1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các tình huống, hoàn cảnh và điều kiện khi nào nên tập quyền (centralization) và khi nào nên phân quyền (decentralization)

23 3,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển nhưhiện nay, nhà quản trị cần phải xác định việc làm thế nào để tổ chức một mô hình vừathống nhất, đem lại hiệu quả hoạt động

Trang 1

MỤC LỤC

Mục lục 1

Dẫn nhập 2

Vấn đề 2 Sự phân chia quyền lực trong tổ chức 11

1 Đặt vấn đề 11

2 Vấn đề phân chia quyền lực trong tổ chức 11

2.1 Các vấn đề về tập quyền 11

2.1.1 Khái niệm 11

2.1.2 Đặc điểm của tập quyền 11

2.2 Các vấn đề về phân quyền 13

2.2.1 Khái niệm 13

2.2.2 Đặc điểm của phân quyền 13

2.2.3 Ủy quyền 15

2.2.3.1 Khái niệm và phân loại 15

2.2.3.2 Nguyên tắc ủy quyền 16

2.2.3.3 Quy trình ủy quyền 17

2.2.3.4 Nghệ thuật ủy quyền 18

3 Giải quyết vấn đề 19

DẪN NHẬP

Ngày nay, xu thế toàn cầu đang hướng đến việc phát triển nền kinh tế thị trường, Việt Nam cũng đang nỗ lực phát triển để hội nhập vào nền kinh tế thế giới Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và quốc

tế tham gia đầu tư vào nền kinh tế nước nhà, hệ quả tất yếu của chính sách này là rất nhiều doanh nghiệp sẽ được thành lập Mặt tích cực của hệ quả này là làm cho nền kinh

tế thị trường ở Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều doanh nghiệp với quy

mô lớn nhỏ, nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh mới được ra đời Tuy nhiên, nó cũng

có mặt hạn chế Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau ngày càng quyết liệt Theo thống kê, mỗi ngày có hàng trăm doanh nghiệp lâm vào tình trạnh phá sản, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ bãn lĩnh để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt này Chỉ có những doanh nghiệp

có chiến lược phát triển đúng đắn thì mới có khả năng trụ vững lâu dài Để đạt được thành quả đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các nhà quản trị doanh nghiệp Hoàn cảnh kinh tế đòi hỏi họ phải nâng cao nhận thức sao cho quản lý tổ chức thật hiệu quả Năng lực của cấp quản trị trong một doanh nghiệp được thể hiện rõ nét nhất thông qua các quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát Mỗi quá trình đều có vai trò rất quan trọng, quyết dịnh sự tồn tại của công ty và giữa chúng có mối quan

hệ rất chặt chẽ Tổ chức là một trong các quá trình của quản trị Bất cứ một doanh nghiệp

Trang 2

nào cũng phải có tổ chức, nó là sự liên kết nội bộ giữa các bộ phận trong công ty, làm nênmột thể thống nhất tạo điều kiện thuận lợi cho nhà quản trị dễ dàng nắm bắt tình hình đểlãnh đạo và kiểm soát Trong bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội ngày càng phát triển nhưhiện nay, nhà quản trị cần phải xác định việc làm thế nào để tổ chức một mô hình vừathống nhất, đem lại hiệu quả hoạt động cao và vừa phải linh động sao cho bắt kịp với xuhướng phát triển của thời đại, đặc biệt khi trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tinphát triển như hiện nay Nhận thức được tầm quan trọng của chức năng quản trị tổ chứcđối với sự phát triển của một doanh nghiệp nên nhóm chúng tôi đã nghiên cứu một số vấn

đề về quá trình tổ chức sau đây

VẤN ĐỀ 2: CÁC TÌNH HUỐNG, HOÀN CẢNH VÀ ĐIỀU KIỆN KHI NÀO NÊN TẬP QUYỀN (CENTRALIZATION) VÀ KHI NÀO NÊN PHÂN QUYỀN (DECENTRALIZATION)

1 Đặt vấn đề

Cơ cấu tổ chức là phác thảo khuôn khổ của một công ty và hướng dẫn quản lýhoạt động kinh doanh Chủ sở hữu doanh nghiệp hay nhà quản trị cấp cao thường chịutrách nhiệm cho việc tạo ra cơ cấu tổ chức của công ty họ Một trong những nhân tố ảnhhưởng đến cấu trúc tổ chức chính là mức độ tập quyền, phân quyền nhiều hay ít cho cáccấp quản trị thấp hơn Hai loại cơ cấu tổ chức được tìm thấy trong môi trường kinh doanh

là tập trung và phân cấp, mỗi cấu trúc tổ chức đều có những lợi thế và bất lợi nhất địnhcho doanh nghiệp Nên vấn đề đặt ra ở đây là trong hoàn cảnh, điều kiện nào thì nhà quảntrị nên tập quyền và khi nào thì nên phân quyền để việc sử dụng quyền hạn của mình đạthiệu quả tốt nhất

2 Sự phân chia quyền lực trong tổ chức

2.1 Các vấn đề về tập quyền

2.1.1.Khái niệm

Trang 3

Tập quyền (centralization) còn được gọi là nguyên tắc điều khiển thống nhất(unity of command principle hay chain of command), là phương thức tổ chức trong đómọi quyết định được tập trung vào chủ sở hữu, quản trị viên tối cao hay cấp quản trị caonhất của tổ chức

2.1.2 Đặc điểm của tập quyền

Tập quyền được thể hiện dưới dạng cấu trúc tập tổ chức tập trung, là xu hướngquyền lực tập trung vào một người hay vào các nhà quản trị cấp cao nhất mà không hayrất ít được giao phó cho cấp thấp hơn

Tất cả các quyết định quan trọng đều được thực hiện bởi nhà quản trị hàng đầu vàcác cấp quản trị chức năng tham gia vào việc triển khai thực hiện theo hướng dẫn của cấpcao nhất, tất cả các đối tượng và hành động ở cấp độ thấp hơn đều phụ thuộc vào sự chấpthuận của cấp quản trị cao nhất

Do mọi quyết định đều được thông qua bởi cấp quản trị cao nhất nên thường thì

mô hình tập trung quyền lực không có nhiều cấp quản trị, do đó có ít người quản trị

Centralization

- Ưu điểm:

 Bảo đảm quyền lực thống nhất, không bị phân tán

 Do không có nhiều cấp quản trị nên giảm được các chi phí xét nghiệm,đánh giá tiêu chuẩn, phương pháp, các chi phí văn phòng, máy móc, trangthiết bị…

Trang 4

 Tính thống nhất trong hành động - Rõ ràng khi tập trung, quyền quyết địnhnằm trong tay của một cá nhân hoặc một trong một vài Điều này sẽ dẫnvào tính thống nhất của các hoạt động và do đó đảm bảo quyết định thốngnhất và quá trình thống nhất.

 Cá nhân lãnh đạo - Centralization khuyến khích lãnh đạo cá nhân Sự ra đờicủa lãnh đạo cá nhân tạo điều kiện cho hành động nhanh chóng, tiếp thị tíchcực và đạt được mục tiêu nhanh chóng hơn

 Không trùng lặp công việc: tính thống nhất trong các hoạt động và chuyênmôn đã giúp cho việc không bị nhân bản công việc Nên vấn đề thêm laođộng và thêm chi phí liên quan đến việc sao chép là có thể tránh được vànền kinh tế được đảm bảo

 Nhanh chóng quyết định: khi có những cơ hội tốt nhưng lại hiếm hoi thìcần phải được nắm bắt kịp lúc và tổ chức tập trung quyền lực giúp cho nhàquản trị có thể đưa ra quyết định một cách nhanh chóng

 Kiểm soát hiệu quả : tính đồng nhất trong hoạt động, chuyên môn và tiêuchuẩn hóa tạo điều kiện cho việc giám sát, kiếm soát có hiệu quả hơn

- Nhược điểm:

 Tập quyền dễ dẫn đến sự chuyên chế, duy ý chí và độc tài của cấp quả trịcao nhất , dễ lạm dụng quyền lực và có thể bị những tác động tiêu cực dẫnđến tình trạng quan liêu

 Tập quyền quá cao sẽ làm giảm chất lượng của các quyết định mang tínhchiến lược khi các nhà quản trị cấp cao bị sa lầy trong các quyết định tácnghiệp Sự ôm đồm của họ đã gạt bỏ các cấp quản trị thấp hơn ra khỏiquyết định và như vậy làm giảm sự quan tâm, tính tích cực và khả năngsáng tạo của họ

 Nhân viên sẽ ít có động lực làm việc cho tổ chức vì họ không có cơ hội đểchia sẻ ý tưởng của họ về việc làm thế nào để cải thiện tổ chức

 Các chủ doanh nghiệp nên cẩn thận xem xét loại hình cơ cấu tổ chức để sử dụngtrong công ty của họ Các tổ chức nhỏ thường được hưởng lợi từ cấu trúc tổ chức tậptrung bởi vì chủ sở hữu thường đi đầu trong hoạt động kinh doanh, tập trung quyền lựcgiúp người quản trị có thể giám sát và kiểm soát chặt chẽ cấp dưới, các quyết định đượcđưa ra và tổ chức thực hiện nhanh chóng Tổ chức lớn hơn thường đòi hỏi một cấu trúcphân cấp nhiều hơn kể từ khi công ty đó có thể có một vài ban hoặc phòng ban Các chủdoanh nghiệp có thể cần phải xem xét thay đổi cơ cấu tổ chức tùy thuộc vào sự tăngtrưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh

Trang 5

2.2 Các vấn đề về phân quyền

2.2.1 Khái niệm

Phân quyền (decentralization) là xu hướng phân tán quyền quyết định cho nhữngcấp quản trị thấp hơn trong hệ thống thứ bậc Phân tán quyền lực đòi hỏi các nhà quản trịphải quyết định khi nào và quyền gì sẽ được uỷ quyền cho cấp dưới, lựa chọn và huấnluyện người được uỷ quyền, thiết lập quy chế kiểm tra thích hợp Nó là một quá trình màtheo đó trách nhiệm cụ thể được giao cho cấp dưới và được kiểm tra, giám sát bởi cấpquản trị cao hơn

2.2.2 Đặc điểm của phân quyền

Phân quyền là hiện tượng tất yếu khi tổ chức đạt tới quy mô và trình độ phát triểnnhất định làm cho một người hay một cấp quản trị không thể đảm đương được mọi côngviệc quản trị Đây được xem là cơ cấu tổ chức quản trị hiện đại Tổ chức phân cấp dựavào một môi trường đồng đội ở các cấp độ khác nhau trong kinh doanh, là một hệ thốngtrong đó mỗi quản trị viên có quyền tự chủ về quyết định kinh doanh và hoạt động kinhdoanh với các cấp khác Họ có thể giao quyền hành, trao bớt trách nhiệm và công việccho người khác mà vẫn còn trách nhiệm về những công việc đã san sẻ

Phân quyền làm cho quyết định mau lẹ hơn ở các cấp Nhờ có phân quyền mà cácquản trị viên cao cấp có nhiều thì giờ nghiên cứu kế hoạch, mục đích hay chính sách của

tổ chức Phân quyền kích thích và động viên tinh thần nhân viên khiến công tác của họmang lại nhiều hiệu qủa hơn Điều quan trọng hơn cả là các quản trị viên sẽ ứng phó với

những thay đổi của môi trường nhanh chóng hơn Trong nguyên tắc phân quyền, yếu tố

chính để thành công và nhịp nhàng tiến lui trong mọi công tác là sự phối hợp chặt chẽ(coordination) giữa các khâu việc, ban ngành, và nhân sự các cấp

Trang 6

- Ưu điểm:

 Tránh được sự chuyên quyền, độc tài trong thực hiện quyền lực, quyền hạn

 Đưa tổ chức lên một bước mới trong quản lý

 Phân phối gánh nặng điều hành: thiết lập cơ cấu tổ chức phân cấp tạo cơhội để nhà quản trị chia sẻ gánh nặng của mình với người khác ở mức độthấp hơn trong quá trình ra quyết định và quan trọng hơn là cần sự quantâm của mình Tạo ra bầu không khí thân mật và hiểu nhau nhiều hơn, pháttriển tinh thần đồng đội của những người đang làm việc cho tổ chức

 Tiết kiệm thời gian: nếu như ở tập quyền thì mọi quyết định đều do câpquản trị cao nhất quyết định thì ở đây, khi mà quyền quyết định đã đượcphân tán cho các cấp quản trị thấp hơn thì việc quyết định những công việcthuộc thẩm quyền của các cấp quản trị chức năng sẽ nhanh hơn, giảm bớt

sự ôm đồm công việc của cấp quản trị cấp cao

 Giúp nhân viên phát triển khả năng quyết định, nắm vững thời cơ và nhất làgiúp họ sẵn sàng cho những công tác lớn hơn hay chức vụ cao hơn

 Tạo bầu khí tranh đua lành mạnh để thăng tiến tay nghề

 Một trong những phương pháp động viên nhân viên rất hữu hiệu là cho họnhận ra vai trò quan trọng của chính mình trong đội ngũ

 Hiệu quả lớn hơn: khi quyền quyết định được trao cho các cấp quản trị thấphơn cũng đồng nghĩa với việc họ phải có trách nhiệm hơn với những quyếtđịnh của mình được đưa ra, quan tâm, thận trọng và tiếp cận nhiệt tình vớicông việc để đảm bảo hiệu quả đầu ra

 Nhanh chóng quyết định hơn

- Nhược điểm:

 Dễ dẫn tới sự tranh chấp, kìm hãm lẫn nhau

Trang 7

 Giảm sự đồng bộ, thống nhất và gắn kết giữa các bộ phận trong tổ chức.

 Chi phí đào tạo nhân viên cao

 Đòi hỏi những hoạch định và báo cáo tinh vi và chuyên môn

 Việc phân chia quyền hành thường bị trở ngại do việc ngại ngùng ủy tháccủa những quản trị viên cao cấp, một phần họ không muốn mất quyền hànhtuyệt đối, phần khác họ không muốn nhận trách nhiệm của công việc bị bếtắc, trở ngại, hay thất bại do nhân viên dưới quyền gây ra

2.2.3 Ủy quyền

2.2.3.1 Khái niệm và phân loại

Dù ở đâu, bất cứ tổ chức nào trong quản trị cũng cần phải có ủy quyền, bởi ngườilãnh đạo không ai có thể tự làm hết mọi việc Nhưng ngược lại, giao phó hết quyền hạncho người khác thì nhà quản trị không còn quyền lực nữa Như vậy, cần hiểu ủy quyềnnhư thế nào cho đúng và làm gì đề ủy quyền có hiệu quả?

Ủy quyền là sự phân chia hay ủy thác bớt quyền hành của nhà quản trị cấp cao chonhà quản trị cấp dưới

Ủy quyền là hình thức hoạt động cụ thể của phân quyền Trong ủy quyền người tachia làm 2 loại là trao quyển và ủy thác công việc

- Trao quyền (authorization): là hành vi của cấp trên trao cho cấp dưới một sốquyền hạn nhất định để họ tự ra quyết định thực hiện một số công việc và tự chịu tráchnhiệm toàn bộ về quyết định của mình

- Ủy thác công việc (delegation): Ủy thác công việc là việc cấp trên ủy nhiệm chocấp dưới ra quyết định thực thi một sốcông việc nhưng cấp trên vẫn phải chịu trách nhiệm

về quyết định của cấp dưới được ủy thác

Trang 8

2.2.3.2 Nguyên tắc ủy quyền

Theo harhold Koontz: “ Vấn đề lớn nhất của việc phân quyền là sự mất khả năng kiểm tra Chẳng có doanh nghiệp nào lại phân quyền đến mức để cho sự tồn tại của nó bị đe dọa và việc đạt tới các mục tiêu của nó thất bại” (trích Những vấn đề cốt

yếu của quản lý)

Hiện nay, không ít người hiều rằng, ủy quyền là sự phân quyền trong quản trị nên

họ “khoán trắng” cho cấp dưới mà không kiểm tra, giám sát, điều chỉnh kịp thời dẫn đếnthiệt hại cho doanh nghiệp Các công trình nghiện cứu đã chỉ ra rằng người quản lý bịthất bại do sự giao quyền quá dở nên muốn tổ chức hoạt động có hiệu quả thì người quảntrị cần phải nghiên cứu kỹ năng ủy quyền Quá trình uỷ quyền cần phải tuân thủ cácnguyên tắc cơ bản sau:

- Thiết lập hệ thống kiểm soát hợp lý: khi ủy nhiệm cho cấp dưới làm việc gìcũng phải theo kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, nếu cần thiết thì phải thu hồi quyền hạn đểgiao lại cho người khác được tín nhiệm hơn

- Chỉ uỷ thác cho cấp dưới trực tiếp: người được ủy thác phải trực tiếp thực hiệncông việc được giao

- Việc uỷ thác không làm mất đi hay thu nhỏ trách nhiệm của người uỷ quyền

- Quyền lợi, nghĩa vụ trách nhiệm của người uỷ thác và người được uỷ thác phảiđảm bảo và gắn bó với nhau Nguyên tắc này đòi hỏi phải có sự gắn chặt, đảm bảo tươngxứng giữa quyền hạn, trách nhiệm và quyền lợi Chỉ có quyền mà không có trách nhiệmthì dễ tạo cho con người ta làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc có thể lợi dụngquyền hạn được giao; ngược lại nếu chỉ có trách nhiệm mà không có quyền lợi thì cũng

sẽ thiếu động lực thúc đẩy

- Nội dung, ranh giới của nhiệm vụ được uỷ thác phải xác định rõ ràng (Làm cái gì?Quyền hạn đến đâu) là biện pháp nhằm tránh lạm dụng quyền hạn và giúp cho người thụ

ủy dễ thực hiện các công việc của mình, đồng thời khi nội dụng, giới hạn của nhiệm vụ

ủy thác cho cấp dưới rõ ràng thì khả năng kiểm soát của cấp trên cũng tốt hơn

- Uỷ thác phải tự giác, không áp đặt: bởi một sự áp đặt ( bắt buộc, cưỡng ép) nào đó

sẽ tạo ra tâm lý không thoải mái, khiến khó có thể làm tốt nhiệm vụ được giao

- Người được uỷ thác phải có đầy đủ thông tin trước khi bắt tay vào việc

- Luôn luôn phải có sự kiểm tra trong quá trình thực hiện sự ủy thác: nhằm tránh sựlạm dụng quyền hạn, vượt quá thẩm quyền được giao của người thụ ủy, đồng thời giúpcho người ủy thác nắm bắt tiến trình công việc được giao, nhanh chóng điều chỉnh khigặp trở ngại

Trang 9

2.2.3.3 Quy trình ủy quyền

Việc uỷ quyền cần phải được tiến hành theo những bước cơ bản sau:

- Rà soát lại công việc: nhà quản trị cấp cao nên dành thời gian để nhìn lạinhững công việc mình làm hàng ngày để dễ hình dung những công việc nào mình nên ủythác

- Quyết định những nhiệm vụ có thể uỷ quyền và đặt ra kết quả cần đạt được.Việc giao quyền nhằm làm cho người khác có khả năng thực hiện được công việc Do đó,cần phải uỷ thác tương xứng với công việc và tạo điều kiện cho họ thực hiện công tácđược giao

- Chọn người và giao nhiệm vụ: nhà quản trị nên điểm lại trong số nhân viên củamình ai có khả năng, năng lực để đảm nhiệm công việc mình muốn giao

- Giao một số quyền hạn và trác nhiệm đủ mạnh để đạt được mục tiêu (quyền tự

do ra quyết định đạt mục tiêu…)

- Cung cấp và duy trì nguồn lực hỗ trợ

- Theo dõi tiến trình thực hiện của người được ủy quyền, nhằm phát hiện nhữngtrở ngại phát sinh để kịp thời điều chỉnh

- Đánh giá kết quả, khen thưởng nếu cấp dưới làm việc tốt để động viên tinhthần làm việc của nhân viên

2.2.3.4 Nghệ thuật ủy quyền

Bên cạnh việc tuân thủ những nguyên tắc thì nhà quản trị cũng cần phải quan tâmđến nghệ thuật ủy quyền Hầu hết các thất bại trong việc sử dụng quyền hạn được giao là

do không có nghệ thuật khi giao quyền cho cấp dưới của nhà quản lý Mặc dù ủy quyền

là hành động bình thường của nhà quản lý nhưng việc ủy quyền thô thiển hoặckhông phù hợp chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến sự thất bại trong ủy quyền Vì thế,muốn cho việc ủy quyền có hiệu quả, nâng cao chất lượng giao quyền, đòi hỏi ở ngườiquản trị phải có những nghệ thuật ủy quyền nhất định dưới đây:

Trang 10

- Sự rộng rãi, phóng khoáng trong ủy quyền, làm cho người nhận ủy quyền chủđộng suy nghĩ và nhận nhiệm vụ một cách thoải mái, như vậy sẽ phát huy khả năng tưduy, sáng tạo của cấp dưới.

- Người ủy quyền phải sẵn sàng chia sẻ quyền hạn với người thụ ủy, sẵn sàngchia sẻ những khó khăn thất bại với họ, không nên áp đặt quyền lực với họ sẽ làm cho họlàm việc không thoải mái và thiếu tâm huyết Hãy là chỗ dựa tinh thần và vật chất để họ

có đủ điều kiện thực hiện tốt công việc được giao

- Ủy quyền phải thể hiện sự tin cậy cấp dưới nhưng không vì thế mà buông lỏng

sự kiểm tra-kiểm soát trong quá trình ủy quyền

- Một nhà quản lý giỏi không thể giao quyền hành của mình cho cấp dưới màkhông kiểm tra Mục đích của việc kiểm tra là nhằm đảm bảo việc quyền hạn được giaođang được sử dụng đúng hướng, đúng mục đích và có hiệu quả Tuy nhiên, thiếtlập hệ thống kiểm tra phù hợp là một nghệ thuật Các mục tiêu, tiêu chuẩn, kế hoạch kiểmtra phải được thông tin cho cấp dưới từ trước

- Đánh giá, đưa ra nhận xét phản hồi và hổ trợ cho nhân viên thông qua nhữngsai lẩm của họ để họ rút kinh nghiệm cho những lần giao việc sau

- Thừa nhận thành quả công việc, năng lực của người được ủy quyền, như vậy sẽ

là sự động viên, khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy họ làm việc hiệu quả hơn

 Phân quyền là công cụ quản trị hữu hiệu mà đòi hỏi nhà quản trị phải biết sửdụng Phân quyền cho phép nhà quản trị cấp cao có nhiều thời gian hơn đề làm các côngviệc quan trọng như phát triển chiến lược và các kế hoạch tổ chức, thay vào đó các nhàquản trị cấp thấp hơn giải quyết các công việc sự vụ hàng ngày vì cấp dưới thường gầncác hoạt động tác nghiệp cụ thể hơn nhà quản trị cấp cao nên họ nắm bắt tình hình hoạtđộng tốt hơn Bên cạnh đó, phân quyền còn đem lại lợi ích cho việc phát triển nhân viên,phát triển kỹ năng quản lý của quản trị cấp dưới, giúp cho hoạt động của các cá nhângiảm thứ tự cấp bậc trong tổ chức và thường đem lại quyết định hiệu quả hơn

Theo Harold Koontz “Cốt lõi của việc phân quyền có hiệu quả là sự cân bằng thích đáng giữa cái gì cần phải tập trung và cái gì cần phải phân tán ” (trích: Những

vấn đề cốt yếu của quản lý)

Việc xác định cần tập trung hay phân tán quyền lực chịu ảnh hưởng của nhữngnhân tố chủ yếu sau:

- Chi phí của các quyết định: nếu quyết định càng tạo ra nhiều chi phí cho tổchức thì càng được tập trung vào các quản trị gia cấp cao và ngược lại Đây là yếu tốquan trọng nhất trong việc xác định mức độ tập trung

- Sự thống nhất về chính trị, chính sách: các chính sách thống nhất cho phép sosánh tính hiệu quả của từng bộ phận của tổ chức và đó là cơ sở để quyết định uỷ quyềnhay tập trung

Trang 11

- Nền văn hoá của công ty: yếu tố này có vai trò rất quan trọng đối với việc cónên tập trung quyền lực hay không Trong những tổ chức có bầu không khí cởi mở, nhânviên được khuyến khích tham gia vào quá trình ra quyết định có ảnh hưởng tới họ.

- Sự sẵn sàng của các nhà quản trị Đối với những tổ chức coi kinh nghiệm thực

tế là cách huấn luyện tốt nhất để phát huy tiềm năng quản trị thì họ có thể sẵn sàng chấpnhận những lỗi lầm của các nhà quản trị Do đó, cấp trên có thể sẵn sàng uỷ quyền vàgiao nhiệm vụ cho cấp dưới

- Cơ chế kiểm soát: chỉ có những doanh nghiệp có cơ chế kiểm soát hữu hiệumới có thể áp dụng chính sách uỷ quyền rộng rãi và ngược lại

- Ảnh hưởng của môi trường, các yếu tố bên trong và bên ngoài đều có thể tácđộng đến mức độ tập trung của doanh nghiệp

3 Giải quyết vấn đề:

Từ những cơ sở lý luận trên ta ta rút ra kết luận trong hoàn cảnh, tình huống nào

và điều kiện nào thì nhà quản trị tập quyền hoặc phân quyền trong tổ chức của mình

Thứ nhất, về môi trường hoạt động của tổ chức Đối với những công ty có môi

trường tổ chức ổn định, nhà quản trị cấp cao cần ổn định để củng cố quyền lực và khảnăng ra quyết định ở phía trên sơ đồ tổ chức, họ có tầm nhìn cụ thể, mong muốn cho nóvẫn giữ nguyên bản chất với quan điểm của họ, khi đó những nhà quản trị này có xuhướng tổ chức tập quyền Khi môi trường tổ chức biến động và phức tạp, đó là khi môhình tổ chức của công ty lớn hơn, mở rộng hơn với các bộ phận, phòng ban Lúc này, mộtnhà quản trị hay cấp quản trị cao nhất không thể nào kiểm tra, giám sát được tất cả cáchoạt động ở từng bộ phận của tổ chức, nếu có thì cũng lỏng lẻo, không hiệu quả, nhàquản trị sẽ kiệt sức vì quyết định quá nhiều việc Chính vì thế trong môi này, nhà quản trị

sẽ có xu hướng tổ chức phân quyền để phân phối gánh nặng cho các cấp quản trị thấphơn

Thứ hai, khả năng và kinh nghiệm ra quyết định của nhà quản trị cấp dưới Ở các

tổ chức mà nhà quản trị cấp dưới có năng lực và kinh nghiệm trong việc ra quyết định thì

sẽ có sự phân quyền Nếu ngược lại thì tổ chức đó có xu hướng tập quyền Rõ ràng, các

Ngày đăng: 30/07/2014, 13:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w