- Cty khai thác khu bay NB Cty khai thác ga NB
2) Cảng hàng không Cát B
2.3. Phân tích các yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty Cảng hàng không Miền Bắc
2.3.1. Nghiên cứu định hướng tổng quát
2.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng đầu tiên trong các nghiên cứu nhân chủng học. Để có được những thông tin sâu, các nhà nhân chủng học đi đến sống ở các cộng đồng mà họ muốn nghiên cứu, họ thường sử dụng các kỹ thuật như
phỏng vấn phi cấu trúc, thu thập lịch sử đời sống, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp để quan sát và tìm hiểu những nguyên nhân chi phối hành vi ứng xử của người dân. Ngày nay, các kỹ thuật đó được sử dụng rộng rãi không chỉ trong phạm vi của nhân chủng học mà còn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là lĩnh vực kinh tế học. Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường doanh nghiệp nơi nghiên cứu được tiến hành. Tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong đó phương pháp chuyên gia là cơ bản để xác định mức độ tác động của các yếu tố từ môi trường đến Tổng Công ty cảng hàng không Miền Bắc như sau: (mục 1, phụ lục 4)
- Căn cứ vào các yếu tố tác động của môi trường bên trong và bên ngoài, tác giả tổ chức lấy ý kiến các chuyên gia trong Tổng Công ty Cảng hàng không Miền Bắc, Viện Khoa học hàng không và Cục Hàng không Việt Nam.
- Số lượng mẫu là 20 chuyên gia, hiện đang công tác ở các phòng ban chức năng của NAC, lãnh đạo các công ty thành viên, lãnh đạo Cục hàng không và các chuyên gia Viện Khoa học hàng không có am hiểu sâu rộng về các vấn đề liên quan
+ Cán bộ lãnh đạo, chuyên viên NAC (10 phiếu)
+ Cán bộ lãnh đạo, chuyên gia Cục Hàng không (5 phiếu) + Các chuyên gia Viện Khoa học Hàng không (5 phiếu)
- Cách thức thu thập thông tin: sử dụng bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp. - Cách thức xử lý thông tin: do số lượng mẫu ít nên tác giả sử dụng phần mềm Excel để tính toán các tiêu chí, lấy giá trị trung bình của kết quả trả lời câu hỏi. (bảng 1,2,3,4, phụ lục 4)
Phương pháp này cho phép tác giả nắm được những vấn đề quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của NAC thông qua ý kiến của các chuyên gia để từ đó xây dựng được chiến lược phát triển phù hợp.
2.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng bao gồm một số phương pháp cơ bản như: Phép ngoại suy xu hướng/dự báo theo chuỗi thời gian. Tức là, nhà nghiên cứu sử
dụng phân tích chuỗi thời gian, dùng các dữ liệu kinh tế quá khứ để tiên đoán xu hướng tương lai. Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển cho Tổng công ty cảng hàng không Miền Bắc, tác giảđã vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng như sau: (mục 2, phụ lục 4)
- Sử dụng số liệu về GDP, tỷ lệ tăng trưởng của NAC, các kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006-2010, từđó tính toán các số liệu về doanh thu, sản lượng của TCT trong 10 năm tới.
- Trên cơ sở các số liệu đã tính, tác giả thấy rõ được xu hướng phát triển của NAC và lấy đó làm căn cứ cho các định hướng mang tính khả thi cho NAC đến năm 2020.
2.3.1.3. Kết quả nghiên cứu
Sử dụng kết quả của các phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng kết hợp, bổ sung lẫn nhau tác giả có thể xác định được những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội và nguy cơ của NAC trong thời điểm hiện tại cũng như trong
tương lai, để từ đó đề ra những giải pháp thích hợp cho sự phát triển bền vững của Tổng công ty.
2.3.2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Tổng công ty Cảng hàng không Miền Bắc
2.3.2.1. Các nhân tố bên ngoài
A. Môi trường vĩ mô
1) Ảnh hưởng của luật pháp, chính trị
Chủ trương đổi mới, mở cửa từ năm 1986 của Việt Nam đã ảnh hưởng tích cực
đến sự phát triển của ngành hàng không. Quan hệ đối tác kinh tế và ngoại giao mở
rộng, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài tới Việt Nam làm cho ngành hàng không và cụ thể là Tổng công ty cảng hàng không miền Bắc có điều kiện để phát triển, mở
rộng đối tác, thu hút vốn để hiện đại hoá trang thiết bị và đầu tư cơ sở hạ tầng. Chính sách phát triển giao thông đường bộ của ngành giao thông vận tải làm cho hệ thống giao thông tới cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các cảng hàng không địa phương thuận lợi hơn. Ngoài ra, nhờ ưu thế được xây dựng tại các trung tâm văn hoá lớn của đất nước có tiềm năng phát triển du lịch nên các chiến lược, chính sách phát triển của ngành du lịch cũng là nhân tố quan trọng tác động đến việc thực hiện và xây dựng các kế hoạch sản lượng của NAC.
Các văn bản, chính sách của Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp nhà nước cũng là điều kiện thuận lợi để Tổng công ty hoạt động, có phương hướng xây dựng kế hoạch phát triển. Từ một doanh nghiệp hoạt động công ích chuyển sang công ty tránh nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, cơ chế tài chính của Tổng công ty được thay đổi từ cơ chế lấy thu bù chi chuyển sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh. Đây là một bước đột phá giúp doanh nghiệp tăng dần sức cạnh tranh và có khả năng tự thích ứng với nền kinh tế
Cơ cấu tổ chức cũng được thay đổi để phù hợp với cơ chế tài chính của doanh nghiệp.
Bên cạnh thuận lợi, những thay đổi về chủ trương, chính sách của Nhà nước và của ngành cũng đặt cho NAC nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất là việc chuyển
đổi sang hình thức doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, giảm dần sự bảo hộ của Nhà nước. Chủ trương thống nhất chính sách thu thuế và lệ phí giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước khiến Tổng công ty gặp khó khăn trong việc tự hạch toán kinh doanh. Hơn nữa, giảm dần sự bảo hộ của Nhà nước, các hoạt
động thương mại của Tổng công ty cảng cũng gặp phải sự cạnh tranh tương đối gay gắt trên thị trường.
2) Ảnh hưởng của kinh tế
Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP
Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ chặt chẽ với tốc độ
tăng trưởng của ngành hàng không. Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 nhưng NAC vẫn bảo đảm mức độ tăng trưởng. Chủ trương của Nhà nước ta trong thời gian tới là tiếp tục đường lối quản lý kinh tế nhằm phát huy nội lực của các thành phần kinh tế để thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Bảng 2.5. GDP, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng của NAC Thời gian Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tỉ lệ tăng trưởng GDP(%) 8,17 8,44 6,23 5,32 6,78 Tỉ lệ lạm phát (%) 5,65 12,63 19,91 6,88 11,75 Tốc độ tăng trưởng của NAC (%) 18,2 18,7 18,4 17,9 16,5 Nguồn:Tổng cục thống kê và Phòng VTHK – CHK [7]
Xu thế phát triển hàng không trong nước và quốc tế
Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng không nên hoạt động của NAC chịu tác động trực tiếp của xu hướng phát triển hàng không trong nước và quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và việc chính quyền Mỹ trao Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam mởđường cho làn sóng đầu tư nước ngoài và thương mại với quy mô lớn vào Việt Nam; cùng xu thế “ASEAN Open Sky” với việc miễn trừ thị thực trên toàn khối sẽ gia tăng lượng khách du lịch trong khu vực đến Việt Nam, thúc đẩy hoạt
động vận chuyển tại thị trường hàng không Việt Nam nói chung và các cảng hàng không trực thuộc Tổng công ty cảng hàng không miền Bắc nói riêng.
Các xu hướng phát triển thị trường hàng không Việt Nam theo hướng mở, phát triển các mạng đường bay nội địa, nội vùng và liên vùng bao phủ khắp các vùng, miền trọng điểm của đất nước; tăng cường mạng đường bay khu vực Châu Á đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, mở rộng mạng đường bay quốc tế đến Trung Đông, Châu Âu và Bắc Mỹ; phát triển mạng đường bay chở hàng hoá là những xu hướng phát triển có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng các kế hoạch đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của NAC.
Xu hướng phát triển của hàng không thế giới cũng tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển của NAC. Đặc biệt, ba xu thế chính là toàn cầu hoá các hoạt động hàng không; tự do hoá và thương mại hoá các hoạt động hàng không; tạo lập và cạnh tranh giữa các các cảng hàng không trung chuyển lớn thành các trung tâm trung chuyển. Các xu thế này tạo cho NAC nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các mục tiêu phát triển. Cùng với hoạt động toàn cầu hoá, thị trường hàng không Việt Nam chắc chắn sẽ được mở rộng, nhất là với NAC - do có sân bay quốc tế Nội Bài là cửa ngõ hàng không vào thủđô Hà Nội. Bên cạnh những thuận lợi, những xu thế
phát triển này cũng đặt ra thách thức cho NAC, nhất là khi Việt Nam là thành viên của WTO. Đầu tiên là khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không khác khi thực hiện toàn cầu hoá và tự do hoá các hoạt động hàng không. Nếu so sánh các yếu tố
cơ bản để tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp là nguồn nhân lực và điều kiện cơ sở hạ tầng, chất lượng phục vụ hành khách thì khả năng cạnh tranh của NAC vẫn
ở mức trung bình của khu vực và xếp hạng thấp trên thế giới. Với thương mại hoá cảng hàng không, hoạt động thương mại tại cảng hàng không là hoạt động mới đối với các cảng hàng không trước đây chủ yếu để phục vụ các hoạt động quân sự như
của nước ta, nên khả năng cạnh tranh về thương mại với các cảng hàng không quốc tế còn hạn chế.
Sự phát triển thị trường hàng không
Trong những năm qua, ngành vận tải hàng không Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Theo các mục tiêu phát triển của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam thì trong vòng 10 năm nữa, mạng đường bay sẽ được xây dựng với mô hình trục nan qua hai cảng chính tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tăng tần suất các các
đường bay liên vùng và nội vùng giữa các trung tâm, khu vực lớn của đất nước như
Bắc Bộ (Hà Nội, Cát Bi), Bắc Trung Bộ (Vinh, Đồng Hới), Trung Bộ (Đà Nẵng, Huế), Nam Bộ (thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ). Các đường bay quốc tế đến
Đông Nam Á và Đông Bắc Á được mở rộng với tần suất ngày một cao, mở thêm các đường bay xuyên lục địa tới Châu Âu và Bắc Mỹ, tăng các đường bay đến khu vực Nam Á, Thái Bình Dương và Trung Đông. Theo đó, dung lượng thị trường tại các cảng hàng không trực thuộc NAC đến năm 2020 là rất lớn. Với kế hoạch phát triển như vậy, cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ trở thành trung tâm lớn thứ hai về hàng không sau Tân Sơn Nhất. Nhu cầu hội nhập, phát triển hợp tác về kinh tế, xã hội giữa Hà Nội và các nước phát triển, các hãng hàng không nước ngoài có
động lực để tăng tần suất bay đến cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Bên cạnh đó, với tần suất bay nội địa dự kiến dày đặc trong khu vực Bắc Bộ và liên vùng, dự kiến lưu lượng hành khách nội địa thông qua các cảng hàng không thuộc NAC tăng gấp hơn 2 lần đến năm 2020. Với kế hoạch phát triển dài hạn, mục tiêu của Tổng công ty là trở thành thị trường hàng không trong khu vực Đông Nam Á với cảng hàng không trung tâm là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Để thực hiện cần nhiều nỗ
lực do trình độ phát triển và sức cạnh tranh của CHK quốc tế Nội Bài với các cảng hàng không khác trong khu vực tương đối chênh lệch.