1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Các thuốc điều trị đau dây thần kinh số 5 vô căn docx

6 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 98,65 KB

Nội dung

Các thuốc điều trị đau dây thần kinh số 5 vô căn Dây thần kinh số 5 (V) hay còn gọi là dây thần kinh sinh 3 (gồm 3 nhánh: V1, V2, V3) chi phối cảm giác ở mặt. Nhánh V1 (còn gọi là nhánh mắt) chi phối cảm giác vùng da đầu phía trước, vùng trán và mắt; nhánh V2 (nhánh hàm trên) chi phối cảm giác vùng mi dưới, má môi và hàm trên; nhánh V3 chi phối cảm giác vùng môi và hàm dưới. Dây V bên phải chi phối cảm giác nửa mặt phải và ngược lại, đồng thời nó chi phối vận động cho cơ thái dương hàm, cơ châm bướm trong và cơ nhai. Đau dây V được chia làm hai loại: vô căn (không rõ căn nguyên) và triệu chứng (có nguyên nhân). Trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu các phương pháp điều trị đau dây V vô căn. Đau dây V vô căn là một bệnh lý hay gặp, chủ yếu ở nữ trên 50 tuổi, tăng dần theo tuổi. Tỷ lệ mắc mới khoảng 20 ca/100.000 dân/năm. Triệu chứng của bệnh Biểu hiện bằng những cơn đau kiểu rát bỏng hoặc luồng điện ở mặt xen kẽ những thời điểm không đau. Một ngày có thể có nhiều cơn, mỗi cơn kéo dài vài giây đến vài phút, trong cơn, bệnh nhân rất đau, thậm chí phải ngừng tất cả mọi công việc. Càng ngày cơn đau càng mau hơn và tăng về cường độ. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên hoặc khi nói, nhai, hoặc khi kích thích vào một điểm (da, niêm mạc miệng). Ngoài cơn đau bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có cảm giác tê bì hay kiến bò vùng đau, không có các tổn thương khác kèm theo. Giai đoạn đầu thường xuất hiện đau ở một bên, hay gặp đau nhánh V2 hoặc V3, đôi khi cả hai nhánh. Ít khi đau cả 3 nhánh cùng một lúc. Tổn thương nhánh V1 đơn thuần hiếm gặp. Giai đoạn sau có thể đau lan đến vùng chi phối thuộc nhánh khác của dây V cùng bên. Hiếm khi gặp đau dây V cả hai bên. Đau dây V vô căn cần chẩn đoán phân biệt với đau dây V triệu chứng (do các nguyên nhân như: u góc cầu tiểu não; zona; xơ cứng rải rác; tiểu đường ) và có thể được chẩn đoán nhầm với đau đầu migraine; viêm xoang; tăng nhãn áp; đau răng; viêm động mạch thái dương nông. Nguyên nhân Đại đa số không tìm được nguyên nhân nên người ta gọi là "vô căn". Ngày nay, nhờ kỹ thuật hiện đại như chụp cộng hưởng từ sọ não và mạch máu não, người ta phát hiện ở một số trường hợp có sự chèn ép của động mạch tiểu não vào ngay chỗ xuất lộ của dây V ra khỏi thân não. Điều trị Điều trị nội khoa: Carbamaze-pin (tegretol): là thuốc hiệu quả tốt trong đa số các trường hợp. Thuốc ở dạng viên nén 200mg, uống với liều tăng dần đến liều hiệu quả (không quá 1.400mg/ngày), duy trì ở liều đó trong vài tháng rồi giảm dần và ngừng thuốc nếu không có cơn tái phát. Tác dụng không mong muốn: chóng mặt, buồn nôn lúc bắt đầu điều trị; hội chứng tiền đình tiểu não hoặc lú lẫn do quá liều; giảm nhẹ bạch cầu trung tính; rối loạn dẫn truyền tim; nhiễm độc da, viêm gan, thiểu sản tủy xương. Chống chỉ định: Bloc nhĩ - thất (nhịp tim chậm). Cần theo dõi thường xuyên công thức máu và chức năng gan (vào ngày thứ 7, ngày thứ 15, ngày thứ 30 và sau đó một tháng một lần). Ngừng thuốc ngay lập tức trong trường hợp có mụn nước ngoài da, viêm gan hoặc những biểu hiện về máu nặng. Trong trường hợp điều trị carbamazepin không hiệu quả, có thể dùng một trong các thuốc sau: Phenytoin (dihydan): Viên nén 100mg. Liều trung bình: 300- 400mg/ngày với liều tăng dần, uống một lần trong ngày. Tác dụng không mong muốn: buồn ngủ; hội chứng tiền đình tiểu não do quá liều (đi loạng choạng, chóng mặt); ngộ độc da, viêm gan do đó cần theo dõi thường xuyên chức năng gan và cần ngừng thuốc ngay lập tức trong trường hợp xuất hiện mụn mủ ngoài da hoặc viêm gan. Clonazepam (rivotril): Viên nén 2mg, liều tăng dần từ 1-4mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, giảm trí nhớ (người già). Chống chỉ định trong trường hợp mẫn cảm với thuốc. Gabapentin (neurontin): Viên nén 300mg, liều từ 900-2.000mg/ngày. Tác dụng không mong muốn: ngủ gà, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đi loạng choạng, run. Chống chỉ định trong trường hợp có thai hoặc cho con bú, dị ứng với thành phần của thuốc. Amitriptylin: Viên nén 25mg, liều từ 25-75mg/ngày chia 2 lần. Lúc đầu dùng liều thấp sau tăng dần. Tác dụng phụ: hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, lú lẫn, khô miệng, run, táo bón, bí đái, tăng cân. Chống chỉ định: glôcôm góc đóng, u tuyến tiền liệt, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, động kinh, có thai. Phối hợp carbamazepin và baclofen (lioresal). Châm cứu đôi khi có kết quả tốt. Điều trị thuốc giảm đau thường không mang lại hiệu quả. Điều trị ngoại khoa: Trong trường hợp điều trị nội khoa thất bại, ở một số trường hợp cần can thiệp phẫu thuật. Có nhiều kỹ thuật được áp dụng và đặc biệt là kỹ thuật "đông nhiệt" hạch Gasser (thermocoagulation du ganglion de Gasses). Cắt chọn lọc những sợi thần kinh sau hạch Gasser. Phẫu thuật giải phóng ép nếu có dấu hiệu chèn ép dây V trên phim cộng hưởng từ sọ não và mạch máu não. . Các thuốc điều trị đau dây thần kinh số 5 vô căn Dây thần kinh số 5 (V) hay còn gọi là dây thần kinh sinh 3 (gồm 3 nhánh: V1, V2, V3) chi phối. vô căn (không rõ căn nguyên) và triệu chứng (có nguyên nhân). Trong nội dung bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu các phương pháp điều trị đau dây V vô căn. Đau dây V vô căn là một bệnh lý. sau có thể đau lan đến vùng chi phối thuộc nhánh khác của dây V cùng bên. Hiếm khi gặp đau dây V cả hai bên. Đau dây V vô căn cần chẩn đoán phân biệt với đau dây V triệu chứng (do các nguyên

Ngày đăng: 02/08/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w