1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài 1 : TRIẾT HỌC & TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN potx

59 531 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 558,5 KB

Nội dung

Trong quá trình phát triển đã xuất hiện 2 phương pháp luận đối lập nhau : - Phương pháp biện chứng : cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều có mối liên hệ phổ biến, vận động v

Trang 1

Bài 1 : TRIẾT HỌC & TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

I TH & NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TH

Triết học Mác – Lênin là môn khoa học nghiên cứu những quy luật chungnhất của tự nhiên, xã hội và tư duy trên cơ sở giải quyết vấn đề cơ bản của triếthọc theo lập trường duy vật biện chứng

2 Vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của TH là mối quan hệ giữa vật chất & ý thức (hay giữa tồn tại & tư duy )

Được thể hiện trên 2 mặt :

- Mặt thứ nhất : Giữa vật chất & ý thức cái nào có trước cái nào; cái nàoquyết định cái nào

- Mặt thứ 2 : Con người có khả năng như thế nào trong nhận thức thế giới

Chủ nghĩa Duy vật ( máy móc, siêu hình, biện chứng )& Chủ nghĩa Duy tâm ( chủ quan, khách quan ) có quan niệm khác nhau về vấn đề này.

II KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TH & SỰ RA ĐỜI CỦA TH MÁC - LÊNIN

1 Khái quát sự phát triển của TH.

a Thời kỳ Cổ đại :

- CN Duy vật : Coi bản nguyên về thế giới VC như : nước, lửa, không khí …Tuy đây là những tư tưởng ngây thơ nhưng chứa đựng những dự báothiên tài << không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông >>

- CN Duy tâm : Quy bản nguyên về thế giới tinh thần như : đấng tối cao,thần, thánh …

b Thời kỳ trung cổ:

Do sự thống trị & nô dịch của vương quyền & thần quyền với quốc sáchngu dân, truy bức sự tự do sáng tạo của con người đã dẫn tới sự ngưng đọngcủa tri thức Trong điều kiện đó, chủ nghĩa Duy tâm ra sức lộng hành

c Thời kỳ Phục hưng

Đây là thời kỳ Khai sáng, ra sức đề cao trí tuệ của con người, giúp cho THphát triển mạnh mẽ, là tiền đề cho sự ra đời của TH mới, TH mácxit

Trong quá trình phát triển đã xuất hiện 2 phương pháp luận đối lập nhau :

- Phương pháp biện chứng : cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong thế giới

đều có mối liên hệ phổ biến, vận động và phát triển không ngừng

- Phương pháp siêu hình : cho rằng mọi sự vật hiện tượng trong thế giới cô

lập, tách rời nhau

2 Sự ra đời của TH Mác - Lênin

Trang 2

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thế giới có nhiều bước ngoặt lớn trongnhiều lĩnh vực làm tiền đề cho sự ra đời của TH M – L :

- Trong khoa học tự nhiên : Có 3 phát minh : Học thuyết tiến hoá; học thuyết

tế bào & học thuyết về sự bảo toàn & chuyển hoá năng lượng

- Trong TH : Có TH cổ điển Đức với phép biện chứng của G.Hêghen

- Trong xã hội : Có sự xuất hiện của 1 giai cấp mới gắn liền với trình độcông nghệ và kỹ thuật hiện đại của CNTB

* Những đặc điểm của TH Mác - Lênin

- Có sự kết hợp giữa chủ nghĩa duy vật & phép biện chứng vốn tách rờitrước đó

- Có sự kết hợp hữu cơ giữa chủ nghĩa DV biện chứng trong quan niệm vềgiới tự nhiên với CNDV trong quan niệm về xã hội loài người

- Có sự kết hợp giữa tính khoa học và tính đảng

- Có sự thống nhất giữa lý luận & thực tiễn

- Có sự thống nhất giữa chức năng nhận thức thế giới & chức năng cải tạothế giới

* Định nghĩa triết học Mác - Lênin

Triết học Mác - Lênin là một khoa học về những quy luật chung nhất của

tự nhiên,xã hội & tư duy trên cơ sở giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triếthọc

III VAI TRÒ CỦA TH TRONG ĐỜI SỐNG XH

1 Vai trò thế giới quan :

Trang bị cho con người 1 cái nhìn đúng đắn về thế giới nói chung và các

sự vật hiện tượng nói riêng Cụ thể: Nó giải thích 1 cách khoa học về nguồn gốchình thành của thế giới cũng như nguyên nhân ra đời của SV – HT

2 Vai trò phương pháp luận : Cung cấp cho con người 1 phương pháp luận

chung trong nhận thức & hoạt động thực tiễn

Trang 3

Bài 2 : VẬT CHẤT & Ý THỨC

I VẬT CHẤT & VẬN ĐỘNG

1 Quan niệm về VC trong TH trước Mác & sự ra đời định nghĩa VC của V.I Lênin

a Quan niệm về VC trong TH trước Mác :

- Thời kỳ cổ đại : Các nhà TH Hy Lạp & La Mã quy bản nguyên của thế giới lànước, lửa, không khí, nguyên tử …

- Thời kỳ trung cổ : là thời kỳ thống trị của thần quyền, vương quyền nên khôngđặt ra vấn đề bản nguyên của thế giới

Hạn chế chung : Đều đi tìm yếu tố đầu tiên của thế giới Khuynh hướng nàykết cục sẽ dẫn tới duy tâm & siêu hình

b Định nghĩa VC của V.I Lênin

Lý do cần thiết phải đưa ra & cho phép đưa ra định nghĩa VC :

- Do sự phát triển và những thành tựu của KHKT, tìm ra nhiều chất mới

- Do nhận thức của khoa học đương thời, chưa lý giải được sự mất đi của 1 vàidạng vật chất

- Sự phát triển của logic cho phép định nghĩa một sự vật thông qua mặt đối lậprộng tương đương với nó

* Định nghĩa vc của VL Lê Nin

VC là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại chocon người trong cảm giác, được cảm giác của chúng chép lại, chụp lại, phản ánh vàtồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

*Định nghĩa trên đây gồm 3 nội dung

• VC là 1 phạm trù triết học

• - Được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng chéplại, chụp lại

• - VC là các hiện tượng riêng lẻ, nhưng chúng đều có thuộc tính chung, lặp đi,lặp lại trong tất cả mọi vật đó là “ thực tại khách quan”

* Ý nghĩa của định nghĩa VC của V.I Lênin

- Góp phần giải quyết 1 cách triệt để vấn đề cơ bản của triết học trên thế giớiquan duy vật khoa học, biện chứng

- Góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển của khoa học tự nhiên

- Góp phần mở rộng quan niệm VC trong xã hội

Trang 4

2 Vận động & phương thức tồn tại của VC

a Định nghĩa & phân loại vận động :

a1 Định nghĩa : Là tất cả mọi sự thay đổi & mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể cảsự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy

a2 Phân loại vận động :

- Vận động cơ học;

- Vận động vật lý;

- Vận động hoá học;

- Vận động sinh vật;

- Vận động xã hội

b Vận động và đứng im nguồn gĩc của vận động:

b1 Vận động & đứng im :

VC có trạng thái đứng im để chuyển hoá thành những hình thức tồn tại cụ thể,song đó chỉ là tạm thời, tương đối Vận động được xem là tuyệt đối, vĩnh cửu vì nó là :

- Thuộc tính cố hữu;

- Là phương thức tồn tại;

- Diễn ra liên tục trong suốt quá trình tồ tại của VC

b2 Nguồn gốc của vận động

Theo quan niệm của chủ nghĩa duy tâm : Do ý chí của thần linh, thượng đế.Theo quan niệm của triết học Mác – Lênin : Vận động của VC là vận động tựthân, được thực hiện do sự tương tác, tác động lẫn nhau của các mặt, các bộ phận, cácthuộc tính đối lập trong cấu trúc của bản thân SV – HT

II Ý THỨC & MỐI QUAN HỆ GIỮA VC – YT

1 Khái niệm, kết cấu & nguồn gốc của ý thức :

a Khái niệm ý thức :

Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan được sáng tạo lại theonhững mục đích định trước của con người

Trang 5

Các hình thức phản ánh

b Kết cấu của ý thức :

c Nguồn gốc của ý thức

2 Bản chất của ý thức

- YT là sự phản ánh gián tiếp : có thể phản ánh được cả quá khứ & tương lai

- YT là sự phản ánh khái quát hoá : phản ánh có tính chất đại thể, tóm tắt màkhông cần quá chi tiết mà vẫn trung thực

- YT là sự phản ánh trừu tượng hoá : tức là sự phản ánh có tính giả định của tưduy về đối tượng phản ánh

Trang 6

- Sự phản ánh của YT thường được thực hiện theo 1 trình tự: TQSĐ TDTT TT

3 Mối quan hệ giữa VC & YT

Trang 7

Bài 3 : Hai nguyên lý chung & Ba quy luật cơ bản

của phép biện chứng duy vật

I Hai nguyên lý chung của phép biện chứng duy vật.

1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến :

a Nội dung cơ bản của nguyên lý :

Thế giới vật chất thống nhất trong đa dạng : thống nhất ở tính vật chất và

sự biểu hiện của vật chất Do vậy mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có

sự tác động qua lại lẫn nhau

Sự tác động của thế giới vật chất có thể khái quát ở 3 cấp độ sau :

• Quan hệ là 1 phạm trù logic : Đây là phương thức tồn tại và phương thứcnhận thức của con người về thế giới vật chất

• Liên hệ là 1 loại liên hệ đặc biệt : Sự ra đời hay chấm dứt tồn tại của 1 sựvật hiện tượng là tiền đề cho sự ra đời hoặc chấm dứt của 1 sự vật hiệntượng khác

• Liên hệ phổ biến : Được xem xét ở 3 góc độ :

Thứ 1: Liên hệ này tạo ra cấu trúc cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của

sự vật hiện tượng trong thế giới

Thứ2: Có mặt cả trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy.

Thứ 3 : Đây là loại liên hệ có nhiều phương thức và nhiều cấp độ.

b Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý

Đây là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, khắc phục những quanđiểm phiến diện, chiết trung, nguỵ biện khi xem xét sự vật, hiện tượng trong thếgiới :

- Phiến diện : Chỉ xem xét 1 mặt của SV – HT

- Chiết trung : Mọi mối quan hệ đều ngang nhau

- Nguỵ biện : Coi cái không cơ bản là cơ bản và ngược lại ( biện minh chonhững sai lầm )

2 Nguyên lý về sự phát triển

Nội dung cơ bản của nguyên lý :

- Mọi SV – HT trong thế giới đều vận động không ngừng, vận động là tuyệtđối, là vĩnh cửu, là phương thức tồn tại và biểu hiện của vật chất

- Phát triển là khuynh hướng vận động đi lên của SV – HT

- So với vận động nói chung thì phát triển là khuynh hướng chung, khuynhhướng thống trị Bằng chứng là thế giới từ khi xuất hiện đến nay đã pháttriển không ngừng

b Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý :

Trang 8

Nguyên lý này là cơ sở lý luận của quan điểm lịch sử - cụ thể và phát triển,khắc phục quan điểm phi lịch sử và định kiến khi xem xét các SV – HT trong thếgiới.

II Ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật

1 Khái niệm quy luật :

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên và lặp đi lặp lại giữa các SV –

HT hoặc giữa các mặt, các bộ phận

Bản chất của quy luật là khách quan, quy luật đồng nghĩa với khách quan

2 Ba quy luật của phép biện chứng duy vật:

a Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (thường gọi tắt là

quy luật mâu thuẫn )

a1 Nội dung của quy luật :

- Bất cứ SV – HT nào trong thế giới VC đều có những mặt đối lập với nhaucùng tồn tại bên trong

- Bất cứ SV – HT nào cũng là 1 thể thống nhất của các mặt đối lập, đấutranh, bài trừ nhau tạo thành mâu thuẫn Mâu thuẫn là tiền đề làm cho SV– HT phát triển không ngừng

- Trong mâu thuẫn của SV – HT có các loại mâu thuẫn : bên trong & bênngoài; mâu thuẫn đối kháng & mâu thuẫn không đối kháng và mâu thuẫn

cơ bản & mâu thuẫn chủ yếu

a 2 Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật :

+ Vị trí : Đây là hạt nhân của phép biện chứng bởi lẽ : Nó nói lên nguồngốc, động lực của sự tự thân vận động và phát triển, mặt khác nó quán xuyếncác quy luật cơ bản và không cơ bản

+ Ý nghĩa :

- Xây dựng phương pháp tư duy mâu thuẫn, luôn đặt ra những tình huốngđối lập nhau trên cùng một vấn đề khi xem xét Khắc phục những kiểu tư duyđơn giản, xuôi chiều, dễ dãi

“ Không nên đối xử ân cần với sự vật”

b QL chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất và ngượclại ( gọi tắt là quy luật lượng - chất )

b1 Nội dung cơ bản của quy luật :

+ Khái niệm “ Chất ” “ Lượng ” :

- Khái niệm “ Chất ” : Là tổng hợp các thuộc tính khách quan, vốn có của

nó để xác định sự vật là cái gì và phân biệt nó với cái khác

- Khái niệm “ Lượng ” : Là tổng hợp các thuộc tính khách quan, vốn có của

nó nhưng không xác định nó là gì mà chỉ biểu thị con số các thuộc tính, độ tonhỏ của quy mô, độ nhanh chậm của tốc độ, độ đậm nhạt của màu sắc, độ mạnh

Trang 9

yếu của cường độ … Lượng có thể định lượng được và có thể không địnhlượng được ( tấm lòng, lương tâm, danh dự, tình yêu … )

b.2 : Mối quan hệ biện chứng giữa “ Chất ” & “ Lượng ”

+ Ở trạng thái đứng im tương đối, sự vật vẫn còn là nó thì chất & lượng làhai mặt đối lập của nhau : chất nào lượng ấy và ngược lại Giới hạn của sựthống nhất này gọi là độ

Trong nhận thức cũng như trong thực tiễn chúng ta không tuỳ tiện gánghép chất & lượng bất kỳ mà phải xác định 2 mặt đối lập của nhau thì sự chuyểnhoá mới diễn ra theo quy luật

Ở trạng thái vận động sự biến đổi của SV – HT thường được bắt đầu từ sự thayđổi về lượng từ từ, tiệm tiến, khi đạt đến 1 điểm nhất định mà ở đó giới hạn của

độ bị phá vỡ thông qua 1 bước nhảy vọt thì chất mới thay thế chất cũ, sự vật

mới ra đời thay thế sự vật cũ

* Quy luật chuyển hoá theo cách thức lượng đổi - chất đổi cần lưu ý 1 số điểmsau :

Một là : Nhảy vọt là trung gian Vận động mà không có nhảy vọt thì không có gì

là đáng nói

Hai là : Khi đã tích luỹ đủ về lượng, muốn có sự thay đổi về chất phải có nhữngđiều kiện nhất định

Ba là : Quy luật này còn nói tới chiều ngược lại Nếu quy về mối quan hệ nhân

-quả thì ở chiều xuôi : lượng là nguyên nhân dẫn đến thay đổi về chất, còn ởchiều ngược thì chất là nguyên nhân làm cho lượng thay đổi

b.2 : Mối quan hệ biện chứng giữa “ Chất ” & “ Lượng ”

+ Ở trạng thái đứng im tương đối, sự vật vẫn còn là nó thì chất & lượng là haimặt đối lập của nhau : chất nào lượng ấy và ngược lại Giới hạn của sự thốngnhất này gọi là độ

b 3 : Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật :

Vị trí : Khái quát cách thức của sự phát triển, theo đó thì sự phát triển của

SV – HT là mối quan hệ biện chứng giữa lượng đổi chất đổi; giữa tiệm tiến &nhảy vọt; giữa từ từ & đột biến; giữa tiến hoá & cách mạng

+ Ý nghĩa : Giúp chúng ta xác định được nguyên tắc phương pháp luận

trong nhận thức và hành động là phải kết hợp biện chứng giữa tôn trọng quy luậtkhách quan với phát huy nỗ lực chủ quan của con người

c Quy luật phủ định của phủ định

c.1 : Nội dung cơ bản của quy luật :

+ Khái niệm :

Sự vận động và phát triển của thế giới được thể hiện bằng sự mất đi củacái này và sự xuất hiện của cái khác thay thế nó Tất cả sự mất đi đó đều gọi làphủ định

+ Đặc trưng của quy luật :

Trang 10

• Tự thân phủ định, được thực hiện do mâu thuẫn nội tại của SV – HT, là 1quá trình khách quan, vốn có của SV – HT.

• Phủ định nhưng có kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ, khi gia nhậpcái mới thì tự nó biến đổi cho phù hợp Tính kế thừa này là cho cái mớibao giờ cũng hoàn thiện hơn cái cũ

• Những lần phủ định tạo ra “ vòng khâu ”, quá trình phủ định tận tạo ra “những vòng khâu ” nối tiếp nhau Không có phủ định cuối cùng

• Phủ định tạo ra cái mới theo tính chu kỳ và theo hình thức xoáy trôn ốc

c 2 : Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật :

Vị trí :

Khái quát con đường và khuynh hướng của sự phát triển Khuynh hướngchung là phát triển, con đường phát triển có thể là quanh co, phức tạp, có nơi bịthụt lùi, phá huỷ hoặc lặp đi lặp lại

+ Ý nghĩa :

• Quan điểm về sự phát triển : Sự phát triển là quanh co phức tạp, luôn diễn

ra trong quan hệ với cái đối lập : cái mới ra đời từ cái cũ; cái tiến bộ ra đời từ cáilạc hậu

• Quan điểm về cái mới :

- Cái mới ra đời hợp quy luật bao giờ cũng có sự lặp lại cái cũ ở 1 số hìnhthức, thuộc tính nào đó

- Ở giai đoạn đầu, cái mới còn non yếu thì sự lặp lại cái cũ thường dẫn tớingộ nhận hiện tượng tái sinh cái cũ từ đó tìm cách vùi dập, truy bức nó Do đókhi cái mới xuất hiện, phải bình tĩnh xem xét nó, nếu nó ra đời đúng quy luật phải

nâng đỡ, tạo điều kiện cho nó phát triển vì nó sẽ là cái “ bất khả chiến thắng”

Trang 11

BÀI 4 : CẤU TRÚC XÃ HỘI

I KHÁI NIỆM CẤU TRÚC XÃ HỘI

1 Định nghĩa cấu trúc xã hội :

Là sự sắp xếp, mối quan hệ & cơ chế vận hành của các bộ phận, các yếu

tố trong 1 hình thái kinh tế xã hội nhất định, trong đó phương thức sản xuất là cơ

sở, là nền tảng của cấu trúc

2 Hai hình thức cơ bản của cấu trúc xã hội

a Cấu trúc xã hội chưa có giai cấp :

Đó là cấu trúc của thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, nó mang những đặctrưng sau :

- Phương thức sản xuất là quan hệ sở hữu tập thể “ công hữu về tư liệu sảnxuất ”

- Hình thức tổ chức xã hội là cộng đồng thị tộc, chủ yếu dựa trên quan hệhuyết thống Mọi người bầu ra người đứng đầu & tự giác thực hiện những quytắc ứng xử chung đó là “ tập quán ”

- Gia đình được tổ chức theo chế độ Mẫu hệ

b Cấu trúc xã hội có giai cấp:

Lực lượng sản xuất phát triển là nguyên nhân kinh tế làm cho xã hội phânchia thành giai cấp khác nhau, đối kháng, thống trị nhau & bóc lột nhau

Đặc trưng :

- Phương thức sản xuất là 1quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất

- Hình thức tổ chức xã hội nòng cốt là quan hệ giai cấp, do giai cấp thống trịchi phối

- Quan hệ giai cấp là quan hệ thống trị & bị trị; bóc lột & bị bóc lột

Các cấu trúc xã hội đã xuất hiện trong lịch sử : Chiếm hữu nô lệ; Phongkiến; Tư bản chủ nghĩa & giai đoạn đầu của chế độ Xã hội chủ nghĩa

II GIAI CẤP & ĐẤU TRANH GIAI CẤP

1 Khái niệm giai cấp :

a Định nghĩa :

Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạtlao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong 1 chế

độ kinh tế xã hội nhất định

b Đặc trưng cơ bản của giai cấp

• GC là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong 1 hệ thống sảnxuất, xã hội nhất định

Trang 12

• Các GC cĩ mối quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất.

• Các GC cĩ vai trị khác nhau trong tổ chức lao động xã hội

• Các GC cĩ sự khác nhau về phương thức và quy mơ thu nhập của xã hội

4 đặc trưng này cĩ mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng đặc trưng về sởhữu tư liệu sản xuất là quyết định

c Nguồn gốc của giai cấp

Nguồn gốc sâu xa & cơ bản của sự xuất hiện giai cấp đĩ là vấn đề kinh tế,thể hiện qua ba quá trình phân cơng lao động xã hội:

- Lần 1 : Chăn nuơi tách khỏi trồng trọt

- Lần 2 : Thủ cơng nghiệp tách khỏi nơng nghiệp

- Lần 3 : Thương nghiệp ra đời

Ngòai ra trong mỗi hình thái kinh tế xã hội còn có những tầng lớp khác như : tríthức, tiểu tư sản, tiểu thương, tiểu chủ … trong đó trí thức là tầng lớp đặc biệt, khôngtồn tại dưới hình thức 1 giai cấp mà được hình thành từ nhiều giai cấp, song thời đạinào họ cũng thường là giai cấp thống trị

2 Vấn đề đấu tranh giai cấp

a Định nghĩa đấu tranh giai cấp :

Là cuộc đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống 1 bộ phận nhân dânkhác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chốngbọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức & bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những côngnhân làm thuê, hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tưsản

Những cuộc tranh chấp về những lợi ích không cơ bản trong xã hội không phảilà đấu tranh giai cấp

b Đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân

b.1 : Trong thời kỳ chưa có chính quyền, cuộc đấu tranh có những đặc điểm :

- Hình thức đấu tranh kinh tế được coi là hình thức đấu tranh đầu tiên : tănglương, giảm giờ làm …

Trang 13

- Tiến dần lên đấu tranh chính trị với mục tiêu là đập tan chính quyền của giaicấp tư sản.

- Hình thức đấu tranh tư tưởng được tiến hành khi có Đảng cộng sản ra đời

b.2 : Khi giai cấp vô sản đã giành được chính quyền

Giai cấp tư sản đã bị lật đổ nhưng chưa bị tiêu diệt, còn tiềm ẩn nhiều sứcmạnh về kinh tế, chính trị, tư tưởng & các mối quan hệ quốc tế

Do đó nó chống đối gay gắt bằng tâm lý, tập quán, “ diễn biến hòa bình” nhằmgiành lại “ thiên đường đã mất” vì vậy cuộc đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra

III NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm Nhà nước

Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làmnhiệm vụ cưỡng chế và thực thi chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệtrước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấpcông nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc trong xã hội xã hội chủ nghĩa

2 Đặc trưng của Nhà nước

• a Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt, không hoà nhập với dân

cư, quyền lực công cộng này là quyền lực chính trị chung

• b Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ

• c Nhà nước có chủ quyền quốc gia

• d Nhà nước ban hành pháp luật & thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọithành viên

• e Nhà nước quy định và tiến hành thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc

3 Nguồn gốc của Nhà nước

- Theo Ph.Ăngghen : Nhà nước “ nguyên nghĩa ” chỉ ra đời khi xã hội có sự phânchia giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp không thểđiều hòa được Khi đó giai cấp có quyền lực kinh tế tổ chức ra 1 bộ máy để duytrì & bảo vệ quyền lợi của mình đó là nhà nước

- Tuy nhiên còn có những học thuyết : thuyết khế ước xã hội & thuyết thầnquyền giải thích cho sự ra đời của nhà nước

4 Bản chất của Nhà nước

a Bản chất giai cấp : Nhà nước là 1 bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này vớigiai cấp khác, là bộ máy để duy trì & bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị

Trang 14

b Bản chất xã hội : Nhà nước giải quyết các công việc mang tính xã hội, phục vụcho lợi ích chung của toàn xã hội.

5 Chức năng của Nhà nước :

a Chức năng đối nội :

Là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội bộ đất nước

b Chức năng đối ngoại :

Thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc thiết lập mối quan hệ với các quốcgia, dân tộc và tổ chức quốc tế khác

6 Nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Là nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo

- Là nhà nước quá độ để đi tới sự tiêu vong của nhà nước

IV DÂN TỘC, QUAN HỆ DÂN TỘC

1 Quá trình hình thành dân tộc :

a Khái niệm :

Là cộng đồng người hình thành trong quá trình lịch sử với những đặc điểm là :

- Cùng chung sống trên 1 lãnh thổ

- Cùng có chung hình thái kinh tế – xã hội

- Cùng có chung ngôn ngữ

- Cùng có chung 1 nền văn hóa, tâm lý & tính cách

b Quá trình hình thành dân tộc

Ban đầu con người sống theo hình thức thị tộc, bộ lạc, phải đến 1 giai đọannhất định thì dân tộc mới ra đời Sự hình thành dân tộc diễn ra không đều giữa cácvùng khác nhau :

- Ở châu Âu : Dân tộc ra đời gắn liền với sự thống nhất thị trường trong 1 quốcgia của TBCN

- Ở châu Á : Dân tộc ra đời sớm hơn do nhu cầu thống nhất để đấu tranh chốngngọai xâm & đối phó với thiên nhiên khắc nghiệt

Trang 15

- Ở châu Phi : Quá trình hình thành dân tộc chủ yếu do quá trình đấu tranh chốnglại sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc – thực dân

Quá trình hình thành dân tộc ở VN

Do có những đặc điểm riêng về địa lý & lịch sử, nên quá trình hình thành dântộc từ rất sớm :

- Về địa lý : Để làm được lúa nước, đòi hỏi phải có sức mạnh của cộng đồng

- Về lịch sử : Luôn luôn bị các thế lực ngọai bang đe dọa xâm lược, muốn chiếnthắng cũng cần đến sức mạnh của cộng đồng

2 Tính giai cấp của vấn đề dân tộc

a Tính giai cấp của vấn đề dân tộc.

Trong các thời kỳ lịch sử, giai cấp & dân tộc luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau :

- Trong thời kỳ CNTB đang lên, các phong trào dân tộc luôn mang nội dungchống phong kiến & khẳng định vai trò của giai cấp TS

- Trong thời kỳ CN đế quốc, giai cấp TS đi áp bức các dân tộc thuộc địa & đànáp phong trào tự do của quần chúng trong nước Lúc này giai cấp vô sản nắmngọn cờ dân tộc nên phong trào dân tộc mang tính giai cấp

b Dân tộc Việt Nam

– Là một cộng đồng đa sắc tộc gồm 54 dân tộc anh em cùng chung sống,có lịch sử dựng nước & giữ nước lâu dài, không có chiến tranh dân tộc Chaông giải quyết các mâu thuẫn dân tộc qua mối quan hệ gia đình & con đườnghôn nhân để thực hiện đòan kết dân tộc

– Đảng Cộng sản VN luôn coi nhiệm vụ xây dựng mối đòan kết giữa cácdân tộc là nhiệm vụ hàng đầu

V GIA ĐÌNH

1 Khái niệm, lịch sử gia đình.

a Khái niệm gia đình :

Gia đình là sự liên kết của nhiều người dựa trên cơ sở hôn nhân, huyết thốnghoặc nuôi dưỡng

b Lịch sử gia đình :

Trong lịch sử tồn tại nhiều hình thức gia đình như mẫu hệ hoặc phụ hệ Sự rađời của gia đình 1 vợ – 1 chồng gắn liền với sự phát triển của LLSX, chế độ tư hữu &sự phân hóa giai cấp trong XH

2 Vai trò của gia đình trong sự phát triển của xã hội

- Tái tạo sức lao động cho xã hội

- Thực hiện chức năng kinh tế

Trang 16

- Hòan thiện nhân cách cho con người ( chức năng giáo dục )

Bài5:

LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI, NHỮNG QUY LUẬT CƠ

BẢNCỦA SỰ VẬN ĐỘNG & PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

I LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

1 Sản xuất ra của cải vật chất là yêu cầu khách quan của sự tồn tại & phát triển củaxã hội

a Quan điểm của CN Duy tâm & CN Duy vật siêu hình :

- CN Duy tâm chủ quan cho rằng : Nguyên nhân & động lực phát triển xã hộithuộc về tư tưởng của những vĩ nhân

- CN Duy tâm khách quan & tôn giáo cho rằng : Nguyên nhân & động lực pháttriển xã hội là do các lực lượng siêu nhân

b Quan điểm của triết học Mác – Lênin

- Con người trước hết cần phải ăn, uống, chỗ ở, mặc đã rồi mới có thể làm chínhtrị, khoa học, nghệ thuật & tôn giáo … được

- Sản xuất ra của cải VC là cơ sở hình thành các lọai quan điểm, các lọai quanhệ XH

- Sản xuất ra của cải VC còn là cơ sở cho tiến bộ xã hội Trong đó LLSX là yếutố năng động nhất, luôn phát triển 1 cách khách quan, khi nó phát triển sẽ kéotheo quan hệ SX phát triển theo

2 Vai trò của phương thức SX

a Khái niệm phương thức SX :

Là cách tiến hành sản xuất ra của cải VC trong 1 giai đọan lịch sử nhất địnhcủa xã hội lòai người Mỗi phương thức sản xuất gồm 2 mặt cấu thành là lực lượngsản xuất ( LLSX ) & quan hệ sản xuất ( QHSX )

LLSX là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên, là trình độ chinh phục tự nhiêncủa con người, là mặt tự nhiên của phương thức SX

LLSX bao gồm:

Tư liệu SX Người lao động

Trang 17

QHSX là mối quan hệ giữa con người với nhau trong quá trình SX, là mặt xãhội của phương thức SX QHSX bao gồm:

- Quan hệ sở hữu đối với TLSX ( công hữu & tư hữu )

- Quan hệ trong tổ chức, quản lý quá trình SX

- Quan hệ phân phối sản phẩm lao động

b Vai trò của phương thức SX

- PTSX quyết định bản chất của một hình thái KT – XH nhất định

- PTSX quyết định tổ chức & kết cấu của 1 hình thái KT – XH

- PTSX quyết định sự chuyển biến của xã hội lòai người qua các giai đọan lịchsử khác nhau

Do vậy khi nghiên cứu các hiện tượng, phong trào & quy luật của xã hội phảitìm nguồn gốc phát sinh từ phương thức SX

II NHỮNG QUY LUẬT CBẢN CỦA SỰ VẬN ĐỘNG & PHÁT TRIỂN CỦA XH

1 Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất & trình độ của LLSX.

a Khái niệm tính chất & trình độ của LLSX :

+Tính chất của LLSX : là tính cá nhân hay tính xã hội trong việc sử dụng tư liệu lao

động mà chủ yếu là công cụ lao động của con người để tạo ra sản phẩm

- Tính cá nhân : chỉ cần 1 người cũng có thể tiến hành SX : kìm, cuốc, xẻng …

- Tính xã hội : phải cần nhiều người cùng sử dụng mới tạo ra sản phẩm hòanchỉnh : dây chuyền sản xuất

+ Trình độ của LLSX : là trình độ phát triển của công cụ lao động, của khoa học

công nghệ, của phân công lao động, trong đó phân công lao động & trình độ chuyênmôn hóa là biểu hiện rõ ràng nhất Tiêu chí quan trọng nhất & được coi là bậc thangphát triển của LLSX là công cụ lao động

Các lọai trình độ SX trong lịch sử:

- LLSX thủ công

- LLSX nửa cơ khí & cơ khí

- LLSX cơ khí hóa & tự động hóa

- LLSX tự động hóa & công nghệ thông tin

b Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX & QHSX

b1 LLSX quyết định QHSX : đây là mối quan hệ giữa nội dung & hình thức.

- Tính chất & trình độ của LLSX như thế nào thì QHSX phải như thế ấy để đảmbảo sự phù hợp với nó Trình độ SX là công cụ LĐ thô sơ thì QHSX cá thể làphù hợp & ngược lại

Trang 18

- Khi tính chất & trình độ của LLSX thay đổi thì QHSX cũng phải thay đổi theođể đảm bảo phù hợp.

- Khi LLSX cũ mất đi, LLSX mới ra đời thì QHSX cũ cũng phải mất đi choQHSX mới ra đời Như vậy phương thức SX, hình thức KT – XH thay thế từthấp đến cao

b.2 : Sự tác động trở lại của QHX với LLSX.

- Nếu QHSX phù hợp với LLSX thì thúc đẩy LLSX phát triển, ngược lại nó sẽkìm hãm, thậm chí phá vỡ LLSX Do vậy không chấp nhận 1 QHSX bảo thủlạc hậu hoặc vượt trước so với LLSX

- Một QHSX được coi là phù hợp với LLSX khi nó tạo ra những tiền đề, điềukiện cho các yếu tố của LLSX ( người LĐ, tư liệu LĐ & đối tượng LĐ ) pháttriển

- Sự phù hợp này luôn phải tạo ra ở thế “cân bằng động ”, nghĩa là LLSX luônphát triển, QHSX cũng luôn phải thay đổi theo

c Sự vận dụng quy luật này ở nước ta

* Trong thời kỳ đầu của cách mạng : tuy đã đạt được 1 số thành tựu to lớn nhưng cũngvấp phải 1 số sai lầm :

• Bệnh chủ quan, duy ý chí, bất chấp quy luật khách quan LLSX còn lạc hậu,kém phát triển nhưng đã xây dựng QHSX tập thể khi chưa có đầy đủ những yếu tốcần thiết

• * Trong thời kỳ đổi mới :

• Thực trạng nước ta đi lên XHCN còn tồn tại nhiều lọai trình độ & tính chấtkhác nhau của LLSX nên phải duy trì nhiều lọai QHSX phù hợp, nghĩa là phải duy trìnhiều thành phần kinh tế

• Nhưng muốn các thành phần kinh tế không đi theo con đường CNTB mà địnhhướng XHCN thì phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng & kiến trúc thượng tầng

a Khái niệm cơ sở hạ tầng & kiến trúc thượng tầng :

a.1 : Khái niệm cơ sở hạ tầng : Là tòan bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế

của 1 hình thái KT – XH nhất định

Bao gồm 3 lọai :

- QHSX thống trị ( là chủ đạo, chi phối 2 QHSX sau )

- QHSX tàn dư của hình thái KT – XH trước đó

- QHSX mầm mống của hình thái KT – XH tương lai

Trang 19

a.2 : Khái niệm kiến trúc thượng tầng

Là tòan bộ những quan điểm tư tưởng ( chính trị, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo

….) & những thiết chế XH tương ứng ( nhà nước, đảng phái, các tổ chức quần chúng

… ) được hình thành trên 1 cơ sở hạ tầng nhất định & phản ánh cơ sở hạ tầng đó

Mỗi bộ phận của KTTT có đặc trưng riêng, có quy luật vận động riêng, có mốiliên hệ riêng với cơ sở hạ tầng nhưng giữa chúng có sự liên hệ & tác động lẫn nhau &cùng nảy sinh trên 1 cơ sở hạ tầng nào đó

b Mối quan hệ giữa CSHT & KTTT

b.2 : Sự tác động trở lại của KTTT với CSHT

Mặc dù KTTT ra đời trên CSHT nhưng sau khi ra đời nó có tính độc lập tương đối nên có thể tác động trở lại CSHT.

- Bất kỳ trong tình huống nào KTTT cũng ra sức bảo vệ CSHT đã sinh ra nó, kểcả CSHT tiến bộ & phản tiến bộ kìm hãm sự phát triển của LLSX

- Nếu KTTT phù hợp nó sẽ thúc đẩy CSHT phát triển, còn không thì ngược lại.Nhưng nếu không phù hợp thì nó cũng chỉ kìm hãm “ nhất thời ”, sớm muộn gì cũng

bị thay đổi bởi 1 KTTT phù hợp với CSHT

c Sự vận dụng quy luật này của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới

- Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta tạo ra một CSHT không thuần nhất với nhiềukiểu QHSX khác nhau Các QHSX vừa cạnh tranh vừa liên kết vừa hợp tác song đềuphải vận hành theo định hướng XHCN Do đó đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng

- Trên nền tảng CSHT đã được xác định, Đảng ta chủ trương : KTTT phải mangbản chất của giai cấp công nhân VN với các đặc trưng :

+ Hệ tư tưởng chính trị là chủ nghĩa Mác – Lênin & tư tưởng Hồ Chí Minh.+ Đảng Cộng sản Việt nam là người lãnh đạo duy nhất

+ Xây dựng nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân & vì dân

+ Xác lập mối quan hệ hợp lý giữa Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý & nhândân làm chủ thông qua các tổ chức chính trị – xã hội của mình

Trang 20

BÀI 6 CON NGƯỜI, NHÂN CÁCH, MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN & XÃ HỘI

1 Khái niệm về con người :

Con người là 1 thực thể sinh học – xã hội, luôn giữ vai trò chủ thể trong mọihọat động

Với tính cách là 1 thực thể sinh học, để tồn tại & phát triển, cơ thể con ngườiphải tuân theo & bị chi phối bởi các quy luật sinh học Về mặt này, giữa các cá nhânkhông có sự bình đẳng

Với tư cách là 1 thực thể xã hội, thông qua lao động & giao tiếp mà các quanhệ xã hội hình thành Nhờ họat động này mà con người sinh học bản năng trở thànhcon người xã hội, văn hóa

2 Bản chất của con người

a Chủ nghĩa duy tâm & tôn giáo :

Bản chất của con người có tính tiền định, bẩm sinh, do những lực lượng siêunhiên quy định

b Triết học Mác – Lênin :

Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội “tổng hòa”khác ”tổng số”

Bản chất của con người không cố định, bất biến mà luôn vận động, phát triểncùng với xã hội, phụ thuộc vào bản chất của mỗi hình thái kinh tế – xã hội Nhưngkhông nên xem nhẹ mặt sinh học của con người mà nên xác định mối quan hệ biệnchứng giữa hai mặt đó

II NHÂN CÁCH

1 Khái niệm & cấu trúc của nhân cách.

a Khái niệm :

Nhân cách là tòan bộ những năng lực & phẩm chất xã hội – sinh lý – tâm lýtạo thành một chỉnh thể mà nhờ đó mỗi cá nhân có thể đóng vai trò chủ thể, tự ý thức,tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh mọi họat động của mình

Trang 21

Nhân cách là tổ hợp thái độ, thuộc tính riêng trong quan hệ hành động của từngngười với tự nhiên, xã hội & bản thân

b Cấu trúc của nhân cách

- Hạt nhân của nhân cách là thế giới quan của cá nhân, đó là tòan bộ nhữngquan điểm, lý tưởng, niềm tin, định hướng giá trị chung của cá nhân

- Cái bên trong của nhân cách là những năng lực & phẩm chất xã hội của cánhân như : thể chất, năng lực trí tuệ, trình độ chuyên môn, các phẩm chất chínhtrị, pháp luật, đạo đức, thẩm mỹ

- Cái sâu kín & nhạy cảm nhất của nhân cách là tâm hồn của con người, nó làtầng sâu của nhân cách, là nơi lắng đọng & tiềm ẩn của mỗi cá nhân Đó là thếgiới nội tâm có chức năng làm tăng thêm hay giảm nhẹ, kiềm chế hay thúc đẩyhành vi của con người

2 Những tiền đề & quá trình hình thành nhân cách:

a Những tiền đề hình thành nhân cách :

- Các tiền đề vật chất :

+ Trước hết nhân cách phải dựa trên cơ sở sinh học, đó là sự phát triển đầy đủ,không khiếm khuyết về cơ thể, giác quan & tư duy

+ Thứ 2 nhân cách phải dựa vào môi trường xã hội, đó là gia đình & xã hội Về mặt này mỗi cá nhân có 1 môi trường riêng nên từ đó quy định sự khácnhau về sắc thái nhân cách

- Các tiền đề về tư tưởng – giáo dục

Sự hình thành nhân cách diễn ra trong suốt cả đời người, trong đó giáo dục & tựgiáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng vì :

Giáo dục theo nghĩa chung nhất là họat động có định hướng của con ngườinhằm hình thành & hòan thiện nhân cách nhanh hơn Vì vậy quan điểm của Đảng talà : giáo dục & đào tạo là quốc sách hàng đầu

Nhân cách của con người không hình thành 1 lúc, 1 lần là xong mà suốt cảcuộc đời, đương nhiên có những thời kỳ quan trọng hơn đó là thời kỳ trước tuổi 30

III MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VỚI TẬP THỂ, CÁ NHÂN VỚI XÃ HỘI

1 Mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể

a Khái niệm cá nhân & tập thể :

- Cá nhân : là một chỉnh thể đơn nhất với 1 hệ thống những đặc điểm cụ thể,không lặp lại & khác biệt với những cá nhân khác về mặt sinh học cũng như vềmặt xã hội

Trang 22

- Tập thể : là tập hợp quan hệ các cá nhân thành từng nhóm xã hội dựa trênnhững quan điểm chung về lợi ích, quan điểm, nhu cầu kinh tế, chính trị, đạođức, thẩm mỹ ……

b Mối quan hệ giữa cá nhân & tập thể:

b.1 : Đây là mối quan hệ biện chứng :

Bản chất họat động sống của lòai người là tính cộng đồng, mỗi cá nhân chỉ tồntại & phát triển được trong 1 cộng đồng nhất định

Quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng là mối quan hệ giữa bộ phận với chỉnhthể, nghĩa là nếu tách khỏi chỉnh thể thì bộ phận trở nên vô nghĩa & không tồn tạiđược

b.2 : Mối quan hệ thống nhất:

Tập thể luôn quan tâm đến mỗi cá nhân về các mặt : nhu cầu vật chất & tinhthần; nhu cầu học tập & rèn luyện để rèn luyện & phát triển tài năng, phẩm chất đạođức, nhân cách & năng khiếu cá nhân

Nếu xây dựng được những tập thể tốt ( lớp học tốt, chi đòan tốt, câu lạc bộ tốt

… ) thì sẽ tạo ra môi trường tốt

b.3 : Mối quan hệ đối lập biện chứng

Do tính đơn nhất nên mỗi cá nhân đều có tự do & độc lập tương đối so với cộngđồng để khẳng định cái “ tôi”

Vì vậy bên cạnh việc cá nhân không thể tách khỏi tập thể thì luôn có khuynhhướng đứng đối diện, không muốn chịu sự quy định & ràng buộc của tập thể

Do mâu thuẫn này nên để tránh việc tuyệt đối hóa tập thể làm cho cá nhân bịtan hòa vào trong tập thể; tuyệt đối hóa cá nhân sẽ biến thành chủ nghĩa cá nhân.Triết học Mác – Lênin xác định mối quan hệ này phải là quan hệ biện chứng vớinhững nguyên tắc sau đây :

- Kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân & tập thể trên tinh thần sự phát triển tự

do & tòan diện của mỗi người là điều kiện cho sự sự phát triển tự do & tòan diện củamọi người

- Cá nhân là một yếu tố quan trọng cho sự tồn tại & phát triển của tập thể nênphải tôn trọng những nhu cầu chung, các quy định đúng đắn của tập thể, có ý thứctrách nhiệm & nghĩa vụ trước tập thể & có mối quan hệ bình đẳng, thân ái giữa các cánhân trong tập thể

2 Quan hệ giữa cá nhân & xã hội

a Khái niệm xã hội :

Là một cộng đồng người có tổ chức, liên kết các cá nhân với nhau

b Mối quan hệ giữa cá nhân & xã hội :

Trang 23

- Xã hội tạo điều kiện cho cá nhân phát triển, nâng sức mạnh bản thân lên hơnbản thân nó Do đó sự phát triển của XH làm cho cá nhân tiếp nhận được cácgiá trị vật chất – tinh thần

- Các cá nhân hợp thành XH không phải là 1 tổng số đơn giản mà là một hợplực Do đó sự phát triển của những cá nhân có nhân cách lớn, có tài năng cao,có ý chí sắt đá, có tầm nhìn rộng & có trách nhiệm cao với xã hội sẽ có tácđộng tích cực đến xã hội

BÀI 7 : TỒN TẠI XÃ HỘI & Ý THỨC XÃ HỘI

I KHÁI NIỆM :

1 Khái niệm tồn tại xã hội :

Là tòan bộ những điều kiện sinh họat vật chất của xã hội, bao gồm điều kiệnđịa lý, tự nhiên, dân số, phương thức sản xuất & kết cấu giai cấp

Các yếu tố hợp thành tồn tại xã hội đều có vai trò quan trọng trong việc quyđịnh ý thức xã hội, song yếu tố phương thức sản xuất được coi là quyết định

2 Khái niệm ý thức xã hội

Là tòan bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những quan điểm, tư tưởng,tình cảm, tâm trạng, truyền thống, tập quán, thiên kiến, thói quen … là kết quả sựphản ánh của một tồn tại xã hội nhất định

Ý thức xã hội bao gồm 2 cấp độ :

- Tâm lý xã hội : được hình thành 1 cách tự phát từ những điều kiện sinh sốnghàng ngày

- Hệ tư tưởng : là những quan điểm, tư tưởng phản ánh & bảo vệ lợi ích của 1giai cấp nhất định trong xã hội

II QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN

XH & ĐỐI VỚI Ý THỨC XH

1 Tồn tại XH có trước & có vai trò quyết định đối với sự hình thành, phát triển của ý thức XH.

Phương thức SX bao gồm LLSX & QHSX Trong tồn tại XH phương thức SX làyếu tố quyết định vì :

- Từ kết cấu của phương thức SX mà hình thành quy luật XH, cả quy luật tronglĩnh vực tồn tại XH & cả trong lĩnh vực ý thức XH

- Chính nhờ sự vận động biến đổi của tồn tại XH mà trước hết là sự biến đổi củaphương thức SX mà XH lòai người phát triển từ thấp đến cao

Trang 24

2 Yù thức XH tác động quan trọng đối với tồn tại XH:

Ý thức XH xuất hiện trong lòng 1 phương thức SX nhưng chúng có tính độc lậptương đối của nó

Muốn làm cách mạng XH thì trước hết phải thực hiện nó trên lĩnh vực phươngthức SX

Trong công tác tư tưởng, muốn phê phán, xóa bỏ 1 lọai tư tưởng nào thì phảixuất phát từ cơ sở vật chất sinh ra hệ tư tưởng đó Muốn xây dựng một hệ tư tưởngvững mạnh thì phải xây dựng cơ sở vật chất vững mạnh của hệ tư tưởng đó

2.1 : Những biểu hiện về tính độc lập tương đối của ý thức XH

- Yù thức XH thường có tính bảo thủ, lạc hậu so với tồn tại XH Chẳng hạn tưtưởng trọng nam khinh nữ, bè cánh, cục bộ địa phương vẫn còn tồn tại trong XH ngàynay

- Bên cạnh đó có 1 bộ phận ý thức XH lại có khả năng vượt trước tồn tại XH

VD : CN Mác ra đời cách đây 150 năm nhưng đã dự đóan sự diệt vong của CNTB &sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản

- Yù thức XH luôn có tính kế thừa VD : tư tưởng Hồ Chí Minh kế thừa phạm trù “trung ” “ hiếu ” nhưng trên tinh thần mới “ Trung với Đảng – Hiếu với dân ”

2.2 :Tính năng động, sáng tạo của ý thức XH:

Tính năng động, sáng tạo của ý thức XH do tính độc lập tương đối của nó tạo ra

& thường được biểu hiện như sau :

- Có khả năng phản ánh gían tiếp tồn tại XH Nhờ đó mà có khả năng phản ánhđược cả quá khứ & dự báo được cả tương lai

- Có khả năng phản ánh khái quát hóa, tức là dựa vào & bỏ qua những chi tiết,hiện tượng ngẫu nhiên, pha tạp để khái quát hóa thành quy luật & tìm ra bảnchất của đối tượng

- Có khả năng trừu tượng hóa về đối tượng phản ánh để phát hiện ra bản chấtđích thực của nó

2.3 : Tính tác động trở lại của ý thức XH với tồn tại XH:

Thường có hai khuynh hướng :

- Với lọai ý thức bảo thủ, lạc hậu, phản khoa học thường tác động theo hướngcản trở, thậm chí phá họai tồn tại XH VD : văn hóa phẩm độc hại đang phá vỡ thuầnphong mỹ tục, những chuẩn mực giá trị tinh thần văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta

- Với lọai ý thức XH tiến bộ, khoa học thường tác động theo hướng thúc đẩy tồntại XH phát triển Bởi vì bộ phận ý thức XH này thường nhanh chóng thâm nhập vàoquần chúng, quy tụ, cổ vũ sức mạnh, giáo dục, hướng dẫn người dân trong họat độngthực tiễn

Trang 25

III CÁC HÌNH THÁI Ý THỨC XH CƠ BẢN

1 Hình thái ý thức chính trị ( gọi tắt là ý thức chính trị )

Yù thức chính trị là sự phản ánh đời sống chín trị của XH bao gồm : quan hệ giaicấp, đảng phái, dân tộc, quốc gia, quốc tế … trong đó nòng cốt là quan hệ giai cấp

Yù thức chính trị bao gồm 2 cấp độ :

+ Tâm lý chính trị : là những tâm trạng, động cơ, thái độ, xu hướng chính trịthường ngày của các tầng lớp & giai cấp trong XH

+ Hệ tư tưởng : là hệ thống những quan điểm tư tưởng chính trị phản ánh trựctiếp & tập trung lợi ích, địa vị, lợi ích giai cấp của 1 giai cấp nào đó, tồn tại dưới cácdạng học thuyết lý luận do các trí thức bậc cao trong giai cấp đó tạo ra

2 Hình thái ý thức pháp quyền

Là tòan bộ các quan điểm, tư tưởng phản ánh mặt pháp lý trong đời sống XHcủa một giai cấp nào đó

Ý thức pháp quyền cũng thể hiện ở 2 cấp độ là tâm lý pháp quyền & hệ tưtưởng pháp quyền

Ý thức pháp quyền thường được giai cấp thống trị thể hiện thành 1 hệ thốngpháp luật nhằm hợp pháp hóa ý chí, lợi ích, địa vị của họ & cưỡng chế mọi người, mọitầng lớp dân cư phải tuân theo

3 Hình thái ý thức khoa học

Là một trong những hình thái ý thức XH đặc biệt Nó phản ánh bản chất & tínhquy luật của thế giới khách quan bằng những khái niệm, phạm trù lý luận

Đây là sự phản ánh ở trình độ cao, do sự khái quát từ quá trình họat động thựctiễn, từ các tri thức kinh nghiệm tích lũy lâu dài của con người

4 Hình thái ý thức tôn giáo

Yù thức tôn giáo là sự phản ánh “ lộn ngược ”, phản ánh hoang đường thế giớikhách quan

Yù thức tôn giáo làm cho con người không tin vào bản thân mình mà “ đánh mất

” bản thân, không làm cho con người làm chủ tự nhiên, xã hội mà bắt họ “vui vẻ”chấp nhận 1 cách thụ động hiện thực khách quan phi nhân tính, hướng tới 1 hạnh phúcảo tưởng ở thế giới bên kia

Yù thức tôn giáo chỉ giảm đi tính cực đoan khi nhận thức của con người đượcnâng cao, khi quá trình xây dựng cải biến XH đạt được nhiều thành tựu, khi đó conngười sẽ biết tự xây dựng 1 “ thiên đàng ” trên mặt đất

5 Hình thái ý thức thẩm mỹ

Trang 26

Là tòan bộ tình cảm, thị hiếu, quan điểm & lý tưởng thẩm mỹ phản ánh mốiquan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực, bao quát tất cả các hiện tượng đẹp –xấu, bi – hài, cao cả – thấp hèn …

Trong hiện thực khách quan, ý thức thẩm mỹ gắn với những cá nhân có trìnhđộ nhất định, những điều kiện lịch sử nhất định

Trong xã hội ta hiện nay ý thức thẩm mỹ phải tập trung thể hiện tính giai cấp

& tính Đảng trong khuynh hướng & trong mục đích sáng tạo nghệ thuật

BÀI 8 NHẬN THỨC KHOA HỌC & HỌAT ĐỘNG THỰC TIỄN

I BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC

1 Quan điểm của triết học ngòai mácxít về nhận thức :

a Chủ nghĩa duy tâm chủ quan :

Không thừa nhận đối tượng của nhận thức là tồn tại khách quan, bên ngòai cảmgiác & ý thức của con người

Họ cho rằng nhận thức chỉ là “ sự tổng hợp những cảm giác ”, “ tồn tại & bị trigiác ” & “ con người chỉ nhận thức được chính cảm giác của mình, không nhận thứcđược chân lý khách quan ”

b Chủ nghĩa duy tâm khách quan

Tuy thừa nhận khả năng nhận thức của con người & coi nhận thức là 1 quátrình biện chứng, nhưng họ quan niệm, nhận thức chỉ là sự hồi tưởng về đời sống quákhứ

Như vậy họ phủ nhận sự nhận thức chân lý khách quan như chủ nghĩa duy tâmchủ quan

c Những hạn chế của triết học ngòai mácxít về nhận thức :

- Không xem nhận thức là một quá trình biện chứng, là quá trình giải quyết cácmâu thuẫn để tiến lên

- Không thấy sự chuyển hóa & mối quan hệ giữa nhận thức bằng giác quan( nhận thức cảm tính ) với nhận thức bằng não bộ ( nhận thức lý tính )

- Không thấy được vai trò của thực tiễn trong nhận thức & ngay cả khái niệmnhận thức cũng bị hiểu 1 cách lệch lạc

2 Quan điểm của triết học Mác - Lênin

Trang 27

- Bản chất của nhận thức là phản ánh các sự vật, hiện tượng trong thế giới kháchquan vào giác quan & não bộ của con người Sự phản ánh này không đơn giảnthụ động mà là 1 quá trình chủ động, sáng tạo & tự giác.

- Quá trình nhận thức của con người bao gồm cấu trúc : chủ thể là con người

( không yên tĩnh ) & khách thể là những sự vật hiện tượng trong thế giới.

- Nhận thức của con người là vô tận, chỉ có những cái con người chưa nhận thứcđược chứ không có cái con người không nhận thức được

- Con người không chỉ nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới & qua cải tạothế giới giúp con người nhận thức nhanh, sâu hơn để nắm bản chất của sự vậthiện tượng

II CON ĐƯỜNG BIỆN CHỨNG CỦA NHẬN THỨC

1 Nhận thức cảm tính trực quan sinh động ).

2 Nhận thức lý tính

a Khái niệm :

Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, dựa trên những “dữ liệu” của nhậnthức trực quan sinh dộng, tư duy tiến hành những “thao tác” như : phân tích & tổnghợp, quy nạp & diễn dịch, trừu tượng hóa & khái quát hóa, so sánh & phân lọai … đểnắm bắt bản chất & quy luật củ đối tượng

Trang 28

Kết quả nhận thức này được ngôn ngữ hóa & đó là tri thức của con người thuđựơc trong quá trình họat động sống của mình

3 Mối quan hệ biện chứng giữa hai giai đọan nhận thức :

a Sự khác nhau giữa nhận thức cảm tính & lý tính :

- Nếu nhận thức cảm tính được thực hiện 1 cách trực tiếp với đối tượng thì nhậnthức lý tính là gián tiếp

- Nếu nhận thức cảm tính chủ yếu thu được những thuộc tính về hiện tượng bềngòai & ngẫu nhiên thì nhận thức lý tính thu được những thuộc tính về bản chất

& quy luật tất yếu bên trong đối tượng

- Nếu nhận thức cảm tính cần đến vai trò của các giác quan thì nhận thức lý tínhlại cần đến vai trò của não bộ

Tư duy trừu tượng tuy xa nhưng gần sự vật, nhận thức cảm tính tuy gần nhưng

xa sự vật

b Sự thống nhất biện chứng giữa hai giai đọan nhận thức:

- Tuy có sự khác nhau về tính chất, trình độ & phạm vi nhận thức nhưng chúngluôn làm tiền đề & bổ sung cho nhau Nhận thức cảm tính cung cấp dữ liệu cho nhậnthức lý tính; nhận thức lý tính bổ sung cho nhận thức cảm tính, làm cho quá trìnhnhận thức cảm tính tiếp theo tinhnh nhạy hơn

- Trong thực tiễn họat động nhận thức của con người không có sự phân chia giaiđọan mà thường diễn ra đồng thời

- Trong thực tiễn đây là hai trình độ của 1 quá trình nhận thức thống nhất

Cái gì diễn ra ở bàn tay thì đồng thời & trước đó đã diễn ra trong bộ óc C.Mác

Trang 29

Nếu không nghĩ về sự vật thì cũng không nhìn thấy nó Páplốp

III THỰC TIỄN & VAI TRÒ CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC

1 Khái niệm về thực tiễn :

Là tòan bộ những họat động vật chất – cảm tính, có tính chất lịch sử – xã hộidưới sự chỉ đạo của tư duy nhằm cải tạo thế giới trong hiện thực

Những nội dung cơ bản trong khái niệm trên

- Thực tiễn phải là những họat động vật chất – cảm tính Như vậy họat động tinhthần thuần túy không được coi là thực tiễn : nghiên cứu khoa học, ngồi trong phònglàm thơ

- Thực tiễn phải là lọai họat động cộng đồng & bị chi phối bởi hòan cảnh lịch sử

- Thực tiễn phải có tư duy can thiệp vào “từ khâu đầu đến khâu cuối” Nếu vắng

tư duy trong bất cứ khâu nào thì không còn là thực tiễn của con người mà chỉ là họatđộng sinh vật thuần túy

- Thực tiễn phải nhằm cải tạo thế giới trong hiện thực theo chiều hướng có lợicho con người Nó phải diễn ra trong hiện thực khách quan, không phải trên lời nóihay tư duy

2 Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

a Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức :

- Qua thực tiễn, con người bắt đối tượng phải bộc lộ những thuộc tính cho mìnhnhận thức

- Qua thực tiễn, con người ngày càng sáng tạo ra những công cụ lao động tinhxảo hơn

- Qua thực tiễn, phạm vi giao tiếp của con người được mở rộng làm cho ngônngữ phát triển & hòan thiện Cùng ngôn ngữ là sự phát triển của tư duy, sự tinhnhạy của giác quan, tạo điều kiện cho con người nhận thức thế giới rộng lớnhơn, sâu sắc hơn

b Thực tiễn là động lực, là mục đích của nhận thức:

“ Nếu trong xã hội xuất hiện 1 nhu cầu kỹ thuật thì điều đó sẽ thúc đẩy khoahọc tiến lên nhiều hơn 1 chục trường đại học ” Ph.Ăngghen

Mục đích chân chính của nhận thức là để phục vụ thực tiễn Chính thực tiễn là

“ người đặt hàng ” cho nhận thức & nhận thức phải hướng vào để giải đáp những vấnđề do thực tiễn đặt ra

c Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý

- Chân lý là những nhận thức đúng đắn của con người được thực tiễn kiểmnghiệm

Ngày đăng: 03/07/2014, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w