ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM – ĐỘI TIÊN PHONG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM, ĐẠI BIỂU TRUNG THÀNH LỢI ÍCH CỦA GIA

Một phần của tài liệu bai giang triet hoc 1 potx (Trang 85 - 92)

CÔNG NHÂN VIỆT NAM, ĐẠI BIỂU TRUNG THÀNH LỢI ÍCH CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN, NHÂN DÂN LAO ĐỘNG VÀ CỦA CẢ DÂN TỘC Đồng thời với quá trình lãnh đạo cách mạng là quá trình Đảng ta xây dựng và trưởng thành. Trong quá trình đó, Đảng ta luôn giữ vững bản chất cách mạng và khoa học, luôn luôn xác định Đảng là của giai cấp công nhân Việt Nam và phấn đấu không ngừng để giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng.

1. Luôn luôn giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Khẳng định điều đó có nghĩa là khẳng định lập trường của Đảng, khẳng định sứ mệnh lịch sử của Đảng đối với giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với Đảng ta.

2. Đảng đề ra đường lối, chính sách đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn Việt Nam, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân

Không có lý luận cách mạng đúng đắn không thể có phong trào cách mạng rộng khắp của hàng chục triệu quần chúng nhân dân.

Đường lối chiến lược, sách lược của Đảng là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng và toàn dân ta. Để đảm bảo đường lối phù hợp với quy luật khách quan phải lấy chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của nhân dân ta. Đường lối đó phản ánh truyền thống dân tộc và thực tiễn xã hội Việt Nam, phản ánh kinh nghiệm của Đảng ta và của các Đảng anh em. Đường lối của Đảng luôn khắc phục khuyng hướng giáo điều hoặc xét lại, luôn luôn được tổng kết, bổ sung và phát triển.

3. Thường xuyên củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng

Liên hệ chặt chẽ với quần chúng là một yêu cầu, là biểu hiện tính chất giai cấp công nhân của Đảng.

Vì vậy, để giữ vững mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng phải thường

xuyên phát huy quyền làm chủ của nhân dân, không ngừng chăm lo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đồng thời kiên quyết chống bệnh quan liêu, tệ tham nhũng và những biểu hiện mất dân chủ, ức hiếp quần chúng của một số Đảng viên… Tất cả những cái đó phải dựa vào nhân dân mới khắc phục triệt để.

4. Đảng luôn luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; luôn luôn xây dựng, chỉnh đốn để ngang tầm với nhiệm vụ trong các giai đoạn cách mạng

Trong quá trình phát triển, Đảng ta luôn luôn coi trọng xây dựng Đảng về chính trị. Đảng luôn luôn bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận của Đảng và gắn chặt lý luận với thực tiễn cách mạng Việt Nam để nâng cao năng lực hoạch định đường lối cách mạng nhằm góp phần phát triển lý luận Mác–Lênin, soi sáng con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Điều cốt tử về tư tưởng là Đảng ta luôn lấy chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của mình.

Xây dựng Đảng về tư tưởng là tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm cách mạng Việt Nam, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Xây dựng Đảng về tổ chức là xây dựng hệ thống tổ chức từ trên xuống dưới theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thường xuyên tự phê bình và phê bình, có kỷ luật tự giác và nghiêm minh, giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng.

Ba mặt xây dựng Đảng nêu trên có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, trong đó việc xây dựng Đảng về chính trị có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.

Vì saoĐảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam?

2. Những nhân tố bảo đảm vai trò lãnh đạo cách mạng thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam?

1.

BÀI 19

NHỮNG THẮNG LỢI TO LỚN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DO ĐẢNG CỘNG SẢN LÃNH ĐẠO I. NHỮNG THẮNG LỢI TO LỚN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm qua đã giành được những thắng lợi vĩ đại, đưa dân tộc ta, đất nước ta trải qua những bước nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử. Những thắng lợi đó là:

1. Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

+ Đảng mới ra đời đã phát động ngay cao trào cách mạng trong cả nước mà lực lượng nổi dậy chủ yếu là công nhân và nông dân. Trong năm 1930 và 1931 đã nổ ra nhiều cuộc bãi công, biểu tình quyết liệt mà đỉnh cao là ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Sau vụ thực dân Pháp ném bom vào đoàn biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên đang trên đường kéo về Vinh, làm chết 217 người, phong trào nông dân Nghệ–Tĩnh càng lên cao và làm tê liệt chính quyền ở một số huyện và tan rã chính quyền ở nhiều xã, thôn. Từ tháng 09/1930 đến đầu năm 1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhiều Ban chấp hành Nông hội (xã Bộ nông) được thành lập và quản lý công việc của thôn, xã như bộ máy chính quyền (sau này gọi là Xô Viết Nghệ–Tĩnh). Thực dân Pháp tập trung lực lượng điên cuồng khủng bố nên phong trào bị dìm trong bể máu.

Tuy bị tổn thất nặng nề, nhưng cao trào cách mạng 1930–1931 là cuộc tổng diễn tập đầu tiên cho Cách mạng Tháng Tám sau này.

+ Những năm 1932–1935, cuộc đấu tranh cách mạng đã diễn ra dưới một hình thức ác liệt mới để khôi phục phong trào.

Chỉ trong thời gian ngắn, với 600 đảng viên (tháng 03/1931 có 2.100 đảng viên), Đảng đã khôi phục được hệ thống tổ chức và tiến hành Đại hội lần thứ I ở Ma Cao tháng 05/1935. Phong trào quần chúng được hồi phục dưới nhiều hình thức đấu tranh, chủ yếu là kết hợp đấu tranh bí mật với đấu tranh công khai, hợp pháp.

+ Khôi phục phong trào là sự chuẩn bị tất yếu cho cao trào dân chủ thời kỳ 1936–1939. Khi có Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản và Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp ban bố một chính sách mở rộng tự do dân chủ ở thuộc địa, Đảng Cộng sản Đông Dương liền đưa ra khẩu hiệu hòa bình, dân sinh, dân chủ để đòi lợi ích trước mắt của quần chúng. Điều đó đáp ứng đúng nguyện vọng nhiều tầng lớp và giai cấp của xã hội.

+ Cao trào cách mạng những năm 1936–1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai về các hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh chính trị của quần chúng chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám.

+ Chuyển biến tình hình thế giới và trong nước do Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ đòi hỏi Đảng phải có chủ trương mới. Từ năm 1939 đến năm 1945, việc nêu cao khẩu hiệu độc lập dân tộc, coi giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất; việc thành lập Mặt trận phản đế Đông Dương sau đó thay thế bằng Mặt trận Việt Minh; việc xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, sử dụng hình thức đấu tranh chính trị và từng bước đấu tranh vũ trang và kết hợp chúng với nhau là điều kiện cơ bản để Đảng động viên rộng rãi

nhất các lực lượng, cá nhân yêu nước; đồng thời thúc đẩy thời cơ và chớp thời cơ giành thắng lợi quyết định: đó là Cách mạng Tháng Tám vĩ đại.

+ Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là kết quả của 15 năm đấu tranh kiên cường, sáng tạo của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế mấy nghìn năm, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Mở đầu kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc–kỷ nguyên độc lập, tự do và CNXH.

Với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám chẳng những dân tộc ta mà các dân tộc thuộc địa khác đều có thể tự hào rằng: Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng thuộc địa thế giới, một Đảng Cộng sản mới 15 tuổi đã lãnh đạo nhân dân mình giành chính quyền thắng lợi từ tay đế quốc và phong kiến.

2. Giữ vững chính quyền cách mạng, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp (1945–1954)

+ Giành được chính quyền hơn một tuần lễ, đất nước ta rơi vào hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”: hai mươi vạn quân Tưởng Giới Thạch với danh nghĩa quân Đồng Minh vào tước khí giới quân đội Nhật, ngang nhiên đóng quân ở những địa bàn trọng yếu từ vĩ tuyến 16 trở ra. Ở phía Nam, quân đội Anh kéo vào cũng để tước khí giới quân Nhật nhưng với ý đồ giúp quân Pháp trở lại xâm lược Đông Dương. Vì vậy ngày 23/09/1945 quân Pháp nổ súng công khai đánh chiếm Nam Bộ.

Trước nguy cơ sống còn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ ba nhiệm vụ lớn lúc này là chống giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “kháng chiến kiến quốc”.

+ Ngày 19/12/1946, chúng đưa tối hậu thư buộc ta đầu hàng, đồng thời nổ súng khiêu khích ở Hà Nội và nhiều nơi khác. Tình thế đòi hỏi chúng ta phải chọn con đường chiến đấu: Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.

+ Đường lối kháng chiến: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cánh sinh được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định sớm là yếu tố quan trọng nhất hướng toàn dân tập trung sức mạnh vào cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Đó là đường lối vừa kháng chiến, vừa xây dựng lực lượng, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Nhờ đó, quân và dân ta lần lượt giành những chiến thắng có ý nghĩa quyết định. Chiến thắng Việt Bắc (1947), chiến thắng Biên giới (1950), chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), buộc chúng phải ký Hiệp định Giơnevơ, cam chịu thất bại và rút quân không điều kiện khỏi miền Bắc.

+ Như vậy, sau 9 năm kháng chiến, do so sánh lực lượng thế giới và trong nước, chúng ta mới giải phóng một nửa Tổ quốc. Miền Bắc được độc lập tự do, cách mạng DTDCND cơ bản hoàn thành và chuyển sang thời kỳ quá độ lên CNXH. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ còn có ý nghĩa mở đầu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa kiểu cũ trên phạm vi thế giới. Thắng lợi đó còn chứng tỏ một chân lý: Trong thời đại ngày nay, một dân tộc dù nhỏ, nhưng biết đoàn kết đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác–Lênin chân chính thì có thể chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

3. Kết hợp cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam, tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn (1954–1975)

+ Năm 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhưng ở miền Nam đế quốc Mỹ hất cẳng đế quốc Pháp để thống trị theo chế độ thực dân kiểu mới. Từ đó tìm cách thôn tính miền Bắc, ngăn chặn CNXH tràn xuống miền Nam, đe dọa phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù của cách mạng Việt Nam. Đây là tên đế quốc hung hãn nhất, giàu mạnh nhất trong những tên đế quốc và kẻ thù của nhân dân tiến bộ trên thế giới.

Trong đó, miền Bắc có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam hoàn thành cách mạng DTDCND trong cả nước.

Khi đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ ở miền Nam và gây chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, đường lối đó được Đảng bổ sung thêm: chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Việt Nam.

+ Xã hội miền Bắc thực chất chỉ được xây dựng trong hòa bình khoảng 10 năm (1954–1965). Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đã tàn phá nặng nề những gì mà nhân dân ta vừa xây dựng được. Tuy nhiên, dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng miền Bắc đã thay đổi toàn diện về chất so với trước khi giải phóng. Các thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng… đã làm cho miền Bắc tiến một bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc, đất nước, xã hội và con người đều đổi mới.

+ Ở miền Nam, cách mạng cũng từng bước phát triển, liên tục tấn công địch. Vượt qua những gian khổ, những hy sinh tổn thất nặng nề do chính sách khủng bố, đàn áp dã man, do cuộc chiến tranh khốc liệt chưa từng có của đế quốc Mỹ gây ra, quân và dân miền Nam kiên cường, bất khuất đã tiến hành “Đồng khởi” thắng lợi và lần lượt đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, chiến lược “chiến tranh vục bộ”, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ và tay sai. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 toàn thắng, kết thúc cuộc chiến tranh dài ngày nhất, ác liệt nhất trong lịch sử dân tộc ta, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã quét sạch bọn xâm lược ra khỏi toàn bộ đất nước ta, hoàn thành cách mạng DTDCND trong cả nước. Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, thống nhất và bắt đầu xây dựng kỷ nguyên mới–kỷ nguyên độc lập tự do và CNXH.

4. Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trên cả nước đạt thành tích to lớn + Chiến tranh kết thúc, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: cả nước đi lên CNXH. Bên cạnh đường lối cơ bản được xác định đúng đắn, Đảng ta cũng mắc phải sai lầm trong xác định những chủ trương chính sách lớn, chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện đường lối.

+ Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là Đảng ta nhận thức được sai lầm, khuyết điểm của mình, đã tự phê bình và quyết tâm sữa chữa.

Đường lối đổi mới ra đời trên cơ sở đó. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được coi là cột mốc đánh dấu bước ngoặt của công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam chính là đề ra đường lối đổi mới đúng đắn, các Đại hội thứ VII, VIII, IX ngày càng bổ sung và phát triển con đường đi lên CNXH ở nước ta. Trọng tâm của đường lối đổi mới là đổi mới về kinh tế. Từ nền kinh tế bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN là sự chuyển đổi rất cơ bản và có ý nghĩa quyết định.

+ Những thắng lợi của công cuộc đổi mới, chứng tỏ rằng con đường độc lập dân tộc và CNXH mà dân tộc ta đã chọn tuy đầy chông gai nhưng là tất yếu lịch sử. Đảng Cộng sản Việt Nam đảm nhiệm vai trò duy nhất lãnh đạo cách mạng XHCN ở Việt Nam, không một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được. Chủ nghĩa Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho chúng ta vượt qua tất cả những thử thách để đạt đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu bai giang triet hoc 1 potx (Trang 85 - 92)