Tài liệu Kiến thức y học về chăm sóc bé (P2) pdf

9 367 0
Tài liệu Kiến thức y học về chăm sóc bé (P2) pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiến thức y học về chăm sóc (P2): Nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân ăn uống đầy đủ mà vẫn không thấy tăng cân. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân vì sao? (Vũ Thanh Thủy) nhà em được 15 tháng mà chỉ nặng có 9kg. Cháu ăn 3-4 bữa cháo, 3 bữa sữa 1 ngày + hoa quả và sữa chua. Em đã thay nhiều loại sữa cho cháu, kể cả Pediasure và đưa cháu đi khám bác sĩ cho uống men tiêu hoá và men vi sinh mà vẫn không thấy cháu lên cân. Cháu vẫn phát triển bình thường về nhận thức và hoạt động. (Vũ Thanh Thủy) Trả lời: Với cân nặng như vậy thì cháu nhà em đã bị suy dinh dưỡng, trẻ ăn được mà vẫn không lên cân thì cần xem lại chất lượng của bữa ăn đã đủ chưa, ví dụ mỗi bát cháo em cho lượng chất đạm (thịt, cá, tôm) và dầu mỡ bao nhiêu? Khi ăn thiếu dầu mỡ thì cũng không lên cân được ở tuổi của cháu, mỗi bát cháo phải 30g thịt (cá, tôm) + 2 thìa cà phê dầu ăn (mỡ), mặt khác em không nói rõ tình trạng đi ngoài của cháu thế nào, có bị táo bón hoặc phân sống không? Vì nếu ăn được mà không hấp thu được thì cũng không lên cân. Ngoài còn xem cháu ngủ thế nào? nếu ngủ ít, ngủ quá muộn cũng là nguyên nhân không lên cân của trẻ. Và điều nữa là bố mẹ cháu có quá nhỏ không? Bố mẹ mà quá nhỏ thì con làm sao to cao được. Rất nhiều cháu tuy bị suy dinh dưỡng nhưng vẫn phát triển vận động và trí tuệ bình thường. Xử lý khi trẻ gặp ác mộng Nếu trẻ thường hay bị những cơn ác mộng làm tỉnh giấc thì bạn nên bỏ thời gian tìm nguyên nhân đã làm trẻ căng thẳng. nhà bạn thường xuyên giật mình tỉnh giấc do gặp ác mộng, hãy thử áp dụng những bí quyết dưới đây để có giấc ngủ ngon nhé. Khả năng tưởng tượng và sáng tạo của trẻ thường được phát triển trong các giấc mơ, khi các cung bậc tình cảm ngay càng mãnh liệt hơn thì sự căng thẳng trong các giấc mơ cũng ngày càng tăng dần và đó là lý do gây ra những ác mộng mà yêu có thể gặp phải. Nếu trẻ thường hay bị những cơn ác mộng làm tỉnh giấc thì bạn nên bỏ thời gian tìm nguyên nhân đã làm trẻ căng thẳng. Có thể do môi truờng xung quanh nơi trẻ ở, có thể trẻ gặp phải những khó khăn không vượt qua được, có thể trẻ cũng cần thời gian để thích ứng với những thay đổi gần đây liên quan đến cuộc sống của trẻ như chuyển nhà chẳng hạn hoặc cũng có thể là do trẻ xem trên tivi hoặc đâu đó có những hình ảnh ấn tượng không tốt. Dưới đây là những cách giúp trẻ tránh khỏi những ác mộng liên tiếp và làm cho trẻ thấy an tâm: 1. Sắp xếp những hoạt động có tính yên tĩnh trước khi ngủ, gần đến lúc ngủ không nên để xem những hình ảnh có tính kích thích mạnh hoặc phim ảnh kinh dị. 2. Để một chiếc đèn ngủ nhỏ, mở cửa phòng ngủ. Điều này sẽ giúp không còn cảm giác sợ hãi, bạn nên nhớ rằng đây không phải là lúc dạy trẻ trở thành một người dũng cảm. Bởi nếu như bạn làm trẻ thấy rằng sợ hãi là điều xấu hổ hoặc coi thường không xem trọng những cảm giác của trẻ thì điều đó chỉ làm cho ác mộng ngày càng tăng chứ không hề giảm. 3. Nếu trẻ bị ác mộng làm cho tỉnh giấc bạn nên đồng cảm với sự sợ hãi của trẻ. Nên nói chuyện nhiều với trẻ cho đến khi trẻ bình tâm trở lại. 4. Tránh khi nói chuyện với trẻ mà đề cập đến những chi tiết liên quan đến ác mộng, chỉ nói đến những chi tiết trong cơn ác mộng khi trẻ bị những thứ làm sợ hãi xuất hiên trong giấc mơ lần thứ 2. Nếu trẻ muốn nói thì tốt nhất nên nói chuyện vào bàn ngày hoặc yêu cầu trẻ dùng hình ảnh minh hoạ để nói ra. 5. Nên ngồi cùng trẻ ở trong phòng không nên để trẻ 1 mình trong phòng riêng. Buổi tối bạn hãy cùng trẻ học tại phòng riêng của trẻ như vậy sẽ giúp trẻ bình tâm trở lại, tạo cho trẻ cảm giác thấy rằng phòng riêng của mình rất an toàn. 7 thói quen giúp giảm cân mỗi ngày Bạn đang cần giảm béo? Làm cách nào để có được thực đơn hợp lý cho mỗi ngày? Việc giảm béo sẽ vô cùng đơn giản, tự nhiên nếu bạn có những thói quen sau. 1. Uống cà phê trước bữa sáng Nghiên cứu gần đây nhất của trường đại học Vanderbilt Mỹ cho thấy, uống 1 ly cà phê trước bữa sáng 30 phút có tác dụng kiềm chế sự thèm ăn, sức ăn chỉ 75% bạn đã có cảm giác no, đồng thời có thể đẩy nhanh tốc độ “đốt cháy” mỡ trong cơ thể. Do trong cà phê có chứa xathine có thể cung cấp đủ lượng nhiệt năng cần thiết cho cơ thể bạn mà không cần phải ăn quá nhiều. 2. Trước khi đi vệ sinh nên uống một cốc nước mơ chua Trong nước mơ chua có chứa một loại hoá học thực vật có tác dụng ngăn chặn sự tích mỡ nhanh và các độc tố. Uống một cốc nước mơ chua cơ thể bạn sẽ được “thanh lọc”, loại bỏ những chất thừa( gây béo) ra khỏi cơ thể. 3. Uống nhiều nước Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, 1 kg cân nặng có chứa 31,3 ml nước( Do đó,ví dụ nữ giới, cân nặng 50kg, mỗi ngày cần uống 1,565 lít nước). Nước có tác dụng tốt cho điều hoà nhiệt độ cơ thể, một khi cơ thể thiếu nước, nhiệt độ cơ thể theo đó cũng giảm xuống, lúc đó cơ thể sẽ bắt đầu quá trình tích tụ mỡ để giữ đủ lượng nhiệt cần thiết cho cơ thể. Trải qua thời gian dài cân nặng của bạn do đó cũng tăng lên đáng kể. 4. Ăn đậu phộng thời gian giữa bữa sáng và bữa trưa Các nhà khoa học cho biết, ăn đậu phộng trong quá trình giảm béo giúp giảm cân nặng nhanh hơn gấp 3 lần. Nghiên cứu cho thấy, nếu mỗi ngày ăn một hạt đậu phộng bạn sẽ không phải “ăn bù” cho cơ thể 333 kalo. 5. Ăn các loại thực phẩm được lên men cho bữa trưa Nghiên cứu cho thấy, ăn các loại thực phẩm được lên men như bánh bao, màn thầu, bánh mỳ…sẽ tạo cảm giác no hơn khi ăn các thức ăn thường ít nhất 1 giờ. Vì trong quá trình lên men( làm vỏ bánh), tinh bột và đường sẽ bị phân hoá thành những thành phần khó tiêu hoá hơn, hệ thống tiêu hoá sẽ phải dùng nhiều thời gian hơn để tiêu hoá các thức ăn này, và tất nhiên bạn sẽ không cảm thấy nhanh đói. 6. Một muỗng nhỏ mật ong cho buổi chiều Mật ong sẽ có tác dụng điều hoà lượng đường trong máu sau 20 phút, đồng thời sẽ duy trì trạng thái ổn định này trong 2h, giảm cảm giác đói, và giúp bạn ổn định tâm lý và luôn vui vẻ. 7.Thư giãn với trà ô long Thói quen uống trà ô long sẽ giúp đẩy nhanh hệ thống chuyển đổi chất của cơ thể, tiêu hao nhiệt lượng tăng 3%, đốt cháy mỡ tăng 10%. Do đó loại trà này có tác dụng thanh nhiệt, an thần giúp bạn luôn thoải mái trong quá trình giảm béo. Khắc phục chứng ngạt mũi Thời tiết chuyển mùa, thoắt nắng thoắt mưa, trẻ em, người có cơ địa dị ứng với thời tiết thường dễ ngạt mũi. Chưa hẳn là ốm để dùng thuốc, nhưng sự ngạt mũi, khó thở gây nên không ít khó chịu. Người thường xuyên có triệu chứng ngạt mũi khó thở khi thay đổi thời tiết càng phải để ý giữ ấm khi chuyển mùa. Đôi khi cả mùa đông lạnh không có vấn đề gì, nhưng lúc chuyển mùa lại dễ bắt đầu từ ngạt mũi mà chuyển sang ốm thực sự. Theo GS Hoàng Bảo Châu, nguyên viện trưởng Viện Y học cổ truyền TW, ngạt là do hàn, hàn khiến các mạch co lại. Người bị ngạt mũi thường chảy nước mũi, có phù nề và chính sự phù nề gây ngạt. Cách chữa trị là phải làm cho ấm lên. Biện pháp đơn giản là day, ấn huyệt nghinh hương (huyệt ở 2 bên cánh mũi). Ngoài ra có thể dùng dầu, cao sao vàng bôi ở chóp mũi để làm ấm đường thở, ngậm một lát gừng mỏng. Người bị dị ứng thời tiết là do vệ khí kém, vì thế dễ ngạt mũi, khó thở dù chỉ gặp vài hạt mưa hay bị chút gió lạnh. Nếu không kèm theo sốt thì không cần dùng thuốc, đôi khi chỉ một cốc bạc hà nóng cũng có tác dụng tốt. Với trẻ em, không được dùng cao sao vàng mà chỉ day ấn huyệt, giữ ấm cổ và chân, cho ăn đồ ấm nóng, hạn chế cho ra đường, giữ trong phòng kín gió. Ở người lớn, khi vừa bị lạnh, nhất là khi vừa đi mưa về, nên lau rửa người bằng nước ấm, ngâm chân tay vào nước ấm để làm nóng người. Để hạn chế chứng ngạt mũi, theo GS Trần Hữu Tuân, nguyên Viện trưởng Viện Tai mũi họng TW, nhất thiết phải giữ ấm chân và cổ, luôn mang dự phòng áo ấm vào thời điểm thời tiết chuyển mùa, lúc nóng lúc lạnh. Khi có triệu chứng ngạt mũi, nên dùng nước muối sinh lý nhỏ để làm sạch đường thở. Ở trẻ em, nếu có mũi nhày đặc, nên dùng ống nhựa nhỏ (có bán ở các cơ sở y tế, hiệu thuốc) để hút. Nếu trẻ ngạt mũi có kèm theo sốt, biếng ăn, quấy khóc thì mới nên đưa đến viện (điều này để tránh việc lây bệnh từ bệnh viện, bởi nhiều trẻ chỉ ngạt mũi thông thường, nhưng đưa đến viện lại mắc thêm bệnh lây nhiễm nào đó). Nếu ngạt mũi thông thường, nên tự xử lý tại nhà và không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào, trừ việc nhỏ nước muối sinh lý. Nếu trẻ ngạt mũi kèm theo có mùi hôi thối trong dịch mũi, cần nghĩ đến khả năng có dị vật đường thở, lúc này cần đưa đến bệnh viện gần nhất để soi và bác sĩ sẽ có cách xử lý thích hợp. Theo các chuyên gia, ngạt mũi không phải là một bệnh, thường chỉ là triệu chứng phản ứng với thời tiết. Nhưng nếu không để tâm chú ý, ngạt mũi sẽ kéo dài gây mất ngủ, khó chịu. Trẻ ngạt mũi dễ quấy khóc, biếng ăn, sụt cân nếu ngạt mũi kéo dài. Khi ngạt mũi, trẻ buộc phải há miệng để thở, điều này dễ gây viêm phổi, cảm lạnh. Bắt đầu từ triệu chứng nhỏ, nếu quan tâm dập tắt bằng những cách đơn giản, thông thường thì sẽ hạn chế được sự tiến triển thành bệnh, tránh được việc dùng thuốc. Một số trường hợp ngạt mũi là do có khối u. Do đó nếu triệu chứng ngạt mũi không phải bắt đầu bằng việc bị lạnh, sự khó thở tăng dần . thì cần nghĩ đến khả năng này và đi đến viện. . Kiến thức y học về chăm sóc bé (P2): Nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân Bé ăn uống đ y đủ mà vẫn không th y tăng cân. Xin bác sĩ cho biết nguyên. tìm nguyên nhân đã làm trẻ căng thẳng. Bé nhà bạn thường xuyên giật mình tỉnh giấc do gặp ác mộng, h y thử áp dụng những bí quyết dưới đ y để bé có giấc

Ngày đăng: 23/12/2013, 20:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan