ĐauvùnghàmmặtdoChứngđau dây thầnkinhsinhba (trigeminal neuralgia) Nếu bạn đau răng nhưng khi khám răng, bác sĩ nha khoa lại bảo bạn không có vấn đề về răng miệng thì có thể bạn đã bị Chứngđau dây thầnkinhsinhba (trigeminal neuralgia). Tài liệu dưới đây giúp hiểu rõ thêm về bệnh lý này Chứngđaudâythầnkinhsinhba còn có tên là đaudâythầnkinh số 5 vô căn, thường gặp ở người trên 50 tuổi (nữ nhiều hơn nam) với biểu hiện là những cơn đau đột ngột và dữ dội ở vùng mặt. Bệnh ít nguy hiểm nhưng rất dễ chẩn đoán nhầm với các vấn đề răng miệng, nhiều người bị nhổ nhầm cả hàm răng mà cơn đau vẫn không chấm dứt. Nguyên nhân là do Đau dâythầnkinh số 5 dễ bị nhầm là đau răng. Dây 5 là một trong 12 dâythầnkinh sọ não; ngoài vai trò vận động các cơ nhai, nó còn có nhiệm vụ cảm giác. Nó có 3 nhánh: - Nhánh 1: Phụ trách cảm giác ở đỉnh, trán, phía trên hốc mắt và mũi, giác mạc mắt. - Nhánh 2: Phụ trách cảm giác phía dưới hốc mắt, môi trên, hàm trên. - Nhánh 3: Phụ trách phần từ sau thái dương đến hàm dưới, môi dưới. Giải phẫu học thầnkinhsinh 3 A. Triệu chứngđau trong đaudâythầnkinhsinhba - Trong chứngđaudâythầnkinhsinh ba, cơn đau xuất hiện đột ngột ở một bên mặt, khu trú tại vùng cảm giác do một trong 3 nhánh của dây 5 phụ trách, hay gặp nhất là nhánh 2 (vùng môi trên và hàm trên). Rất hiếm khi đau toàn bộ một bên hoặc cả hai bên mặt. Trong vài giây đến vài phút, bệnh nhân đau dữ dội như điện giật, kim châm, như bị cấu xé; các cơ mặt ở bên đau co giật, khiến họ phải lấy tay ôm mặt, giữ nguyên tư thế đầu, không dám cử động, kể cả nói. - Cơn đau thường xuất hiện vào ban ngày khi có kích thích (như rửa mặt, cạo râu), có khi không rõ nguyên cớ. Giữa cơn có giai đoạn trơ; lúc đó mọi kích thích đều không gây đau (giai đoạn này có thể kéo dài nhiều phút). - Một số vùng da, niêm mạc ở mặt bệnh nhân rất nhạy cảm (thường là ở lợi, môi, cằm), chỉ cần kích thích rất nhẹ vào đó là cơn đau xuất hiện, được gọi là vùng bùng nổ. Đây là một dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán phân biệt đau dâythầnkinh 5 với các chứng bệnh khác. Các điểm lẩy cò (trigger points) gây bùng nổ cơn đauthầnkinh số 5 Những người có các triệu chứng trên cần được khám kỹ tai mũi họng, răng hàmmặt và mắt để loại trừ các chứng bệnh khác như đaumặtdo có vấn đề về mạch máu, viêm nhiễm ở răng, đaudâythầnkinh số 9 và nhất là chứng đau dâythầnkinh 5 thứ phát (do có các hối u ở hầu họng, ở não). B. Phương pháp điều trị - Phương pháp điều trị chủ yếu là dùng các thuốc chống động kinh. Đầu tiên, bệnh nhân được dùng carbamazepin; nếu không đỡ có thể phối hợp với rivotril hoặc liorésal, dihydan, gabapentin Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên muốn dùng phải có chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa thần kinh. - Bệnh nhân chỉ được điều trị ngoại khoa khi việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả. Các phương pháp thường được áp dụng là tiêm cồn vào nhánh của dây 5, nhiệt đông, đốt bằng sóng radio hoặc chiếu xạ hạch Gasser, cắt chọn lọc dâythầnkinh sau hạch Gasser Ngoài ra còn một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra những triệu chứngđau mặt, nhức đầu, dễ lầm tưởng với đauthầnkinhsinh 3 vô căn và cần phải chẩn đoán loại trừ như: viêm mũi xoang, migren, nhức đầu Horton, glaucôm cấp, u não…Do đó Để việc chẩn đoán và điều trị được chính xác, bệnh nhân nên đi khám sớm ở những BV có các chuyên khoa thần kinh, tai mũi họng, răng hàm mặt. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn (Tham khảo tài liệu của SK&ĐS, có bổ sung thêm hình ảnh) . bạn đã bị Chứng đau dây thần kinh sinh ba (trigeminal neuralgia). Tài liệu dưới đây giúp hiểu rõ thêm về bệnh lý này Chứng đau dây thần kinh sinh ba còn có tên là đau dây thần kinh số 5. trên, hàm trên. - Nhánh 3: Phụ trách phần từ sau thái dương đến hàm dưới, môi dưới. Giải phẫu học thần kinh sinh 3 A. Triệu chứng đau trong đau dây thần kinh sinh ba - Trong chứng đau dây. họng, răng hàm mặt và mắt để loại trừ các chứng bệnh khác như đau mặt do có vấn đề về mạch máu, viêm nhiễm ở răng, đau dây thần kinh số 9 và nhất là chứng đau dây thần kinh 5 thứ phát (do có các