sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được. ý kiến bạn thế nào đồng ý hay không đồng ý tại sao
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
372,5 KB
Nội dung
Câu 2 Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được. Ý kiến bạn thế nào: đồng ý hay không đồng ý? Tại sao? Bạn có lời khuyên nào để nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức. I. Đặt vấn đề………………………………………………………………….15 II. Cơ sở lý thuyết…………………………………………………………… 16 1. Sáng tạo là gì? 16 2. Tầm quan trọng của sáng tạo đối với tổ chức………………………… 16 3. Sai lầm – Nguyên nhân dẫn đến sai lầm……………………………… 17 III. Giải quyết vấn đề………………………………………………………… 17 1. Sáng tạo cho phép người ta phạm lỗi……………………………………17 2. Mối quan hệ giữa sai lầm với hậu quả………………………………… 18 3. Nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức………………… 21 4. Áp dụng vào tổ chức…………………………………………………….23 IV. Kết luận…………………………………………………………………….24 Nguồn tham khảo………………………………………………………………….25 CÂU 2: Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được. Ý kiến bạn thế nào: đồng ý hay không đồng ý? Tại sao? Bạn có lời khuyên nào để nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức. I- ĐẶT VẤN ĐỀ “Trong Đế chế của sự chọn lựa và chọn lọc ngày nay, nếu bạn không phải là một Coca-cola hay một Nike nào đó thì quả là khó để có thể giành lấy một chỗ đứng vững vàng trong tâm trí của người tiêu dùng. Và nếu bạn đã là một thương hiệu hàng đầu thì cũng không phải là dễ dàng để có thể bảo vệ được vị thế đó mãi mãi bền vững cho dù bạn đã có được lợi thế hơn người đó” - trích từ cuốn Khác biệt hay là chết. Trong thế giới kinh doanh thay đổi một cách nhanh chóng cũng như thương trường cạnh tranh rất khốc liệt như hiện nay, khả năng nghĩ sáng tạo càng trở nên cực kỳ quan trọng. Việc tìm ra phương hướng cụ thể để xây dựng một nền văn hóa sáng tạo là hoạt động cần thiết nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh và tồn tại của mỗi công ty. Đã gọi là sáng tạo tức chấp nhận sự rủi ro. Và chấp nhận liều lĩnh sẽ mang đến cho ta nhiều cơ hội và đột phá mạnh mẽ. Nhưng liệu lúc nào sáng tạo cũng đem đến sự thành công? Có một vấn đề đặt ra là: “Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được”. Ý kiến đó liệu có chính xác không? Và làm cách nào để ta có thể ươm mầm cũng như nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức của mình? Sau đây nhóm sẽ phân tích để làm rõ vấn đề. II- CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Sáng tạo là gì? 1 Sáng tạo là quá trình làm phát sinh (phát hiện, phát kiến hoặc phát minh) một sự vật hoặc hiện tượng mới & hữu ích, đáp ứng nhu cầu tồn tại hoặc phát triển của con người trong xã hội đương đại. Tính phổ biến của khái niệm sáng tạo thể hiện ở phạm vi sử dụng nó. Ở đâu, trong bất kỳ lĩnh vực nào của nền văn hóa, văn minh nhân loại, khi xuất hiện một sự vật hay hiện tượng mới, thỏa mãn điều kiện cần và đủ của nó thì đều được xem đó là sự sáng tạo. Theo đó, ta có thể thấy từ sáng tạo được gắn kết với rất nhiều khái niệm khác nhau như: ý tưởng sáng tạo, tư duy sáng tạo, quan điểm sáng tạo, việc làm sáng tạo, hành động sáng tạo, công cụ sáng tạo, phương tiện sáng tạo, phương pháp sáng tạo. Sáng tạo trong doanh nghiệp có thể trên nhiều lĩnh vực: sáng tạo trong cách quản lí, sáng tạo trong việc chế tạo sản phẩm mới hay trong thay đổi cải tiến, sáng tạo trong marketing cho sản phẩm của công ty, v v 2. Tầm quan trọng của sáng tạo trong tổ chức hiện nay: Trên thương trường, chỉ cần một ý tưởng ý tưởng kinh doanh hợp lý có thể đem lại cho công ty những khoản lợi nhuận khổng lồ. Nếu không có ý tưởng, đôi khi hoạt động kinh doanh trở nên đơn điệu, thậm chí sẽ dần dần bị đào thải. Một ý tưởng kinh doanh táo bạo, dám nghĩ dám làm, đồng nghĩa với thành công trong kinh doanh. Trong kinh doanh người ta có câu “Khác biệt hay là chết”. Để tồn tại một cách thành công ta phải khác biệt, chứ nếu bắt chước giống người khác thì ta chỉ từ bằng đến thua mà thôi. Mà sự khác biệt đó được tạo nên chính là nhờ tư duy sáng tạo. - 15 công ty sáng tạo nhất mọi thời đại với số lượng bằng sáng chế tại Mỹ cực lớn: 1/ IBM: 67.199 2/Canon: 41.268 3/General Electric:37.268 4/Hitachi: 34.554 5/Toshiba: 32.793 6/Samsung: 31.156 7/ Sony: 27.211 8/ Matsushita: 26.967 9/ Tập đoàn NEC: 23.932 10/ Fujitsu: 23.049 11/ Kodak: 22.506 12/ Mitsubishi: 22.397 13/ Siemens: 21.628 14/ Motorola: 20.069 15/ Intel: 19.539 Đó là những thương hiệu rất nổi tiếng trong công nghệ điện tử. Các tổ chức này hoạt động sáng tạo liên tục, không ngừng nghỉ, không mệt mỏi, vì thế số lượng các bằng sáng chế cực kì nhiều, giúp các tổ chức đó trở thành những thương hiệu về công nghệ điện tử hàng đầu trên thế giới. Hay như những nhà sáng tạo nổi tiếng toàn thế giới như Steve Jobs, Bill Gate, nhà sáng lập Facebook – ông Mark Zuckerberg, các nhà sáng lập Google, v v Nhờ những sáng tạo mà họ đóng góp cho sự thay đổi công nghệ cho thế giới biết bao 2 nhiêu. Và tất nhiên, danh tiếng tập đoàn của họ thành công lừng lẫy trên toàn thế giới. Như thế ta thấy được rằng, sáng tạo là điều hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. 3. Sai lầm - Nguyên nhân dẫn đến sai lầm Ai trong cuộc đời cũng từng mắc phải sai lầm. Doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng thế, cũng có những sai lầm từng trải nhất định. Nhưng hay ở chỗ những thành công vẻ vang trong hiện tại là nhờ những sai lầm được sửa chữa trong quá khứ. Những nguyên nhân dẫn đến sai lầm khi áp dụng sáng tạo - Không lên mục tiêu kế hoạch, không có định hướng rõ ràng. - Lập kế hoạch không phù hợp: quá viển vông và không phù hợp với thực trạng công ty. - Người quản lí thiếu năng lực và kinh nghiệm quản trị: Nhiều hoạt động kinh doanh được bắt đầu từ một người có rất ít kinh nghiệm về quản trị hoặc chưa qua đào tạo về quản trị, bởi vì tiền thân của hầu hết các nhà kinh doanh là những người tự lập. Một số người nghĩ rằng lĩnh vực quản trị chỉ là ý thức chung (common sense). Nhưng nếu các nhà quản trị không biết đưa ra những quyết định kinh doanh thích hợp, thì họ sẽ không thể đạt được thành công trong tương lai. - Nhân viên làm việc cẩu thả: khiến cho việc áp dụng sáng tạo đi chệch hướng. - Hành động gấp gáp: Thiếu thời gian. Nếu làm việc gì đó gấp gáp, không chuẩn bị chu đáo thì dễ dẫn đến sai lầm, thất bại. - Hiểu sai công việc: Có khi một ban quản lý đầy kinh nghiệm mang đến một bảng hướng dẫn tuyệt vời dành cho một việc khác. Điều quan trọng là phải biết tập trung vào công việc hiện nay của bạn chứ không phải đưa giải pháp cho những thách thức còn chưa tới. - Thiếu thông tin: Quyết định chính là "sản phẩm"sinh ra từ những thông tin đã có. Nếu sai lầm xuất phát từ việc thiếu thông tin thì đó cũng không phải là "ngày tận thế"đối với nhà quản lý, mà chỉ là dấu hiệu cho thấy việc cần thiết phải cập nhập thông tin. - Không có đủ vốn. III- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1. Sáng tạo cho phép người ta phạm lỗi. Sáng tạo phải chấp nhận sự rủi ro. Sáng tạo là sự hình thành và phát hiện những ý tưởng mới trong bộ não của con người… dựa trên cơ sở cái cũ đã có hoặc là một ý tưởng hoàn toàn mới lạ trên cơ sở tư duy khoa học, hợp logic. Có những sáng tạo đã được tính toán dự định hết, nhưng đó chỉ là sự hoạch định chứ chưa áp dụng vào thực tiễn. Từ ý tưởng đến thực tế là một quãng đường không ngắn. Khi áp dụng sẽ có những chênh lệch nhất định, không phải lúc nào cũng được như ý ta muốn. Chúng ta sẽ khó lường trước được tất cả mọi tình huống có thể xảy ra. Chỉ khi áp dụng sự sáng tạo đã hoạch định sẵn đó vào thực tiễn, ta mới thấy được nó khả thi không, hiệu ứng của sự sáng tạo đó như thế nào. Cũng như biết được mức độ chênh lệch của nó trên thực tế với trong dự định là bao nhiêu? Rồi từ đó ta điều chỉnh để nó hoàn thiện hơn. Tính rủi ro của một ý tưởng sáng tạo là một việc khó tránh khỏi. Do đó sáng tạo cho người ta được phép phạm lỗi. 3 Ví dụ: James Dyson, nhà sáng chế ra máy hút bụi đã làm hỏng hơn 5000 phiên bản máy trước khi thành công. Trên thực tế, thành công và kết quả của một chuỗi những sai lầm và thất bại. . - Anyone who has never made a mistake has never tried anything new. ~ Albert Einstein (Nếu ai không bao giờ phạm sai lầm thì người đó cũng không bao giờ thử điều mới lạ). 2. Mối quan hệ giữa sai lầm với hậu quả • Sai lầm quá nhiều lần có thể gây hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được. Bởi lẽ không một tổ chức nào có thể chấp nhận viêc phải suốt ngày đối mặt với những sáng kiến mới mà những sáng kiến đó hoàn toàn không thể chấp nhận được, cứ liên tục vấp phải sai lầm này đến sai lầm khác. Một sai lầm nhỏ có thể chấp nhận được, hai sai lầm nhỏ cũng có thể bỏ qua nhưng đế bốn, năm sai lầm liên tiếp thì không thể chấp nhận được vì khả năng mạo hiểm của tô chức cũng có giới hạn. Sai lầm quá nhiều điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc của chính người đưa ra sáng kiến và cả tổ chức. Khi áp dụng sáng tạo vào thực tiễn và mắc nhiều lần sai lầm thì sẽ gây nhiều tổn hại cho tổ chức như hao tốn tiền của, công sức, thời gian cho những lần mạo hiểm với những sáng tạo đó tổn thất nhỏ sẽ góp nhặt lại thành những tổn thất lớn và nghiêm trọng hơn là có thể dẫn tới sự tiêu vong của tổ chức nếu sáng tạo quá viển vông không thực tế. Nhất là khi đối với các doanh nghiệp/ tổ chức nhỏ, khi còn chưa mạnh về tài chính và cách tổ chức, thì việc vấp phải sai lầm sẽ gây ra nhiều khó khăn. -Xin phân tích một ví dụ cho thấy rằng sai lầm quá nhiều lần có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục được: Một hãng sản xuất mì gói thay đổi cách thức in bao bì so với kiểu truyền thống từ trước tới nay. Bao bì được in bắt mắt, hình ảnh sinh động nhưng lại không phù hợp khi dùng cho sản phẩm mì gói. Bởi vậy, doanh thu của công ty này giảm sút do người tiêu dùng thấy không hấp dẫn khi nhìn vào sản phẩm này. Khi thấy bao bì mới không gây được sức hút tiêu thụ, công ty lại tiếp tục cho phép nhân viên thiết kế bao bì “sáng tạo” và cho ra kiểu bao bì khác với hy vọng đầu tư sẽ mang lại hiệu ứng cực tốt. Nhưng tiếc thay ần này cũng vẫn mắc phải sai lầm như lần đầu, họ lại tiếp tục “sáng tạo”, lại sai lầm, lại “sáng tạo” cứ như vậy rất nhiều lần gây ra hậu quả nghiêm trọng đối công ty. Doanh thu giảm nhưng chi phí bỏ ra để đầu tư cho việc thế kế lại tăng. Cứ thế họ mất hết vốn, làm ảnh hưởng trầm trọng đến vấn đề hoạt động của công ty. 4 Nhưng xét kĩ hơn thì đây không hẳn là sự sai lầm trong vấn đề thiết kế, nguồn gốc bên trong chính là sai lầm trong khâu hoạch định hướng đi cho công ty cũng như người quản trị chưa làm hết vai trò của mình. Một người quản trị giỏi là người biết nhìn xa trông rộng, biết khi nào nên dừng lại đúng lúc. Như trong trường hợp này, khi thấy kết quả không khả thi sau một hai lần thực hiện thì họ nên yêu cầu dừng hướng thiết kế này và chuyển sang hướng khác để đảm bảo sai lầm không tiếp diễn và có thể sẽ thành công theo hướng đi mới. Sự thất bại trong sáng tạo có thể do tổ chức chưa nhìn nhận đúng vấn đề. Sau mỗi lần bị thất bại, tổ chức cần nhìn ra nguyên nhân dẫn đến thất bại cũng như phải khắc phục những cái sai. Hoạch định lại 1 lần nữa cho chi tiết để khi mình thực hiện sự sáng tạo sẽ không phải dẫn đến hậu quả nghiệm trong như vậy. • Có khi sai phạm chỉ một lần thôi nhưng cũng đủ gây hậu quả cực kì nghiêm trọng. Sáng tạo là việc tốt và cần thiết, nhưng có những sáng tạo do không cẩn thận khi hoạch định cũng như khi áp dụng, chỉ 1 lần thôi nó cũng đủ để hao tốn sạch sẽ tiền của, gây lỗ lã, nghiêm trọng cho tổ chức. Nhóm xin lấy 1 ví dụ: Bài viết được đăng trên Báo Doanh nhân Sài Gòn ngày 05- 09-2006 của Lê Trung Thành - Nguyên Giám đốc Marketing với 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Unilever. “Tôi nhớ mãi một thất bại về Innovation của chúng tôi, đó là lần làm thuốc nhuộm tóc Sunsilk Color. Thất bại thứ nhất là không tìm hiều người tiêu dùng, vì thời điểm đó thị trường nhuộm tóc còn quá nhỏ hẹp, những màu sắc đem về đa số là màu sắc quá sặc sở của người Thái mà người Việt không ưa chuộng. Hơn nữa tóc người Việt Nam chưa được tẩy trắng bao giờ nên khi nhuộm không ăn thuốc. Thất bại thừ hai là đã đem sản phẩm vào một cách rầm rộ mà hoàn toàn không tìm hiểu người tiêu dùng để thấy được màu sắc đó khi nhuộm có đúng với mong muốn của họ hay không. Đó là hai cái sai mấu chốt nhất trong quá trình vận dụng Innovation. Thất bại quá lớn khiến chúng tôi phải rút khỏi thị trường thuốc nhuộm tóc và không còn cơ hội làm lại nữa.” • Sai phạm quá nhiều lần nhưng vẫn có thể sửa chữa và khắc phục được. Đó là khi sai lầm mắc phải còn nằm trong sự cho phép mà công ty có thể kiểm soát được. Hoặc cũng có thể nếu sai lầm đó không quá lớn, mức độ sai lầm không cao thì hậu quả ta vẫn có thể khắc phục và sửa chữa được. Ví dụ về Facebook: Trên chặng đường thu hút trên 500 triệu người dùng và liên kết đến hơn 2,5 triệu website, Facebook và nhà sáng lập tỷ phú Mark Zuckerberg đã gặp không ít lần thất bại. Vụ Beacon: 2007-2009 Năm 2007, Facebook tung ra Beacon cho phép người dùng chia sẻ những món hàng họ đã mua trực tuyến với bạn bè Facebook. Công ty tin rằng dịch vụ mới là “một cách sáng tạo để chia sẻ thông tin trên Facebook”. Nhưng người dùng nhanh chóng phản đối chỉ vì những món hàng bí mật mà họ đã mua trên mạng Internet, nhanh chóng lan ra công chúng một cách không kiểm soát nổi. Cuối cùng, Facebook phải đóng cửa Beacon vào năm 2009 và thiết lập quỹ 9,5 triệu USD để lập tổ chức phi lợi 5 nhuận Facebook Safety Advisory Board, chuyên tư vấn cho Facebook về các vấn đề an toàn trực tuyến. Sự cố thay đổi điều khoản sử dụng: 2009 Facebook lên ghế nóng vào đầu năm 2009 khi thay đổi các điều khoản sử dụng dịch vụ, khiến nhiều người nghĩ rằng Facebook đang cố gắng tuyên bố họ sở hữu mọi nội dung do người dùng tạo ra như hình ảnh, video và các cập nhật status. Facebook vội vàng cải chính đó chỉ là những điều khoản mà một nhóm các luật sư muốn làm, còn người dùng hãy tin tưởng Facebook chỉ làm những điều đúng đắn. Thiết kế lại trang: 2009 Facebook nổi tiếng với các vụ tái thiết trang chủ, và một số người dùng luôn khó chịu với những thay đổi này. Năm 2009, khi mạng xã hội quyết định thiết kế lại trang chủ và khoảng 2 triệu người dùng đã la hét phản đối, buộc Facebook phải tuân thủ yêu cầu người dùng. Thực tế cho đến ngày nay, các chính sách riêng tư và bảo vệ dữ liệu của Facebook vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nói. Tuy nhiên, Facebook cũng đã tiến hành một số bước quan trọng để xử lý thiếu sót của hãng, như đưa ra tính năng xuất dữ liệu và nâng cấp các biện pháp quản lý tính riêng tư. Chia sẻ địa chỉ, số điện thoại: tháng 1/2011 Vào tháng 1/2011, Facebook đã trao cho các ứng dụng và website của bên thứ ba một đặc quyền, được yêu cầu địa chỉ nhà và số điện thoại của người dùng, nếu họ chia sẻ thông tin, ứng dụng của bên thứ ba lên Facebook. Dịch vụ mới được cho là sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn để lập thành các nhóm có cùng mối quan tâm. Nhưng tính năng đó lại tiềm ẩn nguy cơ lộ thông tin cá nhân – chẳng hạn một số nhóm nhà phát triển đã bán lại thông tin người dùng cho các hãng marketing. Facebook đã phải xóa kế hoạch chia sẻ địa chỉ nhà, nhưng nói rằng họ sẽ tung ra tính năng mới kiểm soát thông tin tốt hơn. * Qua những sai lầm của trang mạng xã hội nổi tiếng thành công ta cũng thấy, không phải sáng tạo lúc nào cũng đi đến thành công, cũng có khi tạo ra những sai lầm. Nhưng những sai lầm đó nằm trong mức độ không làm ảnh hưởng nặng nề cơ bản đến công ty. Trang mạng Facebook đã nhanh chóng khắc phục lỗi khi phạm sai lầm để tiếp tục thu hút hàng trăm triệu người trên khắp thế giới sử dụng như hôm nay. PEPSI Vào khoảng đầu những năm 90, nhu cầu về nước tinh khiết của người tiêu dùng tăng rất cao. Evian và Perrier luôn là những lựa chọn hàng đầu. Trước thực tế đó, Pepsi đã nghiên cứu thị trường để tìm ra một thức uống "tinh khiết" mới nhằm chen chân vào thị phần đầy hấp dẫn này. Sau những thử nghiệm này, năm 1992 Pepsi tự hào giới thiệu với cả thế giới loại cola trong suốt đầu tiên mang tên Crystal Pepsi. Trước đó, Pepsi đã từng thành công khi giới thiệu nhiều biến thể của cola và tất cả các loại cola đó nhìn chung đều thành công ở một mức độ nhất định. Với sự tự tin vào sức sáng tạo và các nghiên cứu của mình, Pepsi tin chắc Crystal Pepsi sẽ tiếp tục thành công như những anh chị em của mình trước đó. Và dường như một biến thể cola trong suốt vẫn là chưa đủ đáp ứng kỳ vọng của mình, Pepsi tiếp tục sản xuất một phiên bản cola trong suốt nữa mang tên Diet Crystal Pepsi dành cho người ăn kiêng. Với bộ sản phẩm mới, hãng này cho rằng 6 mình đã tìm ra công thức lý tưởng đáp ứng nhu cầu của những khách hàng ưa thích nước uống tinh khiết. Tuy nhiên, kết quả loại cola trong suốt này chỉ thoi thóp được hơn 1 năm rồi "đi về nơi xa lắm". Người tiêu dùng vẫn chuộng Evian thay vì Cola trong suốt của Pepsi. Sai lầm của hãng này nằm ở chỗ, nếu một sản phẩm mới được bán ra với cái tên Pepsi thì ít nhất nó phải có vị tưong tự như Pepsi chứ không phải là một thứ nước uống nhàn nhạt khác. Trên thực tế, không một ai biết chính xác được mùi vị các sản phẩm mới này như thế nào. Sau hơn 1 năm, Pepsi đành ngậm ngùi ngưng sản xuất Crystal Pepsi. Nhưng chưa muốn dừng lại, Pepsi quyết tâm nghiên cứu một công thức trong suốt mới để xoá đi nỗi đau thất bại mang tên Crystal Pepsi. Năm 1994, một thức uống mới với tên gọi đơn giản Crystal ra đời. Tuy nhiên những suy nghĩ không mấy tích cực đối với Crystal Pepsi vẫn còn đó và loại Crystal này còn thất bại thảm hại hơn cả chính người anh em của mình. Đến lúc này Pepsi mới cay đắng thừa nhận thất bại và từ bỏ hoàn toàn ý tưởng về loại cola trong suốt. May thay, hãng này đã kịp phục hồi những tổn thất to lớn khi quyết định chuyển sang sản xuất "nước uống tinh khiết" với thương hiệu Aquafina thay vì tên gọi là cola trong suốt như hai lần thất bại trước và đạt được thành công lớn tại thị trường Mỹ. Như vậy có thể thấy: Số lần sai phạm không quan trọng bằng mức độ sai phạm. Có thể sai lầm nhiều lần nhưng mức độ nhỏ thì vẫn khắc phục và hoàn thiện được. Còn nếu sai lầm quá lớn thì sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không khắc phục được. Hơn nữa ta cũng thấy sự hoạch định cũng như triển khai và kiểm soát chiến lược là rất quan trọng. Nếu như làm tốt những công tác đó thì ta sẽ ít tránh phải những sai lầm đáng tiếc. 3. Nuôi dưỡng sự sáng tạo luôn hiện diện trong tổ chức. Sáng tạo là công cụ uy lực giúp giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả và là yếu tố quyết định thành công. Đó là một trong các nhân tố quan trọng quyết định thành bại của bất kì cá nhân, tổ chức nào. Nếu được làm việc trong một môi trường sáng tạo thì ở các nhân viên cũng nảy sinh nhiều ý tưởng sáng kiến hơn. Họ sẽ phát huy được sự năng động của mình để thích nghi với những thay đổi tại công ty, nhờ đó giúp hoạt động kinh doanh của tổ chức trở nên năng động hơn, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trong một thế giới kinh doanh thay đổi không ngừng. Vậy làm sao để tạo nên một môi trường sáng tạo? 1.Khơi nguồn đam mê Đam mê là nhân tố cơ bản nhất thúc đẩy con người sáng tạo. Mỗi phát minh vĩ đại, mỗi đột phá trong y học hay một kỷ lục mới mà con người đạt được đều bắt nguồn từ đam mê. Với một đội ngũ nhân viên giàu nhiệt huyết, công ty sẽ đạt được nhiều thành tựu. Nếu không có niềm vui và đam mê công việc, nhân viên sẽ chẳng khác nào những robot làm việc vô hồn. -Thổi bùng lên ngọn lửa thúc đẩy Việc thúc đẩy mọi người làm việc hết khả năng của mình là một điều đặc biệt quan trọng trong công việc sáng tạo. Một nhân viên không được truyền cảm hứng để tập 7 trung vào một vấn đề thì sẽ hiếm khi đưa ra được một giải pháp mới mẻ. Bởi thế, ta cần phải biết nghệ thuật động viên nhân viên của mình. - Đưa ra những thử thách trí tuệ. Người được thúc đẩy bằng thử thách trí tuệ thường làm việc có hiệu quả hơn. Vì tạo một sự kích thích, gây hứng thú đối với công việc. - Cho phép mọi người theo đuổi đam mê của mình. Nếu thực sự vấn đề mấu chốt đối với kết quả sáng tạo là các thử thách trí tuệ và sự độc lập thì các nhà quản lý phải tìm mọi cách đề đưa ra những động lực thúc đẩy đó. Điều này đòi hỏi các quản lý phải nhận thức được những mối quan tâm và những kỹ năng của các cá nhân. Khi các nhân viên đã quen dần với một dự án, thì việc trao cho họ quyền độc lập làm việc sẽ đem lại ít rủi ro hơn. Lý tưởng là các nhân viên sáng tạo sẽ có thể được tự thiết lập lịch làm việc của mình, dù chỉ là một phần. Tuy nhiên, chỉ có đam mê thôi thì chưa đủ, điều cốt yếu là phải hướng đam mê đó tới một mục đích nhất định. Mục tiêu càng lớn, càng có ý nghĩa thì càng truyền được lửa cho nhân viên. 2. Khen ngợi các ý tưởng mới, không chê bai. - Không nên có khuynh hướng thiên về một cá nhân ưu tú, xuất sắc của công ty. - Không nên hạn chế ai đó đưa ý kiến vào ý tưởng nào đó. - Khuyến khích ý tưởng độc đáo, “điên rồ”, mới lạ, đột phá. - Tránh chỉ trích, dè bỉu, chê bai ý kiến của người khác cho dù nó có vô lý và thiếu thực tế đi chăng nữa. Vì sự chê bai sẽ làm họ thiếu tự tin và không dám nêu ra ý kiến của mình, dù có thể trong tương lai những ý kiến của họ rất đáng giá. Tất cả các ý tưởng đều được ghi nhận, đều được hoan nghênh. - Khuyến khích cho tập thể cùng sáng tạo, chung sức sáng tạo, đồng đội cùng sáng tạo. - Hãy hào phóng lời khen và hỗ trợ những nhân viên có óc sáng tạo. 3. Trao quyền chủ động cho nhân viên Chúng ta ai cũng muốn kiểm soát cuộc sống của chính mình. Nhà quản lý càng có tâm lý thích kiểm soát mọi thứ. Theo một nghiên cứu Đại học Harvard 2008, có một sự tương quan trực tiếp giữa những người có khả năng làm chủ mọi hoạt động với khả năng sáng tạo. Một nhân viên luôn răm rắp làm theo lệnh của sếp chắc chắn không phải là một nhân viên sáng tạo. Nới rộng quyền tự quyết định và tự chịu trách nhiệm sẽ giúp nhân viên chủ động, mạnh dạn đưa ra những sáng kiến trong công việc đồng thời tích cực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Trao quyền tự chủ cũng đồng nghĩa với củng cố lòng tin giữa sếp và nhân viên, tăng sự tự tin, tính tự lập cho nhân viên. Điều này cũng góp phần minh bạch hóa trách nhiệm giữa các bộ phận trong công ty, giữa nhân viên và sếp. 4. Chấp nhận mạo hiểm Khi thực hiện những sáng tạo mới sẽ có những rủi ro có thể xảy ra. Ta cần chấp nhận mạo hiểm, dám thay đổi, dám liều lĩnh thì mới thành công được. 5. Vượt qua nỗi sợ thất bại Nhiều công ty e ngại họ sẽ gây ra sai lầm nếu đổi mới. Làm theo các quy tắc và đi theo lối mòn là lựa chọn an toàn nhưng sẽ không giúp bạn đột phá trên đường đua. Các nhà sáng tạo vĩ đại và thành đạt không phải ai cũng thông minh hơn hoặc tài năng hơn người. Họ có một điểm chung là sự nỗ lực không ngừng nghỉ để vượt qua 8 sự sợ hãi, chấp nhận thất bại và tiếp tục cố gắng. Những người này không để cho thất bại dập tắt sự tò mò và trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của họ. Vượt qua thất bại là chấp nhận thử thách và trải nghiệm với tinh thần “được ăn cả ngã về không”. Quan trọng là bạn học được gì từ bài học kinh nghiệm rút ra. Nếu không đổi mới, doanh nghiệp chắc chắn sẽ bị bỏ lại trong cuộc đua trên thương trường khắc nghiệt. 6. Đa dạng hóa môi trường làm việc Ziba - Công ty tư vấn hàng đầu ở Portland đã nỗ lực tận dụng giá trị của lực lượng lao động đa quốc tịch. Công ty có 120 nhân viên đến từ 18 quốc gia và nói 26 ngôn ngữ khác nhau. Sohrab Vossoughi - Chủ tịch công ty khẳng định: " Sự đa dạng khơi nguồn tính sáng tạo”. Công ty có một chương trình cho phép nhân viên dành ba tháng thực sự làm việc trong các bộ phận khác nhau ngoài chuyên môn chính của mình. Những trải nghiệm này tiếp thêm tiếp nhiên liệu cho sự sáng tạo. Sự gặp gỡ của những quan điểm và kinh nghiệm khác nhau sẽ hình thành những ý tưởng mới. Giải pháp này vừa tạo cơ hội cho nhân viên phát huy sức sáng tạo đồng thời củng cố các mối quan hệ, tạo ra môi trường làm việc cởi mở, thoải mái dù có nhiều khác biệt. Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) cũng chỉ ra rằng sự sáng tạo, mới mẻ không tự nhiên sinh ra mà đòi hỏi khả năng huy động, móc nối một cách vô hình nhiều kinh nghiệm trước đó. 4. Áp dụng vào tổ chức: Nhóm đề xuất các bước cần có khi thực hiện áp dụng sáng tạo trong tổ chức. - Đề ra phương hướng, mục tiêu. - Khuyến khích sự sáng tạo trong tổ chức: kết nối tập thể, tổ chức cùng sáng tạo, tạo nên sức mạnh tri thức. - Lựa chọn nhận định và xem xét các sáng tạo trên: có đúng đắn và phù hợp với mục đích chưa, tỉ lệ thành công là bao nhiêu, rủi ro khi áp dụng sự sáng tạo này là như thế nào. - Khi đã lựa chọn được rồi, ta triển khai nó một cách chi tiết rõ ràng. - Sau đó truyền đạt cho tất cả nhân viên để hiểu cũng như động viên để họ thực hiện một cách hết mình. - Trước khi áp dụng vào thực tiễn ta cũng nên thử nghiệm 9 Ví dụ: Công ty Sữa rửa mặt: Sau khi nghiên cứu thị trường về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, họ đã sáng tạo ra một sản phẩm sữa rửa mặt mới, và với hy vọng sẽ đột phá về chất lượng và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dừng. Nhưng trước khi tung ra sản phẩm mới đó thì họ sẽ thực hiện việc khảo sát, làm những tuýp sữa rửa mặt nhỏ để cho khách hàng dung thử trước đã, xem xét khảo nghiệm ở một quy mô nhỏ trước, có được ưa chuộng không và thu hút được khách hàng tới mức độ nào. Khi đã thành công và sản phẩm được chấp nhận, họ mới sản xuất hàng loạt (tức áp dụng sự sáng tạo một cách rộng rãi). Như thế họ sẽ tránh được sai lầm do việc sáng tạo gây ra (nếu có). - Qua mỗi giai đoạn ta cần kiểm tra xem tiến trình thực hiện như thế nào, có ảnh hưởng xấu đến công ty hay không, v v - Cuối cùng, phải biết , đánh giá nhận xét, rút kinh nghiệm. Vai trò của người lãnh đạo rất quan trọng: Cần phải biết phát huy được hết sự sáng tạo trong tập thể, và người lãnh đạo phải biết nhìn nhận, xem xét lựa chọn sáng tạo nào đúng đắn và đem đến sự thành công. Luôn luôn kiểm soát, theo dõi, khi mắc sai lầm cần biết sửa chữa những sai lầm đó để không dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Phải tạo chuẩn mực trước khi thực hiện 1 việc gì đó. Phải có 1 công cụ “tư duy song song với định hướng”. Công cụ phải chuẩn, điêu luyện chuyên nghiệp, thì bắt tay vào mới hiệu quả hơn. Cần chậm mà chắc. Không nên vội vàng đi tới kết quả quá. Để rồi sau đó phải dành quá nhiều thời gian vào việc sửa lỗi. IV- KẾT LUẬN Xin kết luận lại bằng câu nói của Raymond Scott Adams: “ Creativity is allowing yourself to make mistakes. Art is knowing which ones to keep”. (Sáng tạo cho phép ta phạm sai lầm. Nghệ thuật là biết được sai lầm nào cần được giữ lại). Ta hãy cứ khuyến khích hết tất cả sự sáng tạo có thể có trong tổ chức, để làm sao tạo ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt. Kết nối các tri thức, kết nối tập thể sẽ tạo ra sức mạnh đột phá cho tổ chức của ta. Nhưng vấn đề quan trọng hơn nữa là phải có định hướng rõ ràng, hoạch định mục tiêu của tổ chức trước khi áp dụng sự sáng tạo lúc ban đầu, để tránh phạm phải những sai lầm tối đa có thể. Một khi đã sáng tạo thì nếu có phạm lỗi cũng có thể chấp nhận được. Bởi cái cũ được thay bằng cái mới ắt phải có điều thiếu sót. Nếu thiếu sót nhỏ nhặt có thể cho qua và khắc phục lại. Nhưng nếu sáng tạo mà gặp phải sai lầm quá nhiều lần thì nên dừng lại và chấn chỉnh một cách có hệ thống. Xem coi sự sáng tạo đó có phù hợp hay chưa, vì sao lại không thành công mà lại phạm lỗi, xét hướng đi cũ có những ưu khuyết điểm gì để từ đó có hướng giải quyết xử lý thích hợp, kịp thời. Sáng tạo là đức tính cần phải có của con người nói riêng cũng như trong tập thể nói chung, sáng tạo có thể mang lại nhũng điều mới mẻ, thú vị và mang lại thành công nếu như sự sáng tạo đó đi đúng hướng. Tư duy sáng tạo là tài sản quý giá mà tạo hóa ban tặng cho con người. Tư duy sáng tạo tốt có thể mang lại hạnh phúc cho mình, cho người khác, giúp làm đẹp cuộc sống, giúp trẻ con phát huy trí tưởng tượng và phát triển toàn diện, giúp doanh nhân kết nối giúp đời, giúp những giám đốc thương hiệu tạo ra khái niệm mới sản phẩm mới phục vụ cuộc sống, giúp giám đốc điều hành doanh nghiệp hiệu quả hơn và tận dụng được năng lực cũng như trải nghiệm của nhân viên Chúng ta còn chần chừ gì 10 [...]... http://www.iamvn.com ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO SẢN PHẨM: Hãy làm nên điều kỳ diệu - http://netlink.vn 10 sai lầm tai tiếng của FB - http://doanhnhanphapluat.vn Tư duy sáng tạo trong kinh doanh và cuộc sống giản dị đời thường (28/9/2011) - http://www.vnbrand.net Đằng sau những thất bại kinh doanh (12/3/2007) - TaiLieu.VN: Tài Liệu Sáng Tạo - Xây dựng và nuôi dưỡng môi trường sáng tạo trong tổ chức PC-World VN...nữa mà không tiếp tục “tư duy ngoài chiếc hộp” (think out of the box), dám tư duy đột phá, dám hành động, dám thay đổi Nguồn tham khảo - Báo http://doanhnhansaigon.vn 6 giải pháp xây dựng văn hóa sáng tạo cho công ty (22/6/2011) Báo http://vnexpress.net “15 Công ty sáng tạo nhất mọi thời đại” (12/6/2011) - Báo http://vietbao.vn “Đằng sau . Câu 2 Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được. Ý kiến bạn thế nào: đồng ý hay không đồng ý? Tại sao? Bạn có. 2: Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được. Ý kiến bạn thế nào: đồng ý hay không đồng ý? Tại sao? Bạn có lời khuyên. là: Sáng tạo đòi hỏi cho phép người ta phạm lỗi, nhưng sai lầm quá nhiều lần có thể gây hậu quả nghiêm trọng không sửa chữa được . Ý kiến đó liệu có chính xác không? Và làm cách nào để ta có thể