Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
241 KB
Nội dung
MỤC LỤC CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ THÁI ANH VÀ HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU 1.1 Khái quát chung về Hàng may mặc xuất khẩu 1.1.1 Hàng may mặc xuất khẩu Hàng may mặc là mặt hàng đáp ứng nhu cầu thiết yếu thứ hai cho con người, đó là nhu cầu mặc. Ngày nay, con người không chỉ cần “mặc ấm”, mà họ hướng tới một tầm cao hơn, đó là “mặc đẹp”. Vì vậy, nhu cầu về hàng may mặc liên tục thay đổi theo thị hiếu, khiến cho ngành dệt may trở thành một ngành công nghiệp không thể thiếu trong mọi thời đại. Xuất phát từ phương Tây với ngành công nghiệp dệt nổi tiếng của Anh Quốc, và nhất là sau cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại, dệt may dần dần được phát triển ở khắp nơi trên thế giới. Ở các nước phát triển, nói đến dệt may là nói đến những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. Trong khi đó, tại các nước đang phát triển, dệt may mới chỉ dừng lại ở gia công quốc tế và xây dựng thương hiệu trong phạm vi nội địa. Tại Việt nam hiện nay có một số thương hiệu đã và đang phát triển như: May Nhà Bè, May Việt Tiến; May 10… Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may vừa và nhỏ phần lớn là các doanh nghiệp gia công. Dệt may Việt Nam được biết đến như một địa chỉ quen thuộc cho các doanh nghiệp nước ngoài đặt hàng gia công, bởi vì ngành sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam có những thuận lợi nhất định sau đây: Thứ nhất: gia công xuất khẩu hàng dệt may là một trong những ngành nghề có truyền thống lâu đời của Việt Nam. Thậm chí, từ trước khi lô hàng dệt Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 1 may đầu tiên của Việt Nam được xuất sang nước ngoài, ngành dệt may vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường nội địa. Hơn nữa, con người Việt Nam tự cổ chí kim đã khéo léo, cần cù, có khả năng làm ra những sản phẩm có chất lượng và đặc chủng. Thứ hai: giá gia công và chi phí sản xuất thường ở mức mà các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ có thể chấp nhận được. Chi phí cho sản xuất không tốn kém như các ngành công nghiệp khác, hơn nữa nguồn lao động ở Việt Nam khá dồi dào và chi phí thuê nhân công lại vừa phải; đó là thuận lợi lớn nhất thúc đẩy cho ngành dệt may phát triển tại Việt Nam, đặc biệt là loại hình gia công quốc tế. Ngoài những thuận lợi kể trên, dệt may Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn như sức cạnh tranh chưa cao và áp lực cạnh tranh lớn. Đối với những thị trường là các nước đang phát triển, thì hàng dệt may Việt Nam phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh đáng gờm, đó là các nước NICs như Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore Còn đối với các thị trường các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu thì khó khăn của dệt may Việt Nam lại tăng lên gấp đôi vì hàng rào chất lượng vô cùng khắc nghiệt. Các doanh nghiệp Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều mới có thể tiếp cận được thị trường tiêu thụ khổng lồ này. Thuận lợi nhiều và khó khăn cũng không ít nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm. Dưới đây là biểu đồ về sản lượng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2008 và những tháng đầu năm 2009. Trong đó: - Số liệu được tập hợp từ các Báo cáo hàng tháng của Tổng cục thống kê Việt Nam - Đơn vị: triệu đô la Mỹ Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 2 (Bảng số 1) (Bảng số 2) Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 3 Theo đà phát triển, từ năm 2004 cho tới năm 2008, giá trị xuất khẩu hàng dệt may liên tục tăng; nhưng cho đến đầu năm 2009 thì sản lượng đã giảm dần: tháng 1 năm 2009: sản lượng XK dệt may là 722 triệu đô la Mỹ (chỉ bằng 66,8% so với tháng 1 năm 2008), tháng 2 và tháng 3: sản lượng lần lượt bằng 100,7% và 99,9% so với cùng kì năm trước (số liệu từ Tổng cục thống kê). Như vậy, hàng dệt may là một trong những mặt hàng có vai trò quan trọng nhất trong số những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là mặt hàng chịu rất nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 1.1.2 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài, với mức độ nghiêm trọng lớn hơn rất nhiều so với suy thoái kinh tế. Lịch sử đã từng chứng kiến những cuộc khủng hoảng kinh tế lớn như cuộc khủng hoảng thừa 1929-1933, khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997; và hiện nay thế giới lại đang phải đối mặt với một cuộc đại khủng hoảng bắt nguồn từ nước Mỹ và đã lan rộng ra toàn thế giới. Sức tàn phá của những cuộc khủng hoảng này vô cùng lớn. Chúng làm sụp đổ cả một hệ thống tài chính tiền tệ, gây hoang mang cho các nhà đầu tư và các nhà chức trách và cũng là nguyên nhân của thất nghiệp, nghèo đói, tệ nạn… Cuộc khủng hoảng thừa năm 1929-1933 được coi là một cuộc đại khủng hoảng kinh tế. Theo đó, GDP của toàn thế giới giảm 25%, tỷ lệ thất nghiệp lên đến hơn 25%. Sau khoảng thời gian bốn năm đó, nền kinh tế đã nhích theo chiều hướng đi lên, nhưng phải đến gần 10 năm sau tức là năm 1939 mới đạt lại được giá trị GDP của năm 1929. Cuộc khủng hoảng này chỉ thực sự được giải quyết do chi tiêu của chính phủ cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai. Đây là thời kì khủng hoảng lớn và dài nhất trong lịch sử cận đại và lan rộng trên toàn thế giới. Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 4 Khủng hoảng bắt nguồn từ việc tăng nợ quá nhiều nhằm tài trợ chi tiêu, sản xuất tăng mạnh, thị trường chứng khoán do đó cũng tăng mạnh. Thị trường cho rằng giá trị chứng khoán chỉ có lên chứ không xuống, dù nó vượt ngoài giá trị thực của nó. Khi chứng khoán xuống, người tiêu dùng thấy mình nghèo đi, và mất khả năng trả nợ, nên phải giảm chi; kéo theo việc thu hẹp quy mô sản xuất. Trong thời kì khủng hoảng 1929-1933 có đến 9.000 ngân hàng phá sản. Người đầu tư vào ngân hàng vì thế mà trở nên trắng tay. Niềm tin vào thị trường và vào ngân hàng hoàn toàn suy sụp. Tín dụng gần như không còn để cung ứng cho sản xuất. Sản xuất do đó tuột dốc thê thảm. Thu nhập trong thời kì khủng hoảng giảm gần một nửa. Như vậy, tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với các quốc gia trên thế giới là vô cùng lớn. Đối với Việt Nam - một quốc gia Châu Á nhỏ và nền kinh tế có quan hệ mật thiết với các thị trường lớn trên thế giới, khủng hoảng kinh tế toàn cầu là một cú sốc cho toàn bộ hệ thống kinh tế. Ngành dệt may Việt nam phần lớn là gia công hàng xuất khẩu; vì vậy, việc chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khó khăn của các công ty mẹ và các thị trường lớn là không thể tránh khỏi. 1.2 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Dịch vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Dịch vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh được thành lập vào năm 2002, trụ sở chính đặt tại số 3 Lê Thánh Tông, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng. Thái Anh là một trong những doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất cung cấp dịch vụ đại lý Hải quan (theo luật mới ban hành được gọi là khai thuê Hải quan) tại Hải Phòng. Tại thời điểm cách đây 7 năm, dịch vụ đại lý Hải quan còn là một lĩnh vực khá mới, nhưng lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Nhờ có loại hình dịch vụ này, doanh nghiệp giảm được rất nhiều Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 5 chi phí và thời gian cho việc thông quan hàng hóa. Không những vậy. nhiều doanh nghiệp không nắm vững về hệ thống các thủ tục, luật lệ và chính sách thương mại thường xuyên được cập nhật; nên sự tồn tại của một đại lý Hải quan là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Đại lý hải quan không chỉ đóng vai trò một nhà tư vấn và làm dịch vụ đại lý, mà còn góp phần tạo nên tính hệ thống cho vòng quay kinh tế. Năm 2008 vừa qua, Thái Anh đã đăng kí 130 hợp đồng gia công, tiếp nhận giải quyết khoảng trên 180000 bộ hồ sơ các loại; trong đó bao gồm trên 54000 bộ tờ khai chuyển tiếp nhờ kiểm hóa, trên 90000 tờ khai mở tại cửa khẩu và trên 36000 tờ khai hàng máy bay. Cũng trong năm 2008 này, Thái Anh đã tiến hành làm thí điểm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải quan điện tử Hải Phòng. Đây là một bước phát triển mới trong công đoạn làm thủ tục Hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu, và cũng là một hướng đi mới cho đại lý khai thuê Hải quan Thái Anh và các doanh nghiệp có hàng xuầt nhập khẩu. Doanh thu từ dịch vụ khai thuê hải quan năm 2008 của Thái Anh là trên 33 tỷ đồng. Là một doanh nghiệp tiên phong, Thái Anh nhanh chóng tìm được nhiều bạn hàng và trở thành một tên tuổi được nhiều doanh nghiệp tin cậy. Từ các mối quan hệ tốt với bạn hàng, sau ba năm kể từ khi đại lý Hải quan đi vào hoạt động, Thái Anh đã mở rộng lĩnh vực hoạt động sang sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. Một nhà máy may đã được xây dựng tại thị trấn An Lão, Hải Phòng và đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 2005. Nhà máy bắt đầu với việc gia công lại cho các đơn vị trong nước. Không những đơn giá gia công thấp, mà hơn nữa, nhà máy lại không chủ động được đơn hàng. Đây là khó khăn lớn nhất đối với bất kì một nhà máy nào. Nhưng bằng sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên và sự hỗ trợ đặc biệt của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nhà máy đã vượt qua giai đoạn khó khăn. Thái Anh đã kí Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 6 hợp đồng trực tiếp xuất khẩu hàng sang các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản; và các khách hàng gia công xuất khẩu lớn như Seident, Itochu, Acent…và các khách hàng sản xuất xuất khẩu như Fishman & Tobin. Sản lượng hàng hóa của Thái Anh đã lên đến 1 triệu sản phẩm một năm, tương ứng với mức doanh thu 27,55 tỷ đồng. Cho đến nay, Thái Anh đồng thời hoạt động sản xuẩt hàng may mặc xuất khẩu, khai thuê Hải quan và cung cấp dịch vụ vận tải. 1.2.2 Những lĩnh vực hoạt động của Công ty Cổ Phần Dịch vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh Theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Đầu tư Thái Anh đã đăng kí nhiều lĩnh vực, bao gồm: dịch vụ đại lý Hải quan, dịch vụ vận tải, sản xuất hàng may mặc và da giầy, mua bán cầm cố bất động sản,… Tuy nhiên, trên thực tế, công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Đầu tư Thái Anh tập trung hoạt động trong ba lĩnh vực chính: dịch vụ khai thuê Hải quan, sản xuất hàng may mặc xuất khẩu và dịch vụ vận tải. Dịch vụ khai thuê Hải quan do văn phòng đại diện của Thái Anh đảm nhiệm (địa chỉ số 437 Đà Nẵng, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng). Trách nhiệm của một đại lý khai thuê Hải quan, theo mẫu hợp đồng ủy thác của Tổng cục Hải quan, là tất cả những hoạt động cụ thể đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác để làm thủ tục cho lô hàng xuất nhập khẩu. Khách hàng thân thiết của dịch vụ khai thuê Hải quan Thái Anh phần lớn là các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu; chính vì vậy dịch vụ này hỗ trợ rất nhiều cho nhà máy may của Thái Anh. Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 7 Nhà máy sản xuất hàng may mặc xuất khẩu (Km 34, đường 10, thị trấn An Lão , TP. Hải Phòng) mặc dù mới đi vào hoạt động, nhưng được sự hợp tác của các khách hàng truyền thống và liên kết với các doanh nghiệp cùng ngành, nhà máy may của Thái Anh luôn có nhiều đơn hàng. Nếu dịch vụ khai thuê Hải quan được ví như cánh tay phải đắc lực của nhà máy may Thái Anh, thì dịch vụ vận tải và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu chính là cánh tay trái hỗ trợ cho cả hai lĩnh vực hoạt động trên. Các phương tiện vận tải của Thái Anh vừa đảm bảo phục vụ cho nhu cầu vận tải của nhà máy và đại lý Hải quan, vừa cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. Có thể nói, ba lĩnh vực hoạt động của Thái Anh là một hệ thống hoàn chình, bổ trợ cho nhau. Như vậy, Thái Anh có thể tự đảm nhiệm từ khâu nhập khẩu nguyên phụ liệu, sản xuất, vận chuyển, làm thủ tục Hải quan đến khâu thuê tàu và thanh toán. Đây là một lợi thế đặc biệt của Thái Anh. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, với mức đầu tư còn có hạn, Thái Anh chưa tận dụng được tính kinh tế theo quy mô. Nếu quy mô của doanh nghiệp được mở rộng hơn nữa, thì lợi thế có được từ hệ thống hoàn chỉnh mà Thái Anh đang vận hành sẽ là vô cùng lớn. 1.2.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn lao động của Công ty Cổ Phần Dịch vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh Công ty Thái Anh, như đã nói ở trên, bao gồm ba lĩnh vực hoạt động chính, do đó cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng của công ty bao gồm nhiều thành phần, cụ thể như sau: Cơ sở hạ tầng: bao gồm nhà máy, nhà ăn và nơi ở cho công nhân, kho nguyên vật liệu,… thuộc khuôn viên nhà máy đặt tại An Lão và văn phòng đại diện đặt tại Hải Phòng. Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 8 Máy móc thiết bị và phương tiện vận tải: toàn bộ nhà máy được trang bị với hệ thống máy may và thiết bị đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu của các bạn hàng nước ngoài. về phương tiện vận tải, hiện nay tại Thái Anh đang có trên 20 xe tải và xe container, trên 10 container cả loại 20’’ và 40’’. Về nguồn lao động: tại Thái Anh hiện nay có khoảng trên 20 nhân viên văn phòng, trên 20 nhân viên hiện trường và khoảng gần 600 công nhân may và nhân viên kỹ thuật. Nguồn lao động của nhà máy may phần lớn là lao động địa phương (thường trú tại huyện An Lão thành phố Hải Phòng). Số lượng công nhân viên ngoại tỉnh không nhiều nhưng nhà máy vẫn đáp ứng đầy đủ nơi ăn chốn ở cho công nhân, kể cả ngoại tỉnh và những công nhân địa phương có nhu cầu. 1.2.4 Giới thiệu hàng may mặc xuất khẩu của công ty Cổ Phần Dịch vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh Hàng may mặc xuất khẩu của Thái Anh phần lớn được xuất đi các thị trường tầm cỡ như EU, Mỹ và Nhật Bản. Khách hàng truyền thống của Thái Anh như Itochu, Fishman & Tobin, Seident Sticker, Acent,… đều là những tập đoàn lớn trong ngành hàng may mặc. Đó là một lợi thế rất lớn tạo điều kiện cho Thái Anh đa dạng hóa chủng loại hàng hóa phù hợp với xu hướng chung của thị trường. Ngoài mặt hàng gia công xuất khẩu, Thái Anh còn đảm nhận các đơn hàng kinh doanh cũng như mặt hàng thời trang. Đặc biệt, trong tình hình khó khăn từ năm ngoái trở lại đây, nhà máy cũng thực hiện thêm nhiều đơn hàng nội địa và gia công lại cho các doanh nghiệp khác. Các mặt hàng chủ yếu của Thái Anh bao gồm: áo sơ mi, quần Âu, váy thời trang, đồ trẻ em,… Trong đó, áo sơ mi thu hút nhiều đơn hàng nhất, một phần Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 9 bởi vì nhu cầu của thị trường nước ngoài về mặt hàng này tương đối lớn, mặt khác áo sơ mi cũng là mặt hàng mà Thái Anh làm rất có hiệu quả. Hiện nay, Thái Anh đã và đang đa dạng hoá các loại mặt hàng, với khẩu hiệu “Khi khách hàng có nhu cầu, Thái Anh có thể đáp ứng”. Không chỉ sản xuất những mặt hàng truyền thống và đơn giản, Thái Anh đã thử nghiệm và đưa vào chuyền những sản phẩm cầu kì hơn và phù hợp với thị hiếu cũng như nhu cầu của các khách hàng. Không chỉ đối với Thái Anh, đa dạng hoá mẫu mã chủng loại sản phẩm còn là yêu cầu sống còn đối với các doanh nghiệp dệt may nói riêng và các doanh nghiệp nói chung trong thời kì khó khăn. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY THÁI ANH TRONG THỜI KÌ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU 2.1 Thực trạng ngành may mặc xuất khẩu Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2.1.1 Thực trạng ngành may mặc xuất khẩu của Việt Nam hiện nay Sáu tháng đầu năm 2008, do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tình trạng chống lạm phát và thắt chặt tín dụng, rất nhiều doanh nghiệp dệt may đã không tiếp cận được nguồn vốn vay, hoặc phải vay với lãi suất quá cao; dẫn đến kinh doanh bị thua lỗ. Trong khi đó, ngành dệt may Việt Nam lại tiếp tục phải đối mặt với cơn khủng hoảng tài chính toàn cầu. Số lượng đơn hàng bắt đầu thưa dần. Dệt may Việt Nam có ba thị trường xuất khẩu quan trọng là Hoa Kỳ (chiếm 55% tổng Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 10 [...]... mà Thái Anh vẫn đang phải đối mặt Việc giải quyết những khúc mắc này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm cũng như quá trình xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh trong tương lai Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 21 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP DV TM ĐT THÁI ANH 3.1 Chiến lược phát triển của công ty Thái. .. động chính của công ty: sản xuất Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 22 hàng may mặc, dịch vụ khai thuê Hải quan và dịch vụ vận tải là mấu chốt để công ty tận dụng được hiệu quả nguồn lực của mình Hiện nay, nhà máy sản xuất hàng may mặc vẫn là trung tâm của Thái Anh, và nhiệm vụ chính của hai dịch vụ còn lại vẫn là hỗ trợ cho nhà máy Trong tương lai, Thái Anh hướng đến việc phát triển cả ba... sở trường của Thái Anh, và được khách hàng hết sức ủng hộ Sau đây là thông tin về sản lượng sản xuất của nhà máy Thái Anh trong năm 2008 Nguồn: Báo cáo sản xuất năm 2008 của CTY CP DV TM ĐT Thái Anh Đơn vị: chiếc (Bảng số 3) Biểu đồ trên cho thấy áo sơ mi vẫn là loại sản phẩm được thị trường chấp nhận nhiều nhất, và đồng thời đó cũng là mặt hàng lợi thế của Thái Anh Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D,... Đánh giá chung về tình hình hoạt động của công ty Cổ Phần Dịch vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh 2.3.1 Những thành tựu đạt được Nhìn lại những hoạt động của công ty Cố phần Dịch vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh trong năm 2008 đã qua và ba tháng đầu năm 2009, thành tựu lớn nhất mà công ty đã đạt được trong thời kì khó khăn chung của nền kinh tế đó là Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 19 duy trì được... hàng năm của công ty CP DV TM ĐT Thái Anh (Bảng số 3) DANH MỤC TƯ LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương – ĐH Ngoại Thương HN 2 Website của các cơ quan: Bộ Công Thương, Tổng cục thống kê Việt Nam, Hiệp hội dệt – may Việt Nam, Báo Lao động, Bộ Ngoại giao,… Trương Thị Vân Anh - Lớp Anh 13, K44D, KTĐN 27 3 Báo cáo hàng năm của công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh Trương... Thái Anh Từ khi thành lập cho đến nay, công ty CP DV TM ĐT Thái Anh luôn luôn coi mục tiêu quan trọng nhất là đáp ứng được nhu cầu của tất cả các bạn hàng Việc thực hiện mục tiêu đó trong thời kì khủng hoảng hiện nay quả thực là một thách thức lớn đối với Thái Anh Các bạn hàng càng ngày càng khắt khe hơn, yêu cầu Thái Anh cũng phải thường xuyên đổi mới chính mình Trong tình hình đó, chiến lược phát triển. .. trong nội bộ công ty nhằm có đủ tiềm lực để có thể tiếp nhận số lượng đơn hàng lớn hơn Hiện nay, Thái Anh mới chỉ sử dụng chưa hết 50% khuôn viên của cơ sở hạ tầng Việc mở rộng nhà máy là điều tất yếu trong tương lai Về hoạt động khai thuê Hải quan và hoạt động vận tải, chiến lược phát triển của Thái Anh cũng tương tự, có nghĩa là cải thiện hệ thống phương tiện cũng như nhân sự Việc phát triển đồng thời... các ngành nghề kinh doanh khác; nhưng trong năm qua, các cán bộ thị trường của Thái Anh rất chú trọng và thực hiện nghiêm túc công tác này Vốn đã có những thị trường quen thuộc, nhưng Thái Anh vẫn muốn tìm hiểu kỹ những thay đổi của các khách hàng trong điều kiện mới, hoàn cảnh mới, nhằm đưa ra được những chiến lược quảng bá và sản xuất phù hợp Nhờ công tác thị trường tốt, Thái Anh đã không những hiểu... viên an tâm với công việc ổn định của mình Đó cũng là một cách để thực hiện bình đẳng trong công việc, nhằm tạo ra sự mãn nguyện của các cán bộ công nhân viên với công việc hiện tại của mình, nhờ đó họ sẽ làm việc có hiệu quả hơn Thứ tư: trụ sở chính của công ty và nhà máy ở xa nhau nên quá trình thông tin cũng như việc phối hợp giữa các bộ phận thường bị gián đoạn, vì thế mà hiệu quả của công việc cũng... số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho công ty CP DV TM ĐT Thái Anh Trong thời gian qua, công ty CP DV TM ĐT Thái Anh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm dần dần khắc phục những khó khăn mà cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mang lại Thứ nhất: công ty đã không ngừng tìm kiếm đơn hàng Công tác nghiên cứu thị trường được thực hiện một cách nghiêm túc Nhờ vậy, hoạt động sản xuất của nhà máy vẫn được duy trì ở mức . vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ Phần Dịch vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh được thành lập. lao động của Công ty Cổ Phần Dịch vụ Thương mại Đầu tư Thái Anh Công ty Thái Anh, như đã nói ở trên, bao gồm ba lĩnh vực hoạt động chính, do đó cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng của công ty bao. quan Thái Anh và các doanh nghiệp có hàng xuầt nhập khẩu. Doanh thu từ dịch vụ khai thuê hải quan năm 2008 của Thái Anh là trên 33 tỷ đồng. Là một doanh nghiệp tiên phong, Thái Anh nhanh chóng