Ảnh hưởng của công nghệ, kỹ thuật

Một phần của tài liệu Luận văn: Chiến lược phát triển Tổng công ty cảng Hàng không Miền Bắc đến năm 2020 pptx (Trang 37 - 41)

- Cty khai thác khu bay NB Cty khai thác ga NB

4) Ảnh hưởng của công nghệ, kỹ thuật

Đối với một ngành đòi hỏi kỹ thuật cao như ngành hàng không, việc ứng dụng những công nghệ mới là vô cùng cấp thiết. Trong 20 năm gần đây, ngành vận chuyển hàng không có tốc độ phát triển công nghệ mới rất nhanh. Các loại máy bay liên tục được cải tiến về cấu trúc thân máy bay, động cơ và hệ thống điều khiển. Sự

phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệđã tạo ra những thế hệ máy bay mới có các chỉ số kinh tế kỹ thuật cao bắt buộc các cảng hàng không phải có sự phát triển tương ứng. Đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả kinh tế cũng như sự sống còn của một cảng hàng không quốc tế.

B. Môi trường vi mô

1) Khách hàng

Khách hàng quan trọng nhất của các cảng hàng không chính là các hãng hàng không. Hiện có 3 hãng hàng không nội địa và 22 hãng hàng không quốc tếđang có

đường bay đến sân bay quốc tế Nội Bài. Các cảng hàng không địa phương hiện chỉ

có Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam có đường bay đi /đến với số chuyến rất hạn chế, chủ yếu mang tính chất phục vụ công ích. Thực tế chỉ có Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài là đơn vị quan trọng nhất của NAC. Sự phát triển của các hãng hàng không có quan hệ hữu cơ với sự lớn mạnh của một cảng hàng không. Vì vậy, NAC cũng nên có những chương trình phối hợp với các hãng hàng không trong nước và quốc tế quảng bá hình ảnh của mình đến với tất cả các khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng các dịch vụ hàng không.

2) Nhà cung cấp

Ngành hàng không là một ngành đòi hỏi trình độ cao cả về kỹ thuật lẫn con người. Hiện nay, các công nghệ mà ngành hàng không Việt Nam đang sử dụng phần lớn đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đặc biệt là các hệ thống trang thiết bị cho cảng hàng không theo tiêu chuẩn quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài cung cấp, không chủđộng được về lượng và giá của các yếu tốđầu vào đối với sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ phi hàng không như: các dịch vụ cho thuê

mặt bằng, văn phòng, thiết bị; các hoạt động kinh doanh trên địa bàn cảng hàng không; các hoạt động khai thác trên địa bàn cảng hàng không ...ít chịu sự chi phối của các nhà cung cấp nước ngoài.

3) Sản phẩm thay thế

Trong vận tải hàng không, việc sử dụng các dịch vụ ở các cảng hàng không (ngoại trừ các dịch vụ phi hàng không) là mang tính chất bắt buộc. Bởi vì máy bay không thể cất/hạ cánh mà không có sân bay. Tính bắt buộc sử dụng khiến cho các sản phẩm, dịch vụ của cảng hàng không trở nên không thể thay thế. Bởi vì chúng ta

đi đâu đó bằng đường hàng không, chúng ta cũng đều phải trả một khoản phí cho sân bay mà ta đi hoặc đến dưới dạng lệ phí phục vụ hành khách. Các hãng hàng không cũng phải trả những khoản phí cho việc sử dụng các dịch vụ của cảng hàng không, bao gồm phí cất/hạ cánh, phí sử dụng ống lồng, phí chiếu sáng, phí tiếng

ồn… Tuy nhiên, việc sử dụng các cảng hàng không chỉ có ý nghĩa đối với vận chuyển hàng không. Còn các phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy...lại chính là các sản phẩm thay thế trực tiếp đối với vận chuyển bằng đường hàng không và gián tiếp ảnh hưởng đến các cảng hàng không. Với ưu thế về dung lượng vận chuyển cao, chi phí vận chuyển thấp, các loại phương tiện giao thông vận tải này thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh, hành khách có thu nhập thấp, có nhiều thời gian dành cho đi lại. Các loại phương tiện này đang cùng ngành hàng không chia sẻ thị trường vận tải hành khách, hàng hóa và chiếm thị

phần lớn hơn ngành hàng không, nhất là vận tải hàng hóa. Nhưng vận chuyển hàng không với ưu thế hơn hẳn các phương tiện nêu trên về tiện nghi phục vụ, độ an toàn, thời gian hành trình,… thích hợp hơn với vận chuyển cự ly dài, với bộ phận dân cư

có thu nhập cao, vận chuyển các loại hàng hóa gọn nhẹ, có giá trị cao đòi hỏi thời gian vận chuyển ngắn như bưu kiện, bưu phẩm, hàng tươi sống…Đó là những lý do khiến cho ngành hàng không ngày càng tăng trưởng mạnh và khó thay thế trong xã hội hiện đại, có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của cảng hàng không.

Ta có cảm tưởng rằng hoạt động của cảng hàng không là mang tính chất độc quyền. Tuy nhiên, các cảng hàng không không phải lúc nào cũng độc quyền vì, về

nguyên tắc, các hãng hàng không luôn có quyền chọn một cảng hàng không khác làm nơi đi/đến. Sự độc quyền của NAC chỉ xảy ra đối với khách nội địa hoặc khách quốc tế có nhu cầu đi/đến miền Bắc Việt Nam mà thôi. Còn đối với các hãng hàng không quốc tế thì không phải vậy. Điều này rất rõ ràng khi ở cùng một thành phố có một vài cảng hàng không. Ví dụ ở Paris có Charles de Gaulle và Orley, còn ở

Moscow có Tchementjevo I, II và Demendevo. Ngay cả hai cảng hàng không nằm khá xa nhau như cảng hàng không Nong Ngu Hau (Bang Kok) và cảng hàng không Changi (Singapore) cũng phải chịu sức ép cạnh tranh lẫn nhau khi cả hai đều muốn

đóng vai trò trung tâm trung chuyển (Hub) khu vực. Không phải ngẫu nhiên mà cảng hàng không Dubai nỗ lực xây dựng hình ảnh của mình thành “Thiên đường mua sắm” hay Changi – “Cảng hàng không thân thiện nhất thế giới”.

Cơ sở vật chất của các cảng hàng không Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Nếu lấy cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng hàng không quy mô nhất trong số các cảng hàng không trực thuộc NAC và là cảng hàng không quốc tế đứng thứ hai tại Việt Nam sau Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cả về quy mô lẫn năng lực khai thác thì còn kém nhiều so với các cảng hàng không trong khu vực. Hiện nay Cảng hàng không quốc tế Nội Bài chỉ có một nhà ga hành khách phục vụ chung cả khách quốc tế lẫn nội địa với tổng công suất thiết kế là 6 triệu hành khách/năm. Trong khi đó Cảng hàng không Changi của Singapore có 3 nhà ga hành khách với tổng công suất là hơn 60 triệu hành khách năm. Cảng hàng không Bangkok Thái Lan cũng được xây dựng với 3 nhà ga hành khách trong đó có 2 nhà ga hành khách quốc tế và 1 nhà ga hành khách nội địa. Theo thống kê của Hiệp hội các cảng hàng không quốc tế (ACI – Airport Council International), đây là sân bay xếp thứ 18 trong danh sách những sân bay bận rộn nhất trên thế giới với diện tích là 32,8km² (khoảng 8.000 acre) và phục vụ khoảng hơn 45 triệu khách/năm, có khả

năng nâng cấp lên thành 100 triệu khách trong một năm. Cảng hàng không Kuala Lumpur của Malaysia đạt 29,6 triệu hành khách năm 2009, đứng thứ 48, trong khi

đó cảng hàng không quốc tế Nội Bài chỉ đứng thứ 220 với 8,5 triệu hành khách. Thông qua các con số thống kê ta thấy, hiện nay Sân bay quốc tế Nội Bài kém hơn rất nhiều các sân bay trong khu vực về khả năng cạnh tranh.

C.Kết luận về phân tích môi trường bên ngoài, xác định các cơ hội và mối

đe dọa NAC

Qua khảo sát và phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài kết hợp với ma trận EFE, các cơ hội và nguy cơđối với NAC được xác định.

Các cơ hội

ØVới vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm khu vực châu Á-Thái Bình Dương, là một trong những khu vực phát triển nhanh và ổn định nhất trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng vững chắc. Cùng xu hướng tăng trưởng chung của nền kinh tế, thị trường vận tải hàng không Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng cao.

ØHợp tác quốc tế trong lĩnh vực vận tải hàng không ngày càng mở rộng thông qua các hiệp định hàng không song phương và đa phương.

ØViệc hoàn thiện cơ sở pháp lý trong thiết lập hoạt động hàng không dân dụng tạo tiền đề tích cực cho định hướng phát triển Việt Nam trở thành trung tâm trung chuyển hàng không (hub) của khu vực.

ØLà thị trường tiềm năng về phát triển du lịch, đặc biệt là Miền Bắc Việt Nam. Chính sách quảng bá các hoạt động du lịch của Việt Nam cũng là một yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.

ØNhận được sựủng hộ mạnh mẽ của chính phủ và các nhà tài chính đối với các chính sách về tài chính, đầu tư…

ØĐối thủ cạnh tranh trong nước hầu như không có.

ØKế hoạch sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào việc thực hiện kế hoạch của các doanh nghiệp vận tải hàng không, giảm tính chủ động và điều tiết thực hiện chỉ tiêu sản lượng.

ØTuy rào cản xâm nhập ngành thấp nhưng sự tụt hậu so với các cảng hàng không trong khu vực cũng là nguy cơ đối với NAC trong bối cảnh tự do hóa bầu trời.

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

Bảng 2.6. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của NAC

TT Yếu tố môi trường Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Hệ số 1 Tình hình chính trị xã hội ổn định 0,10 3 0,33 2 Vị trí địa lý, dân số 0,08 3 0,25 3 Điều kiện thời tiết 0,08 3 0,20 4 Cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước còn nhiều bất cập 0,08 3 0,23 5 Nguồn vốn đầu tư từ nhà nước và các tổ chức tín dụng 0,07 2 0,18 6 Rào cản xâm nhập ngành thấp 0,04 2 0,08

Một phần của tài liệu Luận văn: Chiến lược phát triển Tổng công ty cảng Hàng không Miền Bắc đến năm 2020 pptx (Trang 37 - 41)