1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên Đề Kỹ Năng Biên Soạn Bộ Câu Hỏi, Bảng Hỏi

33 494 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 220,5 KB

Nội dung

CÂU HỎI MỞ tt- Thu thập được nhiều khía cạnh của vấn đề nghiên cứu có nội dung trả lời mà người nghiên cứu không ngờ đến hoặc không dự đoán được  thường sử dụng khi nghiên cứu những hiệ

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ 3

KỸ NĂNG BIÊN SOẠN

BỘ CÂU HỎI, BẢNG HỎI

Trang 2

CÂU HỎI THEO NỘI DUNG

1 Câu hỏi đề cập đến lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, giáo dục, dân số, quản lý, chính trị…những lĩnh vực có thể chia thành nhóm nhỏ  câu hỏi về nông nghiệp, dịch

vụ, lưu thông, thương mại, công nghiệp …(câu hỏi về

kinh tế) ; câu hỏi về mức tử, di dân, giới tính, tuổi tác…

(câu hỏi về dân số).

2 Câu hỏi theo nội dung chia thành 02 nhóm:

a) Câu hỏi về sự kiện đã, đang tồn tại theo thời

gian, không gian, ảnh hưởng diễn biến của quá trình xã hội.

Ví dụ 1: Hôm qua, quý vị có xem phim trên VTV3

không?

b) Câu hỏi thể hiện sự đánh giá , mong muốn của

cá nhân hay tập hợp người.

Ví dụ 2: Theo quý vị, bộ phim phát trên chương trình VTV3 tối qua có thu hút được khán giả Việt Nam không?

Trang 3

CÂU HỎI THEO NỘI DUNG (tt)

4 Thông tin thu được từ câu hỏi về sự kiện có độ tin cậy cao hơn câu hỏi đánh giá, mong muốn (do thái độ thường thay đổi, mang đậm dấu chủ quan)  quan tâm cách đặt câu hỏi, từ ngữ, hình thức câu hỏi phù hợp hoàn cảnh, đối tượng đặt câu hỏi

Ví dụ 3: Khi hỏi về diện tích đất ở (chiều rộng, bề ngang).

CÂU HỎI MỞ

a) Là câu hỏi không kèm câu trả lời chuẩn bị trước Người được hỏi sẽ trả lời theo cách họ thấy, cảm thấy, mong muốn Nội dung trả lời tùy thuộc vào trình độ văn hóa, ý thức cá nhân, trình độ hiểu biết và tâm trạng tại thời điểm trả lời

Ví dụ: Theo quý vị, đặc điểm nổi bật của sinh viên hiện nay

là gì?

b) Ưu điểm:

- Người trả lời không bị ảnh hưởng câu trả lời chuẩn bị trước;

Trang 4

CÂU HỎI MỞ (tt)

- Thu thập được nhiều khía cạnh của vấn đề nghiên cứu (có

nội dung trả lời mà người nghiên cứu không ngờ đến hoặc

không dự đoán được)  thường sử dụng khi nghiên cứu

những hiện tượng mới nảy sinh trong xã hội; để kiểm tra tính đầy đủ và chất lượng câu hỏi đóng; nghiên cứu định tính để

biết kỹ, tỉ mỉ vấn đề nghiên cứu

c) Hạn chế:

- Thông tin nhận được khác nhau về nội dung, có nhiều nghĩa khác nhau  khó khăn để xử lý thống kê;

- Nếu có nhiều câu hỏi mở trong bảng hỏi thì sẽ có câu hỏi mở

bị bỏ trống (người trả lời mất thời gian và trí tuệ hơn)

d) Trình bày câu hỏi mở trong bảng hỏi phải chứa khoảng trống cần thiết sau câu hỏi để người trả lời có thể ghi đầy đủ ý kiến của mình

Trang 5

CÂU HỎI ĐÓNG (tt)

- Câu hỏi đóng tùy chọn: người trả lời có thể chọn một hay

nhiều câu trả lời được đưa ra

b) Ưu điểm:

- Câu trả lời chuẩn bị trước sẽ giải thích và làm rõ nghĩa câu hỏi;

- Dễ trả lời; người trả lời mất ít thời gian, không bị căng thẳng;

- Trong bảng hỏi, hầu hết câu hỏi đóng đều được trả lời 

thuận lợi cho xử lý thống kê

c) Hạn chế:

- Bó hẹp tư duy, suy nghĩ người trả lời Nếu nhiều câu hỏi đóng liền nhau làm người trả lời “lười” suy nghĩ đi rất nhiều

- Hạn chế để định tính vấn đề nghiên cứu

d) Yêu cầu đặt câu hỏi đóng:

- Câu trả lời phải là một hệ thống đầy đủ

Ví dụ: Xin anh (chị) cho biết trình độ học vấn của mình:

a) Hết tiểu học □

b) Hết phổ thông cơ sở □

Trang 6

- Phải có mức độ đồng nhất với nhau theo sự phân lớp;

- Trong câu hỏi đóng lựa chọn, các câu trả lời dứt khoát phải loại trừ lẫn nhau;

- Xếp đặt trật tự câu trả lời phải lưu ý tâm lý người trả lời: nếu câu trả lời nhiều hoặc từ ngữ khó hiểu sẽ chọn câu trả lời cuối cùng; câu trả lời diễn đạt dài dòng, rắc rối thì chọn câu trả lời đầu tiên;

- Số lượng câu trả lời của 01 câu hỏi phụ thuộc yêu cầu, mục tiêu nghiên cứu

Trang 7

CÂU HỎI ĐÓNG LỰA CHỌN

a) Là câu hỏi có các câu trả lời được chuẩn bị trước,

người trả lời chỉ được chọn một câu trả lời Câu trả lời đưa ra phải rõ ràng, cụ thể Các câu trả lời dứt khoát

Ví dụ 1: Quý vị có hài lòng về mức tiền lương của mình nhận hay không?

a) Rất hài lòng □

b) Hài lòng □

c) Khó nói □

d) Không hài lòng □

e) Hoàn toàn không hài lòng □

Ví dụ 2: Ngày chủ nhật vừa qua, quý vị hút bao nhiêu điếu thuốc? a) Trên 20 điếu □

b) Từ 10 - 20 điếu □

c) Dưới 10 điếu □

d) Không hút □

Trang 8

CÂU HỎI ĐÓNG LỰA CHỌN

b) Khi sử dụng câu trả lời có - không, cần chú ý cách đặt câu hỏi (nếu không sẽ gây ra việc chọn câu trả lời dịch chuyển theo cách đặt câu hỏi lệch về phía đó; trong các loại câu hỏi về

mong muốn, đánh giá như: “anh, (chị) có muốn…không”, “anh (chị) có hài lòng…không”; loại câu hỏi có - không dạng phủ định

dễ gây tính đa nghĩa trong câu trả lời). Tốt nhất là đặt câu hỏi đóng lựa chọn có sự cân bằng.

Ví dụ 3: Câu hỏi có - không dạng khẳng định

Quý vị có hút thuốc lá không?

Trang 9

CÂU HỎI ĐÓNG LỰA CHỌN (tt)

Ví dụ 5: Câu hỏi đóng lựa chọn có sự cân bằng hơn

- Với câu hỏi: Quý vị có hài lòng với tiền lương của mình hiện nay không?

a) Có □

b) Không □

Có thể chuyển thành câu hỏi tạo sự cân bằng:

Trong cơ quan chúng ta có một số người hài lòng với tiền lương hiện nay của mình, một số khác không hài lòng, còn quý vị thế nào?

a) Tôi hài lòng □

b) Tôi không hài lòng □

- Với câu hỏi: Quý vị có xem chương trình thời sự các buổi tối trên ti vi không?

a) Có □

b) Không □

Có thể chuyển thành câu hỏi tạo sự cân bằng:

Quý vị thường xuyên hay ít khi xem chương trình thời sự các buổi tối trên ti vi?

Trang 10

CÂU HỎI ĐÓNG LỰA CHỌN (tt)

a) Thường xuyên (hàng ngày) □

b) Thỉnh thoảng (1, 2, 3 tối/ tuần) □

c) Ít khi xem (vài lần trong tháng) □

d) Không xem □

CÂU HỎI ĐÓNG TÙY CHỌN Các câu trả lời đưa ra không nhất thiết loại trừ lẫn nhau Đôi khi câu hỏi đóng tùy chọn chỉ cho phép lựa chọn số lượng nhật định câu trả lời Có trường hợp câu hỏi với các câu trả lời làm người trả lời chỉ có thể chọn 1 câu trả lời, nhưng câu trả lời sau có thể chứa câu trả lời trước, trừ câu trả lời cuối cùng Ví dụ 1: Lương của quý vị trong tháng vừa qua: a) Dưới 1 triệu đồng □

b) Dưới 2 triệu đồng □

c) Dưới 3 triệu đồng □

d) Dưới 4 triệu đồng □

e) Trên 4 triệu đồng □

Trang 11

CÂU HỎI HỖN HỢP

Là loại câu hỏi không phải hoàn toàn mở và cũng không phải hoàn toàn đóng Loại câu hỏi này có số lượng nhất định phương

án trả lới (đóng) nhưng luôn có phương án: “còn cái khác, ý kiến khác; xin chỉ ra” (mở).

Ví dụ 1: Xin cho biết yếu tố nào làm cho quý vị thích con trai?

a) Theo yêu cầu của họ hàng □

b) Theo yêu cầu của bố mẹ quý vị □

c) Theo ý thích của quý vị □

d) Theo phong tục địa phương □

e) Còn gì khác: (xin quý vị chỉ ra……….)

Ví dụ 2: Là hộ nghèo, quý vị đã được cho vay vốn từ nguồn nào? a) Ngân hàng chính sách xã hội □

b) Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn □

c) Hội nông dân □

d) Hội phụ nữ □

e) Nguồn khác:………

Trang 12

a) Báo Nhân dân □

b) Báo Quân đội nhân dân □

c) Báo Hà Nội mới □

d) Báo Tuổi trẻ □

e) Không đọc báo nào □

Ví dụ 2: Xin cho biết đánh giá của quý đại biểu về phần trình bày của báo cáo viên đối với từng chuyên đề theo thang điểm từ 1 đến 5 (điểm cao nhất là 5).

Trang 13

CÂU HỎI GHÉP (tt)

Giới thiệu chung về tham vấn nhân dân

Các hình thức tham vấn nhân dân

Đoàn ĐBQH với tham vấn nhân dân

Kỹ năng của đại biểu dân cử trong tham vấn

Kỹ năng của cán bộ Văn phòng trong tham

vấn

Trang 14

CÂU HỎI GHÉP (tt)

Ví dụ 3: Câu hỏi ghép bất hợp lý, không sử dụng được:

Bố mẹ bạn có phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

CÂU HỎI CHỨC NĂNG

Loại câu hỏi cho thông tin rất ít hoặc không trực tiếp đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, nhưng chúng giúp hoàn thành chức năng khác nào đó:

thẳng, mệt mỏi của người trả lời hoặc để chuyển tiếp từ nội

dung này sang nội dung khác trong bảng hỏi (Thường dùng ở bảng hỏi có nhiều câu hỏi).

Trang 15

CÂU HỎI CHỨC NĂNG (tt)

các nhóm khác nhau để sau đó có những câu hỏi dành riêng cho từng nhóm (Thường dùng ở phỏng vấn, đối thoại, thảo

luận nhóm…).

Ví dụ:

Xin cho biết quý vị đang ở:

Nội trú □ Ngoại trú □

Bạn ở nội trú xin trả lời các câu hỏi sau:

………

c) Câu hỏi kiểm tra: có chức năng kiểm tra người trả lời có hiểu biết đến vần đề nghiên cứu hoặc kiểm tra độ xác thực của

thông tin thu nhận được

Ví dụ: Kiểm tra mức độ hài lòng đối với công việc của người trả lời:

Hỏi: Quý vị có muốn chuyển sang làm công việc khác không?

Nếu vì lý do nào đó phải tạm ngưng công việc này thì thời gian sau quý vị có quay trở lại với công việc đó không?

Trang 16

YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI

Mỗi loại câu hỏi có đặc điểm riêng, mặt mạnh yếu riêng,

cho những khả năng nhận thức riêng  cần nắm vững để sử dụng phù hợp từng trường hợp cụ thể và đạt kết quả

1 Câu hỏi phải đáp ứng yêu cầu, mục tiêu nghiên cứu;

nhằm thu thập thông tin Loại bỏ: câu hỏi không cung cấp thông tin giá trị; làm nặng nề bảng hỏi; câu hỏi không mang lại câu trả lời chính xác, khách quan

Ví dụ 1: Quý vị có quan tâm đến việc học tập của con cái mình?(câu hỏi sẽ mang lại câu trả lời không chính xác)

Có □ Không □

Nên đặt câu hỏi là: Do phải bận rộn với các công việc xã hội, công việc ở cơ quan, việc kiếm sống mà nhiều người

không đủ thời gian quan tâm đến việc học tập của con cái

mình Quý vị có ở trong trường hợp đó không?

Có □ Không □

2 Câu hỏi luôn ở thái độ trung lập, vô tư (không thiên vị, không mớm lời)

Trang 17

YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)

Ví dụ 2: Không hỏi:

- Quý vị có ý kiến nào với hiện tượng mại dâm xấu xa , đồi trụy

hiện nay?

- Quý vị hài lòng với công việc của mình chứ chứ ?

4 Câu hỏi dễ hiểu với mọi cá nhân trả lời, từ ngữ thích hợp (có

đa nghĩa không? Có phù hợp từ ngữ thông dụng của người trả lời?) Hạn chế sử dụng thuật ngữ chuyên môn, khoa học hoặc không xác định được (một vài, tương đối, ít khi, nhiều, ít…)

Ví dụ 3: từ: rộng - bề ngang (miền Nam)

5 Đặt câu hỏi gián tiếp (thay vì trực tiếp) khi câu hỏi đụng

chạm quan hệ cá nhân, đến vấn đề tế nhị và nhạy cảm

Ví dụ 4: Phải chăng mọi người trong cơ quan quý vị cho rằng thủ trưởng cơ quan là một người không có khả năng quản lý?

Theo quý vị, dư luận xã hội đánh giá thế nào về tình hình hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên hiện nay?

Trang 18

YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)

Ví dụ 5: Thay vì hỏi: Quý vị có chơi bài ngày nghỉ không?

Hỏi: Quý vị làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần vừa qua?

a) Thăm bạn bè cũ □

b) Đi picnic □

c) Chơi bài □

d) Những việc khác (xin chỉ ra)………

6 Sử dụng thang 5 mức độ (Hoàn toàn đồng ý - Đồng

ý - Không có ý kiến - Hoàn toàn không đồng ý) thường hiệu quả hơn thang 3 mức độ (Đồng ý - Không có ý

kiến - Không đồng ý) vì thang 3 mức độ dễ dịch chuyển sang khả năng trả lời “Không có ý kiến”

Ví dụ 6: Quý vị cho ý kiến của mình về các nhận định:

Trang 19

YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)

Những nhận định Đồng ý Không có ý

kiến Không đồng ý

1 Ly hôn cần được giải

quyết theo ý muốn chỉ của

một người (vợ hoặc chồng).

2 Ly hôn chỉ được giải

quyết khi có sự đồng ý của cả

hai vợ chồng.

3 Ly hôn không được giải

quyết khi trong gia đình có

trẻ nhỏ.

4 Ly hôn nói chung cần

phải ngăn chặn

Trang 20

YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)

Các phương án trả lời được sắp xếp theo thang đo có

hệ thống từ mối quan hệ giữa chúng:

Ví dụ 7: Rất hài lòng - Hài lòng - Khó nói - Không hài lòng - Hoàn toàn không hài lòng.

Ví dụ 8: Quý vị có nhu cầu được đào tạo đại học ở: a) Hệ đào tạo tại chức □

b) Hệ đào tạo chính quy □

c) Hệ đào tạo từ xa □

Ví dụ 9: Hai thang đo từ hai thành phần:

a) Cả bố và mẹ đều là đảng viên □ b) Bố là đảng viên, mẹ không là đảng viên □ c) Mẹ là đảng viên, bố không là đảng viên □ d) Cả bố và mẹ không là đảng viên □

Trang 21

YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)

7 Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào phương pháp thu thập thông tin Số lượng câu hỏi câu hỏi theo nguyên tắc “Thà ít mà tốt” Tốt nhất nên dài 1 - 3 trang, không quá 7 trang Trong một cuộc điều tra nhanh; tốt nhất là tổng số câu hỏi được trình bày trên 1 -2 trang giấy khổ A4 Không sử dụng quá 5 câu hỏi mở cho 1 cuộc điều tra nhanh

Ví dụ: Số lượng câu hỏi trong hội nghị tham vấn có thể

không cùng số lượng câu hỏi của phiếu lấy ý kiến (tại hội nghị tham vấn).

8 Nên sử dụng đại từ nhân xưng trung tính và trân trọng là

“Quý vị” để đặt câu hỏi Có thể không sử dụng đại từ “ông/bà; anh/chị; đồng chí” vì có khả năng không phù hợp với tất cả các loại đại biểu, đối tượng lấy ý kiến

9 Khi làm xong bảng hỏi, cần rà soát từng câu hỏi theo 3 vấn đề:

a) Tại sao lại cần có câu hỏi này? Nó có ích cho việc làm

rõ nghĩa đề tài, mục tiêu nghiên cứu? Thông tin nào sẽ nhận được qua câu hỏi này?

Trang 22

YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)

b) Tại sao câu hỏi được trình bày theo cách này? Từ ngữ được sử dụng có phù hợp không? Hình thức câu hỏi có đáp

ứng được nội dung không? Nó có thể được trình bày theo cách khác tốt hơn không?

c) Tại sao câu hỏi lại đặt ở chỗ này? Liệu có tốt hơn nữa nếu chuyển câu hỏi lên phía trên hay phía dưới chỗ đó?

10 Về hình thức bảng hỏi:

a) In ấn rõ, sạch; dạng chữ, khổ chữ phù hợp;

b) Các câu hỏi đặt tách biệt nhau, tránh nhầm lẫn cho

người trả lời;

c) Câu hỏi đóng với phương án trả lời không in chuyển

sang trang giữa chừng;

d) In ấn lời chú thích sao cho người đọc dễ nhận thấy nhất (Ví dụ 4 - câu hỏi đóng lựa chọn)

B Xếp đặt câu hỏi trong bảng hỏi cần lưu ý:

1 Theo trật tự:

- Từ đơn giản đến cái phức tạp;

Trang 23

YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)

- Từ cái chung đến cái riêng;

- Khách quan trước, chủ quan sau;

- Theo thứ tự thời gian

Ví dụ: Ảnh hưởng giữa 2 câu hỏi: (theo trật tự 1  2)

1 Quý vị có ủng hộ tăng thuế để chi phí cho giáo dục

4 Bảo đảm tính liên tục câu hỏi theo yêu cầu xử lý thông tin:

- Câu hỏi lọc để xem người được hỏi có hiểu biết vần đề, có nghĩ đến vấn đề;

Trang 24

YÊU CẦU CHUNG CHO CÁC CÂU HỎI (tt)

- Câu hỏi mở để xem thái độ người được hỏi về vấn

- Câu hỏi đóng để tìm hiểu mức độ của những quan

điểm này, hành vi (sẵn sàng giải quyết vấn đề thế

Trang 25

TÓM LẠI VỀ CÂU HỎI

* Nguyên tắc đặt câu hỏi:

Theo nguyên tắc SMART và các nguyên tắc sau:

a) Đạt mục tiêu thu thập thông tin;

Nguyên tắc SMART: S (Specific): cụ thể, rõ ràng

M (Measurable): đo lường được; A (Achieveable): khả thi

R (Realistie): thực tế; T (Time set): thời gian làm xong

Trang 26

XÂY DỰNG BỘ CÂU HỎI

Mỗi hình thức TV có bộ câu hỏi khác nhau

Bộ câu hỏi cần bám sát nội dung TV

Các câu hỏi cần

-Câu hỏi chính ? Câu hỏi phu-Có ý kiến của thành viên, sưphê duyệt của lãnh đạo

-In và cung câp trước cho TV, Ban chủ tọa

Không nên xây dựng một câu hỏi về nhiều vấn đề

Trang 27

MINH HỌA XD BỘ CÂU HỎI

hiện NQ của HĐND về CT hổ trợ trâu bò cho hộ

nghèo

+ Chia theo nhóm vấn đề ?

Tìm hiểu kết quả thực

Hiện CS.Những thuận lợi,

khó khăn? Nguyên nhân?

=> Câu hỏi gợi ý

+ Đối với người dân

1-Ông/bà đã nhận đủ tiền hổ trợ theo CS để mua trâu/ bò chưa?

2- Ông/ Bà có được vay thêmvốn từ NHCS để

đủ tiền mua trâu/ bò không?

+ Đối với cán bô

-Có bao nhiêu hộ nghèo đã tiếp nhận CS hổ trợ mua trâu/ bò?

- Có bao nhiêu hộ đã được hổ trợ trồng cỏ?

Trang 28

MINH HỌA XD BỘ CÂU HỎI (tt)

Tìm hiểu về công tác

tuyên truyền, phổ biến CS

=> Câu hỏi gợi ý

-Ông/bà biết được CS hổ trợ mua trâu/bò chongười nghèo bằng cách nào? (PT,TH…) -Các tổ chức, cơ quan nào đã bình xét ,

hướng dẫngiúp đỡ gia đình phát triển chăn nuôi trâu/ bò??

+Theo chức năng, nhiệm vụ được giao ông/bà đã phổ biếnkịp thời các

CĐ,CS cho các hộ nghèo để họ được xem xét hổ trợ mua trâu/bò?

+Chính quyền ĐP có tạo điều kiện cho người dân tham gia thảo luận

CS, bình xét đối tượng thụ hưởng không?

Ngày đăng: 11/05/2017, 15:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w