Rối loạn nhân cách Paranoiaque A.Nhân cách Paranoiaque * Các đặc trưng - Luôn nghi ngờ người khác có ý xấu đối với mình.. - Cảnh giác, ngờ vực lòng trung thành kể cả với người thân, tìm
Trang 1Rối loạn nhân cách Paranoiaque
A.Nhân cách Paranoiaque
* Các đặc trưng
- Luôn nghi ngờ người khác có ý xấu đối với mình
- Cảnh giác, ngờ vực lòng trung thành kể cả với người thân, tìm kiếm chứng
cứ
1.Lịch sử Paranoiaque:
Thuật ngữ Paranoiaque đã xuất hiện từ buổi đầu của ngành tâm thần
Từ nguyên học cho thấy Paranoiaque có nghĩa là nghĩ sai ý, đối đầu
Đầu thế kỷ 19 Esquirol đã mô tả những người ”khùng đơn độc nhưng còn lý trí” (Monomanie raisonnante)
1878 Falret mô tả những người sợ bị hại, gây phương hại người khác với các nét như quá nhậy cảm, lỳ lợm, kiêu ngạo gần như hoang tưỏng
1895 Seglas định nghĩa Paranoiaque “người bệnh cứ vơ vào mình các điều
họ cho là gây hại cho mình một cách không phê phán, không kiểm tra, tin
Trang 2tuyệt đối nhưng họ vẫn sáng suốt không tới mức hoang tưởng”.Ông còn gọi RLNC này bằng thuật ngữ “Điên một cách hệ thống”(Folie systématique) Đầu thế kỷ 20 Krapelin mô tả những người khó chịu không thật (Pseudo- quérulant) với đặc tính phàn nàn, hay gây chuyện nhưng không tới mức hoang tưởng
1924 Dupre, Genil-Perrin rồi Montassut coi RLNC này như tiền đề cho tình trạng hoang tưởng sau này
1927 Kretschmer rất nổi tiếng với việc phân loại Paranoiaque làm 3 nhóm:
- Nhóm tấn công: hay gây chuyện, gây hấn, dai dẳng
- Nhóm mơ mộng: các tư tưởng gia, vị tha, tính cách khác người
- Nhóm nhậy cảm: nhậy cảm, nhút nhát, mềm mỏng, luôn nghĩ rằng mình sẽ thất bại, bị sĩ nhục
2.Tỷ lệ mắc
-Có thể chiếm từ 0, 5 tới 2, 5% dân số chung
-Tỷ lệ cao ở các gia đình có người thân bị tâm thần phân liệt hoặc rối loạn hoang tưởng
-Thường thấy ở nam nhiều hơn
3.Cơ chế sinh bệnh:
- Nghi yếu tố di truyền, bất ổn gia đình lúc còn bé, bị lạm dụng lúc bé
Trang 3- Các cơ chế tâm lý vô thức: để đáp trả các yếu tố Stress
- Phóng chiếu: gán cho xung quanh các cảm xúc riêng của mình, các xung động
- Chối bỏ: không nhìn nhận thực tại Đồng hóa mình với kẻ xâm hại
4.Chẩn đoán của DSM IV:
+ Dựa trên điểm a và b
a Sự nghi ngờ xâm chiếm đối với mọi người, mọi thái độ đều bị cho là có ý xấu, thường xuất hiện lúc bắt đầu trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có ít nhất 4 trong các (7) biểu hiện dưới đây:
- Tin tưởng không hợp lý là mọi người loại trừ, gây hại, hoặc lừa dối mình
- Luôn bận tâm từ những nghi ngờ vu vơ về sự trung thành, thủy chung của bạn bè, những người cộng tác
- Dè dặt không dám bộc lộ với người khác vì sợ các thổ lộ này có thể bị sử dụng để chống lại mình
- Luôn thấy các ẩn ý, đe dọa, sỉ nhục trong các lời nhận xét, sự kiện vô hại
- Để bụng, không bao giờ tha thứ khi bị tổn thương, nhục mạ
- Đáp trả tức thời hoặc phản ứng cuồng nộ với điều mà mọi người thấy không không có gì, nhưng bệnh nhân cho là gây hại, tồn thương uy tín của mình
- Nghi ngờ vô lý và thường xuyên sự chung thủy của người phối ngẩu
Trang 4b Không xuất hiện trong giai đoạn tiến triển của tâm thần phân liệt, rối loạn khí sắc có loạn thần hoặc một loại loạn thần khác, và cũng không phải do một bệnh lý cơ thể gây tác động tâm lý
5.Chẩn đoán phân biệt:
- Rối loạn hoang tưởng: hoang tưởng rỏ nét, hằng định, có tổ chức
- Tâm thần phân liệt hoang tưởng: kém ảo giác, rối loạn tư duy
6.Tiên lương và điều trị
- Tiên lượng đa dạng, các trở ngại về quan hệ-nghề nghiệp luôn có
- Trường hợp xấu : trầm cảm, lo âu, rối loạn hoang tưởng, loạn thần
- Điều trị chủ yếu là tâm lý liệu pháp nâng đỡ, cần chú trọng trên mối quan
hệ bền vững giữa thầy thuốc-bệnh nhân để tạo sự tin cậy
- Đồng thời nhấn mạnh thực tế đối với họ, phát huy các mặt mạnh
- Thuốc chỉ sử dụng trong các trường hợp lo âu, kích động với Haldol liều thấp, Diazépam