KỸ NĂNG SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH. Học viện tư pháp KỸ NĂNG SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ CHO ĐƯƠNG SỰTRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH. I. NHẬN ĐỊNH CHUNG VỀ BÀI LUẬN CỨ BẢO VỆ : Luật sư trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thân chủmình tại phiên Tòa đuợc mọi người đánh giá cao, rất hay, rất thuyết phục… Ởđây, chúng ta chỉ nhìn nhận từ góc độ chuyên môn không thể lấy việc thắngthua để làm tiêu chuẩn để đánh giá. Sự thành công đó là cả một quá trình laođộng, nghiên cứu, tư duy của Luật sư: như việc thu thập chứng cứ, nghiên cứu chứng cứ, đánh giá chứng cứ vàphân lọai chứng cứ, hay đó là quá trình Tìm kiếm, so sánh và áp dụng các quiđịnh của pháp luật có liên quan …. Sau đó hình thành bài bảo vệ của Luật sư,tham gia xét xử, hỏi, tranh luận tại phiên tòa. Từ đó cho thấy hoạt động củaLuật sư là một chuỗi công việc, mỗi công việc là một mắt xích quan trọng. Tuynhiên chúng ta có thể phân chia cả một quá trình làm việc đó thành hai giaiđoạn, giống như hai phần của một tảng băng. Giai đoạn đầu kể từ khi bắt tay vào thu thập, nghiên cứu tài liệu đến khihình thành Bài luận cứ bảo vệ ( phần chìm ). Giai đọan hai là từ khi Luật sư tham gia vào phiên Tòa xét xử( phần nổi ). Như vậy, hai giai đoạn này là một tổng thể thống nhất không thể tách rờivới nhau, bài luận cứ bảo vệ là nền tảng, là cơ sở vững chắc cho việc Luật sưtrình bày tại phiên tòa.Việc chuẩn bị bài luận cứ bảo vệ như là vũ khí mà Luật sư không thể thiếukhi tham gia phiên tòa. Do khả năng của con người là có giới hạn và Luật sưkhông phải là trường hợp ngoại lệ nên Luật sư không thể chủ quan, tự tin vào trí Trang: 1 HVTH: Học viện tư phápnhớ của mình để khi trình bày say sưa một vấn đề nào đó mà bỏ sót ý hoặc dàidòng một cách không cần thiết, không bảo đảm trật tự trước sau. Vì thế, Bài bảovệ phải được chuẩn bị một cách cẩn thận, đầ
Trang 1HỌC VIỆN TƯ PHÁP KHOA ĐÀO TẠO LUẬT SƯ
BÀI TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN
Tp Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2012
Trang 2MỞ ĐẦU
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể quản lý cần ban hành cácquyết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính tác động đến các đối tượngquản lý khác nhau trong xã hội Các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính này
có thể được đối tượng quản lý đồng ý nhưng cũng có trư ờng hợp đối tượng quản lý không
đồng ý vì cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm
phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ, từ đó dẫn đến việc khiếu kiện hành chính và giảiquyết khiếu kiện hành chính
Khiếu kiện hành chính và giải quyết khiếu kiện hành chính là một vấn đề tất yếu của
Nhà nước pháp quyền, xã hội dân chủ, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Tham gia tố tụng trong vụ án hành chính là một trong những dịch vụ pháp lý đặc thùcủa luật sư Luật sư tham gia tố tụng hành chính nhằm tư vấn pháp lý cho đương sự, đạidiện cho đương sự tham gia tố tụng hoặc tham gia tố tụng với tư cách độc lập là ngườibảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự
Để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, luật sư không chỉ tận
tâm, am hiểu pháp luật mà còn phải có kỹ năng hành nghề tốt Một trog những kỹ năng rấtquan trọng của luật sư trong việc tham gia tố tụng hành chính là kỹ năng soạn thảo Bảnluận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính Đây chính là đối tượng nghiên cứucủa tác giả trong chuyên đề này
Thông qua chuyên đề này, tác giả mong muốn đúc kết, học tập được những kỹ năng
cơ bản, cần thiết trong việc soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành
chính; chuẩn bị những nền tảng kỹ năng cơ bản để giúp ích cho quá trình hành nghề củatác giả sau này
Để nghiên cứu chuyên đề này, tác giả đã nghiên cứu một cách nghiêm túc với sự vận
dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học Về phương pháp luận, tác giả dựa
trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Về phương pháp nghiên cứu cụ
thể, tác giả sử dụng đa dạng các phương pháp bao gồm phân tích, tổng hợp, tổng – phân –hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch,…
Trang 3Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 2
từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống; khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại
về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
1.1.3 Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính
Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính là Quyết định hành chính, hành vi hành
chính
Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính là văn bản
do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trongcác cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản
lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể1
Người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác làngười có chức vụ, chức danh cụ thể và theo quy định của pháp luật thì người có chức vụ,
chức danh đó mới có thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính
Trường hợp quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính do một người cụ thể ký hoặc
thực hiện, nhưng người đó ký quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính
1
Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng hnàh chính 2010.
Trang 4với danh nghĩa một chức vụ, chức danh có thẩm quyền thì quyết định hành chính, hành vi
hành chính đó là của người đảm nhiệm chức vụ, chức danh đó2
Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính có thể là văn
bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết
luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người cóthẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết
định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một
vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợiích hợp pháp của mình bị xâm phạm, bao gồm:
- Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức kháchoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lýnhững việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;
- Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi,
bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính nêu trên
Như vậy, Quyết định hành chính làđối tượng khởi kiện của vụ án hành chính không
chỉ là Quyết định hành chsinh lần đầu mà còn có thể là Quyết định giải quyết khiếu nạiQuyết định hành chính đó nếu Quyết định khiếu nại có nội dung sửa đổi, bổ sung, thaythế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính lần đầu
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức
khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thựchiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật
Việc xác định hành vi hành chính khi nào là của cơ quan hành chính nhà nước, cơquan, tổ chức khác, khi nào là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà
nước, cơ quan, tổ chức khác và khi nào là không thực hiện nhiệm vụ, công vụ phải căn cứvào quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hạn thực hiện đối với nhiệm vụ, công vụ
đó và phân biệt như sau:
- Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể
là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng do người trong cơ
quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện theo sự phân công hoặc uỷ
quyền, uỷ nhiệm thì hành vi đó là hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước,
cơ quan, tổ chức khác mà không phải là hành vi hành chính của người đã thực hiện hành
vi hành chính đó;
2 Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Trang 5Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 4
- Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể
là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác thìviệc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể đó là hành vi hành chính của người có thẩmquyền, không phụ thuộc vào việc họ trực tiếp thực hiện hay phân công, uỷ quyền, uỷnhiệm cho người khác thực hiện;
- Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể
là của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, nhưng hết thời hạn theo quy
định của pháp luật mà cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực
hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hànhchính của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác, không phụ thuộc vào việcnhiệm vụ, công vụ đó được phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người cụ thể nào trong cơ
quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác đó thực hiện;
- Trường hợp theo quy định của pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ cụ thể
là của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác,
nhưng hết thời hạn theo quy định của pháp luật mà người có thẩm quyền trong cơ quanhành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác không thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì hành
vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó là hành vi hành chính của người có thẩm quyền,không phụ thuộc vào việc họ đã phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thựchiện
1.1.4 Đương sự trong vụ án hành chính
Đương sự trong vụ án hành chính bao gồm người khởi kiện, người bị kiện, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan3
Khác với vụ án dân sự, hai bên đối tụng trong vụ án hành chính không gọi là
“nguyên đơn” và “bị đơn” mà gọi là “người khởi kiện” và “người bị kiện”
Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với
quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết địnhgiải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri
Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành
chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử
lý vụ việc cạnh tranh, lập danh sách cử tri bị khởi kiện
Để xác định đúng người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức thì
phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc đó Trường hợp
có nhiều luật cùng quy định thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi
3
Khoản 5 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính.
Trang 6hành chính về một lĩnh vực quản lý thì việc xác định thẩm quyền của người bị kiện khinào là cá nhân, khi nào là cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào luật chuyên ngành.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức tuy không khởi
kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi,nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhậnhoặc được Toà án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan
1.1.5 Yêu cầu khởi kiện
Tùy theo đối tượng khởi kiện mà người khởi kiện có thể đưa ra các yêu cầu khác
nhau Tuy nhiên, các yêu cầu của người khởi kiện cần phù hợp với thẩm quyền giải quyết
vụ án của Tòa án cũng như c ủa Hội đồng xét xử
Theo khoản 1 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính, Hội đồng xét xử xem xét tính hợp
pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc,
quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bịkhởi kiện, quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan
Căn cứ khoản 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính4, người khởi kiện có thể đưa racác yêu cầu sau đây:
- Đối với đối tượng khởi kiện là Quyết định hành chính: Người khởi kiện có quyềnyêu cầu Tòa án tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần Quyết định hành chính xâm hại đếnquyền lợi hợp pháp của mình
4
Hội đồng xét xử có quyền quyết định:
a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;
b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
c) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;
d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết
khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh; e) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách
cử tri theo quy định của pháp luật;
g) Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra;
h) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét
Trang 7Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 6
- Đối với hành vi hành chính: Người khởi kiện có thể yêu cầu Tòa án buộc người bịkiện phải thực hiện hành vi nào đó theo quy định của pháp luật hoặc chấm dứt hành vi tráipháp luật
- Ngoài các yêu cầu trên, người khởi kiện còn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
do quyết định hành chính, hành vi hành chính gây thiệt hại thực tế đối quyền lợi hợp phápcủa họ
Tuy vậy, không chỉ có người khởi kiện mới có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính cũng có thể đồng thờiyêu cầu bồi thường thiệt hại Trong trường hợp này các quy định của pháp luật về tráchnhiệm bồi thường của Nhà nước và pháp luật về tố tụng dân sự được áp dụng để giảiquyết yêu cầu bồi thường thiệt hại
Trường hợp trong vụ án hành chính có yêu cầu bồi thường thiệt hại mà chưa có điều
kiện để chứng minh thì Toà án có thể tách yêu cầu bồi thường thiệt hại để giải quyết saubằng một vụ án dân sự khác theo quy định của pháp luật
Những vấn đề lí luận nêu trên là một số vấn đề cơ bản, quan trọng luật sư cần nắmvững để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng Luật sư cần xác địnhkhách hàng của mình tham gia tố tụng với tư cách gì, đối tượng khởi kiện là gì, yêu cầucủa khách hàng ra sao mới có thể xác định phương hướng bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của khách hàng nói chung và chuẩn bị bản luận cứ nói riêng cho phù hợp
1.2 Một số vấn đề lí luận chung về kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính
1.2.1 Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng được hiểu là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trongmột lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế
1.2.2 Khái niệm kỹ năng của luật sư
Kỹ năng của luật sư là khả năng của luật sư trong việc vận dụng kiến thức và kinhnghiệm vào hoạt động nghề nghiệp của luật sư
1.2.3 Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính
Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính là khả năng của luật sư trong việc vậndụng kiến thức và kinh nghiệm tham gia vào vụ án hành chính nhằm bảo vệ tốt nhấtquyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
Kỹ năng của luật sư trong vụ án hành chính bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau:
- Kỹ năng trao đổi, tiếp xúc với khách hàng;
Trang 8- Kỹ năng đánh giá điều kiện khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án hành chính;
- Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ;
- Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính;
- Kỹ năng chuẩn bị bản luận cứ bảo vệ cho đương sự;
- Kỹ năng tham gia phiên tòa sơ th ẩm;
- Kỹ năng tham gia giai đoạn phúc thẩ, tái thẩm, giám đốc thẩm
Trong chuyên đề này, tác giả nghiên cứu và trình bảy kỹ năng của luật sư trong việc
soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính
Trang 9Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 8
CHƯƠNG 2:
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ BẢO VỆ
CHO ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Bản luận cứ là văn bản thể hiện quan điểm của luật sư trong việc bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của thân chủ, bảo vệ công lý và pháp chế xã hội chủ nghĩa
Bản luận cứ là văn bản quan trọng nhất của luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng,nghiên cứu hồ sơ, nghiên cứu các văn bản pháp luật, thu thập, tìm kiếm chứng cứ để bảo
vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích của thân chủ Bản luận cứ là tiếng nói chính thức của luật
sư tại phiên tòa , thể hiện kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, khả năng tranh luận vàvăn hóa ứng xử của luật sư
Bản luận cứ còn là chỗ dựa vững chắc về pháp lý và tâm lý cho thân chủ, giúp chothân chủ tin tưởng hơn về sự công bằng của pháp luật, từ đó có hương tự bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của bản thân bên cạnh việc bảo vệ của luật sư, đồng thời là cơ sở giúpthân chủ đánh giá đúng đắn các kết quả, kỹ năng mà luật sư đã thực hiện
Với tầm quan trọng như vậy, bản luận cứ cần được chuẩn bị, soạn thảo chu đáo,chuẩn mực Muốn vậy, luật sư cần được trang bị và nắm vững nhưng kỹ năng cơ bảntrong việc soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho thân chủ là đương sự trong vụ án hành chính
Kỹ năng của luật sư trong việc soạn thảo bản luận cứ bảo vệ cho đương sự là mộttrong những kỹ năng quan trọng nhất của luật sư trong việc tham gia tố tụng hành chính,tham gia giải quyết vụ án hành chính Kỹ năng này gồm những vấn đề cơ bản sau đây:
2.1 Chuẩn bị phương án bảo vệ cho đương sự
Trước khi soạn thảo bản luận cứ, trước hết luật sư cần chuẩn bị phương án bảp vệ
cho đương sự là thân chủ của mình (sau đây gọi là “đương sự thân chủ”) Luật sư cần
xác định được tư cách tham gia tố tụng của đương sự thân chủ, đối tượng khởi kiện và
yêu cầu của họ
Nếu đương sự thân chủ của luật sư là người khởi kiện thì luật sư cần bảo vệ theo
hướng yêu cầu Tòa án tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần Quyết định hành chính xâm hạiđến quyền lợi hợp pháp của thân chủ hoặc yêu cầu Tòa án buộc người bị kiện thực hiện
hoặc chấm dứt việc thực hiện hành vi trái pháp luật Chẳng hạn đối với đối tượng khởikiện là Quyết định hành chính, luật sư cần chuẩn bị phương án bảo vệ theo hướng xác
định tính bất hợp pháp của Quyết định đó
Nếu đương sự thân chủ của luật sư là người bị kiện thì hướng bảo vệ của luật sư cógần như đối lập hoàn toàn với yêu cầu của người khởi kiện, quan điểm của luật sư bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện Chẳng hạn, đối với đối tượng khởi kiện làquyết định hành chính, luật sư sẽ bảo vệ theo hướng chứng minh tính đúng đắn, hợp phápcủa quyết định hành chính
Trang 10Trường hợp đương sự của luật sư là người có quyền và nghĩa vụ liên quan thì tùy
tính chất vụ việc, luật sư có thể bảo vệ theo hướng giống như bảo vệ cho người khởi kiệnhoặc người bị kiện
Trong quá trình chuẩn bị phương án bảo vệ cho đương sự thân chủ, luật sư phải tổnghợp tất cả các tài liệu đã thu thập được, bao gồm các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, các tàiliệu mới được bổ sung, kiểm tra tính phù hợp, mâu thuẫn giữa các chứng cứ có trong hồ
sơ, giữa các chứng cứ trong hồ sơ với tài liệu, đồ vật mà luật sư thu thập được Từ đó, luật
sư sẽ có những đề xuất phù hợp hoặc sẽ xuất trình tại phiên tòa làm cơ sở bảo vệ cho thân
chủ
Luật sư cần xác định các vấn đề mâu thuẫn, các điểm cần chứng minh trong vụ ángắn liền với quyền lợi của khách hàng
Một vụ án hành chính thường có rất nhiều tình tiết nhưu: thời gian, chủ thể,
nhưung luật sư cần biết phát hiện những tình tiết mâu thuẫn, mo0ọt số điểm cần chứng
minh và những điểm này có thể làm thay đổi cục diện vụ án theo hướngc ó lợi cho kháchkhách hàng Luật sư khi phát hiện các tình tiết nói trên phải đối chiếu quy định của phápluật để xác định rõ vấn đề
Trong quá trình chuẩn bị phương án bảo vệ luật sư còn phải xem xét một số vấn đề
về tố tụng, chẳng hạn như việc thụ lý, tư cách của các đương sư, việc giải quyết vụ án củaTòa án có phù hợp quy định pháp luật hay không
Trong quá trình chuẩn bị phương án bảo vệ cho đương sự thân chủ và chuẩn bị soạnthảo bản luận cứ, luật sư còn phải chuẩn bị tài liệu có liên quan phục vụ cho việc bảo vệ,soạn thảo luận cứ, bao gồm: Văn bản quy pháp pháp luật (luật hình thức: Luật Tố tụng
hành chính và các văn bản hướng dẫn; luật nội dung: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính,
Luật Đát đai, Luật quản lý thuế, – tùy thuộc vào tùng vụ án cụ thể mà chuẩn bị các vănbản quy phạm pháp luật khác nhau cho phù hợp) Luật sư có thể chuẩn bị toàn văn vănbản quy phạm pháp luật nhưng cũng có thể chỉ chuẩn cbị một số điều luật được trích dẫn
để tiện sử dụng, tra cứu Ngoià ra, luật sư còn có thể chuẩn bị các tài liệu khác có liên
quan, chẳng hạn như các ti, bài đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng,
2.2 Nội dung của bản luận cứ
Nôi dung của bản luận cứ là những nội dung làm sáng tỏ các vấn đề cần chứng minhtrong vụ án hành chính, chủ yếu là tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành
chính là đối tượng khởi kiện
Trong bản luận cứ, luật sư cần trình bày để làm rõ các vấn đề sau đây:
- Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị kiện đã đư ợc ban hành hoặcthực hiện đúng thẩm quyền không?
Trang 11Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 10
- Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị kiện đã đư ợc ban hành hoặcthực hiện đúng trình tự, thủ tục không?
- Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị kiện đã đư ợc ban hành hoặcthực hiện đúng thời hạn, thời hiệu không?
- Văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở áp dụng để ban hành quyết định hànhchính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện có phù hợp không ?
- Văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở áp dụng để ban hành quyết định hànhchính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện còn hiệu lực không?
- Văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở áp dụng để ban hành quyết định hànhchính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện có trái với Văn bản quy phạm pháp luật cấptrên không?
- Những tình tiết, sự kiện mà cấp thẩm quyền dựa vào đó để ban hành quyết địnhhành chính, thực hiện hành vi hành chính bị kiện có chính xác, trung thực không?
- Có yêu cầu bồi thường thiệt hại không?
Nếu là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho người khởi kiện, bản luận cứ của luật sư
sẽ trả lời phủ định cho các vấn đề nêu trên Ngược lại, nếu là luật sư bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp cho người bị kiện, bản luận cứ của luật sư sẽ trả lời khẳng định cho các vấn
đề nêu trên Tùy trường hợp cụ thể, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có
quyền và nghĩa vụ liên quan sẽ trình bản luận cứ gần giống như bản luận cứ của luật sưbảo vệ quyền và lợi ích cho người khởi kiện hoặc luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người bị kiện Tuy nhiên, trong quá trình trình bày luận cứ tại phiên tòa, luật sư
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền và nghĩa vụ liên quan cần tránhtrình bày những luận điểm mà cácluật sư khác đã trình bày trư ớc đó
2.3 Kỹ năng trình bày bản luận cứ
Bản luận cứ phải cô đọng, súc tích, có bố cục và lập luận chặt chẽ; nội dung luận cứphải nêu bật được các chứng cứ, căn cứ có lợi cho thân chủ, đưa ra đề xuất có lý, có tình,thuyết phục được người nghe
Bản luận cứ thường được viết theo kết cấu 03 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung,Phần kết luận
2.3.1 Phần mở đầu
Luật sư trình bày lời chào với Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát và Luật sư
đồng nghiệp Chẳng hạn:
Trang 12“ Kính thưa Hội đồng xét xử,
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát và các luật sư đồng nghiệp,”
Nếu như không để ý, nhiều người thường trình bày lời chào (kính thưa) theo thứ tựHội đồng xét xử rồi đến Đại diện Viện Kiểm sát, rồi mới đến Luật sư đồng nghiệp, chẳnghạn như trình bày lời chào của Bản luận cứ như sau:
“ Kính thưa Hội đồng xét xử,
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát,
Thưa các luật sư đồng nghiệp,”
Nếu trình bày Bản luận cứ theo cách thứ hai thì sẽ làm giảm vai trò của Luật sư,trong khi giới luật sư đang đấu tranh đòi hỏi tư cách của luật sư là ngang hàng với đạidiện Viện Kiểm sát trong tố tụng, nhất là trong tố tụng hình sự và cả trong tố tụng hànhchính, tố tụng dân sự Vì vậy, luật sư cần chú ý trình bày lời chào, lời mở đầu luận cứ
theo hướng nâng cao vai trò, vị trí của giới là luật sư là “thưa” đại diện viện kiểm sát và
luật sư đồng nghiệp chung một lần như trình bày ở cách thứ nhất nêu trên
Sau khi trình bày lời chào, luật sư tự giới thiệu về bản thân, Văn phòng Luật sư mà
mình tham gia, Đoàn luật sư nơi công tác; lý do tham gia phiên tòa Chẳng hạn như: “Tôi
là Kiều Anh Vũ, là Luật sư thuộc Văn phòng Luật sư XYZ, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh Theo yêu cầu của bà Hồ Thị Ngoan và được sự chấp thuận của Quý Tòa, tôi có mặt tại Phiên tòa ngày hôm nay với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
Người khởi kiện là bà Hồ Thị Ngoan”.
2.3.2 Phần nội dung
Nội dung cần có của bản luận cứ là những nội dung được trình bày ở mục 2.2 nêutrên Tuy nhiên, khi trình bày trong bản luận cứ, luật sư cần bố trí các vấn đề, luận điểmsao cho phù hợp
Trước hết luật sư nêu tóm tắt diễn biến vụ án theo hương bảo vệ cho đương sự thân
chủ của luật sư nhưung vẫn đảm bảo tính khách quan, trung thực theo cách nhìn nhận,
đánh giá của luật sư đối với vụ án Sau đó, luật sư trìnhbày các quan điểm pháp lý, ý kiến
pháp lý, các luận điểm của luật sư để bảo vệ cho đương sự thân chủ Có thể trình bày cácluận điểm theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ chứng minh đến khó chứng minh, từ
dễ bác bỏ đến khó bác bỏ, Luật sư cung cần xác định luận điểm nào là trọng tâm, mấuchốt, có khả năng quyết định kết quả vụ án để tập trung trình bày, chứng minh một cáchthuyết phục, logic
Khi viết các luận điểm trong luận cứ, luật sư cần phải có các luận chứng cụ thể, tríchdẫn bút lục, tài liệu, hồ sơ vụ án để làm sáng tỏ luận điểm của mình Đặc biệt, luật sư cầnphải trích dẫn chính xác các quy định pháp luật chứng minh cho luận điểm của mình là
đúng Việc trích dẫn và trình bày quy phạmpháp luật cũng có nhiều cách khác nhau Luật
Trang 13Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 12
sư có thể trình bày theo cách quy nạp hoặc diễn dịch, chẳng hạn “theo quy định tại
Điều thì ” Quy định pháp luật có thể được trình bày toàn bộ ngay trong luận điểm của
luật sư hoặc cũng có thể trích dẫn “địa chỉ” của quy định đó (điều, khoản, điểm ) và trìnhbày chi tiết nội dung quy định tại phần “footnote” (chú giải) của Bản luận cứ
Bản luận cứ của luật sư phải được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo Tuy nhiên, Bản luận
cứ của luật sư là văn bản có tính “động”, tính thời sự Luật sư không đọc lại toàn bộ bảnluận cứ đã chuẩn bị tại phiên tòa mà phải cập nhật các nội dung, tình tiết mới xảy ra tạiphiên tòa Vì vậy, luật sư cũng cần lưu ý, sau mỗi luận điểm luật sư nên chừa các khoảngtrống để sửa chữa, bổ sung ngay tại phiên tòa sau khi xét hỏi hoặc khi tranh luận
2.3.3 Phần kết luận
Luật sư tóm tắt những điểm chính đã trình bày, đưa ra các đề xuất và việc áp dụngpháp luật để giải quyết vụ án Cụ thể, luật sư cần đề nghị Tòa á/ Hội đồng xét xử chấpnhận yêu cầu của đương sự thân chủ
Chẳng hạn: Nếu luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện thì đềnghị Hội đồng xét xử tuyên hủy toàn bộ hoặc một phần quyết định hành chính bị kiện.Nếu là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị kiện thì đề nghị Hội đồngxét xử tuyên giữ nguyên quyết định hành chính bị kiện,
Ví dụ: “Từ những phân tích nêu trên, có cơ sở để kết luận rằng Quyết định xử phạt
vi phạm hành chính số 34 ngày của là hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 2 Điều 163 Luật Tố tụng hành chính tuyên hủy toàn bộ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 34 ngày của ”.
2.3.4 Một số vấn đề khác cần lưu ý khi soạn thảo Bản luận cứ
Để soạn thảo tốt Bản luận cứ, ngoài việc luật sư am hiểu pháp luật, chuẩn bị kỹtrước khi viết, xác định nội dung, phương án bảo vệ, luật sư còn phải có những kỹ năng
bổ trợ như kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng tin học văn phòng Trong thời đại ngàynay luật sư cần đánh máy bản luận cứ, sử dụng phần mềm tin học văn phòng (MicrosoftWord) một cách thành thạo để định dạng, trình bày bản luận cứ cho đẹp, cân đối, hài hòa.Ngoià ra, luật sư còn phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt đúng (chính tả, ngữ pháp),chuẩn xác, trong sáng Trong quá trình soạn thảo luận cứ, luật sư cần lựa chọn từ ngữ, cânnhắc thật kỹ cách dùngtừ để sử dụng nhữngtừ ngữ thật “đắt”, cógiá trị thuyết phục cao
Trang 14CHƯƠNG 3:
SOẠN THẢO BẢN LUẬN CỨ TRONG MỘT SỐ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ
3.1 Soạn thảo Bản luận cứ trong vụ án hành chính: khiếu kiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong lĩnh vực hải quan
3.1.1 Tóm tắt diễn biến vụ án
Ngày 4 tháng 7 năm 2007, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Việt Nam
(VIMEDIMEX VN – “CTCP XNK YT VN”) đã ký hợp đồng ủy thác số
01/VM-BVTH/07 với Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hóa về việc ủy thác nhập khẩu lô hàng thiết
bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa Nội dung của hợp đồng quy định nghĩa vụcủa các bên gồm:
đầy đủ giấy tờ liên quan để CTCP XNK YT VN đi giao nhận hàng và chịu trách
nhiệm pháp lý về những giấy tờ trên
- CTCP XNK YT VN tiến hành đầy đủ mọi thủ tục về xuất nhập khẩu để hoàn thànhviệc giao nhận hàng hóa cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa
CTCP XNK YT VN đã tiến hành các thủ tục nhập khẩu hàng
Ngày 13/11/2007, nhận thấy lô hàng mà CTCP XNK YT VN đã thực hiện việc nhậpkhẩu không thuộc diện đối tượng được miễn thuế VAT, Chi cục Kiểm tra sau thông quan
Thanh Hóa (“KTSTQ”) đã ban hành 05 Quyết định truy thu thuế Giá trị gia tăng đối với
CTCP XNK YT VN (gồm Quyết định số 852/QĐ-CHQTH truy thu 39.390.000 đồng thuế
Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 24/NK-ĐTTN-CTH ngày
06/7/2007; Quyết định số 853/QĐ-CHQTH truy thu 245.195.000 đồng thuế Giá trị gia
tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 25/NK-ĐTTN-CTH ngày 06/7/2007; Quyết
định số 854/QĐ-CHQTH truy thu 39.993.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng
nhập khẩu tại tờ khai số 26/NK-ĐTTN-CTH ngày 19/7/2007; Quyết định số
855/QĐ-CHQTH truy thu 89.016.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai
số 28/NK-ĐTTN-CTH ngày 14/8/2007; Quyết định số 856/QĐ-CHQTH truy thu
2.708.861.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số ĐTTN-CTH ngày 23/8/2007) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nộp các khoản thuế
32/NK-bị truy thu này
Ngày 20/3/2008, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ ban hành Quyết định xử phạt số
34/QĐ-KTSTQ (“QĐ 34”) xử phạt vi phạm hành chính về hải quan trong lĩnh vực thuế
đối vớí CTCP XNK YT VN với hình thức xử phạt chính là phạt tiền 10% số tiền thuế còn
thiếu, tổng số tiền 312.246.000 VNĐ vì đã có hành vi vi phạm hành chính “không khaithuế GTGT trong khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa dẫn đến thiếu số thuế GTGT phảinộp” (không có hình thức xử phạt bổ sung)
Trang 15Kiều Anh Vũ – Kỹ năng soạn thảo Bản luận cứ bảo vệ cho đương sự trong vụ án hành chính 14
Ngày 28/5/2008, CTCP XNK YT VN đã gửi Đơn khiếu nại (lần 1) số
2805A-08/VIME-TTB tới Cục Hải Quan, UBND tỉnh Thanh Hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh
Hóa để khiếu nại về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với lô hàng thiết bị y tế từ
nguồn tín dụng ưu đãi vốn ODA Phần Lan Ngày 05/6/2008, CTCP XNK YT VN tiếp tục
có Đơn khiếu nại số 0506A-08/VIME-TTB gửi đến Cục Hải quan Thanh Hóa, UBND
tỉnh Thanh Hóa
Ngày 04/7/2008, đã có Quyết định giải quyết khiếu nại Quyết định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực hải quan số 01/QĐ-KTSTQ giải quyết giữ nguyên Quyết định
pháp lý từ “Căn cứ Điều 4 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 06/7/2007” thành “Căn cứ
khoản 4 Điều 9 Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007”; đính chính Mã số thuế
của CTCP XNK YT VN từ “0100108307” thành “0100108367”.
Ngày 11/9/2008, Cục trưởng cục hải quan Thanh Hóa ra quyết định số HQTH về việc giải quyết khiếu nại Quyết định xử phạt trong lĩnh vực thuế, Quyết địnhgiữ nguyên nội dung văn bản số 134/HQTH-KTSTQ ngày 21/8/2008 của Chi cục trưởngChi cục KTSTQ, giữ nguyên nội dung của Quyết định xử phạt số 34/QĐ-KTSTQ ngày20/3/2008 của Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ
462/QĐ-Ngày 1/10/2008, CTCP XNK YT VN đã làm Đơn khởi kiện gửi tới TAND Tỉnh
Thanh Hóa do bà Nguyễn Thị Tô Lịch ký đơn, yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đềsau:
1/ Yêu cầu hủy Quyết định xử phạt số 34/QĐ-KTSTQ ngày 20/3/2008, Quyết địnhgiải quyết khiếu nại lần 1 số 01/QĐ-KTSTQ ngày 04/07/2008 của Chi cục trưởng Chi cụckiểm tra sau thông quan – Cục Hải quan Thanh Hóa, Quyết định giải quyết khiếu nại lần
2 số 426/QĐ-HQTH ngày 11/9/2008 của Cục trưởng Cục Hải quan Thanh Hóa
2/ Yêu cầu Cục Hải quan Thanh Hóa trả lại số tiền mà công ty đã nộp phạt và lãisuất theo quy định của Ngân hàng
3/ Yêu cầu Cục Hải quan Thanh Hóa bồi thường thiệt hại do chi phí thuê luật sư tưvấn, chi phí đi lại để giải quyết vụ việc
4/ Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời : Yêu cầu Cục hải quan Thanh Hóa chưa
đưa vụ việc lên hệ thống quản lý rủi ro để Công ty chưa bị xếp vào loại doanh nghiệp vi
phạm và không được hưởng quyền ân hạn về thuế theo quy định của pháp luật hải quan
Trang 16Ngày 20/10/2008 Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa ra Thông báo thụ lý vụ án số01/2008/TB-THAT.
Ngày 13/02/2009, TAND tỉnh Thanh Hóa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử số01/HCST-HĐXX đối với vụ án
3.1.2 Bản luận cứ bảo vệ cho người khởi kiện
Kính thưa HĐXX,
Thưa vị đại diện Viện kiểm sát và các vị Luật sư đồng nghiệp,
Tôi là Kiều Anh Vũ, là Luật sư thuộc Văn phòng Luật sư _, ĐoànLuật sư TP Hồ Chí Minh Theo yêu cầu của CTCP XNK YT VN và được sự chấp thuậncủa Quý Tòa, tôi có mặt tại Phiên tòa ngày hôm nay với tư cách là Luật sư bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho Người khởi kiện là CTCP XNK YT VN
01/VM-BVTH/07 với Bệnh viện đa khoa Tỉnh Thanh Hóa về việc ủy thác nhập khẩu lô hàng thiết
bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa CTCP XNK YT VN đã tiến hành các thủtục nhập khẩu lô hàng
Ngày 13/11/2007, nhận thấy lô hàng mà CTCP XNK YT VN đã thực hiện việc nhậpkhẩu không thuộc diện đối tượng được miễn thuế VAT, Chi cục Kiểm tra sau thông quan
Thanh Hóa (“KTSTQ”) đã ban hành 05 Quyết định truy thu thuế Giá trị gia tăng đối với
CTCP XNK YT VN (gồm Quyết định số 852/QĐ-CHQTH truy thu 39.390.000 đồng thuế
Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 24/NK-ĐTTN-CTH ngày
06/7/2007; Quyết định số 853/QĐ-CHQTH truy thu 245.195.000 đồng thuế Giá trị gia
tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số 25/NK-ĐTTN-CTH ngày 06/7/2007; Quyết
định số 854/QĐ-CHQTH truy thu 39.993.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng
nhập khẩu tại tờ khai số 26/NK-ĐTTN-CTH ngày 19/7/2007; Quyết định số
855/QĐ-CHQTH truy thu 89.016.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai
số 28/NK-ĐTTN-CTH ngày 14/8/2007; Quyết định số 856/QĐ-CHQTH truy thu
2.708.861.000 đồng thuế Giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu tại tờ khai số ĐTTN-CTH ngày 23/8/2007) Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã nộp các khoản thuế
32/NK-bị truy thu này
Ngày 20/3/2008, Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ ban hành Quyết định xử phạt số
34/QĐ-KTSTQ (“QĐ 34”) xử phạt vi phạm hành chính về hải quan trong lĩnh vực thuế