Kích thích dây thần kinh X quá mức pptx

6 2K 5
Kích thích dây thần kinh X quá mức pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kích thích dây thần kinh X quá mức I. Nhắc lại giải phẫu: Khoảng 75% số sợi phó giao cảm nằm trong dây X và tới toàn bộ vùng lồng ngực và ổ bụng. Các sợi của dây X tới chi phối tim, phổi, thực quản, dạ dày, toàn bộ ruột non, nửa đầu ruột già, gan, túi mật, tụy và phần trên của niệu quản. II. Nguyên nhân 1. Trực tiếp - Khối u chèn ép. - Phẫu thuật gây co kéo các tạng ở bụng, đánh mạnh vào vùng thượng vị (phản xạ Goltz). 2. Gián tiếp - Ép vào nhãn cầu ( phản xạ mắt - tim) - Thăm khám hậu môn - trực tràng - Xúc động quá mạnh III. Cơ chế 1. Tổng quát: Kích thích (trực tiếp hoặc gián tiếp) X > xung thần kinh > trung tâm vận mạch (hành não) > xung thần kinh (theo dây X) > tim Tổ chức một trung tâm vận mạch gồm 3 vùng chính: + Vùng co mạch: các noron ở đây tiết noradrenaline và kích thích sợi co mạch của hệ giao cảm + Vùng giãn mạch: nửa dưới của hành não + Vùng cảm giác: nằm ở tractus solitarius ở hành não và nửa dưới cầu não, nhận cảm giác chủ yếu từ dây X và dây thiệt hầu, phát tín hiệu điều hòa cả vùng giãn mạch và co mạch Trung tâm vận mạch còn có chức năng kiểm soát hoạt động của tim + Phần lưng của tim gửi xung động qua các sợi giao cảm đến tim làm tăng tần số tim và lực co tim + Phần giữa gửi xung động đến nhân lưng của dây X làm giảm tần số tim. 2. Cụ thể - Khi kích thích dây tk X sẽ làm chậm nhịp tim, nhưng khi kích thích quá mức sẽ gây ngưng tim. Những kích thích quá mức đó có thể là kích thích trực tiếp lên dây X hoặc kích thích vào những vùng thần kinh khác tạo xung vào hành não, kích thích dây X làm tim ngừng đập. - Cơ chế của hiện tượng ngưng tim trong thăm khám hậu môn trực tràng: nguyên nhân là do kích thích vào các sợi phó giao cảm ở tủy cùng tới chi phối đại tràng xuống, trực tràng, bàng quang, phần thấp của niệu quản, cơ quan sinh dục ngoài -> xung thần kinh truyền về hành não -> kích thích dây X làm ngưng tim. Đây là một cơ chế gây ngưng tim nhưng không phải trực tiếp tác động vào dây X ( do dây X không cho nhánh đến những vùng này). - Ép vào nhãn cầu tạo ra xung động ở dây V -> về hành não -> ra dây X -> ức chế tim. Ứng dụng lâm sàng: thăm dò trương lực dây X, làm giảm nhịp tim. ( Theo sinh lý Y Hà Nội) - Xúc động quá mạnh đến ngất đi, biểu hiện: tim đập chậm, giãn mạch > giảm huyết áp. Hiện tượng này được gọi là ngất giãn mạch - mê tẩu ( vasovagal syncope). IV. Nhận biết - Bệnh nhân ngưng tim đột ngột - Huyết áp giảm V. Xử trí - Sử dụng Atropin khi tiền mê là rất cần thiết vì Atropin giúp ngăn ngừa việc làm giảm nhịp tim quá mức do phản xạ phó giao cảm. - Gây tê bằng Lidocain ở gốc động mạch cảnh để đề phòng ngừng tim do phản xạ thần kinh trong khi phẫu thuật. . gửi xung động đến nhân lưng của dây X làm giảm tần số tim. 2. Cụ thể - Khi kích thích dây tk X sẽ làm chậm nhịp tim, nhưng khi kích thích quá mức sẽ gây ngưng tim. Những kích thích quá mức. Những kích thích quá mức đó có thể là kích thích trực tiếp lên dây X hoặc kích thích vào những vùng thần kinh khác tạo xung vào hành não, kích thích dây X làm tim ngừng đập. - Cơ chế của hiện. Kích thích dây thần kinh X quá mức I. Nhắc lại giải phẫu: Khoảng 75% số sợi phó giao cảm nằm trong dây X và tới toàn bộ vùng lồng ngực và ổ bụng. Các sợi của dây X tới chi

Ngày đăng: 29/07/2014, 00:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan