bai giang triet hoc 1 potx

96 275 0
bai giang triet hoc 1 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI 1 CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC I. BẢN CHẤT CỦA THẾ GIỚI 1. Quan điểm duy tâm về bản chất thế giới Quan điểm duy tâm cho rằng, bản chất thế giới là ý thức. theo quan điểm này, trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau; ý thức quyết định vật chất; ý thức là cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại, vận động, biến đổi của các sự vật và hiện tượng trong thế giới. Chủ nghĩa duy tâm có hai loại: duy tâm khách quan và duy tâm chủ quan. 2. Quan điểm duy vật về bản chất thế giới Quan điểm duy vật khẳng định rằng, bản chất thế giới là vật chất, ngoài thế giới vật chất ra không có thế giới nào khác. Các sự vật, hiện tượng chỉ là biểu hiện những dạng cụ thể của thế giới vật chất mà thôi. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất quyết định ý thức, còn ý thức chỉ là sự phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc con người mà thôi. Điều này đã được những khoa học cụ thể và thực tiễn chứng minh. Trong sự phát triển tư tưởng triết học, chủ nghĩa duy vật được biểu hiện dưới hình thức sau: chủ nghĩa duy vật cổ đại chất phác, gắn với phép biện chứng sơ khai tự phát; chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII–XVIII và đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác và Ăngghen. Quan điểm duy vật khẳng định, bản chất của thế giới là vật chất, là quan điểm đúng đắn, khoa học. Nó đem lại cho con người niềm tin và sức mạnh trong việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. II. PHẠM TRÙ VẬT CHẤT 1. Quan niệm của các nhà triết học duy vật trước Mác Thời cổ đại, các nhà triết học phương Đông cùng như phương Tây đều có xu hướng đi tìm khởi nguyên của vũ trụ, từ một dạng vật thể nào đấy, như “nước” (Talét), “không khí” (Anaximen), “lửa” (Hêraclít), “nguyên tử” (Đêmôcrít). Thời cận đại, lịch sử triết học đã xác nhận công lao to lớn của các nhà triết học duy vật thời kỳ này như Bêcơn, Hốpxơ, Xpinôda, Điđrô, Hônbách. Họ đã có nhiều đóng góp vào việc phát triển quan niệm về vật chất. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, vật lý học phát triển, con người đã phát hiện ra những dạng mới của vật chất, như dạng trường (trường điện từ, hấp dẫn …), dạng hạt (hạt êlếctrôn, prôtôn và các hạt cơ bản khác), thì quan niệm về vật chất được tiến thêm một bước, song cũng không thoát khỏi giới hạn siêu hình về phạm trù vật chất. Sai lầm chung phổ biến của tất cả những quan niệm trên về vật chất là đã đồng nhất vật chất với vật thể, quy vật chất về một dạng vật thể nào đó. 2. Quan niệm triết học Mác - Lênin về vật chất + Lênin đã đưa ra một định nghĩa khoa học về phạm trù vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. + Định nghĩa trên có những nội dung cơ bản sau: - “Vật chất là một phạm trù triết học”. Với tính cách là một phạm trù triết học, vật chất không tồn tại cảm tính, nghĩa là nó không đồng nhất với các dạng tồn tại cụ thể, mà ta thường gọi là vật thể. Vật thể có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác; còn vật chất là cái vô hạn, vô sinh, vô diệt. Vậy không thể quy vật chất về vật thể và cũng không thể đồng nhất vật chất với vật thể. - Thuộc tính chung nhất của vật chất là “thực tại khách quan” tồn tại bên ngoài không lệ thuộc vào cảm giác. Như đã biết, vật chất là vô tận, vô hạn nên có vô vàn thuộc tính, trong đó thuộc tính chung nhất là “thực tại khách quan”. Nó được xem là tiêu chuẩn để phân biệt giữa vật chất với những cái không phải là vật chất, cả trong tự nhiên lẫn trong xã hội. - Vật chất “đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại…”. Vật chất tồn tại khách quan, nhưng không tồn tại trừu tượng mà tồn tại hiện thực qua các sự vật cụ thể. Khi tác động vào giác quan, chúng gây nên cảm giác và được cảm giác ghi chép lại, điều đó chứng tỏ con người có khả năng nhận thức được thế giới. + Định nghĩa vật chất của Lênin, có ý nghĩa to lớn cả về thế giới quan cũng như phương pháp luận, cả về lý luận, lẫn thực tiễn : - Đã giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường DVBC. - Khắc phục được tính siêu hình, phiến diện của chủ nghĩa duy vật cũ quan niệm về vật chất. - Mở đường cho các khoa học cụ thể phát triển, đem lại niềm tin cho con người trong việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. III. VẬN ĐỘNG LÀ PHƯƠNG THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT 1. Định nghĩa vận động Vận động hiểu theo nghĩa hẹp, giản đơn, đó là sự di chuyển vị trí trong không gian. Còn vận động được hiểu với ý nghĩa đầy đủ khoa học, như Ăngghen chỉ ra, đó là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm “tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”. Định nghĩa trên bao gồm những nội dung cơ bản sau: vận động là một phương thức tồn tại của vật chất, nghĩa là vật chất tồn tại và tồn tại bằng phương thức vận động, không có vận động thì vật chất không tồn tại; mặt khác vận động còn là thuộc tính cố hữu của vật chất, nên vận động và vật chất là không thể tách rời nhau. 2. Nguồn gốc của vận động. Vận động từ đâu mà có? Các nhà duy tâm cho vận động là từ thần linh, thượng đế, ý niệm tuyệt đối mà ra. Các nhà duy vật siêu hình cho rằng, vận động chỉ là sự tăng giảm về số lượng hoặc là sự di chuyển vị trí các vật thể trong không gian. Trái lại, triết học Mác–Lênin cho rằng, vận động gắn liền với vật chất, là thuộc tính vốn có của vật chất. Cho nên, vận động chính là mâu thuẫn luôn luôn nảy sinh đồng thời tự giải quyết. Vận động của vật chất còn do sự tác động qua lại giữa các yếu tố, các bộ phận khác nhau trong bản thân sự vật, hay giữa sự vật này với sự vật kia. 2 Như vậy, nguồn gốc vận động là vận động tự thân, do mâu thuẫn bên trong, do tác động qua lại giữa các yếu tố, hay giữa các sự vật với nhau. 3. Những hình thức vận động cơ bản của vật chất. Ăngghen đã chia vận động thành năm hình thức cơ bản: - Vận động cơ học, là sự dịch chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. - Vận động vật lý, là sự vận động của các phân tử, nguyên tử, các hạt cơ bản, vận động của điện tử, các quá trình nhiệt, điện … - Vận động hóa học, là vận động của các quá trình hóa hợp, phân giải các chất. - Vận động sinh học, là sự biến đổi của các cơ thể sống. - Vận động xã hội, là sự biến đổi của các chế độ xã hội. Nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu những hình thức vận động, và chỉ có thông qua nghiên cứu các hình thức vận động mới nắm được bản chất của sự vật. 4. Vận động và đứng im Triết học Mác–Lênin cho rằng vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối. + Vận động là tuyệt đối, vì đó là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, nên không ở đâu, không lúc nào có vật chất mà lại không có vận động. Do vậy, vận động là tuyệt đối. + Đứng im là tương đối, vì không có đứng im tương đối thì không thể có sự vật cụ thể, riêng lẻ, xác định, do vậy không thể nhận thức được bất kỳ cái gì. Nhưng đứng im chỉ là tương đối, vì nó chỉ xảy ra với một hình thức vận động, có tính chất cá biệt; nó chỉ xảy ra trong một quan hệ nhất định, chứ không phải trong mọi mối quan hệ cùng một lúc, và chỉ là biểu hiện một trạng thái vận động. Đó là vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối, bảo tồn cấu trúc, xác định nó là nó, nó chưa là cái khác. IV. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN 1. Những quan niệm khác nhau Các nhà triết học duy tâm cho rằng không gian, thời gian là hình thức tri giác chủ quan của con người qui định. Các nhà triết học duy vật siêu hình tuy thừa nhận không gian, thời gian tồn tại khách quan nhưng không gắn với vật chất vận động. 2. Quan niệm của triết học Mác – Lênin a) Khái niệm không gian, thời gian + Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính – sự cùng tồn tại, kết cấu qui mô và tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng. + Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt trường tình – độ dài diễn biến của các quá trình, sự kế tiếp nhau vận động phát triển. b) Quan hệ giữa không gian, thời gian với vật chất vận động + Không gian, thời gian gắn liền với vật chất vận động. Vật chất vận động là vận động trong không gian và thời gian. + Không có không gian, thời gian tồn tại ngoài vật chất vận động. Không có vật chất vận động ngoài không gian và thời gian. c) Tính chất của không gian, thời gian + Tính khách quan + Tính vô tận, vô hạn 3 - Không gian có ba chiều: dài, rộng, cao - Thời gian chỉ có một hướng: từ quá khứ đến tương lai V. TÍNH THỐNG NHẤT VẬT CHẤT CỦA THẾ GIỚI 1. Những quan điểm khác nhau Triết học duy tâm cho bản chất của thế giới là tinh thần, nên thế giới thống nhất là thống nhất ở lĩnh vực tư tưởng, tinh thần. Triết học duy vật cổ đại cho thế giới thống nhất ở một dạng vật cụ thể nào đó như “nước” (Talét), “không khí” (Ana Ximen), “lửa” (Hêraclít),”nguyên tử” (Đêmôcrít) 2. Quan điểm triết học Mác–Lênin Xuất phát từ quan điểm: thế giới vật chất tồn tại khách quan, luôn vận động và phát triển, đều có cùng một bản chất vật chất. Sự thống nhất của thế giới được biểu hiện: Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất, tồn tại khách quan độc lập với ý thức. Thế giới vật chất là vô tận, vô hạn, không sinh, không diệt. Trong thế giới đó không có gì khác ngoài quá trình vật chất vận động, chuyển hóa lẫn nhau, tất cả đều là nguyên nhân, kết quả của nhau, và đều là vật chất. Mỗi lĩnh vực của thế giới (tự nhiên, xã hội…) đều là những dạng cụ thể của thế giới vật chất, nên chúng đều có nguồn gốc, quan hệ, liên hệ vật chất; đều có tổ chức, kết cấu vật chất; và đều chịu sự chi phối bởi những quy luật khách quan của thế giới vật chất. VI. Ý THỨC, MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1. Phạm trù ý thức Triết học Mác–Lênin cho rằng, ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, hay ý thức chẳng qua chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan được di chuyển vào trong đầu óc con người và cải biến đi. 2. Nguồn gốc, bản chất của ý thức a) Nguồn gốc của ý thức Ý thức ra đời từ hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. + Nguồn gốc tự nhiên của ý thức, có hai yếu tố: - Phải có bộ óc người là dạng vật chất phát triển caomới có sự ra đời của ý thức. - Phải có thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội) tồn tại bên ngoài con người, xem đó là đối tượng, nội dung của ý thức, không có thế giới khách quan thì không có gì để nó phản ánh. Vậy nguồn gốc tự nhiên của ý thức là sự tương tác giữa bộ óc người với thế giới khách quan. + Nguồn gốc xã hội của ý thức, cũng có hai yếu tố: - Lao động. Nhờ lao động các giác quan của con người phát triển, cơ cấu thức ăn thay đổi, thức ăn bằng thịt ngày càng tăng lên, bộ óc có điều kiện phát triển, ý thức ra đời. - Ngôn ngữ. Do yêu cầu của lao động, con người có quan hệ với nhau, tất yếu nảy sinh nhu cầu giao tiếp, con người cần phải trao đổi kinh nghiệm, trao đổi tư tưởng cho nhau. Chính nhu cầu đó đòi hỏi ngôn ngữ ra đời. Ngôn ngữ không chỉ có chức năng thông tin kinh nghiệm, tình cảm, mà còn là công cụ của tư duy, diễn 4 [...]... (khoảng 10 .000 năm trước đây) các bộ lạc nguyên thủy có xấp xỉ một triệu người rải rác trên các lục địa Đầu công nguyên, dân số trên trái đất có chừng 200 triệu người, 10 00 sau công nguyên có gần 300 triệu người Đến nay dân số trên trái đất là 6 tỷ người Rõ ràng dân số chỉ thực sự bùng nổ khoảng 10 0 năm gần đây: 16 - 19 00 dân số thế giới có khoảng 1, 6 tỷ - 19 50 dân số thế giới có khoảng 2,5 tỷ - 19 87... khâu, một quá trình nhận thức 12 IV- CHÂN LÝ 1- Khái niệm chân lý Chân lý là những tri thức của con người phù hợp với hiện thực khách quan đã được thực tiễn kiểm nghiệm Chân lý là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới 2- Đặc điểm chân lý - Tính khách quan - Tính cụ thể - Tính tương đối và tính tuyệt đối V- QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỚI ĐỔI MỚI XÃ HỘI Ở NƯỚC TA 1 Thực tiễn cách mạng đòi... tưởng cái mới hợp quy luật nhất định thắng ĐỀ TÀI XÊMINA 1 Trình bày nội dung, ý nghĩa qui luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập? 2 Phân tích nội dung, ý nghĩa qui luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại? 9 BÀI 3 NHẬN THỨC LUẬN KHOA HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA CON NGƯỜI I- BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC 1 Những quan điểm khác nhau về bản chất của nhận thức... chỉ có thực tiễn mới là tiêu chuẩn của chân lý, vì thực tiễn cao hơn nhận thức, nó vừa có tính hiện thực trực tiếp, lại vừa có tính phổ biến Nó là hoạt động vật chất khách quan, có tính lịch sử xã hội 11 + Thực tiễn làm tiêu chuẩn của chân lý, vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối Tính tuyệt đối là ở chỗ, thực tiễn là cái duy nhất, là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm chân lý, ngoài nó... lại nhiều hậu quả cho xã hội Giải quyết vấn đề bùng nổ dân số không những ở mỗi nước, mà còn là vấn đề chung của toàn nhân loại 17 BÀI 5 LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI I LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Sản xuất ra của cải vật chất là yêu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội a) Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm... PTSX quyết định tính chất của xã hội - PTSX quyết định tổ chức kết cấu của xã hội - PTSX quyết định sự chuyển biến của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử 18 khác nhau II NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI 1 Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất a) Khái niệm về tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất + Tính... cơ cấu kinh tế thống nhất ĐỀ TÀI XÊMINA 1 2 Thế nào là PTSX? Khái niệm và vị trí của mỗi bộ phận trong PTSX và vai trò của PTSX trong sự phát triển của xã hội? Qui luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình dộ của LLSX 20 BÀI 6 CẤU TRÚC XÃ HỘI: GIAI CẤP VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI I KHÁI NIỆM VỀ CẤU TRÚC XÃ HỘI VÀ CẤU TRÚC XÃ HỘI PHI GIAI CẤP 1 Cấu trúc xã hội phi giai cấp Cấu trúc xã... để nuôi, dạy thế hệ trẻ - Gia đình tổ chức tốt đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho mọi thành viên ĐỀ TÀI XÊMINA 1 2 Thế nào là giai cấp? Đấu tranh giai cấp? Vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay 26 BÀI 7 CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH, MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI I BẢN CHẤT CON NGƯỜI 1 Khái niệm về con người + Từ giác độ triết học người ta đưa ra một định nghĩa khái quát: “Con ngưới là một thực thể sinh... của xã hội ngày càng nhanh chính là nhờ có sự kế thừa Xã hội phát triển từ thấp lên cao, từ chế độ xã hội này sang chế độ xã hội kia cao hơn, tiến bộ hơn II MÔI TRƯỜNG SINH THÁI ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1 Môi trường tự nhiên là điều kiện vật chất của đời sống xã hội + Môi trường là nơi sinh sống và hoạt động của con người, là nơi tồn tại của xã hội Giữa xã hội và tự nhiên thường xuyên diễn ra sự trao... tự nhiên và xã hội càng được mở rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu Hiện nay, tất cả bề mặt trái đất và trên không trung đã trở thành môi trường hoạt động của con người 2 Vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay 15 + Ngày nay bảo vệ môi sinh là vấn đề có tính toàn cầu cấp bách, nhằm bảo vệ loài người thoát khỏi những hậu quả chính mình gây ra Việc khai thác rừng một cách bừa bãi đã gây ra lụt lội hoặc làm cho . người. Rõ ràng dân số chỉ thực sự bùng nổ khoảng 10 0 năm gần đây: 16 - 19 00 dân số thế giới có khoảng 1, 6 tỷ - 19 50 dân số thế giới có khoảng 2,5 tỷ - 19 87 dân số thế giới có khoảng 5,0 tỷ - 2000. trực tiếp, lại vừa có tính phổ biến. Nó là hoạt động vật chất khách quan, có tính lịch sử xã hội. 11 + Thực tiễn làm tiêu chuẩn của chân lý, vừa có tính tuyệt đối lại vừa có tính tương đối. Tính. vừa là tiền đề xuất phát, vừa là điểm kết thúc của một vòng khâu, một quá trình nhận thức. 12 IV- CHÂN LÝ 1- Khái niệm chân lý Chân lý là những tri thức của con người phù hợp với hiện thực khách

Ngày đăng: 29/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan