Theo nghĩa rộng hơn thì biên tập được hiểu là quá trình chuyển từ ý đồ, mục đích chính trị, khoa học, có tính chất cá nhân thành các sản phẩm văn hóa, tinh thần có tính chất xã hội dưới
Trang 1KỸ NĂNG BIÊN TẬP VÀ BIÊN SOẠN LỜI DẪN
PHẦN I: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
I Khái niệm Biên tập báo chí và hiểu biết chung về nhiệm vụ BTV
1 Biên tập
a Khái niệm:
- Biên tập ( tiếng La tinh là Redactus – có nghĩa là sắp đặt, sửa chữa, tu chỉnh, gọt
rũa hay trong tiếng Pháp – Rédaction – có nghĩa là soạn thảo, biên soạn), hiểu theo nghĩa hẹp là sự tu chỉnh, gọt rũa, sửa chữa các sản phẩm văn hóa Theo nghĩa rộng hơn thì biên tập được hiểu là quá trình chuyển từ ý đồ, mục đích chính trị, khoa học, có tính chất cá nhân thành các sản phẩm văn hóa, tinh thần có tính chất xã hội dưới dạng xuất bản phẩm để phục vụ người đọc, người nghe, người xem…
- Một cách dễ hiểu và gần gũi hơn, công việc biên tập hay biên tập báo chí chính là việc xử lý thông tin và chuyền tải thông tin sự kiện thành ngôn ngữ báo chí để giúp khán giả, độc giả, thính giả tiếp cận thông tin một cách hiệu quả nhất ( Ngôn ngữ báo chí ở đây được hiểu là hình ảnh, âm thanh trong truyền hình, báo hình: tiếng động, lời đọc trong phát thanh – báo nói và hình ảnh, văn bản trong báo viết
và báo điện tử - báo mạng)
-b Sơ đồ quá trình chuyển hóa thông tin.
Sự kiện → Biên tập viên → Công chúng
(Tiếp cận vấn đề, lựa chọn thông tin quan trọng, phương tiện thể hiện, chỉnh sửa
và truyền tải đến công chúng)
2 Biên tập viên
- BTV (Editor): Là người xử lý thông tin để chuyển tới công chúng Công việc của
các biên tập viên báo chí trong tòa soạn là tổ chức sản xuất, lựa chọn, sửa chữa các tác phẩm báo chí theo các quan điểm và lợi ích nhất định
- BTV truyền hình: hiểu một cách sơ lược nhất là những người bằng nghiệp vụ
truyền hình, sẽ tìm kiếm và xử lý thông tin (bằng ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh)
để tạo ra một tác phẩm truyền hình để gửi tới công chúng
- Ngôn ngữ truyền hình:
+ Hình ảnh: Nhân vật, bối cảnh, không gian xảy ra sự kiện….
+ Âm thanh: Tiếng động hiện trường, lời phỏng vấn, âm nhạc….
Các biên tập viên truyền hình có nhiều cách để bắt đầu công việc khác nhau nhưng môtip chung luôn là tìm kiếm thông tin – tiếp cận thông tin – xử lý thông tin và truyền tải thông tin
- Tìm đề tài: Vốn sống, các thông tin nóng hổi, các sự kiện đang được quan tâm
trong xã hội
- Xử lý để tài: Lựa chọn hình thức thể hiện ( tin, phóng sự, phỏng vấn, ghi nhanh,
phim tài liệu…), Chọn địa điểm quay và tìm nhân vật phỏng vấn ( trong nhiều trường hợp không thể chuẩn bị trước mà phải đến hiện trường mới có những phát hiện mới và khi ấy có thể cách tiếp cận vấn đề sẽ đi theo 1 hướng hoàn toàn khác, góc nhìn và cách lựa chọn nhân vật PV cũng khác…); dựng ( làm hậu kỳ): thực hiện trên bàn phi tuyến hoặc analogue, có thể sử dụng những kỹ xảo phù hợp để nhấn mạnh câu chuyện muốn kể, viết lời bình…
- Hoàn tất: đọc lời bình, làm nhạc hoặc sử dụng tiếng động nền, duyệt băng…
Trang 2Lưu ý: Đây là quá trình tác nghiệp của một phóng viên báo chí thời sự, chuyên
mục hoặc chuyên đề, với các mảng chương trình đặc thù hơn như: Game show, live show thì fomat chương trình là yếu tổ quan trọng nhất để BTV và ekip thực hiện dựa vào đó để có những thay đổi và bố trí các vị trí công việc phù hợp Hình dung chung về ekip thực hiện 1 showgame ( trò chơi truyền hình) là: Tổ chức sản xuất - Chủ nhiệm chương trình – BTV(BTV âm nhạc: nếu là show về ca nhạc) – người dẫn - đạo diễn trường quay – đạo diễn hiện trường, các trợ lý sân khấu, âm thanh, ánh sáng, kỹ thuật…
Nguyên nhân vàng của thông tin báo chí: phải trả lời được 5 câu hỏi (5W – 1H)
- Who ?
- What ?
- Where ?
- When ?
- Why?
- How?
- Bản chất của truyền hình, cũng có thể coi là đặc trưng quan trọng nhất là: hình ảnh, âm thanh sống động, tính xác thực của thông tin là quan trọng nhất Các kỹ năng kỹ xảo sử dụng trong quá trình khai thác thông tin chỉ phục vụ cho việc kể câu chuyện ấy bằng hình ảnh thêm xác thực, sinh động, tác động tốt hơn vào tâm
lý, tình cảm của người xem Chứ bản thân của vấn đề cần được nhìn nhận và tôn trọng ở mức tối đa Tránh lạm dụng những kỹ xảo, thậm xưng để làm sai lệch vấn
đề và kỵ nhất là đưa thông tin không chính xác
- Cũng có những trường hợp đề tài rất hay nhưng khả năng thực hiện chuyển hóa thành một sản phẩm truyền hình là không thể Nên lựa chọn cách diễn đạt khác hiệu quả hơn (VD: báo viết, phát thanh…), (VD: sự lãng phí trên bàn nhậu hay cách giáo dục máy móc…những đề tài này nghe rất hay nhưng không tìm ra cách quay không thể quay được chỉ có thể thuyết minh Đó cũng có thể coi là một hạn chế của báo hình bắt buộc phải có hình ảnh âm thanh sống động mới cấu thành nên tác phẩm)
- Trong thời đại ngày nay, khi nhiều loại hình thông tin bùng nổ khán giả có nhiều
sự lựa chọn và ít thời gian để tiếp cận thông tin thì điều đòi hỏi tiên quyết với báo
chí ở mọi loại hình là các yếu tố: thông tin phải nhanh, chuẩn, ngắn gọn và biểu cảm, tác động ngay vào cảm nhận suy nghĩ của khán giả.
VD: Trên truyền hình, thời lượng cho 1 bản tin với rất nhiều vấn đề ngày càng thu hẹp, các tin, bài , phóng sự đều bị co ngắn lại Làm sao chỉ trong 30’’ là hoàn thiện 1 mẩu tin hay khoảng 2’ cho một phóng sự mà thông tin vẫn đầy đủ, biểu cảm, đảm bảo đủ 5W – 1H Cô đọng, xúc tích, ấn tượng sẽ là những từ ngữ được nói đến nhiều nhất cho mọi tác phẩm truyền hình.
Bài ca của người biên tập:
Hãy viết tin ngắn gọn Tránh những từ không cần Hãy bám sát chủ đề
Không nên dài dòng quá Nên viết tin cô đọng Viết những câu đơn giản Hãy trau chuốt từng từ
Trang 3Hãy viết câu ngắn gọn Rồi lại rút ngắn thêm Nên viết tin cô đọng Sau khi đã gọt rũa Không thể bới từ nào Anh hãy đưa cho tôi
Để tôi cô đọng tiếp.
II LỜI DẪN VÀ BIÊN SOẠN LỜI DẪN
1 Lời dẫn
a Khái niệm: là một đoạn văn nói diễn đạt, mô tả ngắn gọn về vấn đề nội dung
được nêu trong vài bài viết ( phóng sự, tin…) Trong báo viết, lời dẫn tương tự như Sapo của bài báo, ngắn gọn, đủ ý, ấn tượng đề chào mời mọi người đọc đến với những thông tin được cụ thể hóa hơn trong tác phẩm
- Trong thời điểm hiện nay, lời dẫn ngày càng có xu hướng ngắn đi, cô đọng hơn
và nhất thiết phải hấp dẫn
- Lời dẫn có vị trí đứng giữa một phóng sự xuất sắc và nút chuyển kênh trên bàn điều khiển từ xa của TV
- Lời dẫn phải thu hút lôi kéo sự chú ý của người xem, định hình tâm trạng và có thể có thêm chút bối cảnh
- Dĩ nhiên, lời dẫn phải tạo sự mong đợi trong đầu người xem rằng: ngồi thêm vài phút nữa trước TV thật không uổng công
(Theo Reuter)
Nhất thiết phải coi dẫn như:
- Là điểm khởi đầu của câu chuyện kể, chứ không phải là kho đồng nát chứa đựng những chi tiết (Facts) bỏ đi
- Là ô kính bày hàng, quày bán hang – quảng cáo câu chuyện
- Mọi người rao hàng ở các hội chợ - mời mọc người xem vào lều của mình
b Vai trò của lời dẫn
- Kể câu chuyện
- Quảng cáo cho câu chuyện hoặc khêu gợi tính hiếu kỳ của người xem
- Điềm báo
- Định hình tâm trạng (không khí)
- Chuẩn bị người xem
- Tạo sự liên tục, liên kết
- Tạo dựng phong cách, tính cách
Những lời dẫn hay không viết quẩn, không dùng những từ ngữ xáo mòn, nhàm chán, tránh những từ khó hiểu, đao to búa lớn nên gần gũi, đơn giản với những câu ngắn, mạch lạc và có sắc thái rõ ràng, chung chung
VD: về vấn đề gia tăng tội phạm tại Nga
Dẫn 1: “Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở các nước trong liên bang Xô Viết
trước đây đã mang lại sự bùng nổ của những tội phạm có tổ chức Tại Nga, buôn bán chợ đen đã trở thành ngành công nghiệp phát triển mạnh với ba ngàn băng nhóm mafia hoạt động ở nước này Điều đó đã thúc giục cảnh sát Nga mở cuộc tấn công lớn chống lại các bố già mới”
Trang 4Dẫn 2: “Cảnh sát Matxcova chưa bao giờ bận rộn như hiện nay Cứ 3 phút lại có
một vụ cướp Các vụ giết người một năm đã tăng gấp ba Tống tiền đã trở thành một hình thức thuế khác với nhiều doanh nghiệp Tuy nhiên, cảnh sát đang mở cuộc phản công vào ba nghìn tội phạm có tổ chức”
Rõ ràng hấp dẫn vì nó cụ thể, thông tin đầy đủ, thuyết phục, cho người xem hình dung ngay về vấn đề họ đang được giới thiệu
2 Ngôn ngữ của lời dẫn
Ngôn ngữ của lời dẫn phải là ngôn ngữ đơn giản Lời dẫn không viết quanh quẩn
mà cần:
- “Túm lấy” khán giả
- Gợi mở hướng phát triển của câu chuyện
- Nhanh chóng nhường chỗ cho câu chuyện bắt đầu
Sự đơn giản, ngắn gọn và rõ ràng là đặc biệt quan trọng với những lời dẫn từ 30 –
50 từ Nó sẽ ngay lập tức tạo ra sự khác biệt trong việc giữ hay để mất người xem của mình
Lời dẫn của BTV truyền hình tốt nhất chỉ nên trong khoảng 30 giây
Không bao giờ nên dùng câu bị động khi có thể dùng dạng chủ động, vì nhìn chung chủ động thì dễ hiểu và rõ ràng Bị động là cách nói quanh co về điều gì đó Tuy nhiên cũng không nên cứng nhắc trong nhiều trường hợp cũng nên dùng câu
bị động
VD: khi muốn nhấn mạnh việc bắt được tên trùm ma túy.
“Khánh trắng đã bị bắt” thay vì nói: Lực lượng cảnh sát đã bắt được Khánh trắng, rõ ràng câu bị động ở đây phát huy tốt hơn khả năng biểu đạt.
- Chủ động: chủ thể là người làm ra hành động
- Bị động: chủ thể không làm ra hành động mà hành động tác động lên chủ thể
VD : so sánh
- Mười người bị chết và hàng ngàn người bị mất nhà cửa trong trận động đất.
- Trận động đất đã cướp đi sinh mạng của mười người và làm hàng ngàn người
mất nhà cửa.
Động từ ở thể chủ động nhấn mạnh người làm ra hành động; động từ ở thể bị động nhấn mạnh người chịu tác động của hành động
Hãy dùng những tiêu chí sau để quyết định dùng thể chủ động hay bị động:
- Bối cảnh
- Tầm quan trọng của người làm ra hành động và người chịu tác động
- Cấu trúc câu (xét về mặt hình ảnh)
- Nguyên tắc 5C:
1 Clear (rõ ràng): dễ đọc, dễ nghe, cụ thể hơn chung chung, logic
2 Correct( đúng): đương nhiên
3 Consice(súc tích): không có từ ngữ hay thông tin thừa, từ và câu ngắn, mọi
từ đều mang nghĩa
4 Comprehensive: dễ hiểu, trả lời rõ ràng cho các câu hỏi: ai, cái gì, khi nào,
ở đâu, tại sao
Trang 55 Considerate(ý tứ): đưa người xem vào cuộc, không loại họ ra, không dùng biệt ngữ, không dùng cụm từ, từ nặng nề, lan man Biết người mình nói chuyện và điều đó quyết định ngôn ngữ, giọng điệu, mức độ thân mật hay trang trọng
3 Các lưu ý khi viết lời dẫn
- Hiểu biết vấn đề cần trình bày
- Tìm cách tiếp cận hợp lý nhất
- Tránh rập khuôn, viết câu ngắn, dễ hiểu
- Cụ thể
- Gợi mở
Trang 6PHẦN II: CÁC BÀI TẬP THỰC HÀNH KỸ NĂNG
Viết lời dẫn chào đời cho 1 đoạn tin (hoặc giới thiệu vào một PS) cho các chương trình dưới đây:
Chương trình “Đuổi hình bắt chữ” chủ đề chào mừng ngày 8/3
Chương trình “Chiếc nón kỳ diệu” chủ đề các ngày lễ tết Việt Nam
Chương trình “Bản tin chứng khóan” với các tin đã thu thập dưới đây:
Kinh tế leo thang, tình hình lạm phát tăng cao
Màu đỏ bao trùm trên cả hai sàn chứng khoán Hà Nội và Thành phố HCM
Chỉ số HOSTC và HASTC giảm mạnh đến cuối phiên thì chững lại
Giá xăng dầu tăng cao cũng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế thế giới
Chương trình “Thời trang và cuộc sống” chủ đề thời trang xuân hè 2010
Thời trang xuân hè thiên hướng về mầu sắc sặc sỡ, những gam màu nóng
Cách sửa chữa và lấy lại cảm hứng cho bộ trang phục đã cũ và lỗi mốt
Làm đẹp bằng phương pháp thiên nhiên, tắm thảo mộc
Chương trình “Bản tin tài chính” với các tin đã thu nhập dưới đây:
Chính phủ đã có những gói kích cầu đầu tiên đạt hiệu quả cho tiêu dùng gói kích cầu thứ hai cho các đơn vị và doanh nghiệp sẽ diễn ra tiếp ngay sau đó, chúng ta đang chờ đón thành quả của gói kích cầu này
Chính phủ quyết định tăng lương cho người lao động, mức lương hưu tối thiểu là 650.000
Phỏng vấn ông Nguyễn Văn A …liệu chính phủ tăng lương có ảnh hưởng đến lạm phát hay không
Chương trình “Văn hóa sự kiện và nhân vật” với các ý sau:
Văn hóa: người Hà Nội xưa
Sự kiện: cuộc thi ảnh Hà Nội một không gian sống, liveshow ca nhạc Đêm Hà Nội (Phú Quang)
Chương trình “Món ngon nhớ lâu” chủ đề về Bánh cuốn Thanh Trì, Bún Ốc Tây Hồ
Chương trình “Đêm Nhạc Trịnh Công Sơn”
Chương trình “Du lịch qua màn ảnh nhỏ” chủ đề thăm thành phố Sài Gòn
Chương trình sự kiện “Hiến máu cứu người”
Chương trình “Người xây tổ ấm” chủ đề buôn bán phụ nữ ra nước ngoài
Chương trình “Khoa học thưởng thức” chủ đề cây thuốc Việt Nam, những cây cỏ quanh ta
Chương trình “Mẹo vặt gia đình” chủ đề cách vệ sinh và làm mới đồ gia dụng
Chương trình “Quán âm nhạc” chủ đề một nét Ca Trù nhân vật Đào Nương Phạm Thị Huệ