1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P3) ppt

9 283 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 159,97 KB

Nội dung

Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P3) Sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm Để hạn chế những tác hại của độc tố trong thực phẩm gây ra, bạn hãy nhanh chóng tiến hành sơ cứu cho người bệnh.Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn có một trong những tác nhân nhưdo vi sinh vật, hóa chất, hoặc các vật lạ như mảnh kim loại trong thức ăn. Thông thường ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc1-2 ngày sau khi ăn. Khi bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng sau: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi có kèm theo hoặc không các triệu chứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở Nếu thấy cơ thể người bị ngộ độc thực phẩm xuất hiện các dấu hiệu trên bạn nên lập tức tiến hành các bước sơ cứu sau đây: - Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, điều đầu tiên bạn nên làm là kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Pha một cốc nước muối loãng rồi cho người bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. - Để người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa 1 lít nước với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để bù và chống mất nước cho cơ thể. Mặt khác uống nước còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh nhằm hạn chế tối đa những tác hại mà độc tố sẽ mang lại. - Lưu ý: Trong trường hợp bệnh nhân bị hôn mê tuyệt đối không tiến hành gây nôn vì như vậy sẽ rất dễ gây sặc thức ăn hoặc tắc thở. Sau khi tiến hành sơ cứu tạm thời cho người bệnh, bạn hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ rửa ruột và làm tiến hành các điều trị cần thiết. Chứng háu ăn tâm thần Chứng ăn vô độ tâm thần là một kiểu hành vi chu kỳ với đặc điểm là có giai đoạn ăn thái quá rồi mất kiểm soát. Những biểu hiện Xảy ra một cách tái diễn các cơn ăn vô độ, với các biểu hiện như sau: trong một khoảng thời gian hạn chế (1 đến 2 giờ), người bệnh ăn một lượng thực phẩm quá nhiều hơn lượng thực phẩm mà đa số mọi người cùng ăn trong cùng một thời gian tương tự. Có cảm giác mất kiểm soát hành vi ăn uống trong cơn (không thể ngừng ăn hoặc không thể kiểm soát mình ăn gì và ăn bao nhiêu). Người bệnh có những hành vi bù trừ không thích hợp như: kích thích ói, lạm dụng chất nhuận trường, thuốc lợi tiểu, thụt tháo hoặc các loại thuốc khác, nhịn đói, tập luyện thể dục quá mức. Thường kèm theo các biến chứng cơ thể như mất nước, suy giảm nhịp tim Các cơn ăn vô độ và hành vi bù trừ không thích hợp cả hai xảy ra trung bình ít nhất 2 lần một tuần trong vòng ba tháng. Việc điều trị chứng ăn vô độ tâm thần phải được các chuyên gia tâm thần xác định. Liệu pháp tâm lý được dùng chủ yếu trong trường hợp này. Khi đó các nhà tâm lý lâm sàng thường triển khai một số liệu pháp như: nhận thức hành vi là chủ yếu, liệu pháp hệ thống, liệu pháp thư giãn luyện tập, giải thích hợp lý. Nguyên nhân Người mắc bệnh có trọng lượng bình thường, hoặc chỉ nhỉnh cân một chút, nhưng lại cảm thấy mình béo và không hấp dẫn. Họ ăn kiêng nhằm kiểm soát thân thể, nhưng do bị đói nên có lúc họ ăn một lượng thức ăn quá nhiều. Quá xấu hổ và sợ bị béo ra, họ tạm thời ngừng ăn hoàn toàn, có thể luyện tập quá mức và thường gây nôn hoặc lạm dụng thuốc tẩy để thanh lọc bản thân ở mức độ cực đoan nhất. Hoài Như, 23 tuổi, có một con trai 3 tuổi, đến Trung tâm tham vấn tâm lý (BV Tâm thần T.Ư 2) để được điều trị chứng ăn vô độ tâm thần. Cô bị gần 1 năm nay, khi chồng cô là phó giám đốc kinh doanh của một công ty liên doanh lớn rời bỏ mẹ con cô. Hoài Như luôn bận tâm đến cơ thể, lo sợ bị chồng bỏ rơi vì mình không còn hấp dẫn như thời con gái. Cô bắt đầu ăn kiêng (ý định giảm cân). Sau một thời gian, cô thấy mình có biểu hiện háu ăn bánh ngọt, chocolate mỗi khi thấy đói, và rồi lại tự gây nôn sau khi ăn. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 18-20, chủ yếu gặp ở thanh thiếu niên, tỷ lệ mắc từ 5 – 10% trong số nữ ở tuổi trung học và nữ thường chiếm đa số hơn nam. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chứng háu ăn tâm thần: người bệnh có một tiền sử bệnh lý béo phì, tự ti về hình dáng cơ thể. Đôi khi là do lời bình luận của gia đình, bạn bè xung quanh về trọng lượng và hình dáng. Bên cạnh đó là do áp lực muốn có một thân hình mảnh mai một cách không thực tế dẫn tới chỗ nhiều phụ nữ không bằng lòng với cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh của mình. Phần lớn không phát triển thành bệnh, chỉ một số phụ nữ nào có nhân cách không ổn định hoặc đang trong giai đoạn stress kéo dài, quá tự ti với chính bản thân mình mới có nguy cơ mắc bệnh cao. Vận động để có đôi chân thon Phụ nữ rất thích mặc váy song lại thường thiếu tự tin khi đôi chân không thon thả. Các chuyên gia khuyên rằng, để có đôi chân đẹp, chị em cần vận động. Đạp xe Trong phòng tập cũng như khi bạn dùng xe đạp là phương tiện đi lại, đạp xe sẽ giúp bạn có cơ chân săn chắc mà không khiến bắp chân to ra. Nếu bạn duy trì thường xuyên chế độ luyện tập bằng cách đạp xe, bạn sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm mô cơ, ngoài ra đạp xe giúp máu lưu thông tốt hơn. Bạn cũng cần lưu ý nên chọn những chiếc xe đạp phù hợp với dáng người để tránh mỏi lưng. Bơi lội Môn thể thao này huy động tối đa các cơ trên cơ thể hoạt động. Bơi lội còn giúp máu lưu thông dễ dàng, cơ đùi săn chắc và đặc biệt là ngăn bắp chân to ra. Những người mới tập thường chọn kiểu nhẹ nhàng như bơi sải, phần còn lại có thể lựa chọn nhiều kiểu bơi: bướm, ếch, ngửa. Bơi lội còn giúp cơ bụng săn chắc. Đi bộ Đa phần mọi người lựa chọn cách tập luyện này vì nó đơn giản, hiệu quả lại dễ dàng nhận thấy. Thay vì các bài tập nặng nhọc khác, bạn chỉ cần tận dụng mọi cơ hội để đi chuyển, nhất là khi bạn ở gần nơi làm việc có thể thả bộ tới công sở. Đây còn là cách tập luyện tốt cho dáng người mà không cần nghĩ ngợi rằng bạn đang tập luyện. Nếu bạn đi bộ với tốc độ 5km/h trong một giờ đồng hồ, bạn sẽ tiêu tốn 300 calo. Chạy bộ Phương thức vận động này cho hiệu quả nhất, giúp cơ đùi săn chắc ngoài ra còn tạo cho bạn dáng bắp chân đẹp hơn. Nhờ cường độ hoạt động cao, lượng calo bị đốt cháy khá lớn, lượng mỡ tích tụ cũng giảm đáng kể giúp bắp chân, đùi săn hơn. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo chạy đủ ít nhất nửa giờ để nâng cao hiệu quả. Vấn đề đáng chú ý nhất chính là bạn phải chọn cho mình đôi giày phù hợp để tránh sai khớp. Chú ý: Không phải tất cả các môn thể thao đều làm chân thon gọn, nhiều môn thể thao có thể làm cơ chân, đùi nở to. Các môn thể thao loại này gồm có: bóng đá, tennis, bóng chuyền và tất cả các môn thể thao đối kháng như boxing. Thông thường để luyện tập cho đôi chân thon gọn, các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn các loại nhẹ nhàng. Buổi tối sau khi vận động mệt mỏi, bạn nên tắm thư giãn, xoa bóp đôi chân cho giấc ngủ ngon. 10 nguyên tắc ngừa ngộ độc thực phẩm Sử dụng thực phẩm bị ô nhiễm có thể ngộ độc cấp tính hay mãn tính, từ đó có thể mắc các bệnh như rối loạn chuyển hóa (thường xuyên và phổ biến nhất), suy gan, suy thận, loạn sản tế bào, đột biến gen, quái thai Đó là cảnh báo của ThS Nguyễn Thị Ngọc Thu, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM. Ngộ độc cấp thường do ăn phải thức ăn có nhiễm vi sinh vật hay hóa chất với số lượng lớn. Xuất hiện từ 30 phút đến vài giờ sau ăn với các biểu hiện: đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa liên tục, mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tiêu chảy nhiều lần trong ngày Ngộ độc mãn thường không có dấu hiệu rõ, các chất độc có trong thức ăn sẽ tích lũy ở các bộ phận trong cơ thể gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất, rối loạn hấp thu gây nên suy nhược, mệt mỏi kéo dài hay các bệnh mãn tính khác. Cũng có khi các chất độc làm biến đổi tế bào và gây ung thư. Ngộ độc mãn thường do ăn phải thức ăn nhiễm các chất hóa học liên tục trong thời gian dài. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn hãy thực hiện mười “nguyên tắc vàng”: chọn thực phẩm tươi, sạch; chế biến thức ăn bằng nước sạch; thực hiện ăn chín, uống sôi, ngâm kỹ, rửa sạch rau quả khi ăn sống; ăn ngay thức ăn khi vừa nấu xong; không ăn thức ăn ôi thiu; che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín; đun kỹ thức ăn trước khi dùng lại; thức ăn sống, chín phải để riêng; không dùng lẫn dụng cụ chế biến; rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn; giữ dụng cụ nơi chế biến luôn khô sạch. Lưu ý thực phẩm chế biến sẵn ăn ngay cũng có thể gây ngộ độc nếu không được bảo quản, che đậy kỹ. Vi khuẩn từ không khí, bụi, ruồi nhặng xâm nhập thực phẩm và sinh sôi rất nhanh, đặc biệt là các món ăn giàu dinh dưỡng như thịt cá, trứng, sữa có nguy cơ gây ngộ độc rất cao. Có dụng cụ riêng để gắp thực phẩm nấu chín, tránh tối đa việc tiếp xúc tay với thực phẩm để giảm sự xâm nhập của mầm bệnh. Sau sinh bao lâu nên “yêu” lại? Đây là một câu hỏi mà mọi ông bố bà mẹ trẻ đều thắc mắc nhưng hiếm khi nói tới. Sau sinh, người phụ thường nghĩ tới rất nhiều thứ như khi nào được về nhà, đặt tên con là gì, bao lâu có thể ngồi xổm mà không bị căng “vùng kín”, mặc loại áo bra nào là tốt nhất và điều cuối cùng nghĩ đến đó là sex. Điều này trái ngược hẳn với suy nghĩ của người chồng. Hẳn anh ấy đã nghĩ tới “nó” ít nhất là 3 tháng. Đây cũng có thể là một đề tài đối với những chị em đang băn khoăn về nó, muốn chia sẻ với những người bạn thân nhất nhằm khôi phục lại mối quan hệ tình cảm vốn buộc phải “xếp xó” khi chuẩn bị chào đón thành viên mới. Vậy thì nên đợi bao lâu hãy quan hệ trở lại? Thông thường tử cung cần có 6 tuần để trở về kích thước trước khi bầu bí. Vì thế, đây được coi là thời điểm “chuẩn” nhất để bắt đầu lại “cuộc yêu” sau khi người mẹ “vượt cạn” tự nhiên. Tuy nhiên, theo 1 văn bản y học, nếu đó là một cuộc vượt cạn đơn giản thì việc kiêng cữ tới 6 tuần sẽ khiến “cuộc yêu” ít “cảm hứng”. Thời điểm an toàn là từ 3 tuần sau sinh hoặc ngay khi cảm thấy thoải mái. Một nghiên cứu khác đăng tải trên tạp chí Family Practice cho thấy ở thời điểm 5 - 7 tuần sau sinh, chỉ có khoảng 50% phụ nữ “nhập cuộc yêu” trở lại. THỰC TẾ CHO THẤY quyết định “yêu” khi nào ở chị em bị ảnh hưởng rất nhiều từ lời khuyên của chính bác sĩ chăm sóc. Vì thế, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ mà đã chăm sóc bạn từ lúc mang thai cho tới khi “mẹ tròn con vuông”. Khử mùi hôi chân Mùa nóng, chân bạn thường xuyên đổ mồ hôi khi đi giày, bốc mùi khó chịu. Những mẹo đơn giản sau có thể giúp bạn nhanh chóng loại trừ mùi khó chịu này: Giữ chân luôn thông thoáng: Bạn không nên đi giày và tất thường xuyên vì như thế sẽ khiến chân bạn bị bí. Ngoài ra, khi chọn tất, nên chọn loại làm bằng chất liệu cotton, thông thoáng, thấm hút mồ hôi và bạn phải thường xuyên thay tất. Ngâm chân mỗi tối: Ngâm chân giúp khử mùi hôi rất tốt. Để hiệu quả hơn, bạn có thể cho vào nước ấm trà xanh, phèn chua, nước cốt chanh hoặc một cốc rượu. Cắt móng chân đều đặn: Móng chân quá dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và là nơi ứ đọng mồ hôi chân, rất mất vệ sinh, gây nên mùi khó chịu. Vì thế, bạn nên đều đặn cắt móng chân mỗi lần một tuần. Không nên đi giày dép của người khác: Luôn bảo quản giày dép của mình ở nơi khô thoáng. Ngoài ra, nếu chân bạn ra nhiều mồ hôi, bạn có thể thoa chất chống đổ mồ hôi chân để kiểm soát độ ẩm. Dùng loại khử mùi chuyên dụng cho chân chứ không dùng loại chung cho cả nách. . Kiến thức y học: Cách chăm sóc sức khỏe (P3) Sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm Để hạn chế những tác hại của độc tố trong thực phẩm g y ra, bạn h y nhanh. chủ y u trong trường hợp n y. Khi đó các nhà tâm lý lâm sàng thường triển khai một số liệu pháp như: nhận thức hành vi là chủ y u, liệu pháp hệ thống, liệu

Ngày đăng: 26/01/2014, 04:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w