1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Rượu thuốc dưới góc độ văn hóa & sức khỏe ppsx

6 227 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 147,55 KB

Nội dung

Rượu thuốc dưới góc độ văn hóa & sức khỏe Người Việt ta biết uống rượu và rượu thuốc từ bao giờ? Có lẽ, đến nay vẫn chưa một ai có câu trả lời chính xác, chỉ biết rằng, xa xưa, từ thời thượng cổ con người ta đã biết uống rượu. Trong sách Lĩnh Nam Chích Quái có viết “Hồi quốc sơ, dân ta lấy vỏ cây làm áo… dùng gạo Tri làm rượu…”. Rượu không chỉ có từ rất lâu tại nước ta mà có lẽ nó là một trong những thứ thức uống được sử dụng sớm nhất và lâu đời nhất của nhân loại. Đó là rượu, còn rượu thuốc người Việt ta cũng đã dùng từ rất lâu, và có lẽ nó ra đời cùng với khi người ta biết uống rượu. Với Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ dù tết có nghèo cũng không thể thiếu rượu thuốc: “Tết nhất năm ni ai nói nghèo; Nghèo mà lịch sự đố ai theo; Bánh chưng chất chật chừng ba chiếc; Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu!”. Rượu thuốc được dùng từ cung vua khi tiệc yến đến bữa cơm thường dân, trong lễ, tết, cúng tổ tiên, đám hiểu, hỉ… với nhiều loại rượu thuốc khác nhau dựa trên nhiều yếu tố sự việc, sang hèn, đẳng cấp xã hội mà được sử dụng khác nhau. Trong cuốn Việt Nam phong tục được Phan Kế Bính viết: “Rượu thì toàn được nấu bằng gạo nếp, ủ men rồi cất ra. Trong thứ rượu ấy hoặc ướp thêm hoa sen, hoa cúc, hoa hồng, hoa cau hoặc hoa nhài… gọi là rượu hoa; hoặc ngâm với các vị thuốc bắc gọi là rượu thuốc. Rượu hoa quý là rượu sen, rượu cúc, rượu thuốc quý nhất là rượu sâm nhung…”. Đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc cho rằng rượu thuốc là thức uống không thể thiếu trong bữa ăn có khách mời. Người dân nơi đây có tập quán uống rượu thuốc và chế biến rượu thuốc bằng cách ngâm rượu với một số loại rễ cây có vị bổ. Rượu được nấu từ bột lấy từ thân cây đao, cây móc, cây báng. Đây là loại cây họ dừa mọc rất nhiều trong rừng. Các loại cây này được khai thác quanh năm, thời gian được khai thác nhiều nhất là vào lúc cây đang có hoa. Vào mùa này cả nam nữ người Tây Bắc đều dành thời gian cho việc khai thác loại cây nấu rượu là chính. Rượu được sử dụng ngâm thuốc và để càng lâu năm càng tốt, rượu thuốc uống cho sức khoẻ thêm dẻo dai và khoẻ mạnh. Rượu thuốc nơi đây đã được coi là sản vật của đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Du khách đến Tây Bắc tham quan, du lịch như không ai không thử uống sản vật này và đều tấm tắc khen hương vị đặc trưng riêng của cây rừng được sử dụng làm nguyên liệu nấu rượu, lại được ngâm với những rễ cây rừng có vị bổ. Đầu óc lâng lâng chút men rượu thuốc được chắt lọc từ tinh tuý của núi rừng, vừa ngất ngây ngắm phong cảnh Tây Bắc - thì dù không phải là thi sĩ cũng thấy trong hồn vương vất một áng thơ. Ở Việt Nam ta, mỗi quê hương, vùng miền đều có những đặc sản riêng để ngâm rượu thuốc, từ những cây thuốc đến động vật dùng để ngâm thuốc, trên rừng thì có rắn, tăc kè, bìm bịp… dưới biển thì có hải sâm, sao biển…rồi đến các loại cao như hổ cốt, ngựa bạch, sơn dương… Mỗi loại rượu thuốc đều có những tính năng riêng của nó và được sử dụng cho đối tượng người dùng cụ thể với một liều lượng nhất định. Căn cứ vào cách dùng thì rượu thuốc được chia làm hai loại là rượu uống trong và rượu dùng ngoài (rượu xoa bóp). Căn cứ vào công dụng thì có thể chia làm hai loại là rượu thuốc bổ và rượu thuốc trị bệnh. Căn cứ vào số vị thuốc thì có thể chia làm hai loại là rượu độc vị (một vị thuốc ngâm trong rượu) và đa vị (nhiều loại vị thuốc kết hợp với nhau để phát huy tối đa công dụng của thuốc được ngâm trong rượu). Trong các thang thuốc có nhiều vị thuốc kết hợp thường đủ bốn thành phần: Quân, Thần, Tá, Sứ. Quân (vị thuốc chủ trị chữa bệnh hoặc bổ dưỡng), Thần (là vị thuốc trợ giúp để phát huy tối đa công dụng của vị thuốc Quân), Tá (là vị thuốc tá dược giúp rượu thuốc dễ uống hơn), Sứ (vị thuốc sứ giả có công dụng đưa đường vị chủ trị đến được đúng bệnh cần chữa hoặc đến đúng nơi cần bồi bổ). Theo Đông y, rượu thuốc giúp đưa thuốc vào một cách nhanh chóng, ít biến chất, dễ bảo quản. Rượu thuốc rất thích hợp với các bệnh lý mãn tính cần điều trị dài ngày, hoặc bồi bổ cơ thể trường kỳ “mưa dầm thấm lâu”. Để ngâm rượu thuốc bất kể là thuốc trị bệnh hay thuốc bổ thì người dùng nên có thày thuốc Đông y bắt mạch, kê đơn, cắt thuốc một cách chính xác để có được thang thuốc phù hợp. Thuốc ngâm rượu bất kể là thuốc trị bệnh hay thuốc bổ đều phải nắm được các đặc điểm của người dùng như độ tuổi, giới tính, thể chất… nghĩa là phải biết được đúng phần nào hư yếu: Dương hư hay âm hư, khí hư hay huyết hư…rồi phủ tạng nào cần bồi bổ: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Người lương y phải dựa vào thể của người dùng thuốc để cắt thang thuốc cho phù hợp, và hướng dẫn liều lượng uống cho thích hợp. Không có loại thuốc nào dùng để ngâm rượu mà ai cũng có thể uống được với cách nghĩ không bổ âm thì bổ dương như nhiều người sử dụng rượu thuốc suy luận. Theo lương y Vũ Quốc Trung: “Dùng rượu thuốc phải tuân thủ nguyên tắc dùng thuốc biện chứng luận trị của Đông y. Người thiên về dương hư nên chọn thuốc bổ dương, người thiên về âm hư nên chọn thuốc bổ âm, người thiên về huyết hư nên chọn dùng thuốc bổ khí, người thiên về huyết ứ trệ nên chọn dùng thuốc hoạt huyết tiêu ứ, người thiên về ngưng khí nên chọn dùng thuốc lợi khí, giải uất, tiêu ngưng trệ, người cả âm dương đều hư nên điều hòa âm dương, ngoài cả khí huyết đều hư nên chọn khí huyết bổ cho hai bên, người bị phong thấp nên thanh nhiệt lợi ẩm, người bị lãnh cung yếu đuối nên ôn dương noãn cung, người mà mạch xung nhâm không điều hòa nên điều bổ mạch xung nhâm. Tóm lại nên căn cứ vào biểu hiện cụ thể của người bệnh chọn các vị thuốc thích hợp mới có thể thu được hiệu quả. Nếu dùng nhầm sẽ không những chẳng ích lợi gì mà còn gây hại cho sức khỏe “lợi bất cập hại”. Chỉ cần nói đơn giản người mắc bệnh hàn hoặc cơ địa hàn mà dùng thuốc hàn (lạnh) thì sẽ “hàn ngộ hàn tắc tử” hoặc người mắc bệnh nhiệt hoặc có cơ địa nhiệt mà dùng thuốc nhiệt sẽ dẫn tới hậu quả “Nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”. Bởi thế không thể nói có chuyện rượu thuốc bổ ai uống cũng được”. Theo lương y Nguyễn Công Đức, động vật, thực vật có sẵn giống nhau. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là biết cách chế biến, phối hợp các loại động vật với những vị thuốc thì mới có được bài rượu bổ. Chẳng hạn, bài rượu hải mã chế biến, ngâm theo cách sau sẽ có công dụng bổ thận tráng dương (mạnh sinh lý, kích thích sự giao hợp, kéo dài thời gian giao hợp), điều khí hoạt huyết: Dùng 50 gr hải mã, mổ bỏ nội tạng, sao vàng, giã nát, 20 gr nhân sâm, 20 gr lộc nhung, 20 gr dâm dương hoắc, cùng với 50 gr ba kích, 20 gr đỗ trọng, 20 gr câu kỷ tử, 30 gr long nhãn, 20 gr ngưu tất, 10 gr phá cố chỉ và 5 lít rượu gạo 40 độ. Tất cả đem ngâm chung trong 15 ngày. Cứ 5 ngày thì lắc bình rượu một lần để hoạt chất tan đều. Chiết lấy rượu thuốc, ép bã thuốc cho ra hết rượu, để 2 ngày cho lắng cặn, lọc lấy rượu cho vào bình thủy tinh, hoặc bình sành, sứ đậy kín để dùng từ từ (ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (30 ml), trước bữa ăn), để chủ trị liệt dương, di tinh, thần kinh yếu Nhưng, không dùng cho phụ nữ có thai. Dùng rượu thuốc là rất tốt nhưng nếu dùng không đúng bài, đúng phương pháp thì lợi bất cập hại. Nhân bài viết này, xin chia sẻ với quý độc giả bài thuốc “Nhất dạ ngũ giao” của vua Minh Mạng - theo tài liệu của lương y Tuệ Tâm được tác giả Bửu Kế viết trong Nguyễn Triều Cố Sự; Huyền thoại về danh lam sứ Huế (1996). Tuy đây là bài thuốc được các lương y triều Nguyễn nghiên cứu và dâng vua Minh Mạng, song thiết nghĩ, độc giả nào có ý định sử dụng nên tham khảo ý kiến của lương y. 1- Nh ục thung dung 12g 11- Xuyên khung 12g 2- Táo nhân 8g 12- Xuyên tục đoạn 8g 3- Xuyên Qui 20g 13- Xuyên Đỗ trọng 8g 4- Cốt toái bổ 8g 14- Quảng bì 8g 5- Cam cúc hoa 12g 15- Cam Kỷ tử 20g 6- Xuyên ngưu tất 8g 16- Đảng sâm 10g 7- Nh ị Hồng sâm 20g 17- Thục địa 20g 8- Chích kỳ 8g 18 - Đan sâm 12 g 9- Sanh địa 12g 19- Đại táo 10quả 10 -Thạch hộc 12g 20- Đường phèn 300g Cách ngâm: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. Ngày thứ sáu, đun nửa lít nước sôi với 300g đường phèn cho tan đường, để nguội rồi đổ vào bình rượu trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly vào các buổi sáng, trưa và tối. . Rượu thuốc dưới góc độ văn hóa & sức khỏe Người Việt ta biết uống rượu và rượu thuốc từ bao giờ? Có lẽ, đến nay vẫn chưa một ai có. thứ rượu ấy hoặc ướp thêm hoa sen, hoa cúc, hoa hồng, hoa cau hoặc hoa nhài… gọi là rượu hoa; hoặc ngâm với các vị thuốc bắc gọi là rượu thuốc. Rượu hoa quý là rượu sen, rượu cúc, rượu thuốc. và rượu dùng ngoài (rượu xoa bóp). Căn cứ vào công dụng thì có thể chia làm hai loại là rượu thuốc bổ và rượu thuốc trị bệnh. Căn cứ vào số vị thuốc thì có thể chia làm hai loại là rượu độc

Ngày đăng: 30/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w