời, tránh tình trạng bị chiếm dụng quỹ.

- Đối với kế toán tài khoản 511 : Các khoản thu phát sinh ở đơn vị đã bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt động. Kế toán đơn vị đã xử lý kịp thời, thực hiện đúng chế độ tài chính quy định.

Việc thực hiện chế độ tài chính trong quý I năm 2004 của được là nghiêm túc vì tài khoản 461 dư Có cuối kì lớn hơn tài khoản 661 dư Nợ cuối lì.

Là một học sinh hiểu biết về công tác kế toán chỉ dựa trên những kiến thức đã học, kinh nghiệm thực tế còn chưa có, em nhận thấy mặc dù trong việc quản lý tài chính của đơn vị có những ưu, nhược điểm khác nhau, nhưng nhìn

chung công tác kế toán tại trường Tiểu học Trần Phú được thực hiện rất tốt, trình tự tiến hành theo đúng quy định của chế độ kế toán. Tuy nhiên còn có một số sai phạm nhỏ về phương pháp ghi sổ mà kế toán đơn vị mắc phải như : để thuận tiện cho việc định khoản, kế toán đơn vị áp dụng cả 2 hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ và Nhật ký chung vào công tán kế toán tại đơn vị mà theo quy định, mỗi đơn vị chỉ được áp dụng một trong ba hình thức ghi sổ kế toán là Chứng từ ghi sổ, Nhật kí chung và Nhật kí – Sổ cái.

Qua thời gian thực tập, được làm việc trực tiếp với giấy tờ, sổ sách thực tế tại đơn vị cùng với những kiến trức đã học em nhận thấy giữa lý thuyết và thực tế luôn có một khoảng cách, do đó trong bản báo cáo này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và bạn đọc để bản báo cáo này được hoàn thiện hơn.

Qua đây em xin bày tỏ long biết ơn các thầy cô giáo và những người đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập tôt nghiệp này.

MỤC LỤC Lời nói đầu

Phần I : Giới thiệu về trường Tiểu học Trần Phú I/ Quá trình hình thành

II/ Đặc điểm tổ chức

III/ Tổ chức bộ máy Tài chính kế toán

Phần II : Tổ chức công tác kế toán ở Trường Tiểu học Trần Phú A/ Các vấn đề chung về kế toán

I/ Khái niệm, nhiệm vụ kế toán hành chính sự nghiệp

II/ Tổ chức công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp III/ Tổ chức bộ máy kế toán

B/ Công tác lập dự toán thu – chi năm I/ Dự toán năm

II/ Dự toán quý

C/ Nội dung các phần hành kế toán I/ Kế toán vốn bằng tiền

II/ Kế toán vật tư tài sản III/ Kế toán thanh toán IV/ Kế toán nguồn kinh phí

VI/ Kế toán các khoản chi ngân sách VII/ Kế toán một số tài khoản có liên quan

Một phần của tài liệu 56 Tổ chức công tác Kế toán ở đơn vị HCSN (trường Tiểu học Trần Phú) (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w