Trong bài viết này, trên cơ sở phân tích các ưu và nhược điểm của hai cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội, tác giả rút ra kết luận rằng cách tiếp cận từ góc độ bản chất của chủ nghĩa xã h
Trang 2
Trong bài viết này, trên cơ sở phân tích các ưu và nhược điểm của hai cách tiếp cận
về chủ nghĩa xã hội, tác giả rút ra kết luận rằng cách tiếp cận từ góc độ bản chất của chủ nghĩa xã hội giúp chúng ta khắc phục được nhiều nhược điểm của cách tiếp cận theo các đặc trưng được dự báo của nó, đặc biệt là cách tiếp cận ấy không trói buộc chúng ta vào những chủ trương, biện pháp cụ thể được đề xuất trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định, mà chỉ đòi hỏi chúng ta phải bám chắc vào mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội để quyết định hành động, còn những chủ trương biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu ấy cần rất linh hoạt
1 Cách tiếp cận theo các đặc trưng được dự báo của chủ nghĩa hội
Chủ nghĩa xã hội là gì và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ấy ở Việt Nam phải như thế nào? Có thể nói, đó là vấn đề trung tâm của công tác lý luận của chúng ta trong suốt mấy chục năm qua
Câu hỏi ấy tưởng như đã có câu trả lời rất rõ ràng từ thời kỳ trước đổi mới vì lúc đó chúng ta đã có mẫu hình cụ thể là chủ nghĩa xã hội hiện thực được tuyên bố là đã được xây dựng thành công ở Liên Xô từ năm 1936 Tuy nhiên, từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, việc trả lời câu hỏi ấy đã không còn đơn giản nữa
Ngay từ giữa thế kỷ XIX, như mọi người đều biết, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện
ra xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người và đi đến kết luận rằng chủ nghĩa tư
bản tất yếu sẽ bị thay thế bằng chủ nghĩa xã hội Nhưng cái chủ nghĩa xã hội tương lai
ấy sẽ có diện mạo cụ thể như thế nào? Về vấn đề này, trên cơ sở suy rộng kết quả vận
động và phát triển của chủ nghĩa tư bản ra cho các miền xã hội lân cận được hình
Trang 3
thành và phát triển lên từ chủ nghĩa tư bản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra những
phác họa dưới dạng các dự báo về các đặc trưng của xã hội tương lai(1), trong
đó C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt nhấn mạnh đến việc xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản
Đến lượt mình, việc thủ tiêu triệt để chế độ sở hữu tư sản, theo C.Mác và
Ph.Ăngghen, sẽ mang lại một loạt kết quả Các kết quả ấy đồng thời cũng là những
đặc trưng của xã hội mới, trong số đó đặc trưng quan trọng nhất được C.Mác và
Ph.Ăngghen nhấn mạnh trước hết là sở hữu công cộng,kế đó là các đặc trưng quan
trọng khác được trình bày chung cho xã hội tương lai và phải đến Phê phán Cương
lĩnh Gôta mới được C.Mác xếp một số vào chủ nghĩa xã hội và số khác vào chủ
nghĩa cộng sản Sau này, vào năm 1917, trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, xuất phát từ những quan điểm của C.Mác trong Phê phán Cương lĩnh
Gôta, V.I.Lênin đã phát triển tiếp quan điểm của C.Mác về sự phân kỳ chủ nghĩa
cộng sản, theo đó, chủ nghĩa xã hội (giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản) có 4 đặc trưng chủ yếu sau đây:
1) Tư liệu sản xuất không còn là của riêng của cá nhân nữa, mà thuộc về toàn xã hội 2) Phân phối theo lao động
3) “Giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản chưa thể thực hiện được công bằng và bình đẳng: về mặt của cải, thì vẫn còn chênh lệch, mà những chênh lệch ấy là bất công,
nhưng tình trạng người bóc lột người thì không thể có nữa”
4) Nhà nước vẫn chưa tiêu vong hẳn(2)
Trong giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa, ngoài một số đặc trưng đã có
trong chủ nghĩa xã hội nhưng được phát triển tiếp về chất, còn có thêm một số đặc trưng mới sau đây:
1) Không còn tình trạng lệ thuộc vào sự phân công lao động
2) Không còn sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay
3) Lao động không chỉ còn là phương tiện sinh sống, mà bản thân nó trở thành nhu cầu bậc nhất của cuộc sống
4) Con người phát triển toàn diện
5) Lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ
6) Tất cả các nguồn của cải của xã hội tuôn ra tràn đầy
7) “Làm hết năng lực, hưởng theo nhu cầu”(3)
Trang 4
Cần phải nói rằng, sự trình bày vắn tắt trên đây của V.I.Lênin về các đặc trưng chủ yếu của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đã trở thành mô hình rất hấp dẫn về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mà tất cả những người mácxít - lêninit trên toàn thế giới đều phấn đấu để đạt tới
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào nội dung của Cương lĩnh thứ Icủa Đảng công nhân dân
chủ - xã hội Nga được thông qua tại Đại hội lần thứ II của Đảng (năm 1903) và đặc
biệt làCương lĩnh thứ II được thông qua tại Đại hội lần thứ VIII của Đảng (3/1919) thì trong số các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được nêu trong Nhà nước và cách
mạng, có lẽ cần bổ sung thêm ít nhất 3 đặc trưng quan trọng nữa, đó là:
1) Phát triển nền kinh tế quốc dân một cách có kế hoạch
2) Không còn (hay ít nhất là hạn chế) sản xuất hàng hoá(4)
3) Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội phải là nền đại công nghiệp hiện đại dựa trên cơ sở điện khí hoá
Còn nếu căn cứ vào khẳng định của C.Mác và Ph.Ăngghen trong Tuyên ngôn của
Đảng Cộng sản cũng như vào các khẳng định của Ph.Ăngghen trong Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học và trong Chống Đuyrinh, thì
trong số các đặc trưng của xã hội sẽ thay thế xã hội tư sản cũ, cần bổ sung thêm một đặc trưng rất quan trọng nữa, đó là, trong xã hội ấy:
“Con người trở thành người tự do” và “Sự phát triển tự do của mỗi người là
điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” Riêng bước chuyển của xã
hội từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa cộng sản được Ph.Ăngghen đánh giá là “bước
nhảy của nhân loại từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”(5)
Sau này, kể từ mùa xuân năm 1921, sau thất bại của Chính sách cộng sản thời chiến, V.I.Lênin đã thay đổi quan điểm của mình về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển sang thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) Tiếc rằng NEP chưa thực hiện được bao lâu thì V.I.Lênin qua đời
Tháng 10/1961, Đại hội lần thứ XXII của Đảng Cộng sản Liên Xô đã thông qua
bản Cương lĩnh thứ III, trong đó có nêu lên quan niệm về chủ nghĩa cộng sản
25 năm sau, bản Cương lĩnh thứ III này đã được Đại hội lần thứ XXVII của Đảng
Cộng sản Liên Xô (năm 1986) sửa đổi, bổ sung và gọi là “Cương lĩnh của Đảng
Cộng sản Liên Xô (bản sửa đổi mới)” Bản sửa đổi mới này trước hết nêu lên quan
Trang 5
niệm của Đảng Cộng sản Liên Xô về chủ nghĩa xã hội, tiếp đó nhắc lại nội dung cơ bản của quan niệm về chủ nghĩa cộng sản đã được nêu ra trong bản Cương lĩnh thứ III(6)
Trong khi đó, trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc, không thấy có chỗ nào nêu lên các quan niệm về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Kể từ khi thành lập (năm 1921) đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trải qua 16 kỳ đại hội
nhưng chỉ thông qua một bản Cương lĩnhtại Đại hội lần thứ I năm 1921 Bản Cương
lĩnh này không nói chủ nghĩa xã hội là gì, gồm những đặc trưng nào, nhưng qua đoạn
sau đây của Cương lĩnh, ta có thể hình dung ít nhiều quan niệm của Đảng Cộng
sản Trung Quốc về chủ nghĩa xã hội và về con đường thiết lập chủ nghĩa xã hội
ở Trung Quốc:
"II Cương lĩnh của Đảng như sau:
1 Quân đội cách mạng cần cùng với giai cấp vô sản lật đổ chính quyền của giai cấp các nhà tư bản, cần giúp đỡ giai cấp công nhân cho đến khi xoá bỏ sự phân chia giai cấp trong xã hội
2 Thừa nhận sự chuyên chính của giai cấp vô sản cho đến khi kết thúc đấu tranh giai cấp, tức là cho đến khi xoá bỏ việc phân chia giai cấp trong xã hội
3 Xoá bỏ chế độ tư hữu tư bản, tịch thu các tư liệu sản xuất như máy móc, đất đai, nhà xưởng, bán thành phẩm v.v quy vào công hữu xã hội
4 Liên hệ với Quốc tế thứ ba"(7)
Như vậy là chúng ta đã điểm qua một cách rất vắn tắt những dự báo về các đặc trưng
của xã hội tương lai từ C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đến Cương lĩnh và Văn kiện
Đại hội của các Đảng Cộng sản Liên Xô và Trung Quốc cho đến tận những năm gần
đây
Riêng ở Việt Nam, ngay khi vừa thành lập vào tháng 2 năm 1930, trong Chánh
cương vắn tắt của Đảng, Đảng ta đã khẳng định con đường đi lên của cách mạng
Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”(8)
Đường lối cơ bản này đã tiếp tục được khẳng định và nói rõ trong Luận cương chánh
trị của Đảng Cộng sản Đông Dương được soạn thảo vào tháng 10 năm 1930 Song
cảChánh cương vắn tắt lẫn Luận cương chánh trị của Đảng đều không nói “Xã hội
Trang 6
cộng sản” là gì? Vì sao vậy? Có lẽ vì lúc ấy mục tiêu trước mắt của chúng ta đang là
“làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng”
Năm 1953, đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ chính trị của cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân, Hồ Chí Minh đã viết một loạt bài báo được công bố năm 1953, sau tập
hợp lại thành cuốn Thường thức chính trị, được in vào năm 1954 Cuốn sách đã giải
đáp hàng loạt câu hỏi thuộc lĩnh vực chính trị học, trong đó có các câu hỏi về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản(9)
Đây là tác phẩm đầu tiên và có lẽ là duy nhất của Hồ Chí Minh trình bày một cách có
hệ thống quan niệm của Người về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản căn cứ vào chỉ dẫn của các tác gia kinh điển và đặc biệt là vào thực tiễn chủ nghĩa xã hội hiện thực của Liên Xô cho đến lúc bấy giờ
Sau này, trong bài giảng tại lớp huấn luyện đảng viên mới do Thành uỷ Hà Nội tổ
chức ngày 27/5/1966, dưới tiêu đềChủ nghĩa cộng sản - mục đích và lý tưởng của
Đảng ta, đồng chí Trường Chinh thay mặt lãnh đạo Đảng đã trình bày 6 đặc điểm
(cũng có thể coi là 6 đặc trưng) của xã hội cộng sản chủ nghĩa(10)
Dưới sự chỉ đạo của các quan niệm về chủ nghĩa xã hội trên đây, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng đồng thời cũng bộc
lộ những thiếu sót, sai lầm Những sai lầm đó đã khiến cho bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, chúng ta cũng đã phải chứng kiến tình trạng sa sút dần dần trong sản xuất và đến cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, chứng kiến cảnh đất nước bị rơi vào một cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng.(9)
Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đó, Đại hội VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước Công cuộc đổi mới này, theo Đại hội VI, phải được bắt đầu bằng đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội Kết quả của sự đổi mới tư duy ấy về chủ nghĩa xã hội là một
quan niệm đúng đắn hơn về chủ nghĩa xã hội được nêu ra trong Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đã được thông qua tại Đại hội
VII vào năm 1991.Cương lĩnh ghi:
“Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội:
- Do nhân dân lao động làm chủ
Trang 7
- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
- Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”(11)
15 năm sau, quan niệm trên đây về chủ nghĩa xã hội đã được Đại hội X (năm 2006) sửa đổi, bổ sung và diễn đạt lại như sau:
“Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội
dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”(12)
2 Một cách tiếp cận khác về chủ nghĩa xã hội - tiếp cận từ góc độ bản chất
Từ toàn bộ những điều đã trình bày, có thể rút ra nhận xét gì từ con đường dài tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi “Chủ nghĩa xã hội là gì, gồm những đặc trưng cơ bản nào?”, câu hỏi mà cho đến nay, đối với chúng ta, vẫn đang còn cần được tiếp tục làm
rõ
Như đã nói trên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra xu hướng phát triển tất yếu
của xã hội loài người và đi đến kết luận rằng chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bằng chủ nghĩa xã hội Sự thay thế đó dứt khoát sẽ xảy ra Nhưng còn cái xã hội
tương lai ấy sẽ có diện mạo cụ thể như thế nào thì về vấn đề này C.Mác và
Ph.Ăngghen mới chỉ đưa ra những phác hoạ dưới dạng các dự báo, tức là dưới dạng cái có khả năng sẽ xảy ra chứ không phải cái dứt khoát sẽ xảy ra Hơn thế nữa,
số lượng và nội dung của các đặc trưng ấy cũng được C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên
Trang 8
trong các tác phẩm khác nhau của mình một cách khác nhau, khi có cái này, khi có
cái kia và đều được nói chung cho xã hội cộng sản tương lai Chẳng hạn, theo Những
nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản thì xã hội cộng sản tương lai có 13 đặc trưng,
theo Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản thì có 10 điểm mà ta có thể coi như 10 đặc trưng Cũng như vậy, theo Chống Đuyrinh thì xã hội cộng sản có 12 đặc trưng, còn theo Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học thì xã hội cộng sản cũng có 12 đặc trưng giống như trong Chống Đuyrinh (vì nội dung cơ bản của tác phẩm này là sự tổ hợp lại 3 chương (hoặc mục) của tác phẩm Chống Đuyrinh) Nếu tổng
hợp lại từ cả 4 tác phẩm trên thì xã hội cộng sản có 16 đặc trưng, trong đó có 4 đặc trưng được cả 4 tác phẩm nêu lên, có 5 đặc trưng được 3 trong 4 tác phẩm trên nêu lên, còn 4 đặc trưng chỉ có 1 và 3 đặc trưng cũng chỉ có 1 trong 4 tác phẩm trên nêu lên Mãi đến
tác phẩm Phê phán Cương lĩnh Gôta, C.Mác mới phân chia quá trình hình thành xã hội cộng sản chủ nghĩa ra thành: 1) Thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa; 2) Chủ nghĩa xã hội và 3) Chủ nghĩa cộng sản.(11)
Xuất phát từ quan điểm của C.Mác trong Phê phán cương lĩnh Gôta, V.I.Lênin trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng đã trình bày lại, đồng thời làm rõ hơn nội dung
những đặc trưng cơ bản nhất của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, theo
đó, chủ nghĩa xã hội có 4 đặc trưng, còn chủ nghĩa cộng sản ngoài một số đặc trưng
đã có trong chủ nghĩa xã hội nhưng được phát triển tiếp về chất, còn có thêm 7 đặc trưng mới nữa
Sau V.I.Lênin, những người cộng sản vẫn cố gắng tiếp tục cụ thể hoá hoặc bổ sung thêm vào quan niệm của V.I.Lênin đặc trưng này hoặc đặc trưng kia của chủ nghĩa
xã hội Chẳng hạn, năm 1930, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XVI của
Đảng Cộng sản Liên Xô, J.V.Stalin đã nêu lên 6 đặc trưng của chế độ kinh tế xô-viết
mà về thực chất, có thể coi đó là 6 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội TheoCương lĩnh
của Đảng Cộng sản Liên Xô được thông qua tại Đại hội XXII thì chủ nghĩa cộng sản
có 12 đặc trưng, được thông qua tại Đại hội XXVII (1986) có 9 đặc trưng, v.v
Còn theo quan niệm của Hồ Chí Minh và của Đảng ta thì chủ nghĩa xã hội có bao nhiêu đặc trưng? Theo Hồ Chí Minh có 5 đặc trưng, theo Trường Chinh có 6 đặc
trưng, theoCương lĩnh được thông qua tại Đại hội VII có 6 đặc trưng Tuy nhiên, nếu
đem so sánh các đặc trưng được nêu ra trong các quan niệm này với nhau(13) thì
Trang 9
thấy chỉ có 3 đặc trưng được cả ba quan niệm nhắc đến(*), 3 đặc trưng được hai quan niệm nhắc đến(**) và 5 đặc trưng chỉ có một quan niệm nhắc đến(***)
Như vậy, tuy cùng đặt mục tiêu là xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng các quan niệm
cụ thể về chủ nghĩa xã hội ấy lại không hoàn toàn trùng nhau Bản thân V.I.Lênin
vào tháng 8 - tháng 9 năm 1917, trong tác phẩm Nhà nước và cách mạng, đã nêu rất
rõ 4 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, nhưng đến ngày 8 tháng 3 năm 1918, khi bác bỏ
ý kiến của Bukharin muốn trong Cương lĩnh của Đảng phải nói rõ về chủ nghĩa cộng
sản, chính V.I.Lênin lại nêu ý kiến ngược lại với những điều đã viết trước đó hơn 5 tháng về 4 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội: “Chúng ta không thể nhận định về chủ nghĩa xã hội được; chủ nghĩa xã hội sẽ như thế nào khi nó đạt tới những hình thức
hoàn chỉnh của nó, điều đó chúng ta không biết, không thể nói lên được… Chúng ta
còn chưa có tài liệu để nói rõ về chủ nghĩa xã hội (người trích nhấn mạnh) Những
viên gạch dùng để xây dựng chủ nghĩa xã hội còn chưa làm xong.(***)Chúng ta không thể nói gì hơn và chúng ta cần phải hết sức thận trọng và chính xác Điều đó và chỉ
có điều đó, mới làm cho cương lĩnh của chúng ta có sức hấp dẫn Nhưng nếu chúng
ta tỏ ra một chút nào có tham vọng về điều mà chúng ta không thể làm được, thì sức mạnh của Cương lĩnh chúng ta sẽ vì thế mà giảm đi Người ta sẽ ngờ rằng cương lĩnh
đó của chúng ta chẳng qua chỉ là ảo tưởng Cương lĩnh nói rõ cái gì chúng ta đã bắt
đầu làm và những bước mà sau này chúng ta muốn tiến hành Hiện nay chúng ta
không thể nêu lên đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, cho nên nêu lên nhiệm vụ đó là không đúng”(14) (người trích nhấn mạnh)
Phát biểu trên đây của V.I Lênin cho thấy sau Cách mạng Tháng Mười, khi phải thực sự bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin đã thay đổi ý kiến của mình về việc xác định cụ thể những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
V.I.Lênin cho rằng đó là việc không thể làmvà chưa nên làm khi “những viên gạch
dùng để xây dựng chủ nghĩa xã hội còn chưa làm xong”
Phải chăng đây cũng là lý do khiến trong Cương lĩnh thứ IIđược soạn thảo dưới sự
chỉ đạo và tham gia trực tiếp của V.I.Lênin và được thông qua tại Đại hội VIII (tháng 3/1919), chính V.I.Lênin cũng không đưa ra định nghĩa về chủ nghĩa xã hội, không
nêu ra các đặc trưng cụ thể của xã hội ấy? Còn tại bản Cương lĩnh của Đảng Cộng
sản Liên Xô (bản sửa đổi mới) được Đại hội lần thứ XXVII của Đảng Cộng sản Liên
Trang 10
Xô (năm 1986) thông qua, sau khi nêu lên các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản,Cương lĩnh đã viết tiếp: “Đảng Cộng sản Liên Xô không đề ra mục
tiêu là dự đoán trước một cách chi tiết những đặc điểm của chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn Theo mức độ tiến lên chủ nghĩa cộng sản, tích luỹ kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa cộng sản, những quan niệm khoa học về giai đoạn cao nhất của xã hội mới sẽ
được phong phú thêm và được cụ thể hoá”(15) Đảng Cộng sản Pháp cũng khẳng
định: “Không ai có thể chủ tâm khẳng định trước những kết cấu chính trị và những đoạn tuyệt mà qua đó quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đó được tiến hành, theo nhịp
độ các cuộc đấu tranh và các cuộc bầu cử của nhân dân”(16) Còn Đảng Cộng sản
Nhật Bản thì nói rằng “Về triển vọng xã hội chủ nghĩa của Nhật Bản, Cương lĩnh của
Đảng chưa đưa ra một bức phác hoạ chi tiết Trong quá trình cải cách dân chủ trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản, thông qua kinh nghiệm của chính Nhật Bản, triển vọng
cụ thể của giai đoạn phát triển tiếp theo của xã hội Nhật Bản sẽ trở nên rõ ràng”(17)
Đó là bài học kinh nghiệm mà chính V.I.Lênin và sau đó là Đảng Cộng sản Liên Xô cùng các Đảng Cộng sản Pháp, Nhật Bản đã rút ra sau hàng thế kỷ nhận thức về chủ nghĩa xã hội
Từ bài học kinh nghiệm ấy, chúng ta cần xét xem có nên tiếp tục nêu ra, hay nói đúng hơn, dự báo về các đặc trưng chi tiết của xã hội xã hội chủ nghĩa tương lai không?
Ở đây, có điều cần phải lưu ý là không phải cứ nêu ra ngày càng nhiều các đặc trưng của xã hội tương lai thì chúng ta sẽ nắm bắt được xã hội tương lai ấy một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn Về phương diện này, cuộc tranh luận của V.I.Lênin với L.Đ.Tơrôtxki và N.I.Bukharin về vai trò và nhiệm vụ của công đoàn để lại cho chúng
ta một bài học phương pháp luận rất đáng chú ý Bài học đó là ở chỗ, trong quá trình nhận thức sự vật, chúng ta không thể bằng lòng chỉ với việc đưa ra những định nghĩa hình thức rồi ngừng lại ở đó Nếu trong tình hình ấy - như V.I.Lênin viết - ta lấy hai hoặc nhiều định nghĩa khác nhau và xếp chúng lại với nhau một cách hoàn toàn ngẫu nhiên (chẳng hạn, cái cốc vừa là hình trụ bằng thuỷ tinh, vừa là dụng cụ dùng để uống), thì chúng ta sẽ rút ra được một định nghĩa chiết trung chỉ phản ánh được
những mặt khác nhau của sự vật mà thôi Quan điểm biện chứng đòi hỏi phải đi xa
hơn thế: phải xem xét sự vật một cách khách quan, toàn diện, trong sự tự vận động,
Trang 11
phát triển của sự vật ở từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó, từ đó thông qua các biện pháp nhận thức cần thiết mà đi vào nhận thức sự vật sâu hơn nữa: từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp 1 đến bản chất cấp 2, v.v., đến vô cùng tận như
V.I.Lênin nói Có như vậy mới mong ngày càng thực sự hiểu được sự vật(18)
Vận dụng bài học đó vào trường hợp nhận thức về chủ nghĩa xã hội, có lẽ chúng ta không thể bằng lòng dừng lại ở chỗ chỉ liệt kê các đặc trưng được dự báo của nó, mà cần đi sâu phân tích để tìm ra những đặc trưng cốt lõi tạo nên bản chất của chủ nghĩa
xã hội
Trong chừng mực nhất định, có thể nói, chính Hồ Chí Minh đã sử dụng cách tiếp cận
ấy ngay từ giữa những năm 50 đến gần cuối những năm 60 của thế kỷ XX - quãng thời gian chúng ta triển khai mạnh mẽ công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa khắp miền Bắc, làm thay đổi kết cấu xã hội cũ, thay đổi cung cách làm ăn, nếp sống của mọi người Vì vậy, trong bất cứ cuộc tiếp xúc nào với công chúng, ở đâu mọi người cũng hỏi: “Chủ nghĩa xã hội là gì?”, “Làm thế nào để xây dựng được chủ nghĩa xã hội?”,
v.v Trong những lúc như thế, Hồ Chí Minh bao giờ cũng ứng khẩu trả lời tại chỗtheo
cách hiểu của riêng mình chứ không dựa vào văn bản, sách vở nào hết Mà đã trả lời
ứng khẩu tại chỗ hết sức ngắn gọn như thế thì nội dung câu trả lời bao giờ cũng là nói tới những cái cốt lõi nhất của sự vật còn được đọng lại trong nhận thức, nói tới cái bản chất của sự vật
Chẳng hạn, khi trả lời câu hỏi “Chủ nghĩa xã hội là gì?”, Hồ Chí Minh chú ý trước hết đến phương diện kinh tế, phương diện đời sống: “chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân sung sướng, ấm no”(19) “Đảng ta đấu tranh để làm gì? Là muốn cho tất cả mọi người được ăn no mặc ấm, được tự do Mỗi một đảng viên đấu tranh để làm gì? Cũng để mọi người được ăn no mặc ấm, được tự do Chủ nghĩa xã hội là cái gì? Là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng, tự do”(20), v.v
“Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no
và sống một đời hạnh phúc”(21)
Song nhấn mạnh đến phương diện kinh tế, đến sự giàu có không có nghĩa là cứ có những điều ấy thì đã đủ để có chủ nghĩa xã hội Tháng 7 năm 1956, trong buổi nói
Trang 12- Thế giữa người và người như thế nào?
(Đồng chí ấy chưa trả lời được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị một đồng chí cùng đi
với mình trả lời hộ và nhắc lại):
- Như vậy chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng, v.v làm của chung Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con
Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu nước mạnh”(22)
Đoạn vừa dẫn rất đáng chú ý vì qua đó, ta thấy trong cách hiểu của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội không phải chỉ có sở hữu công cộng, chỉ có cuộc sống sung sướng Ngoài phương diện kinh tế, chủ nghĩa xã hội còn có một phương diện rất quan trọng khác
nữa, đó là phương diện xã hội -phương diện quan hệ giữa người và người Quan hệ đó phải như thế nào? Quan hệ đó phải công bằng (thể hiện trong nguyên tắc phân phối
theo lao động mà Hồ Chí Minh vừa nhắc tới: “Ai làm nhiều ăn nhiều, ai làm ít thì ăn
ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”) Quan hệ đó phải như thế nào nữa? Phải là một xã hội không còn chế độ người
bóc lột người, một xã hội dân chủ, tự do Hồ Chí Minh viết: “Cách mạng xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người ở nước ta, nhằm đưa lại đời
dựng một nước xã hội chủ nghĩa tức là một nước có một cuộc đời ấm no, bình đẳng,
tự do và độc lập, tức là nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ vàgiàu
Nam độc lập, thống nhất, dân chủ, tự do, phú cường” (người trích nhấn mạnh)(25)
Những phát biểu trên đây của Hồ Chí Minh cho thấy, việc Người nhắc đi nhắc lại ở
nhiều nơi cả hai phương diện kinh tế và xã hội trên đây khi nói về cái cốt lõi, cái tạo nên
bản chất của chủ nghĩa cộng sản (mà giai đoạn thấp của nó là chủ nghĩa xã hội) không phải là một điều ngẫu nhiên
Trang 13
Thực vậy, những phát biểu đó của Hồ Chí Minh cho thấy, trong quan niệm của Người,
chủ nghĩa xã hội không chỉ đơn thuần là một xã hội trái với chủ nghĩa tư bản, mà
trước hết phải là một xã hội vừa cao hơn vừa đẹp hơn chủ nghĩa tư bản trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội, một xã hội mà ở đấy con người được sống vừa
giàu có hơn, sung sướng hơn, vừa công bằng, dân chủ, tự do hơn so với trong chủ
nghĩa tư bản Điều đó có nghĩa là chủ nghĩa xã hội phải có đồng thời cả hai đặc
trưng: vừa có nền kinh tế phát triển cao hơn, đời sống nhân dân giàu có, sung sướng hơn, vừa có quan hệ giữa người và người tốt đẹp hơn, công bằng, dân chủ,
tự do hơn so với trong chủ nghĩa tư bản
Ngày nay, nếu tính đến những kinh nghiệm nhận thức và trực tiếp xây dựng chủ nghĩa
xã hội gần một thế kỷ qua và nếu xuất phát từ quan niệm trên đây của Hồ Chí Minh về
cái cốt lõi nhất của chủ nghĩa xã hội, chúng tôi nghĩ rằng,nên lấy các đặc trưng chất
lượng của chủ nghĩa xã hội làm mục tiêu quan trọng nhất để chúng ta phấn đấu và
theo đuổi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Nói cách khác, mục tiêu mà chúng ta nhằm đạt đến, đó là phải xây dựng cho được một nước Việt Nam dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, tự do và mọi hoạt động, mọi biện pháp, mọi
phương thức mà chúng ta tiến hành để đạt được đồng thời, tuy dần dần, từng bước cả
hai đặc trưng đó đều phải được sử dụng và phải được coi làđi đúng định hướng xã
hội chủ nghĩa
Xuất phát từ quan niệm ấy, chúng tôi muốn nêu một vài nhận xét so sánh Cương
lĩnh được thông qua tại Đại hội VII với quan niệm đã được sửa đổi, bổ sung về chủ
nghĩa xã hội được nêu ra tại Đại hội X và Dự thảo bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm
2011
Trước hết, so với quan niệm về chủ nghĩa xã hội được nêu trong Cương lĩnh, “Văn kiện
Đại hội X” và “Dự thảo bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 2011” đã có 3 điểm sửa đổi,
bổ sung quan trọng, trong đó:
- Thứ nhất, cả hai Văn kiện kể trên đã đưa ngay vào phần mở đầu của quan niệm về
chủ nghĩa xã hội đặc trưng bao trùm: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ,
văn minh” (người trích nhấn mạnh)(26) Đây là luận điểm khái quát, phản ánh cái cốt
lõi của chủ nghĩa xã hội mà các đặc trưng còn lại được trình bày tiếp đó, về thực chất,
Trang 14- Thứ hai, Văn kiện Đại hội X cũng có điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng nữa liên quan
đến vấn đề xây dựng quan hệ sản xuất mới trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thay cho luận điểm được nêu
trong Cương lĩnh: “Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu”(27) là luận điểm mới được
ghi trong Văn kiện Đại hội X: “Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”(28) Đây cũng là một sự sửa đổi, bổ sung quan trọng và rất cần thiết vì, thứ nhất, nó phù hợp với thực tiễn đổi mới ở nước ta từ Đại hội VI tới nay, và đồng thời
cũng phù hợp với quy luật về mối quan hệ qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất; thứ hai, nó có tác dụng “cởi trói” cho chúng ta, giúp chúng ta có thể thực sự
“tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan” như yêu cầu của Đại hội VI trong quá trình tiến hành công cuộc “cải tạo xã hội chủ nghĩa” nếu nói theo ngôn ngữ của
thời kỳ trước đổi mới Tiếc rằng Dự thảo bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 2011 lại trở lại sử dụng nguyên văn cách diễn đạt của Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội
VII (năm 1991)
Thứ ba, Đại hội đã bổ sung thêm vào quan niệm về chủ nghĩa xã hội một đặc trưng
quan trọng nữa, đó là “có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản”
Tuy nhiên, trong Văn kiện Đại hội X và Dự thảo bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm
2011 cũng có hai điểm sửa đổi rất quan trọng khác mà theo chúng tôi, rất nên được cân
nhắc kỹ hơn, đó là: thay cho đặc trưng thứ tư của chủ nghĩa xã hội được nêu trong
“Cương lĩnh” là “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công , có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân” (người trích
nhấn mạnh)(29), Văn kiện Đại hội X ghi: “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất
công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện”(30) Ngoài cụm từ
“bóc lột”, Dự thảo bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 2011 lần này loại bỏ tiếp cụm từ
“con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công” Kết quả là qua hai Văn
Trang 15
kiện, cụm từ “con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công” đã bị loại
bỏ khỏi đặc trưng thứ tư của chủ nghĩa xã hội được nêu trongCương lĩnh Nói cách
khác, toàn bộ cụm từ ấy không còn là sự biểu hiện những đặc trưng, hơn thế nữa, những đặc trưng chất lượng quan trọng, góp phần tạo nên bản chất của chủ nghĩa xã hội! Trong khi đó, đây chính là những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh tâm huyết nhất, coi đó là mục tiêu quan trọng nhất mà các ông đã cống hiến suốt cả đời mình để theo đuổi
Chúng tôi hiểu rằng, khi phải loại bỏ những đặc trưng rất quan trọng này, Đại hội X
và Ban Chấp hành Trung ương khóa X đã phải tính đến tình hình là nếu bây giờ chúng
ta cứ tiếp tục khẳng định rằng chúng ta vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi cuộc đấu tranh nhằm xoá bỏ bóc lột, bất công, kiên quyết thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động (chứ không phân phối theo mức vốn góp, chẳng hạn) thì trước mắt người dân sẽ nghĩ rằng chúng ta đang nói một đằng, làm một nẻo, tiếp theo, người ta sẽ ngần ngại bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh; nếu có làm thì cũng làm cầm chừng để “rút chạy” kịp thời khi cần thiết Hậu quả của việc “kiên trì lập trường” ấy như thế nào không cần nói chúng ta cũng đã có thể hình dung được từ kinh nghiệm của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ trước năm 1986, mà cả trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới.(29)
Vậy nên làm thế nào?
Theo chúng tôi, dù thế nào chăng nữa thì cũng không nên bổ sung, phát triển Cương
lĩnh bằng cách loại bỏ toàn bộ cụm từ quan trọng nói trên vì, thứ nhất, mục tiêu của
chúng ta là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công cũng không bao giờ thay đổi nếu chúng ta chấp nhận quan điểm về sự bóc lột tư bản chủ nghĩa theo học thuyết của C.Mác và nếu chúng ta vẫn lấy một trong những tư tưởng quan trọng của Hồ Chí Minh là “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải cải tạo xã hội cũ thành một xã hội mới, một xã hội không có chế độ người bóc lột người”(31) làm kim chỉ nam cho toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Thêm nữa, trong
khi Dự thảo bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 2011 vẫn tiếp tục khẳng định: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ
áp bức, bóc lột, bất công” (người trích nhấn mạnh) thì, theo chúng tôi, lại càng không
nên loại bỏ nội dung trên đây Sự xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công ấy là một trong
Trang 16
những điểm cốt lõi trong lý luận về xã hội cộng sản tương lai của chủ nghĩa Mác - Lênin Thế nhưng trong thời kỳ trước đổi mới, chúng ta đã sai lầm khi muốn xoá bỏ mọi sự bóc lột ngay lập tức một cách chủ quan, duy ý chí như chúng ta đã làm Còn
bây giờ? Mục tiêu đó vẫn không thay đổi, nhưng trên con đường tiến tới chỗ xoá bỏ
bóc lột hoàn toàn, chúng ta lại buộc phải chấp nhận sự bóc lột ở những mức độ nhất định tuỳ hoàn cảnh cụ thể, khi những quan hệ sản xuất trong đó có bóc lột vẫn còn có
tác dụng tích cực tới sự phát triển của lực lượng sản xuất nhiều hơn là trong trường hợp thủ tiêu chúng Trước đây, như mọi người đều biết, các tác gia kinh điển đã từng nói, chúng ta khổ vì chủ nghĩa tư bản, nhưng chúng ta cũng khổ vì không có chủ nghĩa
tư bản Ở đây cũng thế: chúng ta khổ vì bóc lột, nhưng chúng ta cũng khổ vì không có bóc lột bởi vì hiện nay ở ta sự bóc lột đó vẫn đang có tác dụng tích cực tới sự phát triển của lực lượng sản xuất Khẳng định điều đó hoàn toàn không có nghĩa là chúng
ta từ bỏ mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ bỏ cuộc đấu tranh để giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bóc lột, mà chính là khẳng định một phương thức làm khác để đạt tới mục tiêu ấy hiện thực hơn và phù hợp hơn với các quy luật phát triển khách quan của sự vật chứ không phải chủ quan, duy ý chí, và do đó, không tưởng như trước
Với mục tiêu công bằng, bình đẳng xã hội cũng thế
Xoá bỏ mọi bất công, mọi bất bình đẳng xã hội là một trong những mục tiêu của chúng ta, những người cộng sản Mục tiêu đó cũng không thay đổi Nhưng sai lầm của chúng ta trước đây chính là ở chỗ, chúng ta muốn thực hiện bình đẳng xã hội hoàn toàn ngay lập tức, bằng một phương thức phân phối về thực chất là bình quân Với cách làm đó, chúng ta tưởng rằng đã đặt được mọi người vào vị trí ngang nhau, bình
đẳng với nhau trong xã hội Song, chúng ta đã lầm vì, thứ nhất, bằng phương thức phân phối đó, chúng ta đã triệt tiêu mất động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; thứ
hai, như C.Mác đã từng phân tích rất rõ trong Phê phán Cương lĩnh Gôta, ngay trong
chủ nghĩa xã hội cũng chưa thể có sự bình đẳng xã hội hoàn toàn chứ đừng nói đến
trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Theo C.Mác, trong chủ nghĩa xã hội,
chúng ta mới chỉ có thể đạt đến công bằng xã hội - một mức độ cụ thể của bình đẳng
xã hội, - và sự công bằng xã hội đó được thể hiện ở chỗ “cống hiến lao động ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau”, tức là ở trong nguyên tắc phân phối theo lao động
Trang 17
Tuy nhiên, C.Mác cũng đã chỉ rõ, việc thực hiện nguyên tắc phân phối công bằng ấy chẳng những chưa loại trừ được, mà vẫn còn hàm chứa trong nó sự chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất định giữa các thành viên trong xã hội, vì “với một công việc ngang nhau và do đó, với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế, người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia, v.v.”(32) Đó vừa là ưu việt, vừa là thiếu sót của nguyên tắc phân phối theo
lao động - một thiếu sót, theo C.Mác, là không thể tránh khỏitrong chủ nghĩa xã hội -
giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa
Như vậy, nếu trong chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã có thể đạt tới trình độ phát triển khiến có thể thực hiện được công bằng xã hội, xoá bỏ mọi bất công, nhưng vẫn còn phải chấp nhận sự bất bình đẳng ở mức độ nhất định, thìthời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội cũng là thời kỳ chúng ta ngày càng tiến dần tới chỗ thực sự thực hiện
được công bằng xã hội, nhưng chưa phải là bình đẳng xã hội nói chung, lại càng chưa
phải là bình đẳng xã hội hoàn toàn Sự bình đẳng hoàn toàn này chỉ có được qua một quá trình đấu tranh rất lâu dài để xoá bỏ dần dần mọi sự bất bình đẳng, chứ chưa thể
xoá bỏ ngay lập tức Nói cách khác,trên con đường tiến tới thủ tiêu hoàn toàn mọi sự
bất bình đẳng, chúng ta lại buộc phải chấp nhận sự bất bình đẳng ở những mức độ nhất định Khẳng định điều đó hoàn toàn không có nghĩa là chúng ta từ bỏ cuộc đấu
tranh vì sự bình đẳng hoàn toàn giữa người và người, mà ngược lại, chính là nhằm thực sự đạt đến mục tiêu ấy bằng những con đường hiện thực hơn
3 Về mục đích cuối cùng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Sự không nhất quán khi nêu số lượng và nội dung các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
ở các tác giả khác nhau từ giữa thế kỷ XIX đến nay cùng với sự bổ sung, phát triển
Cương lĩnh như Đại hội X và Dự thảo bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 2011 đã và đang làm trên đây cho chúng ta thấy rõ hơn nhược điểm của cách tiếp cận theo các
đặc trưngđược dự báo của chủ nghĩa xã hội, cụ thể là:
- Thứ nhất, như đã nói trên, số lượng và nội dung các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
được nêu ra ở các tác giả khác nhau, kể cả ở các tác gia kinh điển, không phải khi nào cũng trùng nhau Trong không ít trường hợp, chúng có sự khác nhau, thậm chí khá khác nhau;(32)
Trang 18
- Thứ hai, trong số các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội được nêu ra từ sau khi
V.I.Lênin qua đời đến nay, có một số không phải là sự suy rộng kết quả tác động của các quy luật vận động và phát triển khách quan của chủ nghĩa tư bản sang miền xã hội lân cận xuất hiện sau chủ nghĩa tư bản như C.Mác, Ph.Ănghen, V.I.Lênin đã làm, mà chỉ là những ước vọng chủ quan của những người đề xuất;
- Thứ ba, và đây là điều quan trọng, vì đã khẳng định các đặc trưng của chủ nghĩa xã
hội là thế này hoặc thế kia, thì trong hoạt động thực tiễn, để có chủ nghĩa xã hội,
chúng ta đã buộc phải căn cứ vào từng đặc trưng (mới tồn tại ở dạng dự báo ấy) để đề
ra chủ trương hành động tương ứng nhằm hiện thực hóa từng đặc trưng một, và qua đó
hiện thực hóa tất cả các đặc trưng ấy, bất kể điều kiện khách quan có cho phép hay
không và do đó, cũng bất kể hậu quả của việc hiện thực hóa ấy có tác động tích cực hay tiêu cực thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội;
- Thứ tư, một khi các đặc trưng đã được nêu ra, nhất là được nêu ra trong các văn kiện
chính thức, thì trong hoạt động thực tiễn, dù có phát hiện ra các hậu quả tiêu cực, chúng ta cũng không dám thay đổi nữa, mà cứ cố hiện thực hóa chúng theo các chủ trương hành động đã được quyết định, không dám làm khác Trong trường hợp buộc phải làm khác thì chúng ta cũng buộc phải thay đổi điểm này hoặc điểm kia trong nội dung của đặc trưng này hay đặc trưng khác đã được nêu của chủ nghĩa xã hội Sự thay đổi đó có khi là hợp lý, nhưng cũng có khi là không hợp lý như đã phân tích ở trên Vậy nên làm thế nào?
Theo chúng tôi, chính cách tiếp cận từ góc độ bản chất củachủ nghĩa xã hội giúp chúng ta vượt qua khó khăn ấy, khắc phục được những nhược điểm vừa nói của cách
tiếp cận theo các đặc trưng được dự báo của CNXH
Thực vậy, khác với cách tiếp cận trước đây, cách tiếp cận từ góc độ bản chất của chủ nghĩa xã hội không nhắm vào các đặc trưng rất cụ thể, phong phú của chủ nghĩa xã
hội, mà nhắm vào hai đặc trưng cơ bản (về kinh tế và xã hội) tạo nên bản chất của chủ
nghĩa xã hội là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, tự do” làm đích hướng
tới
Khi nào có thể đạt tới cái đích ấy? Thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội gần một thế
kỷ qua cho thấy, đây là một quá trình rất lâu dài, trải qua nhiều chặng đường với thời gian không phải là hàng chục, mà nhiều chục, thậm chí hàng trăm năm Trong hàng
Trang 19
chục, thậm chí hàng trăm năm đó, tình hình thực tế luôn luôn biến động, đổi thay, trong đó chắc chắn có những biến động mà chúng ta không thể lường trước được hết, nhất là những biến động trong tương lai xa Tình hình đó buộc chúng ta phải luôn luôn tính đến những biến động ấy để sửa đổi một cách kịp thời những chủ trương, biện pháp hành động, miễn sao các chủ trương, biện pháp hành động cụ thể đó đều nhằm
thực hiện cho được đồng thời, tuy từng bước, cả hai đặc trưng biểu hiện bản chất của
chủ nghĩa xã hội như đã nói trên Nói cách khác, cách tiếp cận bản chất không trói buộc chúng ta vào những chủ trương, biện pháp cụ thể được đề xuất trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể nhất định, mà chỉ đòi hỏi chúng ta bám chắc vào mục tiêu của sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, tự
do” để quyết định hành động, còn những chủ trương, biện pháp cụ thể để thực hiện
mục tiêu ấy cần rất linh hoạt Ở đây, hơn lúc nào hết, cần thực hiện đúng bài học thứ
hai mà Đại hội VI đã nêu ra, đó là: “Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan” Tiêu chuẩn đánh giá sự vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan thông qua chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phỏng theo cách diễn đạt của
Văn kiện Đại hội VI, là sản xuất phải phát triển, dân phải ngày càng giàu, nước phải
ngày càng mạnh, xã hội phải ngày càng công bằng, dân chủ, tự do hơn Mọi chủ
trương, chính sách gây tác động ngược lại đều phải được sửa đổi hoặc bãi bỏ
Vậy “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, tự do” chính là cái đích mà chúng ta
phải bám chắc để tiến tới, để hiện thực hóa cho được
Về thực chất, cái đích ấy đã được Hồ Chí Minh chỉ ra từ cách đây non nửa thế kỷ
Ngày 01/12/1961, tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội, Hồ Chí Minh nói:
“Mục đích của chủ nghĩa xã hội là gì?
Nói một cách giản đơn và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
Hơn 30 năm sau, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994)
đã cụ thể hóa thêm quan điểm ấy của Hồ Chí Minh khi khẳng định:
“Có ý kiến cho rằng hình thức sở hữu là phương tiện, không nên coi là mục tiêu Chỉ
có tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân mới là mục tiêu Cần có nhận thức đầy đủ hơn và thống nhất hơn về vấn đề này
Trang 20
Đúng là phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh mới là mục đích cuối cùng” (người trích
nhấn mạnh)(34) của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cũng coi đây là mục tiêu, nhưng
không xem đó là một mục tiêu bình thường, mà là mục tiêu chung của toàn dân tộc:
“Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu
chung (người trích nhấn mạnh) là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”(35)
Đặc biệt, Đại hội X đã làm sáng tỏ thêm một bước nội dung cơ bản của khái niệm
“định hướng xã hội chủ nghĩatrong nền kinh tế thị trường của nước ta” - một vấn đề
đã được thảo luận rất nhiều trong suốt 20 năm đổi mới(36)
Từ những nội dung cơ bản của “định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị
trường ở nước ta” được nêu trong văn kiện Đại hội X, có thể thấy, việc thực hiện đầy
đủ những nội dung cơ bản ấy cũng chính là nhằm thực hiện nội dung cơ bản của mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (mặc dầu việc thực hiện mục tiêu “văn minh” ở đây chưa được thể hiện rõ có lẽ do những khó khăn nhất định,
và vì vậy, chúng tôi đã kiến nghị nên tính tới việc thay thành tố văn minh bằng thành
tố tự do(37))
Những điều trình bày trên đây cho thấy, “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh (hoặc tự do)” tuy chỉ là hai trong những đặc trưng của chủ nghĩa xã
hội, nhưng khác với các đặc trưng khác, chúng là những đặc trưng chất lượng cơ bản
nhất, cốt lõi nhất, là biểu hiện tập trung bản chất của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng Chính vì thế, chúng là mục tiêu, hơn thế nữa, làmục tiêu chung của toàn
dân tộc, mục tiêu cuối cùng mà sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội phấn đấu đạt
tới Đạt được mục tiêu cuối cùng hay mục tiêu chung ấy cũng có nghĩa là đã xây dựng
thành công một xã hội vừa cao hơn, vừa đẹp hơn chủ nghĩa tư bản, chứ không phải
phải hiện thực hoá được tất cả các đặc trưng được dự báo trong các quan niệm khác nhau về chủ nghĩa xã hội mới có thể được coi là đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội q
Trang 21
(*) Giáo sư, tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam
(1) Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, t.4 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995,
tr.456-480, 595 – 628
(2) Xem: V.I.Lênin Toàn tập, t.33 Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tr.113-317
(3) Xem: V.I.Lênin Sđd., t.33, tr.117
(4) Xem: V.I.Lênin Sđd., t.38, tr.525; 519
(5) Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, t.19 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1995, tr.333; t.4 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.628; t.20 Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội,
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
VŨ VĂN VIÊN (*)
Là người sáng lập và lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và coi đó là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, của công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước Với Người, năng lực lãnh đạo của Đảng phải được thể hiện qua năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Đảng Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới hiện nay theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, trước hết cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phải chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch Đảng, tăng cường sức chiến đấu, năng lực trí tuệ của Đảng và của đội ngũ cán bộ, đảng viên
Một trong những bài học lớn dẫn tới những thành công trong hơn hai mươi năm đổi mới mà Đảng ta đã rút ra tại Đại Hội X là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”(1) Bài học này bao trùm một phạm vi khá rộng những hoạt động
cơ bản của Đảng nhằm lãnh đạo nhân dân ta “tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc
Trang 22
đổi mới” đất nước Trong các lĩnh vực hoạt động ấy, việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng có một ý nghĩa đặc biệt Nó chẳng những có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước, mà còn đến uy tín, vị thế của Đảng trong thời kỳ đổi mới
Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam nói chung, với sự phát triển kinh tế – xã hội nói riêng Ngay từ năm 1927, trong “Đường cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cách mạng trước hết phải
có Đảng lãnh đạo Đảng có vững mạnh cách mạng mới thành công” Khi nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh: “Thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ, thắng bần cùng và lạc hậu còn khó khăn hơn nhiều”(2) Hay như Người đã khẳng định: “Việc xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh… là công việc rất to lớn, nặng nề và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang Đây là một cuộc chiến đấu khổng lồ, chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”(3)
Vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là một vấn đề được toàn Đảng, toàn dân hết sức quan tâm Nó đã được đặt ra trong nhiều hội thảo khoa học, nhiều kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng như tổ chức đảng các cấp Có thể nói, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là một đòi hỏi khách quan, cấp bách trong tình hình hiện nay Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới cho thấy: Một mặt, đường lối đổi mới
do Đảng khởi xướng và lãnh đạo thực hiện là hoàn toàn đúng đắn, đã đem lại những thành tựu to lớn, tạo ra những tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội với nhịp độ nhanh hơn, chất lượng cao hơn Mặt khác, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn, như nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, tình trạng suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống Để khắc phục các nguy cơ, đẩy nhanh nhịp độ và chất lượng phát triển kinh tế - xã hội, việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là yêu cầu khách quan hết sức cấp bách
Cần phải thấy rằng, sự lãnh đạo của Đảng không phải là “nhất thành bất biến”, mà theo phương châm “ứng vạn biến” ở những nước khác nhau và trong những thời điểm khác nhau, phải có cách làm khác nhau và vì vậy, sự lãnh đạo của Đảng cũng phải khác Hồ Chí Minh đã từng nói: “Ta không thể giống Liên Xô vì Liên Xô có phong tục tập quán, có lịch sử, địa lý khác… ta có thể đi con đường khác để tiến lên
Trang 23Năng lực lãnh đạo của Đảng là yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của công cuộc đổi mới, của sự nghiệp phát triển đất nước Năng lực lãnh đạo càng cao thì hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với đất nước càng lớn
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, năng lực lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua năng lực lãnh đạo của các tổ chức đảng, của các đảng viên là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành cũng như của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung Đảng ta luôn coi
“cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”(6) Qua hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công cuộc đổi mới nói chung, đổi mới tư duy nói riêng ở Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Có được những thành tựu to lớn như vậy, một phần là
do sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Đảng, sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân Có thể nói, sự lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới là yêu cầu khách quan và là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự thắng lợi của công cuộc đổi mới Cùng với những thành tựu đã đạt được, năng lực lãnh đạo của Đảng cũng ngày càng được nâng cao Tuy nhiên, cùng với những tiến bộ đã đạt được, sự lãnh đạo của Đảng thời gian qua cũng còn những bất cập chưa đáp ứng được tất cả các yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước
Từ thực tiễn thành công và chưa thành công của công cuộc đổi mới thời gian qua, có thể khẳng định, để thực hiện thắng lợi quá trình đổi mới tư duy thời gian tới, việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trở thành một yêu cầu cấp bách
Trang 24
Một yêu cầu khách quan của việc phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ tình hình trong và ngoài nước Thời cuộc hiện nay
đã thay đổi, có nhiều điểm khác so với các giai đoạn trước đây
Trước hết, đó là sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế
thị trường Nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nền kinh tế trong giai đoạn tới mà chúng ta phải đạt được là nền kinh tế năng động song cũng nhiều biến động khôn lường, tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng, do đó sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước là nhân tố cực kỳ quan trọng Chỉ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý đúng đắn của Nhà nước mới đảm bảo cho nền kinh tế ấy vừa tăng trưởng nhanh, vừa tránh được nguy cơ khủng hoảng, thực hiện thành công chiến lược phát triển đất nước bền vững Khi nói về vấn đề này, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Phải biết rằng tình hình khách quan thay đổi hàng giờ hàng phút, một chủ trương hôm nay của ta là đúng, hôm sau đã không gặp thời, nếu ta không tỉnh táo kiểm điểm những tư tưởng hành vi của ta để bỏ đi những cái quá thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ không theo kịp tình thế, ta sẽ bị bỏ rơi, bị các bạn tỉnh táo nhanh nhẹn hơn vượt đi trước”(7)
Hơn thế nữa, xét trên phạm vi thế giới, thời đại ngày nay đã có nhiều thay đổi so với những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI Sự thay đổi “đến chóng mặt” của thời cuộc, buộc Đảng ta càng phải nâng cao năng lực lãnh đạo của mình Đó là một đòi hỏi khách quan Trong điều kiện lịch sử mới, Đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo của mình cho ngang tầm thời đại Sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự hình thành và phát triển của kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa kinh tế, v.v đang tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, dân tộc, đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng to lớn đến trí tuệ, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân Trong bối cảnh ấy, Đảng phải nâng cao năng lực lãnh đạo của mình, các chủ trương, đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng phải đạt tới tầm cao trí tuệ của thời đại Đúng như Hồ Chí Minh đã nói: “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”(8) là sự ứng xử thiết thực với chúng ta hiện nay Chỉ có một năng lực lãnh đạo đạt đến tầm cao như vậy mới có thể lãnh đạo công cuộc đổi mới tư duy nói chung, đổi mới tư duy thời gian tới đi tới thành công
Trang 25
Tuy nhiên, việc nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng không chỉ là dừng lại ở lời nói,
ở khẩu hiệu, ở ý thức của mỗi đảng viên, mà phải có chủ trương, việc làm cụ thể Từ những đòi hỏi khách quan và tình hình chủ quan, chúng tôi cho rằng, một số công việc trước mắt cần phải làm ngay để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là:
Thứ nhất, phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Trong hơn 20 năm đổi mới, phương thức lãnh đạo của Đảng đã có những đổi mới nhất định Tuy nhiên, so với yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới thì vẫn còn nhiều bất cập Chính vì vậy, để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, chúng ta phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Về điều này, Hồ Chí Minh đã viết: “Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng căn cứ vào tình hình trong nước và diễn biến trên thế giới để đề ra những khẩu hiệu, mục đích và kế hoạch đấu tranh Đảng quy định ở giai đoạn nào thì phải dựa vào lực lượng nào, cô lập và phân hoá lực lượng nào để tiêu diệt kẻ thù của giai cấp, của nhân dân”(9)
Chúng tôi cho rằng, để đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, chúng ta cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau đây:
Một là, phải phận định rõ một cách có tính nguyên tắc đâu là sự lãnh đạo của Đảng, đâu là sự quản lý của Nhà nước Chúng ta phải giải quyết, khắc phục sự lẫn lướt, sự bao biện, làm thay, dẫn đến tình trạng chồng chéo, “tranh công, đổ lỗi” giữa các cơ quan của Đảng với các cơ quan của Nhà nước Đã đến lúc cần xác định rõ vị thế của một Đảng cầm quyền, Đảng không làm thay công việc của Nhà nước và phân định rõ trách nhiệm của Đảng, trách nhiệm của Nhà nước, từ đó làm rõ trách nhiệm của các
cá nhân lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng thành công thì mọi người đều nhận, thất bại thì không biết quy trách nhiệm cho ai
Hai là, đổi mới phương thức xây dựng các quyết sách, xây dựng các nghị quyết làm
sao cho ngắn gọn, rõ ràng, khả thi và có hiệu quả Các quyết sách, nghị quyết được đưa ra không chỉ cho hay (văn hay, chữ tốt), cho đủ lệ, mà phải được đưa vào cuộc sống, và chính vì vậy, các quyết sách, nghị quyết phải xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, phải là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:
“Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, hay “Việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”(10)
Các quyết sách, vì vậy, phải ngắn gọn, rõ ràng, tránh lập lờ, nước đôi, ai hiểu thế nào
Trang 26
thì hiểu Đây là việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa thật lớn lao Tình trạng các quyết sách, nghị quyết còn trừu tượng, khó hiểu vẫn còn nhiều và khi đưa vào cuộc sống thì các cấp, các ngành còn lúng túng, chưa có sự hiểu biết thấu đáo, vì vậy vẫn còn tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” gây nên tình trạng tê liệt, lãng phí sức người, sức của
Ba là, thực hiện dân chủ trong phương thức hoạt động của Đảng, từ việc xây dựng
các quyết sách đến sinh hoạt Đảng Khi nói về dân chủ trong lãnh đạo, Hồ Chí Minh
đã từng viết: “Nhà nước ta phải phát triển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân để phát huy tính tích cực sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi công dân Việt Nam thực sự tham gia quản lý công việc của Nhà nước”(11) Người còn khẳng định phải làm sao để “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến, khiến cho cán bộ
có gan phụ trách, gan làm việc”
Vì những lý do khách quan và chủ quan nào đó, thời gian qua, trong hoạt động của đảng nói chung, sinh hoạt đảng nói riêng, tính dân chủ chưa được phát huy đầy đủ
Đã đến lúc cần nhận thức lại nguyên tắc tập trung dân chủ, hiểu cho đúng vấn đề này Hơn nữa, nguyên tắc này không loại trừ việc thảo luận công khai, dân chủ trong Đảng về các quyết sách và đi tới sự đồng thuận; nó cũng không loại trừ sự tham khảo
ý kiến các cơ quan hữu quan, các nhà khoa học và nhân dân về những chủ trương, chính sách, văn kiện của Đảng
Thứ hai, phải chính đốn Đảng, làm trong sạch Đảng, tăng cường sức chiến đấu của Đảng
Để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới, Đảng phải tự đổi mới, tiếp tục tự chỉnh đốn, xây dựng Đảng ngang tầm với yêu cầu của công cuộc đổi mới trong giai đoạn tới Trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Việc phải làm trước tiên là chỉnh đốn Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân Những nhiệm vụ trước mắt trong việc chỉnh đốn Đảng là:
Một là, Đảng phải tự chỉnh đốn, đổi mới để thích nghi với tình hình mới Đảng phải
vượt lên trên những định kiến hẹp hòi, kiểu “ngựa quen đường cũ”, để dám đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước vận mệnh của quốc gia, dân tộc và trước nhân dân
Trang 27
Đảng phải đổi mới cách ứng xử như thế nào để tranh thủ được sự giúp đỡ, hợp tác có hiệu quả của cộng đồng quốc tế, làm cơ sở để phục hồi và phát triển đất nước Phương châm "khép lại quá khứ, nhìn về tương lai" cần được nhận thức đầy đủ hơn
để tìm ra đối sách mới hữu hiệu nhất, phù hợp nhất để thêm bạn, bớt thù, tận dụng tốt mọi thời cơ, vận hội cho sự phát triển đất nước, tránh mọi nguy cơ, hiểm họa do các thế lực thù địch gây ra
Tư duy mới của Đảng phải là sự độc lập, tự chủ, sáng tạo, khoa học, hướng đến cái mới thì mới đáp ứng được yêu cầu của thời cuộc Chậm chạp, khép kín, lỗi thời, nghĩa là không đổi mới kịp, không theo kịp sự biến đổi của thời cuộc, tự chúng ta đào thải chúng ta, loại chúng ta ra ngoài “cuộc chơi” của “sân chung thế giới” Làm như thế, chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng cũng không còn, nó sẽ chìm sâu như một ốc đảo
Hai là, Đảng loại bỏ được các hiện tượng tiêu cực, chống tham nhũng, làm trong
sạch Đảng Muốn nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, trước hết phải làm trong sạch Đảng, đấu tranh để đi đến xóa bỏ tệ nạn tham nhũng Đảng chỉ có thể giữ vững vai trò lãnh đạo của mình, khi Đảng vẫn giữ được uy tín của mình trước nhân dân Muốn vậy, Đảng phải trong sạch, đặc biệt là loại bỏ được tham nhũng Hồ Chí Minh
đã viết: “Cán bộ, Đảng viên phải phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”(12) Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật”, Đảng cần phải dũng cảm nhìn nhận, phân tích khách quan, đánh giá thật sự khách quan, thấy rõ những “căn bệnh trầm kha” trong cơ thể Đảng là sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận, cán bộ, đảng viên, những tệ nạn xã hội đang sách nhiễu, lũng đoạn trong một
số tổ chức đảng, chính quyền, như tham nhũng, quan liêu, hối lộ, bè cánh, chạy chức, chạy quyền, gây mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và trong nhân dân, v.v., để cắt bỏ, làm trong sạch Đảng; có như vậy cơ thể Đảng mới thật sự khoẻ mạnh, có sức sống
Rõ ràng là: “Nếu không kiên quyết chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh, lãng phí, tham
ô, thì nó sẽ cản trở phá hoại ta tiến lên chủ nghĩa xã hội”(13)
Ba là, Đảng phải tự chỉnh đốn, nâng cao bản lĩnh, sức chiến đấu của Đảng Sự tỉnh
táo, sáng suốt và dũng cảm phát hiện, chỉ ra những việc cần phải làm, con đường cần phải đi; có cách ứng xử kiên quyết, dũng cảm trước các vụ việc, hiện tượng tiêu cực
mà nhân dân đang phẫn uất, dám hành động sáng tạo, kiên quyết để đạt được mục
Trang 28
tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà không câu nệ vào những cách làm cũ là sự thể hiện rõ nhất bản lĩnh, sức chiến đấu của Đảng Vì thế, hơn bao giờ hết, lúc này rất cần Đảng nêu cao tinh thần, bản lĩnh chính trị; năng lực, tác phong, phong cách làm việc khoa học, cách mạng để năng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của mình phù hợp với tình hình mới, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra
Thứ ba, nâng cao năng lực trí tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy khoa học cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
Trong thời đại ngày nay, để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, chúng ta cần phải nâng cao năng lực trí tuệ của Đảng, trước hết là năng lực tư duy khoa học cho cán
bộ, đảng viên Thiếu những phẩm chất cần có đó, họ không thể tổ chức, lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện các nhiệm vụ do thực tiễn đặt ra
Cũng như tư duy khoa học, năng lực tư duy khoa học có vai trò to lớn trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người nói chung, của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói riêng Khi khẳng định vai trò của tư duy (ý thức) đối với nhận thức và cải tạo thế giới, V.I.Lênin đã khẳng định: “ý thức con người không phải chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn tạo ra thế giới khách quan” (Chúng tôi nhấn mạnh – V.V.V.)(14) Khẳng định trên cho thấy: một mặt, thông qua hoạt động tư duy, con người có thể nhận thức đúng đắn được hiện thực khách quan; mặt khác, thông qua hoạt động thực tiễn, được chỉ đạo bởi các tri thức đúng đắn, con người có thể cải biến hiện thực khách quan vì những lợi ích của mình Đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, năng lực tư duy khoa học có vai trò hết sức to lớn:
Một là, năng lực trí tuệ, năng lực tư duy khoa học có vai trò lớn đối với đội ngũ cán
bộ lãnh đạo trong việc xây dựng các đường lối, chủ trương, kế hoạch, trước hết là đưa ra các quyết định chiến lược (gọi chung là các quyết sách) trong phạm vi mình quản lý
Hai là, năng lực trí tuệ, năng lực tư duy khoa học có vai trò to lớn trong việc đưa các
quyết sách vào cuộc sống, gọi chung là hoạt động tổ chức thực tiễn của đội ngũ cán
bộ, đảng viên
Ba là, việc nâng cao năng lực trí tuệ, năng lực tư duy có ý nghĩa to lớn nâng cao hiệu
quả trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; tự chỉnh đốn Đảng, nâng cao sức chiến đấu của Đảng đã được đề cập ở trên Để nâng cao năng lực trí tuệ, năng lực tư
Trang 29
duy, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc đến việc chống giặc dốt, đến việc nâng cao dân chủ, bồi dưỡng nhân tài Người khẳng định “Đảng ta là văn minh” cũng là để chỉ việc cần thiết phải nâng cao năng lực tư duy, năng lực trí tuệ cho cán bộ, đảng viên
Trang 30
Làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong quan niệm về lý - đạo - tâm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với Tống nho, trong bài viết này, tác giả đã khẳng định: Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu quan niệm của Tống nho về lý - đạo - tâm, song ông không sa đà vào việc phân tích, lý giải triết học, mà về cơ bản, đứng trên lập trường của minh triết phương Đông để giải quyết những vấn đề của thực tiễn cuộc sống và
do vậy, lý học của ông mang tính thực tế hơn, tránh được lối học và trình bày của các học giả Tống nho Trung Quốc
Trong Lịch triều hiến chương loại chí, quyển “Nhân vật chí”, sử gia Phan Huy Chú
đã nhắc lại lời sứ giả nhà Thanh (Trung Quốc) là Chu Xán Nhiên về Nguyễn Bỉnh Khiêm rằng: “An Nam lý học hữu Trình Tuyền” (Nước An Nam có nhà Lý học là Trình Tuyền)(1) Tuy nhiên, trong di sản thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn lại cho đến nay, chúng ta không tìm thấy một văn bản chính thức nào bàn về những vấn
đề cơ bản của Lý học với tư cách học thuyết về con đường nhận thức thế giới thông qua phạm trù Lý như một hiện thực khách quan Lý học của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ tập trung lý giải những vấn đề xuất phát từ trực quan sinh động về một thế giới đang diễn biến phức tạp nhưng tất thảy mọi hiện tượng, sự vật trong đó đều vận động theo một quy luật đã định sẵn Chính vì vậy, trong tư tưởng của ông khó tách bạch giữa
Lý, Đạo và Tâm, bởi truyền thống của Lý học Trung Hoa phần lớn là trùng hợp với Đạo học, còn tâm vừa là chủ thể của nhận thức, vừa là đối tượng, mục đích của nhận thức Cả ba học thuyết trên hướng đến việc nhận thức chân lý Trên thực tế, nhà Lý học Việt Nam chỉ vận dụng các phạm trù của Lý học thời Tống vào việc suy xét và
lý giải thế sự Do vậy, theo chúng tôi, không nhất thiết phải tập trung trình bày tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các phạm trù Lý, Đạo, Tâm, mà phải xuất phát từ thực tiễn xã hội, đòi hỏi của thời đại mà nhà tư tưởng đó sống, nhận thức và phản tư trước thực trạng xã hội bằng những nguyên lý và phương pháp của Tân Nho giáo
Lý và Đạo trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự kế thừa học thuyết của Nhị Trình(2), được ông vận dụng vào việc xem xét các hiện tượng, sự vật của thế giới, mang đậm sắc thái của triết học tự nhiên Trình Hạo viết:
“Muôn vật không vật nào là không có đối, một âm một dương, một thiện một ác Dương trưởng thì âm tiêu; thiện tăng thì ác giảm Lý ấy đem suy ra thật là xa Làm
Trang 31
người chỉ cần biết có thế” (Ngữ lục) Thực ra, quan niệm này của Trình Hạo có nguồn gốc từ Dịch học, đó là “Nhất âm nhất dương chi vị đạo” (Một âm một dương gọi là đạo) Lão Tử, khi phát biểu về tính quy luật của đạo, cũng nói: “Vạn vật đều cõng âm mà ôm dương, điều hòa bằng khí trùng hư” (Vạn vật phụ âm nhi bão dương, trùng khí dĩ vi hòa – Đạo Đức Kinh, chương 42) Khi thừa nhận đạo [âm, dương] như một quy luật phổ biến là “Lý”, “thiên lý” là bản thể của thế giới vạn vật; “trên trời chỉ có một lý”; “vạn vật đều cùng một thiên lý”; đồng thời xem “Lý” là cái trừu tượng, siêu hình, tồn tại thông qua các sự vật cụ thể hữu hình (hình nhi thượng); và khí tức là các sự vật cụ thể hữu hình, là sự biểu hiện cụ thể của lý (hình nhi hạ), Nhị Trình đều đồng quan điểm về ý nghĩa phổ biến của Lý, từ đó các ông mới đi đến khẳng định: “Làm người chỉ cần biết có thế”
Khi quan sát các hiện tượng, sự vật, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khái quát lên thành quy luật tự nhiên và áp dụng nó vào việc xem xét các quy luật trong xã hội Ông viết:
“Khôn ngoan mới biết thăng thì giáng, Dại dột nào hay tiểu có đài
Đã khuất bao nhiêu thì lại duỗi, Đạo trời lồng lộng chẳng hề sai” (Thơ Nôm, 2)(3)
Đạo trời ở đây chính là “Lý”, là quy luật siêu hình thuộc hình nhi thượng mà không phải ai cũng nắm được, bởi đó là quá trình của nhận thức từ đơn giản đến phức tạp
mà kỳ vọng của con người muốn đạt tới đích đó phải trải qua “cách vật trí tri” Cũng tương tự như vậy, ông viết tiếp về quy luật tự nhiên:
“Hoa càng khoe nở, hoa nên rữa, Nước chứa cho đầy, nước ắt vơi
Mới biết doanh hư đà có số,
Ai từng dời được đạo trời” (Thơ Nôm, 48)
Trong các tác phẩm thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta ít gặp các thuật ngữ,
“Lý”, “Lý học”, nhưng thay vào đó là thuật ngữ thông dụng nhất, được dùng nhiều nhất là “Đạo trời” Chúng tôi cho rằng, đây là cách biểu thị ý nghĩa cũng như tính chất của khái niệm “Thiên lý” trong triết học Trình – Chu Sự vật và hiện tượng luôn
có đối, tức là hai thái cực, hai thế lực đối ngược nhau nhưng lại tạo điều kiện cho nhau để cùng tồn tại thống nhất trong các sự vật, hiện tượng ấy Âm trưởng thì
Trang 32
dương tiêu, giữa chúng luôn có sự bù trừ lẫn nhau, tự điều chỉnh để tính hệ thống trong các sự vật và hiện tượng luôn tồn tại và phát triển:(3)
“Cơ ngẫu tòng lai doanh cánh hư,
Âm dương tiêu trưởng lẽ thừa trừ”
Nghĩa là:
(Chẵn lẻ, xưa nay đầy lại vơi,
Âm dương tiêu trưởng nghiệm rõ lẽ thừa trừ - Độc Chu Dịch hữu cảm)
Tuy nhiên, sự phát triển của sự vật và hiện tượng trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm theo một quy luật (“Lý”) phổ biến xác định của Dịch Đó là sự phát triển theo chu kỳ tuần hoàn, hết rồi lại bắt đầu:
“Tái nhất âm hề phục nhất dương, Tuần hoàn vãng phục lý chi thường”
Nghĩa là:
(Một khí âm vừa qua thì một khí dương lại đến, Xoay vòng ra đi và trở lại là lẽ thường – Khiển hứng) Hoặc:
“Nhất chu khí vận chung nhi thủy, Bác phục đô tòng Thái cực tiên”
Trang 33Tuy nhiên, không phải Nguyễn Bỉnh Khiêm đứng trên lập trường duy tâm chủ quan của Phật giáo, mà ông tiếp tục đi theo xu hướng duy tâm khách quan của Tống Nho, khi cho rằng, vạn vật có nguồn gốc từ khí (Bẩm thụ thị nhất khí) Khí ấy, theo Trương Tải (1020-1078), ở trong Thái hư - “Thái hư thì vô hình, là bản thể của khí” (Chính mông, Thái hòa) Nhị Trình nói: “Khí thì tự nhiên sinh ra con người, sự sinh
ra của khí, sinh ra ở chân nguyên Khí của trời cũng tự nhiên sinh sôi không cùng” (Nhị Trình di thư, Ngữ lục) Còn Chu Hy thì cho rằng: “Giữa trời đất có lý và khí Lý
là đạo thuộc hình nhi thượng, là gốc sinh ra vạn vật Khí là khí vật, vật chất thuộc
Trang 34
hình nhi hạ, là công cụ sinh ra vạn vật Do đó khi được sinh ra, người và vật phải bẩm thụ cái khí này, rồi sau mới có hình” (Chu Văn Công văn tập, Đáp Hoàng Đạo Phu thư)
Như vậy, có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm trình bày theo đúng quan điểm của Chu
Hy, song ông không nói cái gì quy định sự “bẩm thụ” cái khí ấy Có một số nhà nghiên cứu cho rằng, quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ tập trung vào khí mà không đề cập đến mối quan hệ giữa lý và khí, từ đó cho rằng, “chính đây mới là chìa khóa then chốt để có thể đánh giá đóng góp đích thực của ông đối với triết học tự nhiên”(4) Chúng tôi cho rằng, cách trình bày của Nguyễn Bỉnh Khiêm về quá trình hình thành và phát triển của vũ trụ vạn vật là giản đơn và vắn tắt, không suy luận dài dòng và phức tạp Tuy không trình bày một cách cụ thể mối quan hệ giữa lý và khí, nhưng ông lại khẳng định cái vô hình (thuộc hình nhi thượng) vẫn luôn thắng cái hữu hình (thuộc hình nhi hạ) Bằng chứng là, có lần đi thăm chùa Phổ Minh, ngôi chùa được xây dựng vào thời Trần ở ngoại thành Nam Định đã bị giặc Minh tàn phá, thậm chí cái vạc của chùa rất nổi tiếng cũng bị giặc phá làm súng đạn năm 1426, Nguyễn Bỉnh Khiêm nói:
“Liêu liêu cổ đỉnh kim hà tại?
Thức đắc vô hình thắng hữu hình”
Nghĩa là:
(Vắng vẻ lặng lẽ, vạc xưa nay còn đâu?
Thế mới biết vô hình vẫn thắng hữu hình – Du Phổ Minh tự)
Tuy cái vạc với tư cách sự vật cụ thể làm cho ngôi chùa đó nổi tiếng linh thiêng một thời không còn, cảnh chùa vắng vẻ nhưng vẫn có cái gì đó tác động mạnh mẽ tới ấn tượng của người thăm viếng Dù cách trình bày vắn tắt như ở trên, chúng ta vẫn hiểu được tính nhất quán trong tư tưởng của Trạng Trình về sự vượt lên của cái siêu hình (lý) so với “khí” mà ở đây, có thể xem là “khí cụ” từng được Chu Hy đề cập tới trong học thuyết của mình Từ đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa thiên lý (đạo trời) áp dụng vào việc lý giải các hiện tượng của đời sống xã hội mà về cơ bản, là làm rõ quan hệ của
“thái cực” trong từng sự việc, từng mối quan hệ cụ thể:(4)
“Thửa nơi doanh mãn là nơi tổn, Hãy gẫm cho hay mới kẻo âu” (Thơ Nôm, 9)
Trang 35
Hoặc:
“Làm người chớ thấy tài mà cậy,
Có nhọn bao nhiêu, lại có tùi” (Thơ Nôm, 10)
“Một cơ yêu nhục đổi thay đều, Yêu bao nhiêu, thì nhục bấy nhiêu” (Thơ Nôm, 25) Những cặp từ đối lập, như “mãn - tổn”; “nhọn - tùi"; “yêu - nhục”, v.v đều làm cho con người lâm vào tình trạng rắc rối, lo âu Chính vì vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên mọi người hãy luôn cảnh tỉnh để tránh bất cập, và muốn tránh được bất cập thì tốt nhất là tuân thủ đạo “trung thường”, tức là giữ nguyên tắc không thiên lệch, thái quá:
“Đạo ở mình ta lấy đạo trung, Chớ cho đục, chớ cho trong” (Thơ Nôm, 104) Trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Đạo” tức “Lý” còn được thể hiện rõ nét trong đời sống xã hội Với tinh thần nhất quán về tính quyết định của Đạo trời (thiên lý) đối với tất thảy các sự vật, hiện tượng, ông khẳng định đạo trung thường chính là vùng giao thoa giữa đạo trời và đạo người mà ở đó, đến lượt mình, đạo người lại tiếp tục bị chi phối bởi đạo trời:
“Thấy cơ doanh mãn, cho hay chớ, Phải đạo trung thường, mựa có qua” (Thơ Nôm, 17) Đạo trung thường tức là đạo trung dung, không thái quá và cũng không bất cập Con người muốn biết đạo trời và giữ được đạo người thì phải chú trọng, không được phép
bỏ qua đạo trung dung, phải tâm niệm đạo đó là thường hằng, bất biến Mối quan hệ giữa đạo trời và đạo người trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm, về thực chất, là
sự phản ánh thực trạng xã hội đương thời vô cùng rối ren, phức tạp Trong xã hội loạn lạc đến cực đỉnh, ở đó ngôi vua không chính, bề tôi tham nhũng, nhân dân đói rét, ly tán bởi chiến tranh và cướp bóc thì sự đối cực trong các mối quan hệ xã hội luôn là vấn đề nổi cộm Do đó, việc xác định điểm giữa (trung) để dung hòa sự đối
và duy trì sự tồn tại của đối tượng (khách thể) càng trở nên khó khăn Tuy vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn luôn khẳng định trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể tìm được điểm trung nhạy cảm ấy
Tuy nhiên, để nhận thức được sự đối cực và tìm đến đạo trung thường, Nguyễn Bỉnh
Trang 36
Khiêm đòi hỏi không chỉ có “khôn ngoan”, tức sự khéo léo trong cách ăn ở, cư xử,
mà phải có sự tham dự của “tâm” Ông khuyên người khôn không nên coi thường kẻ dại; ngược lại, người dại không nên tranh chấp với kẻ khôn:
“Làm người có dại mới nên khôn, Chớ dại ngây si, chớ quá khôn
Khôn được ích mình, đừng rẻ dại, Dại thì giữ phận, chớ tranh khôn” (thơ Nôm, 94)
“Khôn – dại” trong cuộc sống dù thận trọng đến mấy cũng không thể tránh được những lúc lầm lỡ, bởi “Dại nọ chưa đo âu đã đắn, Khôn thì thốt trước lại lo sau” (Thơ Nôm, 59) Vì vậy, trong cách ứng xử với người khác, theo Nguyễn Bỉnh Khiêm, tốt nhất là “vô sự”, tức là bằng cách nào đó để tâm không bị dao động và phiền muộn Ông viết:
“Chữ rằng “nhân dĩ hòa vi quí”,
Vô sự thì hơn, kẻo phải lo” (Nôm, 72)
Hoặc:
“Có thuở được thời mèo đuổi chuột, Đến khi thất thế kiến tha bò
Được thua sau mới ăn năn lại,
Vô sự chăng hơn có sự ru” (Thơ Nôm, 75)
Tuy chỉ nêu các hiện tượng cụ thể để làm rõ sự “đối cực” trong cuộc sống thường nhật, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giúp con người lựa chọn cách ứng xử sao cho có lợi nhất cho bản thân và những đối tác của nó Ông đưa ra khái niệm “vô sự” và ví nó như ánh trăng soi xuống mặt nước hồ trong đêm thu lặng gió, đó là lòng chân thành, chân thực và thêm vào đó là sự vô tư Theo ông, “vô sự” không phải là sự thờ ơ của con người trước các hiện tượng của thế giới đang vận động, biến đổi vô thường, mà nhằm làm cho tâm tĩnh để suy xét chúng được chính xác hơn, để con người đỡ ân hận, ăn năn sau những quyết định của mình Ông nói:
“Kiền khôn tĩnh lý suy, Kim cổ nhàn trung đắc
Hiểm mạc hiểm thế đồ, Bất tiễn tiện kinh cức
Trang 37Tâm tĩnh là mệnh lệnh tuyệt đối, đồng thời là điều kiện tất yếu để nhận thức thế giới xung quanh Đó cũng là điểm gặp gỡ của tam giáo mà Tống – Minh Nho đã lĩnh hội được từ sự Phật giáo hóa, Lão – Trang hóa trong nhận thức luận của mình Nhờ sự
“tự đổi mới” trong lĩnh vực nhận thức luận mà Tân Nho giáo đã đạt được hiệu quả nhất định trong việc nhận thức các nguyên lý của vũ trụ (lẽ càn khôn), của đường đời
và lòng người Dù đưa ra các thuật ngữ khác nhau, như Lý học, Đạo học, Thánh học, Thực học, Tâm học, song con đường chính của các nền học thuật ấy, suy cho cùng, cũng là nhằm đạt tới nhận thức cái tuyệt đối Nguyễn Bỉnh Khiêm không giải thích tâm là gì, là thể hay dụng, ông chỉ nói: "Ôi! nói về tâm là nói về chỗ mà chí đạt tới vậy, mà thơ lại là để nói chí" (Bài tựa tập thơ "Bạch Vân am thi tập") Thiết nghĩ, một câu triết lý ngắn gọn này bao hàm cả một vấn đề lớn về "tâm" như là phạm trù dùng để chỉ ý thức con người Khác với Trương Tải cho "nơi đến của tâm là tính", Nhị Trình cho tâm là khí, tính là lý, Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn chỗ đến của chí là tâm Chí được Nguyễn Bỉnh Khiêm hướng tới cuộc sống nhàn dật, tự tại, bởi theo ông, trong trạng thái “nhàn dật” tâm mới tĩnh, mới đủ điều kiện để suy ngẫm “lẽ xưa nay”
ở Nho giáo, cái tuyệt đối là Thiên lý, ở Phật giáo là Phật tính, ở Lão Trang là Đạo Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu tinh thần ấy của Tống Nho, nhưng ông không sa đà
Trang 38
vào việc phân tích, lý giải triết học, mà về cơ bản, đã đứng trên lập trường của minh triết phương Đông để giải quyết các vấn đề thực tiễn của đời sống xã hội Tuy nhiên, cần nhấn mạnh thêm điều là, minh triết của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang sắc thái Tống Nho, song ở đó hàm lượng các yếu tố Phật giáo và Đạo Lão – Trang được sử dụng một cách tinh tế hơn, thực tế hơn so với nguyên bản của chúng Vì thế, Lý học của ông mang tính thực tế hơn, tránh được lối học và trình bày của các học giả Tống Nho Trung Quốc
********************
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ, Trưởng phòng Triết học Việt Nam, Viện Triết học, Viện
Khoa học xã hội Việt Nam
(1) Trình Tuyền hầu - danh hiệu do vua Mạc phong tặng Nguyễn Bỉnh Khiêm
(2) Trình Hạo (1032-1085) và Trình Di (1033-1107) – hai anh em ruột đồng thời là hai nhà Lý học lớn đời Tống của Trung Quốc
(3) Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm Nxb Văn học, Hà Nội, 1983 Từ đây, các bài thơ chữ Nôm được chỉ dẫn theo số bài trong tác phẩm này, còn các bài thơ chữ Hán
chúng tôi ghi rõ tiêu đề
(4) Nguyễn Huệ Chi, Tạ Ngọc Liễn Phác họa diện mạo tư tưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm // Nguyễn Bỉnh Khiêm, về tác gia và tác phẩm Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr.116
VỀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TRI THỨC
PHẠM VĂN CHUNG (*)
Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và phân tích một số đặc trưng cơ bản của tri thức Đó là, 1/ tri thức là một dạng thái tinh thần; 2/ tri thức là hình thức cao nhất của sự tiến hóa các hình thức phản ánh; 3/ tri thức là kết quả của nhận thức; 4/ tri thức với tư cách là thông tin; 5/ tri thức là sự biểu hiện, khẳng định bản chất con người Những đặc trưng đó tuy chưa nói hết được những thuộc tính, những mặt của tri thức, song chúng cũng đã cho thấy tính chất nhiều chiều, đa dạng của tri thức –
Trang 39đó Tuy nhiên, như mọi đối tượng, tri thức cũng có bản chất của nó, không những thế, có bản chất cấp một, cấp hai, cấp ba v.v., nghĩa là có thể xác định tri thức về mặt khái niệm Để hướng đến nắm bắt bản chất tri thức, trước hết chúng tôi xem xét những đặc trưng cơ bản của tri thức Những đặc trưng này là những khía cạnh cấu thành, là sự biểu hiện bản chất tri thức ở những mức độ, trình độ nhất định
Tri thức là một thành phần của nhận thức, của toàn bộ đời sống tinh thần, ý thức con người nói chung Tri thức liên quan đến mọi tồn tại, hoạt động của con người, xã hội
và có những cơ sở tự nhiên nhất định của nó Vì thế, việc vạch ra những đặc trưng của tri thức, nghĩa là vạch ra những thuộc tính, yếu tố, mặt hay quá trình nổi bật của tri thức, giúp phân biệt tri thức không chỉ với những hiện tượng, quá trình vốn rất phong phú, đa dạng của nhận thức, ý thức con người, mà còn với những sự vật, hiện tượng khác nhau của hiện thực khách quan Việc xem xét những đặc trưng của tri thức có thể được hiểu như một “định nghĩa” khái niệm tri thức theo lối mô tả những yếu tố, khía cạnh bản chất của nó và sự mô tả này thể hiện tính trật tự, lôgíc nhất định trong biểu hiện bản chất tri thức Mỗi đặc trưng của tri thức sẽ được vạch ra dựa trên một hoặc những quan điểm xem xét nhất định, trong đó có quan điểm cơ bản, làm nền tảng của toàn bộ sự xem xét Việc chỉ ra những đặc trưng của tri thức dưới đây sẽ mang nội dung và ý nghĩa như vậy.(*)
1 Tri thức là một dạng thái tinh thần
Phải thấy ngay rằng việc nhận thức bản chất của tri thức sẽ trở nên hỗn độn, khó xác định, nếu trước hết không thừa nhận tri thức là một dạng thái nhất định của tinh thần,
là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan”(1) Như thế, quan điểm phản ánh luận duy vật mácxít trong xác định những đặc trưng của tri thức phải được coi là
Trang 40Quan niệm về tri thức như trên thể hiện cách nhìn duy vật về tri thức, nhấn mạnh đặc trưng tinh thần của tri thức, nhằm phân biệt nó với cái được phản ánh, tức là cái được đem vào nội dung của nó, để tránh nhầm lẫn tri thức với những hình thái vật thể, với thực tại khách quan nói chung Đồng thời, việc hiểu tri thức như vậy còn để phân biệt tri thức với các sản phẩm mà con người làm ra với tư cách sự vật hoá tri thức, biểu hiện tri thức Thoạt nghe câu nói: “Không có sách thì không có tri thức”, người ta dễ ngộ nhận rằng tri thức chứa đựng trong sách Nhưng thực ra chỉ khi nào chúng ta
“đọc” sách thì từ hình thức đã vật hoá ấy, tri thức mới xuất hiện trở lại đúng trạng thái của nó, tức là trong đầu óc của chúng ta Không những thế, trong đầu óc chúng
ta tri thức không phải là cái mang nội dung phản ánh là những đối tượng được nói đến ở trong sách, mà là những đối tượng hiện thực khách quan được chúng ta liên tưởng, hình dung ra tương ứng với các đối tượng được nói đến trong sách Do không