PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu bai giang triet hoc 1 potx (Trang 66 - 67)

VIỆT NAM

1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam

a) Sự cần thiết khách quan

+ Kinh tế hàng hóa tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế–xã hội.

+ Ở nước ta, những điều kiện chung của kinh tế hàng hóa vẫn còn, nên kinh tế hàng hóa tồn tại là một tất yếu khách quan.

b) Tác dụng của sự phát triển kinh tế thị trường

+ Giải phóng LLSX, khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước để phát triển kinh tế.

+ Khắc phục tình trạng tự cấp tự túc, đẩy mạnh phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

+ Kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động xã hội tạo ra nhiều hàng hóa với chất lượng ngày càng cao, giá cả ngày càng hạ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của nhân dân.

+ Đẩy mạnh việc sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nước và hợp tác, phân công lao động quốc tế.

+ Góp phần khắc phục sự mất cân đối trong nền kinh tế như cân đối hàng– tiền, cung–cầu, xuất–nhập khẩu, thu–chi …

+ Góp phần tăng tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, ổn định tăng trưởng kinh tế và từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam + Về mục đích: nhằm phát triển LLSX, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho CNXH.

+ Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế: còn nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế. Nền tảng là chế độ công hữu về TLSX; thành phần kinh tế nhà nước gjữ vai trò chủ đạo.

+ Về chế độ quản lý: do nhà nước XHCN quản lý để bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.

+ Về chế độ phân phối: phân phối theo lao động và hiệu quả là chủ yếu. + Về chính sách xã hội: đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

3. Quan điểm và giải pháp phát triển kinh tế thị trường của Đảng ta a) Quan điểm

Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta, thị trường theo định hướng XHCN là một thể thống nhất với nhiều lực lượng tham gia sản xuất lưu thông, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

b) Các điều kiện và giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta + Các điều kiện cho sự phát triển kinh tế thị trường ở nước ta là: - Cần có sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội.

- Cần có cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. - Cần có hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh. Tạo được tâm lý, tập quán phù hợp và có lợi cho sự phát triển kinh tế thị trường.

trường.

+ Các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam:

- Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, theo định hướng XHCN.

- Sắp xếp lại khu vực kinh tế Nhà nước theo hướng nắm các khâu, mặt hàng trọng yếu.

- Sử dụng rộng rãi các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước để khai thác tốt các nguồn lực: vốn, công nghệ, tài năng quản lý để phát triển kinh tế hàng hóa. - Đẩy mạnh phân công và hợp tác lao động trong phạm vi cả nước và

phạm vi quốc tế.

- Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Xây dựng và phát triển thị trường hướng ngoại.

- Thực hiện chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa.

Một phần của tài liệu bai giang triet hoc 1 potx (Trang 66 - 67)