1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

y học gia đình - Chương 2: Vòng đời người: mối liên quan trong chǎm sóc sức khỏe ppt

20 898 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 257,14 KB

Nội dung

Chương 2: Vòng đời người: mối liên quan trong chǎm sóc sức khỏe Philip.D.Sloane và Peter Curtis Tất cả các bác sĩ gia đình và các bác sĩ đa khoa khác nên là những người nghiên cứu sự p

Trang 1

Chương 2: Vòng đời người: mối liên quan trong

chǎm sóc sức khỏe

Philip.D.Sloane và Peter Curtis

Tất cả các bác sĩ gia đình và các bác sĩ đa khoa khác nên là những người nghiên

cứu sự phát triển của người Sự hiểu biết về những thách thức của từng giai đoạn

sống và sự tác động của các sự kiện trong đời sống lên sức khỏe thể chất và tâm lý

sẽ làm tǎng khả nǎng của người thầy thuốc để giúp bệnh nhân Sự hiểu biết của chúng ta về vòng đời người có chiều hướng gia tǎng với kinh nghiệm bởi vì bản thân cuộc sống là người thầy lớn nhất Nhưng người học viên nhạy cảm và quan tâm lại có thể thu nhận được những điều sâu sắc ngoài kinh nghiệm sống của chính mình thông qua mối quan hệ với gia đình, bởi sự hiểu biết về đời sống và gia đình của các đồng nghiệp, người bệnh, sinh viên, người đồng cảnh, và thông qua nghệ thuật (đọc sách, xem chiếu bóng, coi vô tuyến truyền hình )

Phạm vi của sự phát triển con người thì rộng Sự đa dạng của các lĩnh vực khoa học đã đóng góp cho sự hiểu biết của chúng ta về lĩnh vực này, sự đóng góp lớn nhất có lẽ từ tâm lý học, từ phát triển của trẻ em, của lão khoa cũng như của y học Chính do có cuộc cách mạng trong khoa học - kỹ thuật nên sự hiểu biết của chúng

ta, viễn cảnh của sự giao tiếp, hành vi, cách sống và các mối quan hệ đã thay đổi nhiều kể từ công trình mở đường của Freud và các người cùng thời Chương này chỉ cung cấp phần giới thiệu tóm tắt vài vấn đề quan trọng trong y học gia đình Chương 3, 9, 10, 14, 15, 16 và 18 cung cấp những bổ sung chi tiết

Trường hợp ví dụ

Bà A.G 29 tuổi đến khám vì bị "cảm lạnh" Bà ta kể rằng bà đã bị 4 lần nhiễm trùng đường hô hấp trên trong vòng 6 tháng qua Bà đã xây dựng gia đình được 6

Trang 2

nǎm và đã có hai con 2 và 4 tuổi Nguyên là người phụ tá, hiện nay bà ở nhà với các con và để tǎng thêm thu nhập cho gia đình bà trông thêm ba đứa trẻ

Câu hỏi nghiên cứu

Những stress nào trong đời sống làm cơ sở cho quyết định của bà A.G đi khám bệnh vì bị "lạnh"?

Trường hợp thảo luận

Trong những cuộc gặp chǎm sóc sức khỏe ban đầu, lời kể bệnh thường không phản ánh được tình trạng hệ trọng của bệnh Vấn đề "lý do thực tế để đi khám bệnh" thường bao gồm những vấn đề của sự phát triển của cá nhân người bệnh hoặc của những mối liên quan giữa các hệ thống xã hội và gia đình, ở đó người bệnh sinh sống

Bố mẹ của những đứa trẻ thường phát hiện ra rằng cả gia đình bị nhiễm bệnh hô hấp khi những đứa trẻ đi vườn trẻ, mẫu giáo hoặc đến trường Như vậy bà A.G bị cảm lạnh có thể do chǎm sóc những đứa trẻ khác Vấn đề tiềm ẩn có lẽ có tính chất dịch tễ, và người bác sĩ có thể đảm bảo cho người bệnh bằng cách xác định rằng xung quanh còn có nhiều trẻ con mắc bệnh hô hấp

Mặt khác, cũng rất có thể là các stress tiềm ẩn trong đời sống dẫn đến những lời than phiền của bà A.G Một đôi vợ chồng có con khi tuổi đôi mươi có thể chịu stress do cùng một lúc phải tự lo kinh tế cho mình, phát triển mối quan hệ vợ chồng, nuôi dạy con cái Hơn nữa, giai đoạn 28-32 tuổi tương ứng với tuổi 30 chuyển tiếp: ở thời kỳ này các người trưởng thành trẻ tuổi có khuynh hướng đánh giá lại và có nhiều câu hỏi về cuộc sống Những stress này có thể dẫn đến những trắc trở vợ chồng, điều này giải thích tại sao tuổi 28-30 là thời điểm thường xảy ra

ly thân và ly dị Những stress như vậy có thể làm tǎng khả nǎng nhiễm bệnh do ức chế chức nǎng tế bào T, nhưng những stress này cũng có thề dẫn đến việc đi khám

Trang 3

bệnh vì những điều phàn nàn nhỏ nhặt bởi vì người bệnh cần trao đổi với ai đó về

tình hình cuộc sống của mình Như vậy, người thầy thuốc gia đình thǎm khám cho

bà A.G vì những phàn nàn về hô hấp cũng nên hỏi han bà về những lo toan, những

stress trong cuộc sống của bà, tập trung vào các vấn đề hôn nhân và sự thỏa mãn

trong cuộc sống

VòNG ĐờI NGƯờI

Mặc dù có sự đa dạng về con người , dân tộc và các nhân tố vǎn hóa giữa các

người bệnh, có những kiểu mẫu và kinh nghiệm chung cho nhiều cá thể ở các thời

điểm đặc trưng của vòng đời sống Trong đời sống, nhiều trường hợp, người bệnh

đến khám bệnh vì những vấn đề liên quan đến vòng đời (Bảng 2.1 )

Bảng 2.1: Các thǎm khám liên quan với vòng đời chung

Các sự kiện của đời sống

thường liên quan đến thǎm

khám

Các ví dụ về các biến cố liên quan với vòng đời thường được thǎm khám bởi bác sĩ gia đình

Các thǎm khám để giữ sức khỏe liên quan với vòng đời

- Đẻ

- Vào trường tiểu học, trung

học (thǎm khám trước khi

nhập học)

- Xây dựng gia đình (thǎm

khám trước hôn nhân)

- Du lịch quốc tế (tiêm

chủng, đơn thuốc)

- Chậm lớn

- Đái dầm

- Nhà trường và các vấn đề hành

vi ở trẻ em

- Dậy thì/ kinh nguyệt

- Bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Chǎm sóc trước sinh

- Thǎm khám cho trẻ khỏe mạnh

- Thǎm khám trước tuổi học đường

- Thǎm khám để tham gia điền kinh

- Thǎm khám trước hôn

Trang 4

- Bệnh cấp và mạn tính

- Nằm bệnh viện

- Chết

- Tránh thai

- Thai nghén

- Tai nạn giao thông

- Ly dị

- Thất nghiệp

- Ngược đãi vợ chồng

- Về hưu

- Trầm cảm

- Vợ hoặc chồng bị chết

- Thích ứng với sự ốm yếu

nhân

- Đánh giá thể lực cho người học nghề

- Thǎm khám theo báo hiểm y tế

- Thǎm khám định kỳ hàng nǎm

- Thǎm khám trước khi đi

du lịch nước ngoài

Người bác sĩ gia đình dùng hiểu biết về sự phát triển bình thường để hướng dẫn

phòng bệnh và giáo dục sức khỏe Họ cũng sử dụng kiến thức để dự đoán, xác

định và điều trị những vấn đề tâm lý xã hội, những vấn đề thường dẫn người bệnh

đi khám bệnh Cuối cùng, các bác sĩ gia đình cho lời khuyên, như đi thǎm khám

trước khi xây dựng gia đình, thǎm khám ở tuổi dậy thì và thǎm khám cho người

cao tuổi Thông thường, những biểu hiện gay cấn như không hành kinh là cơ hội

để thầy thuốc gia đình cho lời khuyên về hành vi bình thường và về sự phát triển

Quan điểm của người bác sĩ gia đình về sự phát triển của người nên bao gồm cả

các nhân tố sinh lý học và tâm lý xã hội Thường thường sự thay đổi của cơ thể và

sự biến đổi tâm lý xã hội đi cùng với nhau Ví dụ sự phát triển tình dục ở tuổi thiếu

Trang 5

niên và sự biến đổi hormon có liên quan với những thay đổi lớn của hành vi Mọi

nhân tố này tác động đến cá nhân, đến gia đình và đến sự đi thǎm khám

Stress và sự thay đổi là hiện tượng bình thường Thông thường những "biến động"

có tính chất stress đánh dấu sự chuyển đổi cần thiết từ một giai đoạn này sang giai

đoạn khác của đời sống Do người bệnh không phải bao giờ cũng hiểu rõ mối liên

quan giữa stress và sức khỏe, người bác sĩ gia đình thường cần phát hiện ra những

vấn đề đằng sau những lời than phiền của người bệnh Hiểu biết về nhiệm vụ

chung mà người ta phải đối đầu trong suốt đời giúp thầy thuốc xác định được các

câu hỏi cần hỏi và những vấn đề cần khai thác mỗi khi thǎm khám

Sự phát triển trong quá trình thai nghén

Giai đoạn trước sinh là giai đoạn nhanh và có nhiều kịch tính nhất của sinh lý phát

triển Bắt đầu bằng một tế bào duy nhất (trứng đã thụ tinh), phôi thai lớn lên và

biệt hóa trong vòng 40 tuần để thành trẻ sơ sinh Đồng thời, người mẹ trải qua

nhiều triệu chứng và những thay đổi của cơ thể Nhiều thay đổi có thể dự đoán

trước và là bình thường, nhưng sẽ là nỗi lo của người bệnh nếu không được giải

thích chu đáo Hơn nữa, những sai lệch khỏi ngưỡng bình thường được thầy thuốc

tìm kiếm vì chúng có thể là đầu mối cho những vấn đề của thai nghén

Bảng 2.2 giới thiệu một số giai đoạn quan trọng trong chu kỳ trước sinh và thảo

luận về ý nghĩa y học của chúng

Bảng 2.2: Các mốc được lựa chọn của sự sinh trưởng và phát triển trong giai

đoạn trước sinh và nǎm đầu tiên của đời sống

GIAI ĐOạN TRước SINH Nǎm đầu tiên của đời sống

Tuổi Các mốc Các vấn đề chǎm Tuổi từ Các mốc Các vấn đề chǎm

Trang 6

sau

vòng

kinh

cuối

sóc y tế khi đẻ sóc y tế

3-4 tuần Phôi làm tổ Chảy máu âm đạo

nhẹ thường đi kèm với phôi làm tổ

0-7 ngày

Thiết lập cầu nối mẹ con

Môi trường bệnh viện và gia đình có thể tác động đến cầu nối

3-5 tuần Mức HCG

bắt đầu tǎng

Test thai sớm dương tính, nôn và mệt

2-4 tuần Có thể theo

dõi sự cử động bằng mắt qua 10-20?

Xét nghiệm sàng lọc về thị giác sớm

có thể thực hiện

4-12

tuần

Cơ quan

chính được

tạo thành

Tác động của thuốc, của độc tố lên thai mạnh nhất

2-3 tháng

Biết cười khi

có kích thích

từ xung quanh

Có thể thấy sự tương tác bố mẹ - con

15-20

tuần

Thai lớn từ

4,5 inch tới 9

inch về chiều

dài, từ

khoảng 2,5

aoxơ tới 8

aoxơ về trọng

lượng

Người mẹ thấy thai máy lần đầu (khoảng 15 tuần với con dạ và 18 tuần với con so)

4 tháng Biết quay đầu

về nơi có tiếng động

Có thể sàng lọc các vấn đề về nghe

Trang 7

22 tuần Huyết áp của

mẹ đạt ở mức

thấp nhất vì

có sự thay đổi

tuần hoàn do

thai nghén

Không có giảm huyết áp, ở giữa quá trình thai nghén, nghĩ đến có thể gây nên chứng tiền sản giật về sau

5-8 tháng

Biết ngồi không cần chỗ dựa

Ngồi là một cách

đo sự phát triển vận động đơn giản

28 tuần Thai dài

khoảng 14

inch và nặng

khoảng 2 đến

2.5 pound

Người bố có thể thấy thai cử động khi đặt tay lên bụng người mẹ

Đa số thai được đẻ sau tuần thứ 28 sẽ sống sót với sự chǎm sóc chu đáo

12 tháng

Có thể nhận biết tên của mình, nói được vài từ như "mẹ"

Phát triển kỹ nǎng ngôn ngữ, cho thấy sự nghe có hiệu quả, xã hội hóa, và sự phát triển của não

28-40

tuần

Thai và tử

cung lớn

nhanh

Sự bǎn khoǎn và mệt mỏi của người

mẹ tǎng lên, rất mong muốn chuẩn

bị nhà cho bé ra đời (làm tổ)

9-14 tháng

Tập đi một mình

Thường om xòm trước khi đi Sự tập đi làm tǎng nguy cơ các tai nạn, hoặc nguy cơ

ǎn uống

Những thay đổi tâm lý xã hội ở bố mẹ đi kèm với sự phái triển của cái thai đang

lớn Sự nhận thức được đứa trẻ đang phát triển này đi từ một cảm nhận mơ hồ đến

sự hiểu biết cụ thể về tâm tính, về hoạt động và về sự yêu ghét Người mẹ do ngày

càng thấy đáp ứng của thai nhi và chu kỳ hoạt động và nằm yên của thai nên gắn

bó nhiều hơn và sớm hơn người bố, vì người bố thường không quan niệm đầy đủ

về đứa trẻ như là một con người cho mãi đến khi sinh Hơn nữa, thường có những

Trang 8

thay đổi trong quan hệ tình dục vợ chồng và trong vai trò của họ trong quá trình thai nghén và sau khi sinh Thǎm khám trước sinh có thể giúp cho cặp vợ chồng thích ứng với thai nghén và chuẩn bị để nuôi con

Trong quá trình thǎm khám trước sinh, người bác sĩ gia đình thực hiện các hoạt động khác nhau liên quan với sự phát triển phôi thai Việc tính tuổi thai được thực hiện và xác định dựa trên những mốc phát triển: kích thước tử cung, thời điểm lần đầu nghe thấy tiếng tim thai đập, thời điểm bà mẹ cảm thấy thai cử động Giám sát sức khỏe thai nhi phần lớn là so sánh tốc độ lớn của tử cung so với thai nghén bình thường Chương 14 bàn luận chi tiết hơn về chỉ dẫn chǎm sóc trước sinh

Thời thơ ấu và thời vị thành niên

Cũng như trong chǎm sóc trước sinh, đánh giá sự phát triển đóng vai trò quan trọng trong chǎm sóc trẻ em và các trẻ vị thành niên Bố mẹ thường quan tâm đến

sự phát triển của con cái; ở tuổi học đường, trẻ em thường tự biểu hiện bằng các vấn đề trong lớp học Vì vậy, sự hiểu biết về hành vi bình thường ở các lứa tuổi khác nhau là rất quan trọng đối với người bác sĩ thực hiện việc chǎm sóc cho trẻ

em và cho trẻ vị thành niên

Các chuẩn được xác định với nhiều thông số phát triển khác nhau Ví dụ: chiều cao và cân nặng ở các giai đoạn khác nhau được trình bày trong "biểu đồ sinh trưởng" ở cơ sở khám bệnh, chiều cao và cân nặng của trẻ (ở trẻ con đo vòng đầu) được ghi lại sau mỗi lần thǎm khám, so chỉ số của người được thǎm khám với những trẻ Mỹ khác Tiếp theo, bác sĩ nên sàng lọc một cách không chính thức những vấn đề phát triển bằng sự quan sát tác động qua lại của trẻ và bằng nói chuyện với bố mẹ

Thường thường theo dõi sự phát triển được dùng để nhắc nhở người bác sĩ các vấn

đề của các giai đoạn đặc trưng (xem hình 2.1 để làm ví dụ cho phiếu) Các lĩnh

Trang 9

vực có thể được đánh giá là sự phát triển vận động đơn giản, sự phát triển vận

động khéo léo, ngôn ngữ, hòa nhập cộng đồng, khả nǎng tập trung vào

công việc, các kỹ nǎng, quan tâm và các vấn đề về hành vi (Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Phạm vi phát triển để đánh giá trong thǎm khám nhi khoa

Phạm vi Ví dụ (thay đổi phụ thuộc vào tuổi)

Kỹ nǎng vận động đơn giản Lǎn, đi, chạy, chơi thể thao

Kỹ nǎng vận động khéo léo Xếp nhà, viết

Ngôn ngữ Tiếp khách, nói, viết

Quan hệ xã hội Với gia đình, với bạn bè, với trẻ em và người lớn ở các lứa

tuổi Khả nǎng tập trung vào nhiệm vụ Khoảng thời gian đứa trẻ có khả nǎng miệt mài vào một

việc đặc trưng như đọc sách, chơi tennis Thói quen Học làm vệ sinh, kiểu ǎn

Sự quan tâm Mặc quần áo đẹp, chơi thể thao, chương trình ti vi phù

hợp, bạn khác giới Hành vi Tranh cãi với anh chị em, từ chối đi đến trường, trốn học,

dùng thuốc hoặc rượu

Những cái mốc phát triển thường được ghi chép ở các cơ sở y tế bởi y tá hoặc bởi

bác sĩ theo test phát triển Denver hoặc có cải biên Hình 2.1 cung cấp một số ví dụ

về biểu đồ phát triển cho trẻ nhỏ Ngoài sự phát triển thể chất, những vấn đề chung

Trang 10

nhất của phát triển trong nǎm đầu của đời sống bao gồm các kỹ nǎng về mối liên

hệ gia đình, về giao tiếp, và về tâm lý vận động

Bố mẹ có thể được giúp đỡ để hiểu được sự phát triển của con mình với bản

hướng dẫn và thông tin về:

- Giấc ngủ

- Khóc và ý nghĩa

- Thực hành nuôi con

- Sự gần gũi về thân thể

- Nói chuyện với trẻ con

- Mối liên quan anh chị em

- Mối lo xa cách

- Mối liên quan của ông bà

Giai đoạn chập chững đi (12-36 tháng) là thời gian hoạt động nhiều và hay tìm tòi Tǎng khả nǎng phối hợp cũng có nghĩa là có tiềm nǎng nguy hiểm ở trong nhà và

ở ngoài sân Cùng với sự tǎng lên của kỹ nǎng giao tiếp và phát triển cá tính, cần thưởng phạt đúng việc Bố mẹ phải làm việc vất vả trong giai đoạn này để thống nhất kỷ luật và các biện pháp kiểm tra có hiệu quả cũng như để giành "thời gian có chất lượng" cho những đứa trẻ Phạm vi của hướng dẫn và công việc gồm:

- Chơi (một mình và với người khác)

- Các việc thường ngày

- Dạy làm vệ sinh

Trang 11

- Giao tiếp

- Xây dựng mô hình hành vi với anh chị em/ bố mẹ

- Trông trẻ

- Các vấn đề ǎn uống

Sự phát triển trong giai đoạn tiền học đường và ở trường tiểu học (4- 12 tuổi) bao gồm sự rèn luyện cách đọc, cách giao tiếp, cách hòa nhập, và tìm thú vui học tập

Dù rằng nhà trường đã dạy những kỹ nǎng này trong nhiều môn, nhưng ở nhà bố

mẹ nên cố gắng làm gương và tham gia vào qui trình giáo dục Nhiều người tin rằng, những vấn đề còn tồn tại của hệ thống giáo dục của chúng ta một phần là do

sự khước từ của bố mẹ trong vai trò này Phạm vi của hướng dẫn và công việc của người bác sĩ là:

- Đặc tính về giới

- Biết phân biệt đúng, sai

- Hành vi gây gổ

- Tham gia vào hoạt động của gia đình

- Sự bất lực học tập

- Sự trưởng thành của nhân cách

Tuổi dậy thì làm cho cơ thể có những thay đổi (vú phát triển, kinh nguyệt, lông cơ thể, giọng trầm) Những người ở tuổi vị thành niên thường tự mình nhận thức trước những thay đổi của cơ thể và thường có nhiều câu hỏi về những thay đổi đó Với những thay đổi này của cơ thể, hình thành nên nhiệm vụ của sự phát triển một con người độc lập, đặc trưng bởi sự hướng nghiệp Đạo đức, tín ngưỡng, giới tính,

Ngày đăng: 31/07/2014, 03:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Các thǎm khám liên quan với vòng đời chung - y học gia đình - Chương 2: Vòng đời người: mối liên quan trong chǎm sóc sức khỏe ppt
Bảng 2.1 Các thǎm khám liên quan với vòng đời chung (Trang 3)
Bảng 2.3: Phạm vi phát triển để đánh giá trong thǎm khám nhi khoa. - y học gia đình - Chương 2: Vòng đời người: mối liên quan trong chǎm sóc sức khỏe ppt
Bảng 2.3 Phạm vi phát triển để đánh giá trong thǎm khám nhi khoa (Trang 9)
Bảng 2.4: Các giai đoạn của đời sống và sự chuyển tiếp của giai đoạn trưởng - y học gia đình - Chương 2: Vòng đời người: mối liên quan trong chǎm sóc sức khỏe ppt
Bảng 2.4 Các giai đoạn của đời sống và sự chuyển tiếp của giai đoạn trưởng (Trang 13)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w