Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 69 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
69
Dung lượng
541,5 KB
Nội dung
Chương 1: Triếthọc và vai trò của nó trong đời sống xã hội
1. Triếthọc là gì?
1.1. Triếthọc và đối tượng nghiên cứu của triết học
a. Khái niệm “Triết học”, nguồn gốc của triết học
Triếthọc ra đời gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN) tại một số trung tâm văn
minh cổ đại như Trung Hoa, Ấn Độ, Hy Lạp.
Theo người Ấn Độ, triếthọc đọc là darshana, có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con
ngời đến với lẽ phải. Còn ở Trung Quốc, thuật ngữ triếthọc có gốc ngôn ngữ là chữ "triết". Đó không phải là sự miêu tả, mà
là quá trình tranh luận để tìm bản chất của đối tượng.
Ở phương Tây, thuật ngữ "Triết học" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp "Philôsôphia”, nghĩa là "yêu mến sự thông
thái". Triếthọc đợc xem là hình thái cao nhất của tri thức, có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật.
Khái quát lại, triếthọc là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con ngời về thế
giới; về vị trí, vai trò của con ngời trong thế giới ấy.
Với quan niệm đó, triếthọc cổ đại không có đối tượng nghiên cứu riêng của mình, mà đợc xem là "khoa học của mọi khoa
học".
Từ thế kỷ XV - XVI đến thế kỷ XVIII, các bộ môn khoa học chuyên ngành, nhất là khoa học thực nghiệm phát triển
mạnh mẽ, dần dần tách ra khỏi triết học, từng bước làm phá sản tham vọng muốn đóng vai trò "khoa học của mọi khoa học"
của một số học thuyết triếthọc lúc bấy giờ, đặc biệt là triếthọc Hêghen.
Đầu thế kỷ XIX, triếthọc Mác ra đời đã đoạn tuyệt hoàn toàn với quan niệm trên và xác định đối tợng nghiên cứu
của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy
luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Quan niệm macxit cho rằng:"Triết học là một trong những hình thái ý thức xã
hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái độ con ngời đối với thế giới; là khoa
học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy".
Khác với các khoa học cụ thể chỉ đi vào nghiên cứu từng lĩnh vực riêng biệt của thế giới, triếthọc xem xét thế giới
nh một chỉnh thể và đem lại một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Triếthọc là sự diễn tả thế giới quan bằng lý luận.
Mặc dù có sự khác nhau giữa các hệ thống triết học, nhưng điểm chung của chúng là đều nghiên cứu những vấn đề chung
nhất của tự nhiên, xã hội và con người, mối quan hệ của con ngời nói chung, của tư duy nói riêng với thế giới.
Như vậy, với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, khái quát nhất, triếthọc không thể ra đời cùng với sự
xuất hiện của xã hội loài nười. Triếthọc chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau:
Thứ nhất, lao động đã phát triển đến mức có sự phân chia lao động xã hội thành lao động trí óc và lao động chân tay,
tạo điều kiện và khả năng nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và
trên cơ sở đó triếthọc đã ra đời. Đó là khi chế độ Công xã nguyên thuỷ đã bị thay thế bằng chế độ Chiếm hữu nô lệ - chế độ
xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Điều đó chứng tỏ rằng, ngay từ khi mới ra đời, triếthọc tự nó đã mang
trong mình tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích của những giai cấp xã hội nhất định.
Thứ hai, con ngời đã có sự phát triển cả về thể lực và trí lực, có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng khái
quát hóa, trừu tượng hóa để có thể rút ra đợc cái chung từ vô số các sự vật và hiện tợng riêng lẻ, xây dựng nên các học
thuyết, lý luận.
Điều đó khẳng định rằng, với t cách là một hình thái ý thức xã hội, triếthọc đã ra đời từ thực tiễn và do nhu cầu của
thực tiễn quy định.
1.2. Triếthọc là hạt nhân lý luận của thế giới quan
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí
con người trong thế giới đó.
Đặc tính của tư duy con ngời là muốn đạt tới sự hiểu biết hoàn toàn, đầy đủ; song tri thức mà con ngời đạt đợc luôn
luôn là có hạn. Quá trình tìm hiểu về quan hệ giữa con người với thế giới đã hình thành nên những quan niệm nhất định,
trong đó có sự hoà quyện thống nhất giữa cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình
thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi đã trở thành niềm tin định hớng cho hoạt động của con người.
Khác với thế giới quan thần thoại và tôn giáo, thế giới quan triếthọc dựa vào tri thức, là sự diễn tả quan niệm của
con nười dưới dạng hệ thống các quy luật, phạm trù đóng vai trò là những nấc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Với
ý nghĩa đó, triếthọc đợc xem là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế giới
và về vị trí của con người trong thế giới đó.
2. Vấn đề cơ bản của triết học. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
2.1. Vấn đề cơ bản của triết học
Ngay từ thời cổ đại đã nảy sinh vấn đề quan hệ giữa linh hồn con ngời với thế giới bên ngoài. Triếthọc ra đời cũng
giải quyết vấn đề đó, nhng ở tầm khái quát cao hơn là mối quan hệ giữa tw duy và tồn tại. Theo Ăngghen: "Vấn đề cơ bản
lớn của mọi triết học, đặc biệt là triếthọc hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa t duy với tồn tại"( C. Mác và Ăngghen: Toàn tập,
Nxb CTQG, HN, 1995, t.21, tr.403); bởi vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và xuất phát điểm để giải quyết các vấn đề
khác của triết học. Đồng thời sẽ là tiêu chuẩn để xác định lập trờng thế giới quan của các triết gia và các học thuyết của họ.
Vấn đề cơ bản của triếthọc có hai mặt:
Mặt thứ nhất: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trớc, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: ý thức con ngời có thể phản ánh trung thực thế giới khách quan hay không? Nghĩa là con ngời có khả
năng nhận thức hay không?
Việc trả lời hai câu hỏi trên đã dẫn đến sự hình thành các trờng phái và các học thuyết triếthọc khác nhau.
2.2. Các trờng phái triết học
2.2.1. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm
Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triếthọc gắn liền với việc phân chia các học thuyết triếthọc thành
hai trờng phái triếthọc cơ bản là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
a. Chủ nghĩa duy vật khẳng định vật chất có trớc, ý thức có sau; thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc
lập với ý thức con ngời và không do ai sáng tạo ra; còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc con người;
không thể có tinh thần, ý thức nếu không có vật chất.
Chủ nghĩa duy vật đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại và cho đến nay, lịch sử phát triển của nó luôn gắn liền với sự phát
triển của khoa học và thực tiễn, tồn tại dới nhiều hình thức khác nhau.
+ Chủ nghĩa duy vật cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ, xuất phát từ giới tự nhiên để giải thích thế giới.
Hạn chế của nó là còn mang tính trực quan, trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay
một số chất cụ thể. Ví dụ nh quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII: Do ảnh hởng của Cơ học cổ điển nên chủ nghĩa duy
vật thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của phơng pháp t duy siêu hình, máy móc - phơng pháp nhìn nhận thế giới trong
trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực, nhng CNDV siêu hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong
cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo. Ví dụ nh quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp
thế kỷ XVIII.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau
đó đợc V.I. Lênin tiếp tục phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triếthọc trớc đó và vận dụng các thành tựu
của khoa học đơng thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục đợc những hạn chế của chủ nghĩa
duy vật trớc đó, thể hiện là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Nó không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực
mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực lợng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
b. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức, tinh thần có trớc và quyết định giới tự nhiên. Giới tự nhiên chỉ là một dạng
tồn tại khác của tinh thần, ý thức.
Chủ nghĩa duy tâm đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại với hai hình thức chủ yếu là:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của cảm giác, ý thức con ngời, khẳng định mọi sự vật,
hiện tợng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể. Ví dụ quan niệm của Beccơly.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức, nhng đó không phải là ý thức cá
nhân mà là tinh thần khách quan có trớc và tồn tại độc lập với con ngời, quyết định sự tồn tại của tự nhiên, xã hội và t duy.
Nó thờng đợc mang những tên gọi khác nhau nh ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối hay lý tính thế giới.Ví dụ quan
niệm của Platon, Hêghen.
Cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều có nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức. Nguồn gốc xã hội của
chủ nghĩa duy vật là các lực lợng xã hội, các giai cấp tiến bộ, cách mạng; nguồn gốc nhận thức của nó là mối liên hệ với
khoa học. Còn nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy tâm là các lực lợng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ; nguồn gốc nhận
thức của nó là sự tuyệt đối hóa một mặt của quá trình nhận thức (mặt hình thức), tách nhận thức, ý thức khỏi thế giới vật
chất.
Trong lịch sử triếthọc luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, tạo nên động lực
bên trong cho sự phát triển của t duy triết học. Đồng thời, nó biểu hiện cuộc đấu tranh về hệ t tởng giữa các giai cấp đối lập
trong xã hội.
c. Bên cạnh các nhà triếthọc nhất nguyên luận(duy vật hoặc duy tâm) giải thích thế giới từ một nguyên thể hoặc vật
chất hoặc tinh thần, còn có các nhà triếthọc nhị nguyên luận. Họ xuất phát từ cả hai nguyên thể vật chất và tinh thần để giải
thích mọi hiện tợng của thế giới. Theo họ, thế giới vật chất sinh ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tinh thần sinh ra từ nguyên
thể tinh thần. Họ muốn dung hòa giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm, nhng cuối cùng họ rơi vào chủ nghĩa duy
tâm khi thừa nhận ý thức hình thành và phát triển tự nó, không phụ thuộc vào vật chất.
2.2.2. Thuyết không thể biết
Khi giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, đại đa số các nhà triết học( cả duy vật và duy tâm) đều thừa
nhận khả năng nhận thức thế giới của con ngời, nhng với những cách lý giải trái ngợc nhau. Chủ nghĩa duy vật xuất phát từ
chỗ coi vật chất có trớc, ý thức có sau và là sự phản ánh thế giới vật chất đã thừa nhận con ngời có thể nhận thức đợc thế giới
khách quan và các quy luật của nó. Còn chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức có trớc và quyết định vật chất nên nhận thức
không phải là sự phản ánh thế giới, mà chỉ là sự tự nhận thức, tự ý thức về bản thân ý thức. Họ phủ nhận thế giới khách quan
là nguồn gốc của nhận thức.
Học thuyết triếthọc phủ nhận khả năng nhận thức của con ngời đợc gọi là thuyết không thể biết. Họ cho rằng, con
ngời không thể hiểu đợc đối tợng hoặc nếu có hiểu thì chỉ là hình thức bên ngoài; bởi vì tính xác thực của các hình ảnh về
đối tợng mà các giác quan của con ngời cung cấp trong quá trình nhận thức không đảm bảo tính chân thực. Tiêu biểu là quan
niệm của Beccơly, Hium.
3. Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình
Một vấn đề rất quan trọng mà triếthọc phải làm sáng tỏ là: các sự vật, hiện tợng của thế giới xung quanh ta tồn tại nh thế
nào?
Vấn đề này có nhiều cách trả lời khác nhau, nhng suy đến cùng đều quy về hai quan điểm chính đối lập nhau là biện chứng
và siêu hình.
3.1. Phương pháp siêu hình
- Nhận thức đối tợng trong trạng thái cô lập, tách rời đối tợng khỏi các chỉnh thể khác; giữa các mặt đối lập nhau có một ranh
giới tuyệt đối.
- Nhận thức đối tợng trong trạng thái tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự biến đổi về số lượng và nguyên nhân biến đổi
nằm ở bên ngoài sự vật.
Như vậy, phương pháp siêu hình là phơng pháp xem xét sự vật trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại với một t duy cứng nhắc,
"chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn
tại mà không nhìn thấy sự phát sinh và tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh mà quên mất sự vận
động của những sự vật ấy, chỉ thấy cây mà không thấy rừng".(Sđd, t.20, tr.37).
3.2. Phương pháp biện chứng
- Nhận thức đối tượng trong trạng thái liên hệ với nhau, ảnh hởng lẫn nhau và ràng buộc lẫn nhau.
- Nhận thức đối tượng trong trạng thái vận động, biến đổi và phát triển; đó là quá trình thay đổi về chất của các sự vật, hiện t-
ợng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là cuộc đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn bên trong của chúng.
Như vậy, phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét sự vật trong mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, trong trạng
thái vận động, biến đổi không ngừng với một tư duy mềm dẻo, linh hoạt, "không chỉ nhìn thấy những sự vật cá biệt mà còn
thấy cả mối liên hệ giữa chúng, không chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành và tiêu vong của sự
vật, không chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật, không chỉ thấy cây mà còn thấy cả
rừng".
Phương pháp biện chứng đã phát triển trải qua ba giai đoạn và đợc thể hiện qua ba hình thức lịch sử của phép biện chứng:
phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng duy vật.
- Trong phép biện chứng tự phát thời cổ đại, các nhà biện chứng cả phơng Đông và phương Tây đã thấy các sự vật,
hiện tợng trong vũ trụ sinh thành, biến hóa trong những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Nhng đó mới chỉ là cái nhìn trực quan,
cha phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.
- Trong phép biện chứng duy tâm, mà đỉnh cao là triếthọc cổ điển Đức (ngời khởi xớng là Cantơ và ngời hoàn thiện
là Hêghen), lần đầu tiên trong lịch sử t duy nhân loại, các nhà triếthọc Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội
dung quan trọng nhất của phơng pháp biện chứng. Nhng đó là phép biện chứng duy tâm, bởi nó bắt đầu từ tinh thần và kết
thúc ở tinh thần; thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm tuyệt đối.
- Trong phép biện chứng duy vật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp lý
trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen để xây dựng phép biện chứng duy vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ
phổ biến và về sự phát triển dới hình thức hoàn bị nhất.
4. Vai trò của triếthọc trong đời sống xã hội
Vai trò của triếthọc trong đời sống xã hội đợc thể hiện qua chức năng của triếthọc như chức năng nhận thức,
chức năng đánh giá, chức năng giáo dục, nhưng quan trọng nhất là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận.
4.1. Chức năng thế giới quan và phơng pháp luận của triết học
Trong cuộc sống của con ngời và xã hội loài ngời, thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bằng một hệ
thống quan niệm về thế giới, con ngời tìm cách khám phá những bí mật của giới tự nhiên. Có thể ví thế giới quan nh một
thấu kính, qua đó con ngời nhìn nhận, xét đoán mọi sự vật, hiện tợng của thế giới xung quanh và tự xem xét chính mình. Từ
đó, xác định thái độ, cách thức hoạt động, sinh sống của chính mình. Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh
quan tích cực.
Triếthọc ra đời với t cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển nh một quá trình tự
giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đem lại. Đó là chức năng thế giới quan của triết
học.
Sự phát triển của thực tiễn và khoa học đã dẫn đến sự ra đời của một lĩnh vực đặc thù của khoa học lý thuyết và triết
học - Đó là phương pháp luận. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống những quan điểm chỉ đạo việc tìm
tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.
Xét theo phạm vi tác dụng, phơng pháp luận có thể chia thành ba cấp độ:
+ Phương pháp luận ngành (hay phơng pháp luận bộ môn) là phơng pháp luận của một ngành khoa học cụ thể nào đó.
+ Phương pháp luận chung là phơng pháp luận đợc sử dụng cho một số ngành khoa học.
+ Phương pháp luận chung nhất là phơng pháp luận đợc dùng làm điểm xuất phát cho việc xác định các phơng pháp
luận chung, các phương pháp luận ngành và các phương pháp hoạt động khác của con người.
Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con ngời trong thế giới đó; với
việc nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và t duy, triếthọc thực hiện chức năng phơng pháp luận
chung nhất. Mỗi quan điểm lý luận của triếthọc đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác định phơng pháp, là một lý luận
về phơng pháp.
4.2. Vai trò của triếthọc Mác - Lênin
Triếthọc Mác - Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của
tư duy nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét tự nhiên
cũng nh đời sống xã hội và tư duy con ngời.
Trong triếthọc Mác-Lênin, lý luận duy vật biện chứng và phơng pháp biện chứng
duy vật thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên
triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Nhờ đó, triếthọc Mác - Lênin có
khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật không
chỉ là lý luận về phơng pháp mà còn là lý luận về thế giới quan. Hệ thống quan điểm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành nhân tố định hớng cho hoạt động nhận thức và
thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát điểm của phơng pháp luận.
Nh vậy, trong triếthọc Mác - Lênin, thế giới quan và phơng pháp luận thống nhất
hữu cơ với nhau, làm cho triếthọc Mác trở thành chủ nghĩa duy vật hoàn bị, một "công
cụ nhận thức vĩ đại".
Triếthọc Mác ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triếthọc và khoa học; sự
phát triển của khoa học tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học. Ngợc lại, triếthọc
Mác - Lênin đem lại thế giới quan và phơng pháp luận đúng đắn cho sự phát triển khoa
học.
Ngày nay, khi khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ thì sự gắn bó giữa triết
học Mác - Lênin và khoa học càng trở nên đặc biệt quan trọng. Lý luận triếthọc sẽ khô
cứng và lạc hậu nếu tách rời các tri thức khoa học chuyên ngành. Ngợc lại, nếu không
đứng vững trên lập trờng duy vật khoa học và thiếu tư duy biện chứng thì trớc những
phát hiện mới, ngời ta dễ mất phơng hớng và đi đến những kết luận sai lầm về mặt triết
học.
Đời sống xã hội hiện đại đang có những biến đổi sâu sắc; việc nắm vững triết học
Mác - Lênin giúp chúng ta tự giác trong quá trình trau dồi phẩm chất chính trị, tinh thần
và năng lực tư duy sáng tạo của mình, tránh những sai lầm do chủ nghĩa chủ quan và ph-
ơng pháp tư duy siêu hình gây ra.
Tuy nhiên, triếthọc Mác - Lênin không phải là đơn thuốc vạn năng có thể giải
quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần
tránh cả hai khuynh hớng sai lầm: hoặc xem thờng triếthọc hoặc là tuyệt đối hóa vai trò
của triết học. Nếu xem thờng triếthọc sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, dễ bằng lòng với
những biện pháp cụ thể nhất thời, dễ mất phơng hớng, thiếu chủ động và sáng tạo. Còn
nếu tuyệt đối hóa vai trò của triếthọc sẽ sa vào chủ nghĩa giáo điều, áp dụng máy móc
những nguyên lý, quy luật chung mà không tính đến tình hình cụ thể trong những trờng
hợp riêng, dẫn đến những vấp váp, dễ thất bại.
Chương 2: Triếthọc Ấn Độ cổ trung đại
1. Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triếthọc ấn độ cổ, trung đại
1.1. Hoàn cảnh ra đời của triếthọc ấn độ cổ, trung đại
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Ấn Độ là một bán đảo lớn - một "tiểu lục địa" nằm ở miền Nam châu Á; phía Tây
Nam và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ
theo một vòng cung dài 2.600km.
Điều kiện thiên nhiên và khí hậu của Ấn ộ rất phức tạp. Địa hình vừa có nhiều núi
non trùng điệp, vừa có nhiều sông ngòi với những vùng đồng bằng trù phú; có
vùng khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều, có vùng lạnh giá, quanh năm tuyết phủ, lại
cũng có những vùng sa mạc khô cằn, nóng nực. Tính đa dạng, khắc nghiệt của
điều kiện tự nhiên và khí hậu là những thế lực tự nhiên đè nặng lên đời sống và ghi
dấu ấn đậm nét trong tâm trí người Ấn Độ cổ.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Sự phát triển của xã hội Ấn Độ cổ, trung đại có thể được chia thành ba thời kỳ sau.
a. Thời kỳ văn minh sông ấn (Hay nền văn minh Harappa )
Xuất hiện vào khoảng giữa thiên niên kỷ III đầu thiên niên kỷ II tr. CN. Qua các di
chỉ khảo cổ cho thấy đây là một nền văn minh đồ đồng mang tính chất đô thị của
một xã hội đã vượt qua trình độ nguyên thủy, đang tiến vào giai đoạn đầu của xã
hội chiếm hữu nô lệ. Sự phát triển của nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương
nghiệp đã đạt tới một trình độ nhất định. Thành phố được xây dựng bằng gạch
nung, theo một quy hoạch thống nhất, có đường phố rộng rãi, thẳng tắp, có chợ
búa, cửa hiệu, có giếng nước và hệ thống thoát nước, có những bể tắm lớn Thành
phố được chia thành hai khu, khu "dưới thấp" và "khu trên cao", cách biệt nhau về
quy mô nhà cửa và số lượng của cải chứng tỏ xã hội thời kỳ này đã xuất hiện sự
phân chia kẻ giàu và người nghèo rõ rệt.
Về công nghệ, có nghề dệt bông len, nghề đúc đồng, điêu khắc, nghề làm nữ trang,
nghề làm gốm sứ tráng men đạt tới trình độ tinh xảo.
Thời kỳ này cũng đã có chữ viết, được thấy trên các quả ấn bằng đồng hay đất
nung. Tôn giáo cũng đã xuất hiện biểu hiện qua các hình nổi điêu khắc trên các
quả ấn.
b. Thời kỳ Vêđa (khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ VII tr.CN)
Vào khoảng thế kỷ XV, các bộ lạc du mục của người Arya từ Trung á xâm nhập
vào Ấn Độ, đem theo những phong tục, tập quán, tín ngưỡng và bắt người bản xứ
làm nô lệ. Đây là thời kỳ hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của
người Arya trên lưu vực sông Hằng và sông ấn.
Sau một thời gian dài chung sống, người Arya và người Dravida bản xứ đã đồng
hóa. Do tiếp thu được kỹ thuật và văn minh của người Dravida, do chiếm được
những vùng đất đai màu mỡ và thuận lợi, người Arya bắt đầu chuyển từ chăn nuôi,
du mục sang đời sống nông nghiệp định cư, phát triển thủ công nghiệp và thương
nghiệp. Đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp thời kỳ này là kinh tế tiểu nông kết
hợp chặt chẽ với thủ công nghiệp gia đình nên tính chất tự cấp tự túc là nổi bật và
quan hệ trao đổi giữa các công xã rất yếu ớt. Đó cũng là nguyên nhân làm xã hội
ấn độ phát triển rất chậm chạp và trì trệ.
Về mặt xã hội, thời kỳ này đã xuất hiện chế độ đẳng cấp ( varna - màu sắc, chủng
tính) góp phần quy định cơ cấu xã hội và ảnh hưởng đến hình thái tư tưởng ấn độ
cổ đại. Đó là chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi,
nghề nghiệp, tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tục cấm kỵ hôn nhân được hình thành
trong thời kỳ người Arya chinh phục, thống trị người Dravida, cũng như trong cả
quá trình phân hóa xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và thường dân Arya.
Theo thánh điển Bàlamôn và bộ luật Manu, xã hội ấn độ cổ đại chia thành bốn
đẳng cấp lớn: Đứng đầu là đẳng cấp tăng lữ, lễ sư Bàlamôn (Brahmana); thứ hai là
đẳng cấp vương công, vua chúa, tướng lĩnh, võ sĩ (Kshatriya); thứ ba là đẳng cấp
thương nhân, điền chủ và thường dân Arya (Vaishya); thứ tư là đẳng cấp tiện dân
và nô lệ (Shudra). Ngoài bốn đẳng cấp trên còn có những người bị coi là ngoài lề
đẳng cấp xã hội. Đó là tầng lớp người cùng đinh, hạ đẳng (Paria) như người
Chandala.
Thời kỳ Vêđa cũng là thời kỳ hình thành các tôn giáo lớn mà tư tưởng và tín
ngưỡng của nó ảnh hưởng đậm nét tới đời sống tinh thần xã hội ấn độ cổ đại, như
đạo Rig - Vêđa, đạo Bàlamôn, sau đó là đạo Phật, đao Jaina
c. Thời kỳ từ thế kỷ VI đến thế kỷ I tr. CN
Các quốc gia chiếm hữu nô lệ đã thực sự phát triển, thường xuyên thôn tính lẫn
nhau dẫn đến sự hình thành các quốc gia lớn, các vương triều thống nhất ở ấn độ
như Magadha , Maurya. Trong thời kỳ này nền kinh tế, xã hội và văn hóa ấn độ có
những bước phát triển tiến bộ vượt bậc. Mặc dù nền kinh tế tự nhiên vẫn chiếm ưu
thế, nhưng thương nghiệp, buôn bán cũng phát triển hình thành một tầng lớp mới
trong cơ cấu giai cấp xã hội ấn độ - tầng lớp thương nhân và thợ thủ công. Tiền
kim loại xuất hiện, nhiều thành phố trở thành trung tâm công thương nghiệp quan
trọng. Nhiều con đường thương mại thủy bộ nối liền các thành thị với nhau và
thông từ ấn độ qua Trung Hoa, Ai Cập và miền Trung á dần dần xuất hiện.
Tóm lại: Xã hội ấn độ cổ, trung đại có những đặc điểm nổi bật như sau:
+ Sự tồn tại dai dẳng của chế độ công xã nông thôn.
+ Chế độ đẳng cấp rất khắc nghiệt.
+ Chế độ quốc hữu hóa về ruộng đất và lao động
+ Tôn giáo bao trùm và chi phối toàn bộ đời sống xã hội.
1.1.3. Tiền đề khoa học và văn hóa
Ngay từ thời Vêđa, thiên văn học ấn độ đã bắt đầu xuất hiện. Người ấn độ cổ đã
biết sáng tạo ra lịch pháp, phỏng đoán trái đất hình cầu và tự quay quanh trục của
nó. Cuối thế kỷ V tr.CN, người ấn độ đã giải thích được hiện tượng nhật thực và
nguyệt thực.
Về toán học, họ đã phát minh ra chữ số thập phân, tính được trị số pi ( ), biết được
những định luật cơ bản về quan hệ giữa cạnh và đường huyền của một tam giác
vuông, biết giải phương trình bậc 2, 3
Nền y học ấn độ có từ rất sớm. Ngay trong kinh Vêđa, người ta đã tìm thấy nhiều
tên cây làm thuốc và nhiều phương pháp trị bệnh đơn giản. Vào thế kỷ V tr.CN,
Shursada đã viết sách trình bày thuật chữa bệnh ngoại khoa, bảo trợ thai, vệ sinh
hài nhi, phương pháp dưỡng sinh, tiêu độc
Trong nghệ thuật kiến trúc, người ấn độ đã có một phong cách kiến trúc độc đáo,
tinh tế, đặc biệt là lối xây dựng chùa chiền, tháp Phật theo kiểu hình tháp vừa có ý
nghĩa triết học, tôn giáo, vừa biểu hiện ý chí, vương quyền.
Tất cả những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội cùng với sự phát triển rực
rỡ của văn hóa, khoa học ấn độ cổ đại là những tiền đề lý luận và thực tiễn phong
phú làm nảy sinh và phát triển những tư tưởng triếthọc của ấn độ cổ đại.
1.2. Đặc điểm của triếthọc ấn độ cổ, trung đại
Thứ nhất, triếthọc ấn độ cổ đại phát triển rất phong phú nhưng không mang tính
cách mạng; các nhà triếthọc thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triếthọc có
trước, không đặt cho mình nhiệm vụ phải sáng tạo ra một hệ thống triếthọc mới.
Điều đó phản ánh sự trì trệ của xã hội ấn độ cổ đại.
Thứ hai, triếthọc ấn độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, trên cơ sở tín ngưỡng
tôn giáo hình thành nên các hệ thống triếthọc - tôn giáo.
Thứ ba, các hệ thống triếthọc - tôn giáo ở ấn độ cổ đại đều quan tâm tới vấn đề
nhân sinh quan, đặc biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp báo.
2. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng triếthọc Ấn Độ cổ, trung đại
Lịch sử phát sinh và phát triển của triếthọc ấn độ cổ, trung đại được chia thành hai
thời kỳ: thời kỳ Véđa ( khoảng cuối thiên niên kỷ II đến thế kỷ VII tr.CN) và thời
kỳ cổ điển, hay thời kỳ Phật giáo, Bàlamôn giáo ( từ thế kỷ VI đến thế kỷ I tr.CN).
2.1. Triếthọc thời kỳ Véđa
Kinh Véđa là những bộ kinh cổ nhất của ấn độ và của nhân loại. Đó là một bộ sách
thu lượm tất cả những câu ca dao, vịnh phú, những tư tưởng, quan điểm, những tập
tục, lễ nghi của nhiều bộ lạc người Arya.
Chữ Véđa bắt nguồn từ căn tự "vid", nghĩa đen là "tri thức", "hiểu biết". Nó cũng
được dùng chung với nghĩa là "thánh kinh", là "sự sáng suốt cao nhất". Có thể nói
Véđa là một tác phẩm tổng hợp, có tính hỗn hợp và có nhiều cách phân chia.
2.1.1. Giai đoạn từ khoảng 2000 năm tr.CN đến thế kỷ VIII tr. CN
+ Rig - Véđa: Rig, có nghĩa là "tán ca", tán tụng Véđa. Đây là bộ kinh cổ nhất của
nền văn hoá ấn độ bao gồm 1017 bài, sau được bổ sung thêm 11 bài dùng để cầu
nguyện, chúc tụng công đức của các vị thánh thần.
+ Sama - Véđa: Tri thức về các giai điệu ca chầu khi hành lễ, gồm 1549 bài.
+ Yajur - Véđa: Tri thức về các lời khấn tế, những công thức, nghi lễ khấn bái
trong hiến tế.
+ Atharva - Véđa: Tách riêng với bộ ba trên, gồm 731 bài văn vần là những lời
khấn bái mang tính bùa chú, ma thuật, phù phép nhằm đem lại những điều tốt lành
cho bản thân và người thân, gây tai họa cho kẻ thù.
Nhìn chung trong các tập Véđa thời kỳ này tập trung phản ánh ước vọng của người
dân thường như mong mưa thuận gió hòa, mong có thức ăn, có gia súc ; đồng
thời phản ánh một tín ngưỡng ma thuật và đa thần giáo, chưa có những khái quát
triết học. Tuy nhiên qua các tập Véđa đã thể hiện sự phát triển của tư duy trừu
tượng trong đó người ta đã thừa nhận một nguyên lý vũ trụ với sức mạnh vô hạn,
biểu hiện ra trong thiên nhiên, trong tinh thần và các nghi lễ.
2.1.2.Giai đoạn từ thế kỷ VIII tr. CN đến thế kỷ V tr. CN
+ Brahmana: (gọi là Phạn chí hay kinh Bàlamôn), gồm những bài cầu nguyện, giải
thích các nghi lễ của Véđa.
+ Aranyaka: Nghĩa là suy tưởng trong rừng - kinh rừng, giải thích ý nghĩa huyền
bí của những nghi lễ Véđa và phát hiện những ý nghĩa tượng trưng cao siêu của
Véđa.
+ Kinh Upanishad: Là những kinh sách bình chú tôn giáo - triết học, gồm 200 bài
kinh giải thích ý nghĩa triết lý sâu xa của những tư tưởng thần thoại, tôn giáo
Véđa. Nó thể hiện một tinh thần mới là giải phóng ý thức khỏi sự ràng buộc của
nghi lễ và bàn đến những vấn đề có ý nghĩa triếthọc thực sự.
2.1.3. Tư tưởng triếthọc trong kinh Upanishad
Đây là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh Véđa, được biên soạn
qua nhiều thế kỷ ( khoảng từ thế kỷ X đến thế kỷ V tr.CN) bởi các tông phái, các
đạo sĩ trong những hoàn cảnh và địa phương khác nhau.
Khái niệm Upanishad có nghĩa là ngồi trang nghiêm cùng giảng giải lý thuyết cao
siêu, huyền bí với thầy. ("shad" nghĩa là "ngồi"; "upa" nghĩa là "gần"; "ni" có
nghĩa là "trang nghiêm"). Upanishad không phải là một tác phẩm trình bày có hệ
thống, chặt chẽ những quan điểm của một trường phái triết học, mà được viết dưới
hình thức hội thoại giữa thầy và trò. Sự xuất hiện của Upanishad được coi là "bước
nhảy" hoàn toàn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo sang tư duy triết học. Tư
tưởng triếthọc cơ bản của Upanishad có thể khái quát như sau:
a. Thế giới quan
Upanishad đã đưa ra cách giải thích duy tâm về nguồn gốc của thế giới, coi
Brahman - "Tinh thần vũ trụ tối cao" - là thực thể duy nhất, có trước nhất, tồn tại
vĩnh viễn, bất diệt, là cái từ đó tất cả thế giới này đều nảy sinh ra và nhập về với
nó sau khi chết.
Atman - Linh hồn con người chỉ là sự biểu hiện, là một bộ phận của "Tinh thần vũ
trụ tối cao". Cơ thể con người chỉ là vỏ bọc của linh hồn, là nơi trú ngụ của linh
hồn, là hiện thân của "Tinh thần vũ trụ tối cao" tuyệt đối, bất tử Brahman. Vì toàn
bộ vũ trụ là Brahman nên về bản chất linh hồn là đồng nhất với "Linh hồn tối cao".
b. Nhận thức luận
Upanishad phân sự nhận thức của con người thành hai trình độ khác nhau là hạ trí
(aparâ - vidây) và thượng trí (parâ - vidây). Hạ trí là tri thức phản ánh những sự
vật, hiện tượng riêng lẻ, có hình tướng, danh sắc đa dạng của hiện thực gồm các tri
thức khoa học thực nghiệm, các ngành nghệ thuật. Thượng trí là trình độ vượt qua
tất cả thế giới hiện tượng hữu hình, hữu hạn, thường xuyên biến đổi để nhận thức
một thực tại tuyệt đối, duy nhất, bất diệt (aksara), thường hằng, vô hình và là bản
chất của tất cả những cái đang tồn tại (Brahman). Tuy nhiên, hạ trí cũng có vai trò
và công dụng của nó đối với nhận thức, là phương tiện cần thiết để đưa con người
tới hiểu biết thượng trí.
c. Nhân sinh quan
Upanishad bàn tới vấn đề "luân hồi", "nghiệp báo". Vì Atman "linh hồn" tồn tại
trong thể xác con người trần tục nên ý thức con người lầm tưởng rằng "linh hồn"
đó khác với "linh hồn vũ trụ" bất tử. Những cảm giác, ham muốn dục vọng và
hành động của con người nhằm thỏa mãn những ham muốn đó trong đời sống trần
tục đã gây ra những hậu quả, gieo đau khổ ở kiếp này và cả kiếp sau, gọi là
"nghiệp báo" (Karma). Do vậy, linh hồn bất tử cứ bị giam hãm vào hết thể xác này
đến thể xác khác, bị che lấp, ràng buộc bởi thế giới hiện tượng như ảo ảnh, gọi là
sự "luân hồi" (Samsara), không nhận ra và không trở về đồng nhất với chân bản
của mình là Brahman được.
Muốn giải thoát linh hồn bất tử khỏi vòng vây hãm của luân hồi, nghiệp báo để đạt
tới đồng nhất với "Tinh thần vũ trụ tối cao" tuyệt đối thì con người phải dốc lòng
toàn tâm tu luyện hành động và tu luyện tri thức. Bằng nhận thức trực giác, thực
nghiệm tâm linh, con người mới nhận ra chân bản của mình, khi đó linh hồn bất tử
mới đồng nhất được với "linh hồn vũ trụ tối cao" và bắt đầu "siêu thoát" (moksa).
2.2. Triếthọc thời kỳ cổ điển (Hay thời kỳ Phật giáo, Bàlamôn giáo)
Đây là thời kỳ nền kinh tế, xã hội nô lệ ấn Độ đã phát triển cao, nhưng vẫn bị bóp
nghẹt bởi tính chất kiên cố của tổ chức công xã nông thôn, cùng sự thống trị của
nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền và sự khắc nghiệt của chế độ
đẳng cấp. Trong lĩnh vực tinh thần, thế giới quan duy tâm, tôn giáo được coi là hệ
tư tưởng chính thống, thống trị trong đời sống tinh thần xã hội. Các trào lưu triết
học thời kỳ này với khuynh hướng đa dạng, đại diện cho các tầng lớp xã hội khác
nhau, vừa mang tính chất triết học, vừa mang đậm màu sắc tôn giáo.
Trong thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học, nhất là cuộc đấu
tranh giữa chủ nghĩa duy vật, vô thần chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo lên đến
đỉnh cao, đặc biệt là việc phủ nhận uy thế của kinh Véđa. Từ đó đã hình thành
cách phân chia có tính chất truyền thống tất cả các trường phái triếthọc thành hai
phái chính:
+ Phái triếthọc chính thống (Astika) thừa nhận uy thế tối cao của kinh Véđa, đạo
Bàlamôn, bao gồm 6 trường phái chính là 1)Samkhya, 2) Nyaya, 3) Vaisêsika, 4)
Mimamsa, 5) Yoga và 6) Védanta.
+ Phái triếthọc không chính thống (Nastika) bác bỏ uy thế tối cao của kinh Véđa,
đạo Bàlamôn gồm 3 trường phái chính là: 1) Các trường phái triếthọc vô thần,
duy vật trong phong trào mới đòi tự do tư tưởng ở Đông ấn và trường phái triết
học duy vật tiêu biểu Lokayata hay chủ nghĩa duy vật khoái lạc Charvaka; 2) Phật
giáo và 3) Đạo Jaina.
[...]... tế Triếthọc của ông được đạo Thiên chúa coi là triếthọc duy nhất đúng đắn và lấy làm hệ tư tưởng của mình Tômát Đacanh coi đối tượng của triếthọc là nghiên cứu "chân lý của lý trí", còn đối tượng của thần học là nghiên cứu "chân lý của lòng tin tôn giáo” Giữa triếthọc và thần học không có mâu thuẫn, vì Thượng đế là khách thể cuối cùng của triếthọc và thần học, nhưng triếthọc thấp hơn thần học, ... nhiều công trình khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Về triết học, có tác phẩm “Siêu hình học Về lôgíc học, có tác phẩm “Oóc ga-nôn” Về khoa học tự nhiên, có tác phẩm “Vật lý học Về khoa học xã hội, có tác phẩm “Đạo đức học , “Chính trị học , “Thi ca học v v Cống hiến nổi bật của Arixtốt là ông đã phê phán một cách cặn kẽ học thuyết về ý niệm của Platôn, đã đặt nền móng cho khoa học lôgíc thời cổ... về triếthọc ấn Độ cổ, trung đại Triếthọc Ấn Độ cổ, trung đại đã đặt ra và bước đầu giải quyết nhiều vấn đề của triếthọc Trong khi giải quyết những vấn đề thuộc về bản thể luận, nhận thức luận và nhân sinh quan, triếthọc ấn Độ đã thể hiện tính biện chứng và tầm khái quát khá sâu sắc, dã đưa lại nhiều đóng góp quý báu vào kho tàng di sản của triếthọc nhân loại Một xu hướng cơ bản trong triết học. .. trường phái triếthọc được hình thành vào thời kỳ này được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử và tồn tại cho tới thời kỳ cận đại 1.2 Đặc điểm của triếthọc Trung Hoa cổ, trung đại Thứ nhất, triết học Trung Hoa cổ, trung đại luôn nhấn mạnh tinh thần nhân văn, chú trong đến các tư tưởng triếthọc liên quan đến con người, còn triếthọc tự nhiên có phần mờ nhạt Thứ hai, triết học Trung Hoa... còn Êpiquya và học trò của ông là Lucơrexơ là tiếp tục đường lối duy vật của Đê-mô-crít Triếthọc Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn đề triếthọc mà người ta thường thấy mối quan hệ của nó với các khuynh hướng, các trào lưu triếthọc sau này Trong những thành tựu triếthọc Hy Lạp-La Mã cổ đại, học thuyết về nguyên tử của Đêmôcrít, tư tưởng biện chứng của Hêraclít và lôgích học của Arixtốt... cơ sở phê phán học thuyết ý niệm của Platôn, Arixtốt đã xây dựng hệ thống triếthọc riêng của mình, ông thừa nhận giới tự nhiên tồn tại một cách khách quan với những sự vật hết sức đa dạng Vật lý học nghiên cứu các dạng tồn tại cụ thể của nó; ông coi đây cũng là triết học, nhưng là "triết học thứ hai" Siêu hình học nghiên cứu bản chất của tồn tại nói chung và được ông coi là "triết học thứ nhất" Khi... đi nội dung hiện thực của cuộc sống sinh động Triếthọc kinh viện là triếthọc chính thức của giai cấp phong kiến, đã kìm hãm sự phát triển của khoa học và triếthọc duy vật Thứ ba, cuộc đấu tranh giữa hai phái Duy thực và Duy danh cũng là đặc trưng của tư tưởng triết học Trung cổ Tây Âu Xét đến cùng, cuộc đấu tranh này phản ánh ít nhiều hai xu hướng triếthọc đối lập nhau: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa... Aten, gọi là Viện hàn lâm (Académie) Đây là trường Đại học tổng hợp đầu tiên ở châu Âu, học trò rất đông, trong đó có nhà triếthọc nổi tiếng Arixtốt Ngót 40 năm giảng dạy và trước tác, ông đã để lại 34 thiên đối thoại và nhiều bức thư triếthọc Tác phẩm "Nước cộng hoà" (République) có vị trí đặc biệt trong triếthọc của ông Platôn là nhà triếthọc duy tâm khách quan, đấu tranh chống lại chủ nghĩa duy... thuế khoá nặng nề" Rôgiê Bêcơn đã đưa ra quan niệm mới về đối tượng của triếthọc Theo ông, triếthọc là khoa học lý luận chung giải thích mối quan hệ giữa các khoa học bộ phận và đem lại cho các khoa học đó những quan điểm cơ bản; còn bản thân triếthọc được xây dựng trên thành quả của các khoa học đó Sức mạnh và bản chất của học thuyết R Bêcơn chủ yếu là sự phê phán phương pháp kinh viện chủ nghĩa... sinh những tư tưởng triếthọc mới với những trường phái triếthọc duy vật, vô thần Họ cố gắng giải thích thế giới bằng các sự vật, hiện tượng của tự nhiên như nước, lửa, không khí, đất , phủ nhận linh hồn bất tử và đưa ra các khái niệm, phạm trù của triếthọc Đặc biệt trong các trào lưu duy vật, vô thần, hoài nghi tôn giáo và thần linh ấy là trường phái triếthọc duy vật Lokayata Trong học thuyết về tồn . 1: Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội
1. Triết học là gì?
1.1. Triết học và đối tượng nghiên cứu của triết học
a. Khái niệm Triết học ,. trò "khoa học của mọi khoa học& quot;
của một số học thuyết triết học lúc bấy giờ, đặc biệt là triết học Hêghen.
Đầu thế kỷ XIX, triết học Mác ra đời