CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA THỜI ĐẠI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu bai giang triet hoc 1 potx (Trang 37 - 39)

1. Giai đoạn I: Từ năm 1917 đến kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai 1945

+ Từ năm 1917 đến năm 1945–giai đoạn đột phá thắng lợi của cách mạng vô sản ở nước Nga, một nước tư bản phát triển trung bình, khai sinh ra một chế độ xã hội mới–chế độ XHCN. Đặc trưng chủ yếu của giai đoạn này là sự ra đời của Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, một chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, mở ra khả năng tiến hành xây dựng CNXH trong một nước.

+ Chiến tranh là một thử thách lớn đối với một chế độ xã hội. Để bảo vệ chế độ mới, bảo vệ nhà nước Xô viết và những thành quả cách mạng XHCN đã giành được, Hồng quân và nhân dân Liên Xô, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng

sản Liên Xô, đã giành được thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến chống phát xít–thế lực xung kích của chủ nghĩa đế quốc quốc tế.

2. Giai đoạn II: Từ sau năm 1945 đến đầu những năm 70

+ Từ năm 1945 đến những năm đầu thập kỷ 70 là giai đoạn có những biến động to lớn, sâu sắc có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là phong trào cách mạng thế giới phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu; CNXH từ một nước đã trở thành hiện thực ở một loạt nước trên thế giới.

+ Thắng lợi của Cách mạng XHCN Tháng Mười Nga, thắng lợi của Hồng quân và nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đánh bại chủ nghĩa phát xít, thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và phát triển CNXH hiện thực đã làm cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức xoay chuyển tình thế. Nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, mở ra kỷ nguyên độc lập tự do. + Tuy nhiên, cuối giai đoạn cũng bắt đầu xuất hiện những đồng bất giữa các nước XHCN, giữa các đảng cộng sản và công nhân trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đồng thời, CNXH xuất hiện sự trì trệ, khủng hoảng, do những yếu kém và khuyết tật trong việc xây dựng CNXH, làm cho tính ưu việt của CNXH không được biểu hiện đầy đủ, đã hạn chế và làm suy yếu sức hấp dẫn cùng những ảnh hưởng tích cực của nó trong thực tế. Do đó đã xuất hiện sự cần thiết đổi mới CNXH, làm cho công cuộc xây dựng CNXH ngày càng có nhiều kết quả, lấy lại uy tín của CNXH đối với nhân dân, lôi cuốn các dân tộc đi theo con đường XHCN.

3. Giai đoạn III: Từ những năm 70 đến cuối những năm 80

+ Đặc trưng của giai đoạn này là có nhiều nước XHCN rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và quản lý kinh tế–xã hội. Trì trệ kéo dài, tốc độ phát triển bị chững lại, cơ chế và chính sách trong quản lý cũng như kỹ thuật và công nghệ chậm đổi mới làm cho nền kinh tế bị suy thoái. Mức sống, nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân không có điều kiện cải thiện. Những dấu hiệu tiền khủng hoảng đã xuất hiện và ngày một rõ nét hơn. Sự nghiệp cải tổ, cải cách, đổi mới đặt ra một cách tất yếu đối với các nước XHCN, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế–xã hội, lập lại sự ổn định để phát triển CNXH hiện thực, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

+ Sự trì trệ và khủng hoảng của các nước XHCN không tất yếu và tự động dẫn đến sự đổ vỡ chế độ XHCN. Nếu phát hiện kịp thời và có đường lối, chính sách đúng đắn để sửa chữa những khuyết tật đó, thì hoàn toàn có thể vượt qua được khủng hoảng để phát triển. Chính những sai lầm đó đã phải trả giá đắt bằng sự thất bại của cải tổ và sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. CNXH thế giới lâm vào thời kỳ thoái trào.

+ Thực tiễn cải cách, đổi mới ở một số nước XHCN, trong đó có Việt Nam, với những thành tựu và kinh nghiệm đạt được là những minh chứng sinh động về tầm quan trọng, về khả năng tìm tòi những nguyên tắc, bước đi và biện pháp đúng đắn để khắc phục khủng hoảng, vượt qua nguy cơ sụp đổ của CNXH. Đồng thời nó cũng chứng minh cho sức sống, triển vọng tích cực của CNXH hiện thực. 4. Giai đoạn IV: Từ đầu những năm 90

+ Giai đoạn này CNXH lâm vào thoái trào. Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ, nhiều đảng cộng sản và công nhân bị chia rẽ, ảnh hưởng của CNXH

bị giảm sút nghiêm trọng. CNXH hiện đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách chưa từng thấy. So sánh lực lượng thế giới tạm thời nghiêng về chủ nghĩa đế quốc, bất lợi cho lực lượng cách mạng và tiến bộ. Tuy nhiên, phong trào cách mạng thế giới những năm gần đây đã có bước khởi sắc mạnh mẽ.

+ Những nước XHCN còn lại vẫn tiếp tục sự nghiệp cải cách đổi mới, khẳng định sức sống và xu hướng phát triển tất yếu của CNXH.

+ Hàng loạt nước dân tộc chủ nghĩa đã thức tỉnh mạnh mẽ ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia nên càng tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội; đấu tranh bảo vệ môi trường, chống bất bình đẳng giữa các nước đang phát triển và chậm phát triển.

Một phần của tài liệu bai giang triet hoc 1 potx (Trang 37 - 39)