HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚ

Một phần của tài liệu bai giang triet hoc 1 potx (Trang 70 - 71)

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ, THỰC HIỆN VÀ PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

I. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG HƯỚNGĐỔI MỚI ĐỔI MỚI

1. Khái niệm hệ thống chính trị

+ Hệ thống chính trị là một chỉnh thể các tổ chức chính trị–xã hội hợp pháp, các đảng chính trị hợp pháp và Nhà nước của chủ thể cầm quyền cùng quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó để tác động vào các quá trình kinh tế–xã hội nhằm củng cố, duy trì và phát triển chế độ xã hội đương thời.

+ Hệ thống chính trị nước ta hiện nay bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị–xã hội của nhân dân hoạt động theo cơ chế bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

+ Trước yêu cầu mới ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng với đổi mới nền kinh tế, từng bước đổi mới kiện toàn hệ thống chính trị là đòi hỏi khách quan, yêu cầu cấp bách. 2. Nội dung, phương hướng cơ bản nhằm đổi mới, kiện toàn hệ thống chính trị

a) Đổi mới tổ chức và phương thức lãnh đạo của Đảng

+ Trước yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của đất nước, đòi hỏi Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao năng lực, phẩm chất lãnh đạo của mình. Đảng có sứ mạng lãnh đạo xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy và thường xuyên chịu sự giám sát của nhân dân. + Trong tình hình hiện nay, việc đổi mới Đảng tập trung làm tốt những nhiệm vụ sau:

- Tăng cường sự thống nhất trong Đảng về nhận thức, ý chí và hành động, kiên trì đấu tranh đẩy lùi những nguy cơ.

- Đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận.

- Đổi mới công tác giáo dục trong Đảng và trong xã hội về chủ nghĩa

Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Tăng cường giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ Đảng viên.

- Tập trung chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu có hiệu quả.

- Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng.

- Củng cố tổ chức, tăng cường sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng.

- Sắp xếp lại tổ chức, bộ máy các tổ chức trong hệ thống chính trị gắn liền với cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

b) Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhànước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế

+ Nhà nước của ta là trụ cột của hệ thống chính trị, để Nhà nước thực sự là người đại diện chân chính cho quyền lực, lợi ích của nhân dân trong thời kỳ mới phải đổi mới, kiện toàn Nhà nước.

+ Một số nhiệm vụ cơ bản nhằm đổi mới, kiện toàn Nhà nước vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả:

- Nâng cao chất lượng hoạt động và kiện toàn tổ chức của Quốc hội. - Cải cách nền hành chính Nhà nước. Công cuộc cải cách nền hành chính phải được tiến hành trên các mặt : Cải cách thể chế hành chính, tổ chức bộ máy và xây dựng kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức hành chính.

- Cải cách về tư pháp. Nhằm mục tiêu chung của hoạt động tư pháp là đấu tranh nghiêm trị các tội chống Tổ quốc và chế độ, tội tham nhũng và các tội hình sự khác, bảo vệ lợi ích xã hội và lợi ích hợp pháp của công dân. Yêu cầu với cơ quan Tư pháp phải mẫu mực trong tuân thủ hiến pháp, pháp luật, bảo đảm tính công bằng, công khai, dân chủ.

- Củng cố, tăng cường các tổ chức bổ trợ tư pháp, giúp cho nền tư pháp đáp ứng tốt hơn yêu cầu của điều kiện dân chủ hóa đời sống xã hội.

- Xây dựng đội ngũ tư pháp trong sạch, vững mạnh, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của cán bộ tư pháp.

c) Đổi mới tổ chức và hoạt động của tổ chức chính trị–xã hội

+ Các đoàn thể chính trị–xã hội bao gồm Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… có vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị và có vai trò ngày càng tăng trong việc chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của các đoàn viên; tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội và đổi mới xã hội; giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống tiến bộ; bảo vệ nghĩa vụ và quyền lợi công dân.

+ Trong những năm qua, các đoàn thể chính trị–xã hội đã có nhiều đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động. Tuy nhiên, trong điều kiện mới cũng bộc lộ sự hạn chế và trì trệ của hoạt động theo cơ chế cũ; còn tình trạng “Nhà nước hóa”, “hành chính hóa” hệ thống tổ chức; việc giải quyết mối quan hệ giữa chính trị–xã hội với kinh tế chưa rõ, phương thức hoạt động còn xơ cứng.

+ Trước yêu cầu mới, việc đổi mới các đoàn thể chính trị–xã hội phải nhằm mục tiêu góp phần củng cố hệ thống chính trị vững mạnh, cần thực hiện các nhiệm vụ: xóa bỏ tình trạng “hành chính hóa”, “Nhà nước hóa”…

Một phần của tài liệu bai giang triet hoc 1 potx (Trang 70 - 71)