1. Tính tất yếu và tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa a) Tính tất yếu
+ Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
+ Từ nền kinh tế thấp kém đi lên CNXH, Việt Nam tất yếu phải thực hiện CNH, HĐH và phải coi đó là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độlên CNXH. b) Tác dụng
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ tạo điều kiện thay đổi về chất nền sản
xuất xã hội, tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc củng cố, tăng cường vai trò kinh tế cho Nhà nước.
2. Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa a) Mục tiêu
Phấu đấu đến năm 2020 xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
b) Quan điểm
+ Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mỗi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước là chủ đạo.
+ Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
+ Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu quyết định.
+ Lấy hiệu quả kinh tế–xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn phương án đầu tư và công nghệ.
+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.
Trong tình hình hiện nay phải tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH, HĐH. Tập trung vào một số quan điểm sau:
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta có thể rút ngắn thời gian bằng kết hợp phát triển tuần tự với phát triển nhảy vọt.
+ Phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH.
3. Nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nội dung của CNH, HĐH bao gồm hai vấn đề lớn. Đó là:
+ Tiến hành cách mạng khoa học công nghệ để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH
+ Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lao động xã hội mới để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
4. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
a) Bao gồm các nội dung sau:
+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Cụ thể: - Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Chuyển giao nhanh và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là trong khâu giống, kỹ thuật canh tác và nuôi trồng, công nghệ sau thu hoạch, gắn với hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, công tác thú y, bảo vệ thực vật.
- Tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn trong tổng thể quy hoạch chung của từng vùng, từng địa bàn.
- Tiếp tục đầu tư mạnh mẽ hơn cho các chương trình xóa đói, giảm
nghèo, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. + Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dưng và dịch vụ.
+ Phát triển kinh tế vùng. + Phát triển kinh tế biển.
+ Chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển.
+ Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên.
a) Một số chỉ tiêu cụ thể:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 gấp hơn 2,1 lần năm
2000. Trong 5 năm 2005 – 2010, tốc độ tăng trưởng (GDP) 7,5 – 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm.
- GDP bình quân đầu người vào năm 2010 theo thời giá hiện hành của thế giới đạt khoảng 1050 đến 1100 USD.
- Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: khu vực nông nghiệp khoảng 15 đến 16%; công nghiệp và xây dựng 43 đến 44%; dịch vụ 40 đến 41%.