Rối loạn nhân cách chống đối xã hội B.Nhân cách chống đối xã hội * Các đặc trưng của nhân cách: - Coi thường mọi chuẩn mực pháp luật, xã hội và đạo đức - Xung động, ham muốn phải thỏa mã
Trang 1Rối loạn nhân cách chống đối xã hội
B.Nhân cách chống đối xã hội
* Các đặc trưng của nhân cách:
- Coi thường mọi chuẩn mực pháp luật, xã hội và đạo đức
- Xung động, ham muốn phải thỏa mãn ngay bất chấp hậu quả
1.Tổng quan lịch sử
Esquirol đã mô tả loại nhân cách này dưới cái tên là “Khùng thuần túy bản năng” (Monomanie instinctive) hoặc “Xung động”(Impulsive), theo ông tính cách phạm pháp một cách xung động của bệnh nhân là do sự bệnh lý của ham muốn và cảm xúc, trí năng hoàn toàn bình thường
Pritchard gọi họ là “Đạo đức suy đồi” (Moral insanity) do sự khiếm khuyết bẩm sinh về mặt đạo đức
Magnsn thì mệnh danh họ là “Suy thoái không quân bình” (Dégénéré déséquilibré)
Legran thì dùng các khái niệm về tâm lý để mô tả như: bất định, mất khả năng kiểm soát đam mê…
Trang 2Dupré nhấn mạnh khía cạnh bất thường về mặt đạo đức và xã hội, ”lệch lạc bản năng” (Perversion instintive)
Kraepelin và Schneider đã dùng từ “nhân cách bệnh” (Psychopath) để chỉ loại rối loạn này, tuy nhiên sau đó thuật ngữ trên đã bị áp dụng một cách quá rộng rãi để chỉ tất cả các loại rối loạn nhân cách
Chính DSM II sau đó DSM III đã biệt định rối loạn nhân cách này bằng nhóm từ “Nhân cách chống đối xã hội”
Scluloinger, Hutching và Mednick đã nghiên cứu rối loạn này trên bình diện gia đình ở các trẻ được nhận làm con nuôi Họ cho rằng có một phổ di truyền nhân cách này với các nhân cách hystérie, nghiện rượu và ma túy 2.Dịch tễ học
Tỷ lệ 3% ở nam, 1% ở nữ
Tần suất cao ở các gia đình có RL nhân cách chống đối xã hội, rối loạn cơ thể hóa, nghiện rượu
Ngoài ra các công trình trên trẻ gia đình rối loạn nhân cách được nhận làm con nuôi cũng cho thấy có yếu tố di truyền khá rõ
Tần suất cao ở những nhóm dân số kinh tế – xã hội thấp
Đặc biệt cảnh báo ở những trẻ từ bé bị rối loạn tăng động / khiếm khuyết chú
ý và rối loạn cư xử
3.Cơ chế bệnh sinh
Trang 3+ Cơ chế thực thể: di truyền, tổn thương (chấn thương não chu sinh, chấn thương sọ não, viêm não…) Ở một số trường hợp tổn thương vùng trán, thái dương là động cơ của xung động
+ Cơ chế môi trường: cha mẹ bỏ rơi hoặc lạm dụng, môi trường hà khắc, cha
mẹ hung bạo hoặc trừng phạt thường xuyên
+ Cơ chế theo phân tâm học:
- Khiếm khuyết việc xây dựng cái siêu tôi (Surmoi), ý thức đạo đức kém phát triển
- Không có khả năng xây dựng được những quan hệ khách quan, cảm xúc hời hợt, thiếu sự tin cậy
- Nét tính cách bạo dâm / khổ dâm(Sadomasochisme) ái kỷ (narcissisme) và trầm cảm
4.Chẩn đoán theo DSM IV
a Coi thường và xâm phạm quyền lợi tha nhân, thường xuất hiện sớm từ khoảng 15 tuổi và có ít nhất 3 trong các (7) biểu hiện dưới đây:
- Không có khả năng hòa nhập vào các chuẩn mực xã hội quy định các hành
vi hợp pháp, thể hiện qua việc thường xuyên bị tạm giử
- Khuynh hướng lừa dối để lợi dụng hay chỉ để bởn cợt (nói dối liên tục, xài tên giả, lừa đảo…)
- Xung động nhất thời, không có khả năng lường trước hậu quả
Trang 4- Gây hấn thường xuyên
- Coi thường sự an toàn chính bản thân và tha nhân
- Vô trách nhiệm toàn diện, không có khả năng duy trì bền bỉ một công việc hoặc không có uy tín về tiền bạc
- Không hối hận, hoàn toàn lãnh đạm sau khi đã gây thương tổn đến người khác
b.Tuổi chẩn đoán ít nhất 18 tuổi
c.Thường trước 15 tuổi đã có các rối loạn cư xử
d.Không xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của tâm thần phân liệt, hoặc giai đoạn hưng cảm
5.C.đoán phân biệt
- Hành vi đối kháng xã hội ở người lớn:
Có vài hành vi nhưng không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán
- Rối loạn liên quan tới ma túy:
Thường thấy trong bối cảnh nghiện-lệ thuộc ma túy,
cần thận trọng vì RL nhân cách này thường đi kèm với nghiện chất
- Chậm phát triển tâm thần:
Khiếm khuyết trí tuệ thường có hành vi chống đối xã hội
Trang 5Loạn thần
- Nhân cách ranh giới:
Thường kèm theo khuynh hướng tự sát,
tự hạ thấp bản thân,
khuynh hướng gắn bó quá mức và tính hai chiều
- Nhân cách ái kỷ:
.Tôn trọng luật pháp khi còn có lợi cho mình
6.Tiên luợng và điều trị
- Tiên lượng đa dạng, có một số trường hợp cải thiện khi thành niên nhưng
đa phần vướng vào nghiện ngập, chấn thương cơ thể, phạm pháp, tự sát
- Trị liệu khó khăn,
ở một số tình hình có cải thiện khi điều trị các rối loạn đi kèm như nghiện ngập,
một số khác đòi hỏi điều trị nội trú lâu dài hoặc quản lý tại cộng đồng
Nói chung trị liệu hiệu quả cao nhất hiện nay là liệu pháp nhận thức hành
vi thông qua sự kềm chế về pháp luật, tạo áp lực về sự trừng trị các hành động sai trái