1. Khái niệm và quá trình ra đời dân tộc a) Khái niệm dân tộc
Dân tộc là cộng đồng người hình thành trong quá trình lịch sử với những đặc trưng cơ bản là: cùng chung sống trên một lãnh thổ, cùng có chung một hình thái kinh tế–xã hội, cùng có chung một ngôn ngữ và cùng có chung một nền văn hóa, tâm lý, tính cách.
Bốn đặc trưng của dân tộc có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó đặc trưng “có chung một hình thái kinh tế–xã hội” là quan trọng nhất. Đặc trưng “có chung
một nền văn hóa, tâm lý và tính cách” lại là đặc trưng tạo nên bản sắc dân tộc rõ nét nhất.
b) Quá trình hình thành dân tộc
Sự hình thành dân tộc diễn ra không đồng đều giữa các vùng khác nhau: + Ở châu Âu, dân tộc ra đời gắn liền với sự thống nhất thị trường trong một quốc gia của chủ nghĩa tư bản. Ở châu Á, dân tộc ra đời sớm hơn do nhu cầu thống nhất cộng đồng lớn để tiến hành cuộc đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt đối với nền nông nghiệp lúa nước. Còn ở châu Phi, quá trình hình thành dân tộc thường gắn liền với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Việt Nam, do những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử nên dân tộc ra đời sớm hơn nữa.
- Về địa lý, Việt Nam nằm trong vùng cận nhiệt đới gió mùa, bờ biển dài, nhiều sông ngòi. Để có thể làm lúa nước thì vấn đề trị thủy được mọi triều đại đặt lên hàng đầu. Việc trị thủy đòi hỏi sức mạnh của một cộng đồng lớn. - Về lịch sử, Việt Nam luôn bị các thế lực ngoại xâm lớn mạnh hơn mình đe dọa, muốn chiến thắng chúng phải cần đến sức mạnh của cộng đồng lớn. 2. Tính giai cấp của vấn đề dân tộc và dân tộc Việt Nam
a) Tính giai cấp của vấn đề dân tộc
Vấn đề dân tộc luôn luôn có tính giai cấp, nên các vấn đề chính trị trong một dân tộc, quốc gia như: nhà nước, pháp luật, đảng phái, mối quan hệ giữa các dân tộc… đều phục vụ lợi ích của giai cấp cầm quyền.
b) Dân tộc Việt Nam
+ Là một cộng đồng đa sắc tộc gồm 54 dân tộc anh em cùng chung sống, dựng nước và giữ nước lâu dài. Do đó, đã tạo nên truyền thống hòa hợp dân tộc, không có chiến tranh dân tộc trong lịch sử. Cha ông ta thuở xưa còn nâng quan hệ dân tộc thành quan hệ gia đình, thông qua hôn nhân để đoàn kết dân tộc.
+ Từ khi có Đảng, truyền thống đoàn kết, hòa hợp dân tộc được nâng lên một chất lượng mới. Đảng ta đã tổng kết và coi đó như là một trong những bài học lớn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. V. GIA ĐÌNH
1. Khái niệm, lịch sử gia đình
Gia đình là một cộng đồng xã hội đặt biệt gắn bó những con người với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống: Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng; quan hệ huyết thống giữa cha mẹ với con cái, giữa anh em với nhau.
Trước khi có hình thức gia đình một vợ một chồng hiện đại thì trong lịch sử từng đã tồn tại nhiều hình thức gia đình theo kiểu quần hôn, mẫu hệ, phụ hệ… 2. Vị trí của gia đình trong sự phát triển của xã hội
+ Gia đình là tế bào của xã hội, nơi thực hiện đồng thời hai loại tái sản xuất: tái sản xuất ra của cải vật chất và tái sản xuất ra bản thân con người làm cho xã hội tồn tại, phát triển lâu dài, trường cửu.
+ Gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. + Gia đình là nơi sinh đẻ và nuôi dạy con cái, góp phần quyết định vào sự trường tồn của cả gia đình và xã hội.
3. Gia đình dưới CNXH
+ Tiền đề chính trị–xã hội, nhà nước XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã ban hành những đạo luật, những chính sách nhằm thủ tiêu những định kiến về đẳng cấp, dân tộc và tôn giáo trong hôn nhân.
+ Tiền đề kinh tế–xã hội, là chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất, xây dựng nền sản xuất lớn XHCN có trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ ngày càng hiện đại để tạo ra “cốt vật chất” cho sự hình thành gia đình mới.
+ Tiền đề tư tưởng–văn hóa, với hệ tư tưởng Mác–Lênin làm kim chỉ nam, đồng thời với những cuộc cách mạng trong kinh tế, Đảng ta rất coi trọng cuộc cách mạng văn hóa, tư tưởng. Kết quả của cuộc cách mạng này đã góp phần hình thành nhanh chóng những quan niệm mới về hôn nhân, về hạnh phúc, về nuôi dạy con cái, về trách nhiệm và nghĩa vụ công dân đối với gia đình và xã hội.
b) Đặc điểm của gia đình XHCN
+ Là một gia đình một vợ một chồng hiện đại, nghĩa là nó được xây dựng trên cơ sở tình yêu chứ không phải sự “môn đăng hộ đối” về địa vị xã hội hay tài sản.
+ Gia đình mới XHCN đặc biệt quan tâm những vấn đề sau:
- Làm cho gia đình trở thành môi trường tốt để nuôi, dạy thế hệ trẻ. - Gia đình tổ chức tốt đời sống vật chất và văn hóa tinh thần cho mọi thành viên.
ĐỀ TÀI XÊMINA 1.
2.
Thế nào là giai cấp? Đấu tranh giai cấp? Vấn đề dân tộc ở nước ta hiện nay.
BÀI 7
CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH, MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI I. BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1. Khái niệm về con người
+ Từ giác độ triết học người ta đưa ra một định nghĩa khái quát: “Con ngưới là một thực thể sinh học–xã hội, luôn giữ vai trò chủ thể trong mọi hoạt động”. + Với tính cách là thực thể sinh vật, cơ thể con người luôn luôn chịu sự quy định của những quy luật sinh học để tồn tại và phát triển. Với tư cách một thực thể xã hội, con người trong quá trình tồn tại đã có những sinh hoạt cộng đồng như lao động, giao tiếp, thông qua đó mà một hệ thống quan hệ xã hội được thiết lập. 2. Bản chất con người
+ Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo cho rằng, bản chất con người do lực lượng siêu tự nhiên chi phối như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, “cái phổ biến”, “chúa”, “thượng đế”…
+ Các loại chủ nghĩa duy vật: siêu hình, máy móc, tầm thường, nhân bản… thường giải thích con người một cách phiến diện, tuyệt đối hóa mặt này hay mặt kia.
+ Các khoa học cụ thể như: y học, nhân chủng học, tâm lý học, giáo dục học… nghiên cứu từng mặt, từng bộ phận về con người.
Khắc phục những khiếm khuyết của các quan điểm trên đây, Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó bản chất con ngưới là tổng hòa của những quan hệ xã hội”.
II. NHÂN CÁCH
1. Khái niệm và cấu trúc của nhân cách a) Khái niệm nhân cách
+ Chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo quan niệm có “tính người bẩm sinh”; “nhân cách là yếu tố tinh thần đầu tiên của tồn tại người và chúa là nhân cách tối cao nhất có trước và chi phối nhân cách con người”…
+ Chủ nghĩa duy vật ngoài mácxít và các khoa học cụ thể thường có xu hướng tuyệt đối hóa mặt tâm lý, sinh lý, xem nhẹ mặt xã hội hay tách rời mặt xã hội và mặt tự nhiên của nhân cách.
+ Ngày nay do thành tựu của nhiều ngành khoa học nghiên cứu về nhân cách, người ta đã đưa ra một quan niệm tổng hợp và đúng đắn về nhân cách: nhân cách là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội–sinh lý–tâm lý tạo thành một chỉnh thể mà nhờ nó mỗi cá nhân người có thể đóng vai trò chủ thể, tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình.
Nhân cách là tổ hợp thái độ, thuộc tính riêng trong quan hệ hành động của từng người với giới tự nhiên, với xã hội và bản thân.
b) Cấu trúc của nhân cách
Một cách khái quát cấu trúc của nhân cách bao gồm: - Hạt nhân của nhân cách là thế giới quan của cá nhân.
- Cái bên trong của nhân cách là những năng lực và phẩm chất xã hội của cá nhân.
- Cái sâu kín và nhạy cảm nhất của nhân cách là tâm hồn con người. 27
2. Những tiền đề và quá trình hình thành nhân cách của con người mới XHCN Việt Nam
a) Những tiền đề
+ Tiền đề vật chất, trước hết nhân cách phải dựa trên cơ sở sinh học, tức là một con người có sự phát triển đầy đủ, không khiếm khuyết về cơ thể, giác quan và tư duy. Tiền đề vật chất đóng vai trò “điều kiện đủ” chính là môi trường xã hội, đó là gia đình và xã hội với những truyền thống, những giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
+ Tiền đề tư tưởng và giáo dục, nòng cốt của tiền đề tư tưởng là chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sự hình thành nhân cách nói chung và nhân cách XHCN nói riêng diễn ra trong cả đời người, trong đó giáo dục và tự giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là với lứa tuổi trẻ.
b) Quá trình hình thành nhân cách con người mới XHCN Việt Nam
+ Nhân cách của mỗi cá nhân không phải hình thành một lúc, một lần là xong mà diễn ra theo một quá trình, suốt cả đời người.
+ Trước hết phải từng bước tạo lập những tiền đề cho sự hình thành nhân cách XHCN Việt Nam: tiền đề vật chất là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; tiền đề tư tưởng là chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; và tiền đề giáo dục là cải cách hệ thống giáo dục quốc dân nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài.