I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀNHÀ NƯỚC TA NHÀ NƯỚC TA
+ Chính sách đối ngoại là sự tiếp nối chính sách đối nội, là một bộ phận quan trọng trong đường lối chính trị và chính sách của mọi quốc gia, dân tộc.
+ Trên cơ sở đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn và rộng mở của Đảng và Nhà nước ta, với sự năng động, sáng tạo và linh hoạt, hoạt động đối ngoại của chúng ta đã thu được nhiều thắng lợi to lớn và là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc đổi mới ở nước ta hơn mười năm qua.
+ Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 165 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm tất cả các cường quốc lớn, các tổ chức, các trung tâm kinh tế, chính trị hàng đầu trên thế giới. Chúng ta đã giữ vững, mở rộng và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với các Đảng cộng sản và công nhân trên thế giới, đã có quan hệ thương mại với trên 140 nước. Các công ty của hơn 70 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam …
+ Những thành tựu trên đây là kết quả tất yếu của đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, là một nhân tố quan trọng góp phần giữ vững hòa bình, phá thế bị bao vây, cấm vận, cải thiện và nâng cao vị thế của nước ta trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ NHÀNƯỚC TA NƯỚC TA
1. Nhiệm vụ chung của công tác đối ngoại
Tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế–xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập chủ quyền quốc gia, đống thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Cụ thể là:
+ Tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển kinh tế–xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Bảo đảm độc lập chủ quyền quốc gia.
+ Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới, vì hòa bình,độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 2. Các nguyên tắc trong quan hệ đối ngoại hiện nay
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. + Bình đẳng và cùng có lợi
+ Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng hòa bình. + Làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt và cường quyền.