THEO EM, VIỆC ĐỊNH GIÁ BÁN CHO SẢN PHẨM LÀ KHOA HỌC HAYNGHỆ THUẬT

15 608 1
THEO EM, VIỆC ĐỊNH GIÁ BÁN CHO SẢN PHẨM LÀ KHOA HỌC HAYNGHỆ THUẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KẾ TOÁN – QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỂ TÀI: “THEO EM, VIỆC ĐỊNH GIÁ BÁN CHO SẢN PHẨM LÀ KHOA HỌC HAY NGHỆ THUẬT ?” GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : CÔ BÙI HỒNG QUÝ NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 8 DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN: 1. Lưu Hồng Hải 2. Nguyễn Khắc Duy 3. Nguyễn Hoàng Đạt 4. Phạm Văn Hưng 5. Sầm Thanh Kiều Nhóm trưởng: Lưu Hồng Hải SĐT: 01657683405 HÀ NỘI, NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 2012 1 2 MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU PHẦN II: NỘI DUNG 1. Lý luận chung về định giá sản phẩm 1.1 Định giá sản phẩm như thế nào? 1.2 Tầm quan trọng của chiến lược định giá sản phẩm. 1.3 Các bước định giá sản phẩm. 1.4 Quy tắc vàng cho việc định giá sản phẩm 2 Tính khoa học của định giá sản phẩm 2.1 Tại sao định giá sản phẩm lại mang tính khoa học? 2.2 Phân tích tính khoa học của việc định giá sản phẩm. 3 Tính nghệ thuật của định giá sản phẩm 3.1 Tại sao định giá sản phẩm mang tính nghệ thuật? 3.2 Phân tích tính nghệ thuật đó. PHẦN III: KẾT LUẬN PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU Xác định giá bán thế nào, làm sao thu hút được khách hàng và khiến họ hào hứng bỏ tiền ra mua, làm sao đưa ra mức giá vừa có tính cạnh tranh, vừa không quá thiệt là cả một vấn đề. Có những mặt hàng mà giá rẻ chưa chắc đã dễ bán bằng giá đắt. Điều này liên quan đến tâm lý “tiền nào của nấy”. Định giá bán sản phẩm, dịch vụ trước hết phải lấy giá thành làm căn cứ Với từng doanh nghiệp, định giá bán sản phẩm là chuyện "thường ngày ở huyện" và không ít người coi đó là chuyện "nhỏ như con thỏ". Song việc định giá và niêm yết giá, trên thực tế, lại không hề đơn giản. Định giá không những là một vấn đề khoa học nghiêm túc mà còn là nghệ thuật nữa. Khoa học hay nghệ thuật? Về lý luận, ai cũng biết là giá cả xoay quanh giá trị của hàng hóa. Nhưng sản phẩm thì càng ngày càng phức tạp, giá cả lại chịu quá nhiều yếu tố chi phối nên chuyện giá cả "thoát ly giá trị" không còn là chuyện "xưa nay hiếm". Có thể thấy rõ điều này qua sự chi phối của 3 4 quan hệ cung cầu đến giá cả hàng hóa. Khi cung lớn hơn cầu, giá hàng hóa sẽ rẻ đi, nhiều lúc thấp xa so với giá trị. Ngược lại, khi cầu lớn hơn cung, giá sẽ đắt lên và cái gọi là "giá trị" sẽ phải bước sang một bên để nhường chỗ cho giá trị sử dụng lên ngôi. Đó là lý do nhiều nhà sản xuất kinh doanh cố gắng cho ra sản phẩm vào lúc ít người có, nguồn cung khan hiếm. Thí dụ, đối với nông sản, người ta cố gắng tạo ra các loại giống trái vụ hoặc tìm ra phương pháp bảo quản để rau quả vẫn có thể xuất hiện trên sạp dù mùa thu hoạch đã qua từ lâu. Trong công nghiệp cũng vậy, dưới tác động của cung và cầu, sản phẩm đơn chiếc, làm thủ công bao giờ cũng đắt hơn sản phẩm sản xuất đại trà trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Khoa học thì tính toán như thế. Tuy nhiên, trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, xác định giá bán thế nào, làm sao thu hút được khách hàng và khiến họ hào hứng bỏ tiền ra mua, làm sao đưa ra mức giá vừa có tính cạnh tranh, vừa không quá thiệt là cả một vấn đề. Nó liên quan đến nhiều yếu tố mang tính tâm lý, văn hóa, tập tục và đôi khi cả tâm linh nữa! Trong baì tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem liệu định giá sản phẩm là “khoa học” hay “nghệ thuật”. PHẦN II: NỘI DUNG 1 Lý luận chung về định giá sản phẩm 1 Định giá sản phẩm như thế nào? Bạn phải cân nhắc nhiều thứ trước khi quyết định giá thành cho sản phẩm và dịch vụ của bạn, từ việc phải hiểu được thị trường có thể sinh ra cái gì cho đến việc tính toán bạn có thể tạo ra cái gì. Liệu bạn muốn phục vụ những khách hàng với hầu bao khiêm tốn, hay bạn muốn vươn tới tầng lớp thượng lưu sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm và dịch vụ của bạn? Định giá thế nào? Không có công thức cố định nào cho việc định giá, bởi vì mỗi ngành nghề kinh doanh lại có nhưng đặc trưng riêng và đều không hề đơn giản. 4 5 Những câu hỏi cơ bản bạn cần trả lời là, mức thị trường sẽ chi trả là bao nhiêu và chi phí của bạn bao gồm những gì? Cần một chút tinh tế trong những câu trả lời cho 2 câu hỏi trên, nếu bạn kinh doanh dịch vụ chứ không phải là hàng hoá. Kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp có thể củng cố cho nhận định rằng định giá chính xác là yếu tố sống còn. Nếu bạn thu nơi này, nơi kia nhiều hơn chút ít so với mức giá mà khách hàng của bạn có thể trả, thì mọi việc không có gì nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn đưa ra mức giá 5 đồng, khi lẽ ra nó chỉ nên được bán với giá 1,99 đồng, thì điều này có thể dẫn tới sự sụp đổ. Bạn là ai? Bạn phải bỏ ra một lượng thời gian đáng kể để xem xét mọi thứ, đi loanh quanh và thu thập thông tin, khảo sát giá của các đối thủ cạnh tranh. Sau đó, bạn viết tất cả lên giấy và nghiên cứu một cách cẩn thận. Bạn hãy cố gắng tự trả lời câu hỏi: "Bạn là ai? Bạn muốn doanh nghiệp của mình phát triển như thế nào?". Con người thiết lập nên một phương trình cân bằng khi họ tiến hành một vụ mua bán, và một trong những quan điểm của phần lớn người tiêu dùng là giá cao thường đi đôi với chất lượng tốt. Rob G. Docter, đồng tác giả của cuốn sách "Chiến thắng trong cuộc chiến lợi nhuận: định giá càng thông minh, thương hiệu càng thành công" đã viết: "Nếu bạn thành công, bạn nên đưa ra một mức giá phản ánh được sự thành công đó". Tuy nhiên, bạn đừng đi quá xa trong việc định giá. Khách hàng sẽ phản ứng ngay khi họ nhận thấy rằng bạn đang bắt họ mua hàng với mức giá quá chênh lệch so với chất lượng sản phẩm. Đó là đạo đức kinh doanh, cũng là tâm lý chung - không ai muốn bị người khác lợi dụng cả. Vì vậy, bạn phải biết rõ khách hàng của mình và mức giá mà họ sẵn sàng chi trả. Những giá trị vô hình Định giá dựa trên những giá trị vô hình của thương hiệu o Một thương hiệu mạnh:  Tạo cảm giác an toàn cho khách hàng  Sẽ thúc đẩy độ nhận biết và mức độ tin dùng của sản phẩm mới  Giúp cho nhân viên bán hàng hoàn tất các thương vụ kinh doanh dễ dàng hơn.  Giúp thu hút nhân tài dễ dàng hơn  Giúp công ty bảo toàn được các đầu tư  Sẽ “che chở” cho doanh nghiệp khi bị khủng hoảng Nếu bạn đang bán kẹo hay bánh ngọt, thì những chi phí cố định của việc sản xuất và phân phối sẽ khá lớn. Và dĩ nhiên là kho chứa hàng cũng chiếm một khoản không nhỏ. Ngay cả 5 6 khách hàng cũng hiểu bạn phải gánh chịu những chi phí đó và cho rằng bạn xứng đáng được hưởng một phần lợi nhuận. Thế nhưng có một sự khác biệt tinh tế trong việc xác định mức giá cho các hoạt động dịch vụ - kết quả thu được có thể rất đáng kể, nhưng chi phí đầu tư có vẻ không rõ ràng lắm. Vậy thì bạn hãy biến những yếu tố vô hình đó thành một cái gì có thể chạm tay vào được, nghĩa là dịch vụ đã hóa thành sản phẩm. Đây là một chiến thuật khôn ngoan, bởi vì bổ sung giá trị vào trong giá thành là điều khách hàng hoàn toàn chấp nhận được. Giá thành không chỉ là chi phí, nó cũng là giá trị, bởi vì trên thực tế, giá bán một chiếc xe hơi không đơn giản là chi phí cộng thêm một phần lợi nhuận, mà nhà sản xuất có thể đưa ra mức giá bao nhiêu tùy ý, bởi vì vấn đề ở đây là giá trị chứ không chỉ là số tiền. Định giá là một nghệ thuật vì nó không đơn thuần chỉ là đưa ra một giá bán cho sản phẩm, mà nó còn làm cho bạn trở nên khác biệt, cũng như quyết định vị trí của bạn trên thị trường. Bạn cần ý thức được giá trị của địa vị đó là gì. Nếu bạn chỉ xây dựng doanh nghiệp với chiến lược giá thấp, một đối thủ nào đó sẽ xuất hiện và hạ giá thấp hơn bạn. Khi đó thị trường của bạn sẽ ra sao? Bạn sẽ mất tất cả. 1.2. Tầm quan trọng của chiến lược định giá sản phẩm. Giá sản phẩm phụ thuộc và chịu sự tác động của nhiều yếu tố từ nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, lao động đến quan hệ cung cầu, xu hướng tiêu dùng, chính sách kinh tế… Định giá sản phẩm còn tác động đến định vị sản phẩm trên thị trường. Giá cả biến động trong suốt vòng đời sản phẩm và trở thành đặc trưng quan trọng trong việc hoạch định chiến lược marketing. Về cơ bản, chiến lược định giá là sự lựa chọn mức giá bán sản phẩm trên thị trường. Việc này dựa trên những phân tích đầy đủ quan hệ cung – cầu, mức chi trả của khách hàng mục tiêu. Định giá tương quan chặt chẽ với chiến lược định vị của doanh nghiệp. Chiến lược định giá gần như là là một bộ phận không tách rời chiến lược marketing. Cùng sản phẩm, phân phối, chiêu thị, chiến lược định giá giúp doanh nghiệp tạo một định vị phù hợp cho sự phát triển lâu dài của công ty. 1.3. Các bước định giá sản phẩm. 6 7 Ra quyết định về giá của một sản phẩm là một hành động luôn luôn khó khăn bở vì có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá. Muốn ra một quyết định về giá đúng đắn, doanh nghiệp cần xem xét kỹ từng yếu tố ảnh hưởng: Yếu tố nội vi và ngoại vi. Có 6 bước khi ra một quyết định về giá sản phẩm: Bước 1 : Xác định chi phí phục vụ cho việc định giá. Bước 2 : Xác định nhu cầu thị trường mục tiêu. Bước 3 : Phân tĩch hàng hóa và giá cả của đối thủ cạnh tranh. Bước 4 : Xác định nhiệm vụ cho giá. Bước 5 : Lựa chọn phương pháp định giá phù hợp. Bước 6 : Xác định mức giá cuối cùng. Trong đó bước 6 là bước quan trọng nhất, vì DN phải nghiên cứu kỹ và tổng hợp tất cả những bước đã thực hiện ở trên để chọn ra được một mức giá cuối cùng , và cũng cần xem xét đến tâm lý của người mua."Tiền nào của nấy" do đó nếu DN đặt giá thấp để cạnh tranh thì người mua sẽ cho rằng sản phẩm có chất lượng kém. Nhưng nếu với hai mức giá : 99 và 100 thì người mua sẽ chọn sp với mức giá 99 vì có cảm giác rẻ hơn. yếu tố luật pháp cũng không thể không tính đến , vì chính sách giá, mức giá của DN không thẻ trái với những quy định của Nhà Nước, cũng như không trái với quy định nghiêm ngặt của Hiệp Hội Thương Mại Quốc Tế. 1.4. Quy tắc vàng cho việc định giá sản phẩm. Chiến lược giá là sự kết hợp của các phân tích trên và xoay quanh hai khía cạnh: Giá cả và giá trị. Giá cả đại diện cho chi phí tạo nên sản phẩm (góc độ người bán). Giá trị là sự chấp nhận từ người mua và rất khó đánh giá vì mức độ thỏa mãn tiêu dùng thay đổi theo thời gian và mang tính cá biệt. Thách thức lớn nhất của chiến lược định giá là giá cả và giá trị phải gặp nhau và có tính bền vững. Có như thế, doanh nghiệp và người tiêu dùng mới có cơ hội tương tác lâu dài. 7 8 Những quy tắc sau đây được rút ra từ lớp học định giá sản phẩm tại đại học Toronto của chuyên gia tiếp thị Dilip Soman. 1) Không bao giờ được định giá thấp hơn chi phí để cố gắng duy trì hoạt động kinh doanh. Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng dù sao bạn cũng phải khắc cốt ghi tâm. 2) Những mục tiêu lớn luôn có giá trị hơn những mục tiêu nhỏ. Đó là lý do tại sao các nhà doanh nghiệp phần mềm thường đóng gói chiếc đĩa nhỏ trong cái hộp lớn. 3) Khi bạn có ít đối thủ cạnh tranh, việc tăng giá bao giờ cũng dễ dàng hơn (hãy nghĩ đến chỗ ngồi trên máy bay ) so với khi bạn có nhiều đối thủ cạnh tranh (hãy nghĩ đến những trạm đổ xăng). 4) Nếu bạn kinh doanh dịch vụ và bạn muốn đặt mức giá cao, đừng ngại bắt đầu bằng việc định giá thấp và sau đó từ từ tăng lên. Sẽ thuận lợi hơn nếu trước đó bạn xây dựng được danh tiếng tốt cho dịch vụ của mình. 5) Nếu bạn muốn tăng giá lên đôi chút khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định , hãy nhớ bổ sung một cái gì đó để làm tăng giá trị cho hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn (ví dụ như thay đổi mẫu mã bao bì hoặc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ). Lưu ý cuối cùng: Việc theo dõi tình hình lạm phát và nắm chắc diễn biến của thị trường có thể giúp bạn đôi chút về việc xác định giá bán cho sản phẩm dịch vụ, nhưng nếu bạn không cân nhắc một cách sáng suốt và tính toán chi phí thật kỹ lưỡng, chính bạn phải trả giá đắt. 2 Tính khoa học của định giá sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh quyết liệt của các công ty trở nên gay gắt hơn, một mất một còn hơn. Họ đã nhận ra rằng marketing đóng vai trò quyết định cho sự thành công của các công ty. Khi mà khoa học kỹ thuật đã phát triển như hiện nay, khoảng cách về chất lượng sản phẩm không còn xa nữa thì vai trò marketing càng quan trọng. Trong đó giá cả là một trong bốn công cụ chủ yếu của marketing. Trong các biến số của marketing – mix thì chỉ có giá cả là trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế. Giá cả cũng là một trong những yếu tố linh hoạt nhất của marketing – mix trong đó nó có thể thay đổi một cách nhanh chóng. 2.1 Tại sao định giá sản phẩm lại mang tính khoa học? 8 9 Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt, xác định giá bán thế nào, làm sao thu hút được khách hàng và khiến họ hào hứng bỏ tiền ra mua, làm sao đưa ra mức giá vừa có tính cạnh tranh, vừa không quá thiệt… là cả một vấn đề. Nó liên quan đến nhiều yếu tố mang tính tâm lý, văn hóa, tập tục và đôi khi … cả tâm linh nữa! Bạn phải cân nhắc nhiều thứ trước khi quyết định giá thành cho sản phẩm và dịch vụ. Từ việc phải nghiên cứu được thị trường cho đến việc tính toán bạn có thể tạo ra cái gì. Liệu bạn muốn phục vụ những khách hàng với hầu bao khiêm tốn, hay bạn muốn vươn tới tầng lớp thượng lưu sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm và dịch vụ của bạn? Vì vậy định giá là việc rất khó khăn, nó là cả một quá trình nghiên cứu miệt mài làm sao có thể tạo ra một mức giá phù hợp nhất. Từ đó có thể nói định giá không chỉ là một nghệ thuật mà còn là khoa học nữa. - Để có thể xây dựng một chiến lược giá phù hợp, doanh nghiệp cần: • Chiến lược giá phải phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty. Đây là yêu cầu bất biến của việc định giá. • Phân tích khách hàng đối thủ cạnh tranh, tình hình kinh tế phải được thực hiện nghiêm túc và khách quan nhất. • Cập nhật biến động thị trường, sức cạnh tranh để có chiến lược giá phù hợp • Liên tục đo lường biến động doanh số, sức mua, mức độ chi trả, thỏa mãn của khách hàng sau mỗi đợt điều chính giá để có chiến lược phù hợp. 2.2 Phân tích tính khoa học của việc định giá sản phẩm. Kinh nghiệm thực tế cho thấy việc định giá là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Nếu bạn thu nơi này , nơi kia nhiều hơn chút ít so với mức giá mà khách hàng của bạn có thể trả, thì mọi việc không có gì nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn đưa ra mức giá 5 đồng, khi nó chỉ đáng với mức giá 1,99 đồng , thì điều này có thể dẫn tới sụp đổ. 9 10 Khi định giá, doanh nghiệp cần phải quan tâm tới các yếu tố: 1)Nhu cầu của khách hàng : Nhu cầu là yếu tố đầu tiên mà người định giá phải xem xét đến. Mức giá đặt ra khác nhau thì có ảnh hưởng khác nhau lên mức cầu khác nhau của khách hàng, đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Nhìn chung giá càng thấp thì cầu càng cao và ngược lại. Để đánh giá mối quan hệ giữa nhu cầu và giá cả hàng hoá, người ta có thể tính đến hệ số co gián của cầu về giá. Nhiều khi, sự tác động của giá lên nhu cầu là không đáng kể do tác động của nhiều yếu tố như: tính độc đáo của sản phẩm, khả năng thay thế của sản phẩm không cao; giá mua quá thấp so với tổng thu nhập; do tính đồng bộ trong tiêu dùng; không có khả năng dự trữ. 2)Các mục tiêu của tiếp thị: Chiến lược tiếp thị trong từng giai đọan với những mục tiêu khác biệt. Những mục tiêu này ảnh hưởng chi phối tới việc định giá. Những mục tiêu tiếp thị có thể là dẫn đầu về thị phần; dẫn đầu về chất lượng; xâp nhập thị trường hoặc có thể là mục tiêu chặn xâm nhập của các đối thủ tiềm ẩn. Trong một số trường hợp khác, mục tiêu tiếp thị có thể là duy trì lòng trung thành của các trung gian phân phối hoặc nó có thể là công cụ khuyến mãi của doanh nghiệp trong thời gian nhất định. 3) Các công cụ khác của marketing mix: Giá chỉ là một trong các công cụ khác của marketing mix. Các quyết định về giá phải dựa trên các quyết định về thiết kế, định vị hẹp, định vị giá trị sản phản phẩm;chiến lược phân phối; chiến lược chiêu thị. Tỷ như một dòng xe cao cấp nào đó có chất lượng tuyệt hảo được thiết kế với những tính năng đảm bảo an ninh đặc biệt cho các yếu nhân, được trưng bày ở các triển lãm đặc biệt thì không thể định giá thấp. Trong rất nhiều trường hợp chỉ có thể bán được sản phẩm khi định giá cao. Thời trang và nước hoa là những ví dụ điển hình 4) Chi phí của doanh nghiệp: Nếu không bị chi phối bởi các yếu tố khác thì chắc chắn việc định giá sản phẩm phải thu hồi được chi phí để thỏa mãn mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa và bù đắp những rủi ro có thể. Thông thường người ta căn cứ vào định phí và biến phí để định giá. Doanh thu đơn vị trừ đi biến phí đơn vị được gọi là số dư đảm phí. 10 [...]... mà giá rẻ chưa chắc đã dễ bán bằng giá đắt Điều này liên quan đến tâm lý “tiền nào của nấy” Với từng doanh nghiệp, định giá bán sản phẩm là chuyện "thường ngày ở huyện" và không ít người coi đó là chuyện "nhỏ như con thỏ" Song việc định giá và niêm yết giá, trên thực tế, lại không hề đơn giản Định giá không những là một vấn đề khoa học nghiêm túc mà còn là nghệ thuật nữa 3.1 Tại sao định giá sản phẩm. .. khi tiến hành định giá đều bắt buộc phải nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể lựa chọn một mức giá phù hợp và hiệu quả cho các sản phẩm của mình Tuy nhiên việc định giá sản phẩm không phải lúc nào cũng chuẩn xác, mang lại kết quả như mong muốn của doanh nghiệp Vì vậy việc định giá cho sản phẩm là cả quá trình nghệ thuật và khoa học, nó có thể mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp và cũng có thể làm doanh nghiệp... tính nghệ thuật đó Ấn định giá hợp lý cho các sản phẩm chính là chìa khóa dẫn tới thành công Nhưng định giá chính xác cũng quan trọng không kém và là công việc rất tinh tế Tính giá quá cao có thể đẩy khách hàng đi nơi khác Ngược lại, việc kinh doanh có nguy cơ thua lỗ nếu tính giá quá thấp Năm yếu tố sau sẽ giúp bạn hiểu được tính nghệ thuật của việc định giá 1 Giá rẻ chưa phải là yếu tố quyết định Những... của sản phẩm PHẦN III: KẾT LUẬN Một lần nữa khẳng định : Định giá sản phẩm là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp Chính vì vậy sau khi tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng được nhu cầu thì việc định giá sản phẩm chuẩn xác và đảm bảo hiệu quả kinh doanh là cơ sở vững chắc cho thành công của sản phẩm Trên thực tế việc định giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên vật... nên bán cho người ta cảm giác yên tâm Vậy, vẫn là chuyện tăng giá bán lên và thêm các yếu tố bảo hành và chăm sóc khách hàng sau đó • Hãy làm cho người ta trở thành người mua thông minh Bảng định giá sẽ có những lựa chọn khiến cho khách hàng phải TƯ DUY Và điểm được nhấn mạnh ở đây “Nghệ thuật định giá cao nhất chính là nghệ thuật để chính khách hàng đưa ra giá cho sản phẩm dựa trên gợi ý của người bán. .. hạ giá sản phẩm để thắng đối thủ Tuy nhiên, khách hàng không chỉ quan tâm đến giá cả, họ còn bị thu hút bởi giá trị món hàng, tức giá trị do sản phẩm/ dịch vụ đem lại Nếu tung ra sản phẩm thượng hạng, bạn hãy định giá đúng với giá trị của nó Còn nếu bán món hàng bình dân hơn và chấp nhận mức lợi nhuận không cao thì bạn hãy định giá thấp 2 Định giá theo khả năng của khách hàng 13 14 Các quảng cáo bán. .. rằng giá cả của một món hàng bạn mua có phù hợp với giá trị của nó đem lại không? Đây luôn là điều băn khoăn khi chúng ta quyết định mua hàng Chính vì vậy nhà sản xuất luôn mang đến cho khách hàng cảm giác yên tâm về sự lựa chọn của chính mình Đó chính là nghệ thuật trong việc định giá của họ, họ luôn đưa ra các yếu tố tạo ra nghệ thuật định giá như: • Cảm giác là quan trọng: Nếu chi phí bán hàng là. .. sao định giá sản phẩm mang tính nghệ thuật? Định giá là một nghệ thuật vì nó không đơn thuần chỉ là đưa ra một giá bán cho sản phẩm, mà nó còn làm cho bạn trở nên khác biệt, cũng như quyết định vị trí của bạn trên thị trường Bạn cần ý thức được giá trị của địa vị đó là gì Nếu bạn chỉ xây dựng doanh nghiệp với chiến lược giá thấp, một đối thủ nào đó sẽ xuất hiện và hạ giá thấp hơn bạn Khi đó thị trường... trả” Khi định giá thấp, bạn chỉ thu hút được những người thích mua hàng giá rẻ và lợi nhuận bạn thu được cũng rất ít Họ có thể là những người không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm, nhưng trên thực tế cũng có những khách hàng thích mua sản phẩm/ dịch vụ có giá cao vì họ không tin tưởng chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ có mức giá thấp Điều này cho thấy chính giá cả cũng tạo ra giá trị của sản phẩm PHẦN... co dãn của sức cầu theo giá Nó là căn cứ quan trọng cho chiến lược định giá vì nó phản ánh tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi lượng cầu với phần trăm thay đổi về giá Nếu sức cầu ít co dãn (trị tuyệt đối độ co dãn nhỏ hơn 1) thì người bán dễ dàng định giá cao 6) Sự nhạy cảm về giá của người mua được người bán khai thác triệt để: Nếu người mua ít nhạy cảm về giá thì sản phẩm sẽ được định giá cao hơn mức bình . khoa học của định giá sản phẩm 2.1 Tại sao định giá sản phẩm lại mang tính khoa học? 2.2 Phân tích tính khoa học của việc định giá sản phẩm. 3 Tính nghệ thuật của định giá sản phẩm 3.1 Tại sao định. về định giá sản phẩm 1.1 Định giá sản phẩm như thế nào? 1.2 Tầm quan trọng của chiến lược định giá sản phẩm. 1.3 Các bước định giá sản phẩm. 1.4 Quy tắc vàng cho việc định giá sản phẩm 2 Tính khoa. sao định giá sản phẩm mang tính nghệ thuật? Định giá là một nghệ thuật vì nó không đơn thuần chỉ là đưa ra một giá bán cho sản phẩm, mà nó còn làm cho bạn trở nên khác biệt, cũng như quyết định

Ngày đăng: 29/07/2014, 08:59

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan