Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
406 KB
Nội dung
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa marketing LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị trường, kinh doanh luôn gắn liền với cạnh tranh. Đã từ lâu người Anh có phương châm “Business is Business“ - Kinh doanh là kinh doanh: trong kinh doanh không có chỗ dành cho tình cảm, kinh doanh là cạnh tranh gay gắt, không khoan nhượng Phương châm đó đã từng lột tả hết tính chất quyết liệt của cạnh tranh trên thương trường. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tự mình vận động, không ngừng chạy đua và hi vọng là mình đang chạy theo đúng phương hướng mà công chúng mong muốn. Doanh nghiệp nào không thích nghi sẽ phải “gặt hái” sự thất bại, phá sản và theo quy luật đào thải thì nó sẽ bị loại ra khỏi thị trường. Chính vì thế, chúng ta hoàn toàn dễ hiểu khi một doanh nghiệp hôm nay đang rất hưng thịnh nhưng ngày mai lại phải tuyên bố phá sản. Thực tế là ngày nay người tiêu dùng đứng trước tình trạng mọi chủng loại sản phẩm đều có rất nhiều nhãn hiệu. Các khách hàng lại có những yêu cầy rất khác nhau đối với sản phẩm, dịch vụ và giá cả mà những yêu cầu và đòi hỏi đó ngày càng cao. Đứng trước sự lựa chọn vô cùng phong phú như vậy khách hàng sẽ bị hấp dẫn với những thứ hàng hoá nào đáp ứng tốt nhất những nhu cầu và mong đợi cá nhân của họ. Vì thế những công ty thành công là những công ty có chiến lược đúng đắn, tạo được một chỗ đứng của mình trong tâm trí của khách hàng và được nhiều người nhớ đến. Tầm quan trọng của chiến lược định vị ngày càng được nâng cao và do đó các công ty luôn nỗ lực tạo cho sản phẩm của mình một đặc trưng riêng, một “tính cách” mà chỉ có tiêu dùng nó thì khách hàng mới có giá trị lợi ích là cao nhất. Sau thời gian thực tập, em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện chiến lược định vị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bia Việt Hà”. Bố cục của chuyên đề này gồm 3 chương; NguyÔn Thanh Thuý 1 Líp marketing 43A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa marketing Chương 1: Tổng quan về thị trường bia Chương 2: Thực trạng hoạt động định vị của công ty bia Việt Hà trên thị trường. Chương 3: Hoàn thiện chiến lược định vị nhằm nâng cao khả năng cho công ty bia Việt Hà. Đây là một đề tài còn hết sức mới mẻ đối với công ty, do vậy trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi sự sai sót và khiếm khuyết, mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến phê bình của các thầy cô trong khoa cùng toàn thể cac cán bộ trong phòng marketing đã nhiệt tình giúp đõ em trong quá trình này. Em xin chân thành cám ơn! NguyÔn Thanh Thuý 2 Líp marketing 43A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa marketing CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BIA VIỆT NAM I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BIA. Bia đã được phát hiện từ cách đây 6000 năm ở xứ Mesopotamis & Sumaria nơi nền văn minh xuất hiện sớm nhất do dân du mục vô tình phát hiện ra rằng lúa dại khi được ủ sẽ bị các vi sinh vật tự nhiên tác động và biến thành một dung dịch uống được, cùn với thời gian dung dịch này trở thành thức uống được ưa chuộng. Thời đểm 4000 năm trước đây,bia bắt đầu sản xuất từ lúa mạch & lúa mì ở sứ Babylon và ngày nay nó được sản xuất trên khắp thế giới. Trong một vài năm trở lại đây nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc. Cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Thay vì để thoả mãn nhu cầu “ăn no, mặc ấm” thì giờ đây khi thu nhập tăng họ sẽ tiến tới thoả mãn nhu cầu cao hơn trước. Điều này tạo ra những điều kiện cũng như cơ hội nhất định cho các doanh nghiệp đang kinh doanh những mặt hàng này. Thị trường nước giải khát ở Việt Nam khá phong phú về chủng loại và thành phần tham gia.Thị trường bia Việt Nam có sự tăng trưởng cao, bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, đã xuất hiện hàng loạt liên doanh sản xuất bia. Đến nay trên thị trường Việt Nam có hầu hết các loại bia: bia tươi, bia đen, bia chai, bia lon. Trên thị trường bia ngày nay cho thấy đã dần hình thành những doanh nghiệp có quy mô lớn, phía bắc là bia Hà Nội, phía nam là bia Sài Gòn, miền trung là bia HuDa Huế, đủ lớn mạnh để chi phối thị trường bia của Việt Nam. Bia Sài Gòn ngoài nhà máy bia tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có rất nhiều liên doanh sản xuất dưới nhãn hiệu của mình. Cùng với xu hướng này, là nhiều doanh nghiệp khác đang mất dần thị phần do công nghệ lạc hậu, sản NguyÔn Thanh Thuý 3 Líp marketing 43A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa marketing phẩm không đáp ứng người tiêu dùng, như một loạt nhà máy bia 100% vốn trong nước thuộc địa phương hoặc các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài như: bia Sanmiguel lượng bán không được nhiều, BGI Đà Nẵng dần sụp đỗ mặc dù giá bán thấp hơn bia HuDa 200-300đ/chai. Những năm trước các nhóm bia gồm các “đại gia” chủ yếu là của các doanh nghiệp FDI như: Heneiken, Tiger, Carlsberg. Nhưng những năm gần đây một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam trong lĩnh vực này cũng khá chững chạc, tạo nên đẳng cấp của mình như Halida, bia Sài Gòn, bia HàNội. Các đại gia trên thị trường bia Việt Nam luôn luôn tìm cách giành giật từng khúc thị trường về phía tay mình, nhưng ở một góc của thị trường bia cũng có một loại bia chiếm thị phần khá lớn và tương đối mạnh, đó là bia hơi một thứ uống giải khát phù hợp với tất cả người dân kể các những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập thấp đều có thể uống nó và uống vào bất kỳ lúc nào thời điểm nào nếu họ khát và cảm thấy thích uống, mà tính chất cạnh tranh của nó trên thị trường lại không khốc liệt như bia lon và bia chai nhưng nó lại thoả mãn đại đa số các thượng đế nhất vào các ngày nắng nóng. Trên thị trường Hà Nội mặt hàng bia hơi đặc biệt sôi động vào mùa hè khoảng từ tháng 4-9, vào những ngày này có những ngày các quán còn không đủ bia để cung cấp ra thị trường, ở Hà Nội có hai công ty cung cấp bia hơi lớn là bia hơi Việt Hà và bia hơi Hà Nội, khác với miền bắc trong miền nam thời tiết chỉ có hai mùa là mùa khô và mùa mưa, do đó cầu của họ là nhiều hơn và các nhà cung cấp cũng lớn và nhiều hơn rất nhiều so với miền bắc. II. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƯỜNG. Ngành sản xuất bia, nước giải khát là một trong các ngành đem lại lợi nhuận tương đối cao, có thời gian quay vòng vốn tương đối nhanh. Do đó có rất nhiều cơ sở trong nước, những nhà máy liên doanh với nước ngoài để tạo ra nguồn vốn, trình độ công nghệ máy móc hiện đại…nhằm sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm bia cao cấp để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng này. NguyÔn Thanh Thuý 4 Líp marketing 43A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa marketing Trên thị trường bia hiện nay đã có rất nhiều nhãn hiệu bia xuất hiện. Do vậy cuộc chiến tranh giành giật thị trường của các hãng diễn ra ngày càng sôi động. Các doanh nghiệp sản xuất bia ngoài việc phải cạnh tranh với các loại bia ngoại nhập, họ còn phải đối phó với các hãng bia không nhãn mác, chất lượng kém, các loại bia nhái nhãn hiệu nổi tiếng, các loại bia rởm đang lưu hành trên thị trường. Tuy thế sự thua cuộc của các hãng là rất ít vì số lượng bia tăng lên đáng kể nhưng vẫn không đủ cung cấp cho người tiêu dùng. Những năm gần đây, nhiều doanh ngiệp cũng tăng tốc đầu tư mở rộng công suất đưa tốc độ phát triển ngành bia lên rất cao bình quân trên 20%/năm. Năm 2003 công suất bia cả nước đạt 1,29 tỷ lít, năm 2004 đạt 1,37 tỷ lít và năm 2005 dự kiến đạt gần 1,5 tỷ lít, tức là đã đạt công suất quy hoạch dự kiến vào năm 2010. Đến nay nhiều thương hiệu đã khẳng định tên tuổi, tạo được “gu” trong từng giới tiêu dùng và có khả năng hội nhập như Sài Gòn, Sài Gòn Special, 333, Hà Nội, Keineken, Tiger, Halida, Carlsberg, … Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cuộc tranh đua mở rộng năng lực sản xuất cũng không kém phần sôi nổi. Một số doanh nghiệp đã đạt công suất cho phép nay xin tăng công suất như Bia Việt Nam từ 150 triệu lít nâng lên 230 triệu lít/năm. Công ty bia Huế đầu tư mới nhà máy 50 triệu lít tại Phú Bài, nhà máy liên doanh Đông Hà- Huda (Quảng Trị) đầu tư thêm 30 triệu lít/ năm, công ty bia Poster’s Đà Nẵng mở rộng công suất từ 45 triệu lít lên 75 triệu lít/ năm. NguyÔn Thanh Thuý 5 Líp marketing 43A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa marketing CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH VỊ CỦA CÔNG TY BIA VIỆT HÀ I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BIA VIỆT HÀ 1. Lịch sử ra đời và phát triển. Công ty bia Việt Hà có tên giao dịch là “ Việt Hà Beer Company” thực hiện việc sản xuất kinh doanh bia hơi là mặt hàng có tính chất thời vụ là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập. Hình thức hạch toán kinh doanh của công ty được thực hiện theo các quy định đối với doanh nghiệp nhà nước. Sự ra đời và phát triển của Công ty Việt Hà có thể chia thành 3 giai đoạn: * Giai đoạn I: Năm 1966 được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội, hợp tác xã Ba Nhất được đổi tên thành Xí nghiệp nước chấm trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội, sản phẩm của xí nghiệp chỉ duy nhất là dấm và nước chấm. Các sản phẩm đều sản xuất theo chỉ tiêu, kế hoạch pháp lệnh, giao nộp để phân phối theo chế độ tem phiếu. * Giai đoạn II: Đến đầu những năm 1981, theo quyết định 25/CP, 26/HĐBT của hội đồng Bộ trưởng cho phép các xí nghiệp tự lập kế hoạch một mặt do Nhà nước bao cấp phần còn lại do Xí nghiệp tự khai thác vật tư nguyên liệu, tự tiêu thụ. Xí nghiệp đã sản xuất thêm một số sản phẩm khác như rượu chanh, dầu ăn, mì sợi, kẹo các loại, bánh phồng tôm Do đó đến ngày 4/5/1982 Xí nghiệp đã được đổi tên thành Nhà máy thực phẩm Hà Nội. Lúc này Nhà máy có khoảng 500 công nhân, sản xuất vẫn mang tính chất thủ công, tự chế. NguyÔn Thanh Thuý 6 Líp marketing 43A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa marketing Năm 1987, quyết định 217/HĐBT đã xác lập quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nhà máy đã mạnh dạn vay 2 tỷ đồng của quỹ SIDA để lắp đặt dây chuyền sản xuất chai nhựa, tổ chức sản xuất nước chấm cao cấp, lạc bọc đường để xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu. Vào cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 các nước XHCN Liên Xô và một số nước Đông Âu bị tan rã, nhà máy mất đi nguồn tiêu thụ, tình hình sản xuất gặp nhiều khó khăn và có nguy cơ bị giải thể. Đứng trước tình hình như vậy, ban lãnh đạo xác định lại mục tiêu chính của mình là “đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu, tìm phương hướng sản xuất sản phẩm có giá trị cao, liên doanh liên kết trong và ngoài nước”. Đi theo mục tiêu này nhà máy đã huy động được nhiều nguồn vốn để tu bổ cơ sở vật chất. Năm 1991, được sự đồng ý của thành phố, nhà nước nhà máy dựa trên các nghiên cứu thị trường nên đã mạnh dạn vay vốn và đầu tư một dây chuyền công nghệ Đan Mạch nổi tiếng là bia Carlsberg để sản xuất bia lon Halida. Tháng 10/1993 liên doanh chính thức đi vào hoạt động với tên gọi nhà máy bia “Đông Nam Á” với vốn góp của nhà máy bia Việt Hà hơn 80 tỷ đồng chiếm 40% tổng số vốn liên doanh. Song song với việc mở rộng liên doanh nhà máy đã tự nghiên cứu và lắp đặt một dây chuyền sản xuất bia hơi mang tên bia hơi Việt Hà. Vì sản phẩm chính của công ty là bia nên tháng 11/1994 nhà máy được đổi tên thành “Công ty bia Việt Hà” địa chỉ tại 254 Minh Khai Hà Nội. Ngày 2/11/1994 Nhà Máy bia Việt Hà đổi tên thành Công ty bia Việt Hà. Sản phẩm của Công ty luôn được nâng cao, máy móc thiết bị luôn được đổi mới. Công ty đã giải quyết việc làm cho gần 350 lao động với thu nhập khá cao. Trong giai đoạn này sản phẩm chủ yếu của Công ty là Bia hơi chất lượng cao, ngoài ra Công ty còn đầu tư vào dây truyền sản xuất nước khoáng NguyÔn Thanh Thuý 7 Líp marketing 43A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa marketing với sản phẩm có tên gọi là Opal, cho đến bây giờ sản phẩm này đang trong giai đoạn chế thử và thâm nhập thị trường. * Giai đoạn III: Năm 1998 theo quyết định số 35/98/QĐUB của UBND thành phố Hà Nội công ty tiến hành cổ phần hoá một phân xưởng tại 57 Quỳnh Lôi thành công ty cổ phần trong đó công ty Việt Hà chiếm giữ cổ phần là 20%. Năm 1999, theo quyết định5775/QĐUB TP Hà Nội ngày 29/12/1999, công ty bia Việt Hà được phép cổ phần hoá tiếp một bộ phận của doanh nghiệp là trung tâm thể dục thể thao tại 193 Trương Định thành công ty cổ phần, công ty giữ 37% vốn điều lệ. Theo Quyết định số 6103/QĐ-UB ngày 04/09/2002 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Công ty bia Việt Hà được đổi tên thành Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà. 2. Lĩnh vực kinh doanh. Để phù hợp với xu thế phát triển mới và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà đã thành lập các đơn vị thành viên: - Nhà máy bia Việt Hà - Nhà máy nước tinh khiết Opal. Còn các nhà máy như Nhà máy dấm Vivi hay công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp và dịch vụ Mĩ phẩm thì chỉ là những sản phẩm thứ yếu. Ngoài ra hiện nay công ty đang bắt dầu tiến hành sát nhập cổ phần hoá với xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội, nhằm làm phong phú mặt hàng kinh doanh, đáp ứng cao hơn nữa nhu cầu của thị trường. NguyÔn Thanh Thuý 8 Líp marketing 43A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa marketing Trong giai đoạn trước mắt, các đơn vị thành viên hoạt động theo mô hình đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc báo sổ. Tiến tới, để phù hợp với chủ trương của nhà nước các đơn vị thành viên sẽ hoạt động theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con và cổ phần hoá dần từng phần theo những quy định của nhà nước. 3. Cơ cấu tổ chức của công ty. Để có một công ty phát triển và đứng vữmg trên thị trường thì cần có một bộ máy quản lý thật năng động và có hiệu quả, nhạy bén với từng biến động của thị trường. Để phù hợp với những yêu cầu đó công ty bia Việt Hà đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - trực tiếp điều hành. Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lí của Công ty Việt Hà. NguyÔn Thanh Thuý 9 Líp marketing 43A Nh máy Bia à Việt Hà Công ty KD XNK tổng hợp v dà ịch vụ Mỹ phẩm Nh máy à nước tinh kiết Opal Nh máy dà ấm Vivi Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó GĐ h nh à chính-tổ chức Phó GĐ t i chính-à kinh doanh Phòng Kỹ thuật Phòng KCS Phòng Tổ chức Phòng H nh à chính Phòng Bảo vệ Phòng T i à chính-kế toán Phòng Kế hoạch-Kho- Vận tải Phòng Marketing Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Khoa marketing (Nguồn: tài liệu giới thiệu về công ty bia Việt Hà ) Giám đốc là người có quyền cao nhất trong công ty, có trách nhiệm quản lí, điều hành mọi hoạt động của công ty trên cơ sở chấp hành đúng đắn chủ trương, chính sách, chế độ Nhà nước, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty và trước pháp luật. - Phó Giám đốc: Giúp Giám đốc giải quyết các công việc do Giám đốc giao phó trong lĩnh vực quản lý của mình. - Các phòng ban chức năng: Chịu sự điều hành trực tiếp của các Phó giám đốc. Ngoài việc thực hiện các chức năng của mình các phòng ban còn phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm kiểm tra, đối chiếu số liệu và giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc được giao. Theo sơ đồ trên thì công ty Việt Hà tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến - chức năng, đây là mô hình kết hợp. Cơ cấu tổ chức này có đặc điểm một cấp quản lý chỉ nhận lệnh từ một cấp trên trực tiếp nhưng các bộ phận chức năng khác phải có trách nhiệm giúp các cấp quản lý trong việc ra quyết định đúng đắn. 4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty Bia Việt Hà là một đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp bia và nứơc giải khát là chủ yếu. Qua hơn 10 năm tồn tại và phát triển công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh (vừa có quyết định thực hiện cổ phần hoá với Xí nghiệp bánh mứt kẹo Hà Nội) và hoàn thiện các hoạt động tiến tới cơ cấu mặt hàng phong phú và có chất lượng cao tạo ra một vị thế nhất định trên thị trường. Để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có thể phân tích một vài chỉ tiêu sau: Bảng kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty: NguyÔn Thanh Thuý 10 Líp marketing 43A [...]... sản phẩm cũng không độc đáo * Chiến lược đặc thù: nhằm thể hiện cụ thể hơn về lợi ích và lí do mua hàng Chiến lược này có thể bao gồm các cách: định vị theo thuộc tính, định vị theo lợi ích, định vị theo công dụng hay ứng dụng, định vị theo người sử dụng, định vị theo đối thủ cạnh tranh Chiến lược này có thể phù hợp với công ty * Chiến lược định vị giá trị: có năm cách định vị giá trị cho nhãn hiệu: đắt... chién lược cạnh tranh mà Việt Hà lự chọn Với mục tiêu của mình, Việt Hà có thể chọn cho mình một trong các chiến lựơc sau: * Chiến lược định vị rộng: là sự lựa chọn về sự định hướng kinh doanh của công ty theo 3 hướng: Giá thấp, sản phẩm độc đáo và thị trường chuyên biệt Chiến lược này khá khó khăn với công ty, công ty chưa tìm cách hạ giá thành, khách hàng mục tiêu cũng là đoạn mà đối thủ cạnh tranh. .. cáo của công ty Bia Việt Hà) Ta dễ dàng thấy khả năng thanh toán của công ty là rất cao thể hiện sự vững mạnh về tài chính, do đó tạo được uy tín cho các đối tác trong kinh doanh Công ty không vay dài hạn mà chỉ vay trong ngắn hạn, điều đó cho thấy khả năng điếu động vốn của công ty là rất cao, có tỉ lệ tiền mặt lưu chuyển là rất lớn Hơn nữa khả năng tự tài trợ có tỉ suất đạt được là cao, công ty sử... Henninger: Thuộc công ty Dolico (Công ty rượu Đồng Xuân) được thành lập từ năm 1965 là một doanh nghiệp nhà nước Nhà máy có hệ thống dây chuyền sản xuất toàn bộ hiện đại nhất của CHLB Đức và đã có nhiều năm kinh nghiệm để phục vụ cho người tiêu dùng Đây là 2 trong số các công ty mà Việt Hà xem là đối thủ cạnh tranh trực tiếp cho sản phẩm của mình.Việc thực hiện chiến lược định vị của công ty bia Việt Hà so với... hoạt động xúc tiến bán được công ty sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín, hình ảnh thương hiệu của công ty, thu hút sự chú ý của khách hàng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường Các hoạt động xúc tiến được công ty triển khai như: chương trình quảng cáo, chương trình kích thích tiêu thụ, khuyến mại tiêu dùng sản phẩm, chăm sóc khách hàng, nhằm khuếch trương hình ảnh... marketing phẩm cho công ty, hoặc nếu không thì các trung gian có thể chuyển sang bán hàng cho đối thủ cạnh tranh của công ty Trung gian của công ty bia Việt Hà thường là các hộ gia đình làm kinh doanh Để trở thành đại lý của công ty, chỉ cần có một diện tích mặt bằng đủ rộng, để họ có thể bán hàng được tốt hơn, công ty hỗ trợ vốn cũng như đáp ứng các yêu cầu chính đáng của họ Điều đó giúp công ty có mối quan... cũng tạo ra những thách thức khó khăn buộc công ty phải đối phó Hiện tại vấn đề khó khăn nhất của công ty là làm sao để các sản phẩm của công ty được nhiều người tiêu dùng ưa thích Để làm được điều đó trước hết công ty phải có chiến lược định vị thích hợp III THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH VỊ 1 Hoạt động marketing nhằm định vị nhãn hiệu 1.1 Lựa chọn chiến lược định vị Khi nói về Elextrolux người ta nghĩ đến... nhóm khách hàng có thu nhập không cao Giá cả được công ty sử dụng như một công cụ để định vị sản phẩm Công ty luôn cố gắng giữ mức giá bán ổn định cho các đại lý Khi có biến động về giá cả nguyên vật liệu giá than, điện … công ty vẫn đảm bảo bán hàng cho các đại lý và khách hàng với mức giá cạnh tranh Các yếu tố liên quan đến việc hình thành giá của công ty là chi phí và giá của đối thủ cạnh tranh -Về... trở thành phong cách sống của giới trẻ Mục tiêu của công ty là làm cho khách hàng yêu thích nó Căn cứ vào hoàn cảnh hiện tại, sự phong phú các loại hàng hoá cạnh tranh thay thế, căn cứ vào sự tràn ngập các thông tin trên thị trường do đó nếu không có chiến lược định vị hợp lý thì hình ảnh của công ty sẽ bị lu mờ chìm ngập trong vô vàn những thông tin khác nhau Công ty bia Việt Hà nhận thấy sản phẩm của. .. khách hàng mục tiêu Trong tình hình hiện nay, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của bia Việt Hà là bia Hà Nội Công ty bia Hà Nội là công ty có bề dày lịch sử từ lâu đời Với sự cố gắng không ngừng bia Hà Nội có sản lượng tiêu thụ ngày càng tăng, chủ yếu sản xuất bia chai và bia hơi, đạt được uy tín trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng ưa thích Do đó bia Hà Nội là đối thủ đáng gờm của bất kỳ hãng bia . vị của công ty bia Việt Hà trên thị trường. Chương 3: Hoàn thiện chiến lược định vị nhằm nâng cao khả năng cho công ty bia Việt Hà. Đây là một đề tài còn hết sức mới mẻ đối với công ty, do vậy. khách hàng mới có giá trị lợi ích là cao nhất. Sau thời gian thực tập, em đã quyết định lựa chọn đề tài: Hoàn thiện chiến lược định vị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bia Việt Hà II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH VỊ CỦA CÔNG TY BIA VIỆT HÀ I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BIA VIỆT HÀ 1. Lịch sử ra đời và phát triển. Công ty bia Việt Hà có tên giao dịch là “ Việt Hà Beer Company” thực