1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh vào môn giáo dục công dân lớp 10 thpt

39 1,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 375,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ tầm quan trọng này, từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Mi

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TÍCH HỢP

TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 THPT”

Môn : Giáo dục công dân Người thực hiện: Nguyễn Văn Thiệp Giáo viên môn : Giáo dục công dân

Năm học 2013 - 2014

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác Các số liệu, tài liệu trong sáng kiến là trung thực, bảo đảm tính khách quan Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất

Trang 3

5 Phương pháp nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2 3 3 3 4

PHẦN HAI: NỘI DUNG

4 Hiệu quả đạt được 32

Trang 4

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài:

Hiện nay nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới trên mọilĩnh vực của đời sống xã hội Một mặt đem lại thời cơ và điều kiện thuận lợi đểphát triển đất nước Mặt khác, các thói hư tật xấu cũng lan truyền sâu, rộng vàmạnh mẽ hơn ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là lứatuổi thanh thiếu niên nói chung và học sinh, sinh viên nói riêng như: vấn đề sửdụng ma túy và hiểm họa AIDS, vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, vấn đề

vi phạm an toàn giao thông, vấn đề bạo lực học đường, lối sống thực dụng lấyđồng tiền làm mục đích cuối cùng của cuộc sống, lối sống hưởng thụ, tự do vô kỉluật đã và đang là mối quan tâm lo lắng của mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội.Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã và đang phát động phong trào:

"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách sâu, rộng

trong toàn Đảng và toàn dân trên phạm vi cả nước Mục đích là: khơi dậy và phát

huy các giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp; đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống; chặn đứng, đẩy lùi các tệ nạn xã hội hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của Chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa có nhân cách tốt đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống văn minh, xây dựng quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ.

Xuất phát từ tầm quan trọng này, từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và

Đào tạo bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình tích hợp nội dung “Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các môn Ngữ văn, Lịch sử,

Giáo dục công dân, Mĩ thuật, Âm nhạc và Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.Việc tích hợp này được thực hiện theo chương trình của từng cấp học, bậc học vàtheo nội dung chương trình của từng môn, thông qua các bài cụ thể, các chủ đề cụthể, với từng nội dung tích hợp cụ thể

Để đạt được mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, nguyện vọng hoài

Trang 5

nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức người thầy giáo, luôn cải tiến

phương pháp, nghiệp vụ giảng dạy, đồng hành dạy Chữ với dạy Người

Đối với chương trình Giáo dục công dân trong trường Trung học phổ thông,

là môn học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản phùhợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ vềcác giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống; mặt khác, đây là môn học giúp hình thành

và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin và thói quen đạo đức, pháp luật,

từ đó hình thành ở các em ý thức tự giác thực hiện hành vi theo chuẩn mực chungcủa xã hội

Đặc biệt trong trương trình Giáo dục công dân lớp 10 đã đề cập tới hai vấn

đề lớn: "Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoahọc" và "Công dân với đạo đức" Với nội dung chương trình như vậy việc tíchhợp: tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh vào môn học là hết sức thuận lợi Vấn đề đặt

ra đối với giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân là làm thế nào để việc tíchhợp đó đạt được hiệu quả như mong muốn

Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh

nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông”

2 Mục đích nghiên cứu

Như chúng ta đã biết: Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của giai cấpcông nhân và dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, chiến sĩ lỗi lạc củaphong trào cộng sản và công nhân quốc tế Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh

là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhânloại Điều quan trọng là các thế hệ sau người phải biết học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với công việc, lứa tuổi của bản thân

Đối với học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 10 nói riêng là những chủnhân tương lai của đất nước Do đó, việc tích hợp: Tư tưởng, tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh nhằm giúp học sinh có thêm hiểu biết về phẩm chất đạo đức của

Trang 6

Bác từ đó hình thành ở các em niềm tin, ý thức, tình cảm và thói quen vận dụng,phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của xã hội như: Sống có hoài bão, có lối sốngtrong sáng, văn minh, quan hệ xã hội lành mạnh Qua đó, giúp các em xác định rõmục đích học tập và rèn luyện của bản thân, đồng thời giúp các em có thêm nghịlực để thực hiện ước mơ, hoài bão lập thân, lập nghiệp góp phần nhỏ bé của mìnhcho công cuộc Xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trong phạm vi của đề tài, người thực hiện muốn tìm hiểu thực trạng của việctích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Giáo dụccông dân lớp 10 Trung học phổ thông và đề xuất một số kinh nghiệm trong việctích hợp đạt hiệu quả,chất lượng

3 Đối tượng nghiên cứu

Phương pháp tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trongchương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông

4 Phạm vi nghiên cứu

Học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thông Kim Động

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Đây là nhóm nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin liên quan thông quaviệc sưu tầm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin

5.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Đây là phương pháp dựa vào các vấn đề của đời sống xã hội của học sinh,giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh thu thập thông tin liên quan đến nội dungbài học

5.3 Phương pháp trắc nghiệm

Phương pháp này giúp giáo viên nắm bắt những thông tin từ học sinh đểphân tích, tổng hợp theo mục đích nghiên cứu

5.4 Phương pháp phỏng vấn

Trang 7

5.5 Phương pháp thống kê phân loại

Đây là phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu và thống kê phân tích đểphân loại đối tượng học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài góp phần vào việc đánh giá hiệu quả của một số phương pháp trongviệc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chươngtrình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông

Đề xuất một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạođức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trunghọc phổ thông

Đề tài có thể xem như một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc tíchhợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáodục công dân lớp 10 Trung học phổ thông

Trang 8

PHẦN HAI: NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

Dạy học là con đường cơ bản nhất giúp người học trong khoảng thời gianngắn nhất có thể chiếm lĩnh một khối lượng tri thức, kĩ năng có chất lượng vàhiệu quả cao nhất Bởi lẽ dạy học là hoạt động được tiến hành một cách có tổchức, có kế hoạch, có nội dung và phương pháp sư phạm của người giáo viên phùhợp với đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm nhận thức của người học Nhờ vậy, họcsinh tự giác, tích cực, chủ động lĩnh hội tri thức dễ dàng, nhanh chóng Chính hệthống những tri thức và những kĩ năng, kĩ xảo tương ứng được học sinh nắm vữngtrên cơ sở họ tiến hành hàng loạt những thao tác trí tuệ, đặc biệt là thao tác tư duyđộc lập, sáng tạo trong hoạt động nhận thức đối với các tài liệu học tập

Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểmtâm sinh lí lứa tuổi HS, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học vàcác hoạt động ngoại khoá, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thayđổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng,tránh gây nặng nề, ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung họctập với thực tiễn cuộc sống

Do đó, tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình môn học thực chất là việc lồng gép tư tưởng, tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài học cụ thể trong chương trình sách giáo khoa Nhằm giúp người học vừa lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, vừa hình thành ở các em kĩ năng vận dụng những kiến thức cơ bản đã học vào thực tiễn cuộc sống; đồng thời, vừa thấy được những tư tưởng, phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh, từ đó giúp học sinh có thêm niềm tin, ý thức, tình cảm

và thói quen học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.

Cụ thể là trong chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông,việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung môn học,

Trang 9

dung, từng bài học cụ thể Tuy nhiên, với đặc điểm chương trình Giáo dục côngdân lớp 10 Trung hoc phổ thông nặng về lí luận và mang tính trừu tượng hóa, kháiquát hóa rất cao đặc biệt là phần một: "Công dân với việc hình thành thế giới quan

và phương pháp luận khoa học" Do đó, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạođức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài là rất cần thiết và quan trọng Việctích hợp đó sẽ có tác dụng làm cho nội dung bài học trở nên nhẹ nhàng, sinh động,bớt tính khô khan, giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn, hứng thú với bài học hơn

Vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân lớp 10 là phải tìm

ra phương pháp tích hợp khoa học, hiệu quả cho từng bài cụ thể.

Đối với môn Giáo dục công dân giáo viên có thể tích hợp bằng nhiềuphương pháp khác nhau thông qua hệ thống các phương pháp giảng dạy của mônhọc Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp tích hợp phù hợp với nội dung từngbài và phù hợp với chủ đề lồng ghép là rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả củagiờ dạy cũng như của việc tích hợp

2 Cơ sở thực tiễn

Trong nhà trường trung học phổ thông môn Giáo dục công dân có vai tròquan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bảnphù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến

bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống qua đó học sinh hình thành và pháttriển nhân cách theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của xã hội Tuy nhiên, trongthực tế môn Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông thường bị học sinh,thậm chí cả một số giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục coi đây là môn học phụ

do đó ít được quan tâm đầu tư như những môn học khác, nhiều học sinh có tâm líhọc để đủ điều kiện lên lớp do đó nhiều em không có hứng thú với môn học này.Mặt khác, một số giáo viên giảng dạy môn học này chưa thực sự đầu tư đúngmức, ngại đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung, yêu cầu củatừng nội dung, từng bài học cụ thể, xem nhẹ việc tích hợp tư tưởng, tấm gương

Trang 10

đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy Từ đó làm cho học sinh khó hiểu bài và khônggây được hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập môn Giáo dục công dân.Trong chương trình môn giáo dục công dân lớp 10 trung học phổ thông cómột số bài mang tính trựu tượng, khái quát rất cao, nặng về lí luận với mục đích làtrang bị cho học sinh cơ bản về triết học và đạo đức học từ đó giúp học sinh cónhận thức đúng đắn, khoa học để nhìn nhận, xem xét và đánh giá các vấn đề củathực tiễn cuộc sống đang diễn ra xung quanh chúng ta.

Qua kinh nghiệm công tác của bản thân, tôi nhận thấy việc tích hợp tư

tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung, chương trình giáo dục công dân lớp 10 nó có tác dụng rất lớn trong việc làm "mềm hóa" những kiến thức trừu tượng, khô khan, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động hơn, gây được sự hứng thú với học sinh hơn Qua đó, giúp học sinh lĩnh hội kiến

thức một cách dễ dàng hơn Mặt khác, giúp học sinh có thêm hiểu biết về tấmgương đạo đức của Hồ Chí minh từ đó thôi thúc các em có những hành động tíchcực trong việc làm theo tấm gương đạo đức của Bác trong sinh hoạt và học tậphàng ngày của bản thân Đồng thời nó còn có tác dụng thu hút, lôi cuốn học sinh,giúp các em thêm yêu thích môn học, tích cực học tập qua đó càng giúp học sinh

có những nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trò, trách nhiệm của mình trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta

3 Một số yêu cầu trong việc tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh

Chúng ta đều biết chương trình Giáo dục công dân lớp 10 trung học phổthông là trang bị những kiến thức và kĩ năng cơ bản về thế giới quan khoa học vànhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức và lối sống tiến bộ, văn minh Từ

đó, hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin và thói quen đạođức, giúp các em có được ý thức tự giác thực hiện hành vi theo chuẩn mực chungcủa xã hội Chính vì lí do đó, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí

Trang 11

Minh vào từng nội dung, từng bài học với chủ đề cụ thể là hết sức cần thiết Tuynhiên, việc tích hợp vừa có những thuận lợi và khó khăn nhất định:

Qua quá trình công tác tôi nhận thấy để tích hợp tư tưởng, tấm gương đạođức Hồ Chí Minh đạt hiệu quả, chất lượng chúng ta cần làm tốt những bước sau:

3.1 Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp

Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên.Tuy nhiên, trong bài dạy có nội dung tích hợp thì giáo viên cần phải hết sức chú ýđến việc xác định mục tiêu tích hợp Vì nếu xác định không đúng mục tiêu tíchhợp sẽ dẫn đến việc quá coi trọng việc tích hợp hoặc quá xem nhẹ việc tích hợpdẫn đến giáo viên sẽ không xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo Dẫnđến không đạt được mục đích cuối cùng của tiết học

3.1.1 Xác định đúng mục tiêu bài học, tiết học

Việc xác định đúng mục tiêu của bài học, là hết sức quan trọng và cần thiết.Qua đó giúp giáo viên có những căn cứ, cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo

Trang 12

Hồ Chủ tịch đối với con người và thiên nhiên Qua đó, hình thành ở các em niềm tin và nghị lực để phấn đấu học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

3.2 Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp

Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn

cứ để xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài học mộtcách hợp lí, khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo mụctiêu tích hợp

Nếu giáo viên xác định nội dung kiên thức tích hợp không phù hợp với nộidung của bài sẽ dẫn đến làm phá vỡ mục tiêu của bài học cũng như tính lôgic vàtính hệ thống kiến thức của bài học

Nếu lượng kiến thức quá lớn sẽ quá sức tiếp thu của học sinh từ đó sẽ khôngđảm bảo được thời lượng của bài học theo qui định và không đạt được mục tiêucủa bài học

Nếu lượng kiến thức tích hợp quá ít sẽ không thực hiện được mục tiêu tíchhợp

=> Do đó, việc xác định nội dung và khối lượng kiến thức cần tích hợp giáoviên phải căn cứ vào những nguyên tắc sau:

+ Nội dung tích hợp phải phù hợp với nội dung của bài học

+ Nội dung tích hợp phải đảm bảo được tính logic và tính hệ thống của bàihọc

+ Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo thời gian của bài học theo quyđịnh

+ Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo vừa sức với học sinh Muốn vậy,giáo viên phải hiểu được mức độ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của đối tượng họcsinh trong lớp, trong trường mình giảng dạy

3.3 Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp

Trang 13

Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rấtquan trọng, nó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của giờ học, bài học Nếukhông xác định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học vàtrọng tâm tích hợp sẽ không thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung kiếnthức từ đó sẽ không thể làm nổi bật được yêu cầu của tiết bài học.

3.4 Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà

Khi đã xác định được nội dung cần tích hợp, giáo viên phải giao nhiệm vụcho học sinh chuẩn bị trước ở nhà Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cựclĩnh hội kiến thức Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải:+ Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thông tin Đây là khâu rấtquan trọng, yêu cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở đểhọc sinh sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thông tin

+ Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáoviên nên chấm điểm những em có sự chuẩn bị chu đáo

3.5 Lựa chọn phương pháp và phương tiện tích hợp

điển hình, Xử lí tình huống… Các phương pháp này có thể được thực hiện qua các

hình thức học tập theo lớp, theo nhóm, cá nhân, có thể tổ chức học tập trong lớphoặc tại các địa điểm tham quan dã ngoại

Các phương pháp dạy học Giáo dục công dân truyền thống và hiện đại đãđược đề cập tới trong nhiều tài liệu khác nhau, được giáo viên vận dụng thườngxuyên trong các bài giảng của mình

Có thể nói việc lựa chọn phương pháp tích hợp là hết sức quan trọng, nóquyết định đến sự thành công hay thất bại của nội dung tích hợp

Trang 14

Việc lựa chọn phương pháp và kết hợp các phương pháp tích hợp cho từngnội dung, phù hợp với từng bài học cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:

+ Căn cứ vào nội dung của tiết học, bài học và nội dung tích hợp

+ Căn cứ vào đối tượng học sinh

+ Căn cứ vào điều kiện học tập của nơi giảng dạy

Trong khuôn khổ của đề tài người viết chỉ đi sâu vào một số phương pháp,thường được áp dụng trong dạy học tích tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh trong môn Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông

* Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:

Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện

có thật về một người, một tập thể, một cơ quan, đơn vị, hoặc sử dụng một câuchuyện được viết dựa theo những trường hợp gần gũi xảy ra trong thực tiễn cuộcsống

- Mục tiêu của phương pháp:

Làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, có sức lôi cuốn, thu hút đượchọc sinh tham gia nhờ đó giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức của bài hơn

- Cách thực hiện:

+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu chuyện về trường hợp điển hình

+ Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm

+Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả

+ Giáo viên kết luận

- Một số lưu ý:

Những trường hợp điển hình phải là những câu chuyện về người thật, việcthật trong cuộc sống hoặc là những trường hợp gần gũi thường xuyên xảy ra cuộcsống

Các trường hợp điển hình phải thể hiện tính da dạng của cuộc sống, tươngđối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau

Trang 15

Nội dung trường hợp điển hình phải phù hợp với chủ đề tích hợp và chủ đềbài học Giáo dục công dân, phù hợp với trình độ và đặc điểm lứa tuổi học sinh.Câu chuyện có độ dài vừa phải.

- Ví dụ minh họa:

Khi dạy tích hợp bài Tự hoàn thiện bản thân ở lớp 10, với chủ đề “Tấm

gương tự hoàn thiện bản thân của Bác Hồ”, GV có thể nêu trường hợp điển hình

qua câu chuyện về Bác Hồ học tiếng Anh :

“Qua tiếng Pháp, Bác học thêm tiếng Anh

Tại sao Bác đi Anh ?Bác nói là để học tiếng Anh.

Bác sang Anh có nhiều mục đích, nhưng chắc chắn cũng là để học thêm một thứ tiếng nước ngoài ở ngay trên đất nước nói thứ tiếng đó Bác muốn học được nhanh hơn, thuận lợi hơn nên sang Anh để có một môi trường tiếng Anh tốt hơn

là ở đất Pháp Tất nhiên, vẫn phải vừa làm vừa học Ngày nay, đường phố ma-kít lớn rộng giữa thủ đô Luân Đôn còn ghi dấu vết tiệm ăn khách sạn Các-lơ- tơn (Carlton Hotel), nơi khoảng năm 1914 Bác đã làm phụ bếp ở đấy, Khách sạn lớn nhất nước Anh hồi bấy giờ có ông vua bếp nổi tiếng là ét-cốp-phi-e được huân chương vinh dự.

Hây- Trước khi đến khách sạn này, Bác đã đi làm công việc đốt lò "ở đây thật đáng sợ" vì luôn luôn ở trong cảnh "tranh tối tranh sáng" vì "trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét" Không đủ quần áo nên Bác bị cảm, phải nghỉ việc luôn hai tuần Khi Bác trả tiền thuê phòng, tiền bơ, bánh mì và tiền "sáu bài học chữ Anh" rồi, trong túi chỉ còn vẻn vẹn có sáu hào rưỡi! Bác đã phải "thắt lưng buộc bụng"

để học tiếng Anh trong một hoàn cảnh khó khăn như thế đấy!

Thường ngày, Bác phải làm từ 8 giờ đến 12 giờ, chiều từ 5 giờ đến 10 giờ Phương tiện học là vài quyển sách và một cây bút chì Sớm chiều, Bác đến ngồi ở vườn hoa Hay-đơ, nơi có nhiều cây to, cột đèn cổ xưa để học Vườn hoa Hay-đơ (Hyde Park) là nơi mít tinh thị uy của nhân dân lao động ở Luân Đôn Thật là một cuộc "gặp gỡ" kì thú! Trước kia, Lê-nin và Cơ-rúp-skai-a cũng đã học tiếng

Trang 16

Anh ở vườn hoa này Có lần, khi đến thăm một lớp học, Bác nói rằng học tiếng nước ngoài phải kiên nhẫn, vượt khó, có lúc Bác phải ra vườn hoa Hay-đơ học vì

"ở đấy lạnh không buồn ngủ".

Quả là như vậy, một ngày làm đến 9, 10 tiếng vất vả, ăn mặc thiếu thốn, tiếng Anh học đã khó lại thêm phương tiện, điều kiện chẳng có gì Bác phải tự học, không thầy, không bạn, không trường, không lớp Do đó Bác phải tìm một chỗ học thuận lợi hơn, giúp thêm cho nghị lực quyết tâm và điều kiện học của mình hơn Đó là điều bình thường thôi Dĩ nhiên, "hàng tuần, vào ngày nghỉ" Bác vẫn đi học tiếng Anh với một Giáo sư người ý.

ở Anh không lâu, thời gian học cũng ngắn, thế nhưng trình độ tiếng Anh của Bác chẳng thua kém gì mấy so với tiếng Hán và tiếng Pháp là những thứ tiếng thành thạo của Bác Bác học tiếng Anh chủ yếu trong thời gian này Trong tờ báo

"Phong trào", số tháng 10 năm 1969, Rơ-nê Đi-pét có viết rằng: trên đường đi tìm hiểu thế giới, ở mỗi nơi tàu dừng lại "Đối với anh Ba, đều là một trường đại học",

ở đó anh đã trực tiếp thu lượm được những hiểu biết về sự tàn bạo của bọn tư bản Tuy vậy, Bác cảm thấy cần phải mở rộng kiến thức của mình bằng sách vở.

ở Luân Đôn, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau để có tiền ăn học Trong thời gian chiến tranh, Bác đã để thì giờ để nghiên cứu lịch sử thế giới, học tiếng Anh

và suy nghĩ về tương lai của các dân tộc thuộc địa”.

Kết thúc câu chuyện giáo viên cho học sinh liên hệ để làm rõ Bác Hồ đã tựhoàn thiện bản thân như thế nào?

+ Bác Hồ học tiếng Anh có phải là nhằm mục đích tự hoàn thiện bản thântrong cuộc sống hay không?

+ Bác đã kiên trì học tiếng Anh như thế nào ?

+ Qua câu chuyện trên mỗi chúng ta cần phải học tập ở Bác điều gì?

* Phương pháp động não:

Trang 17

Phương pháp động não thường được sử dụng trong dạy học tích hợp họctập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước khi giới thiệu bài học mới,giới thiệu một nội dung mới hoặc kết thúc một nội dung nào đấy

- Mục tiêu của phương pháp:

Tạo cho học sinh tập trung suy nghĩ, từng bước rèn luyện khả năng tư duyđộc lập trong sự hướng dẫn của giáo viên, khi cần tìm hiều về một nội dung kiếnthức

Tạo cho học sinh làm quen với môi trường học tập tích cực, không bị áp đặtcác luồng tư duy đồng thời phát huy khả năng làm việc sáng tạo

- Cách thực hiện:

Giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:

Nêu câu hỏi hoặc vấn đề, trong đó có nhiều cách trả lời, cần được tìm hiểutrước cả lớp hoặc trước nhóm

Khích lệ học sinh phát biểu

Liệt kê các ý kiến lên bảng hoặc giấy to

Phân loại các ý kiến; làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ

Tổng hợp ý kiến của học sinh và rút ra kết luận

- Một số lưu ý:

Câu hỏi động não phải là câu hỏi tạo ra một số cách trả lời khác nhau

Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu ngắn gọn

Không nên đánh giá, phê phán trong khi học sinh phát biểu

Khi dạy bài Công dân với cộng đồng ở lớp 10, giáo viên có thể sử dụng

phương pháp động não qua việc liên hệ về tấm gương nhân nghĩa của Bác Hồ

Giáo viên cho học sinh đọc truyện: Bác Hồ tắm cho trẻ ở Việt Bắc :

“Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pắc Bó cuối năm 1944.

Trang 18

Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra phía khe nước.

Người tự tay cởi quần áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kỳ cọ cho từng cháu Chúng vừa tắm, vừa đùa, bắn cả nước vào mặt Bác.

Trong số bọn trẻ được Bác tắm cho hôm đó có cháu Thân (con trai tôi) chốc đầu, tóc dính bết Tắm gội xong, Bác còn làm thuốc dịt cho Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác Hồ dỗ dành ngọt ngào:

- Không sao, chỉ một lát là hết xót ngay thôi cháu ạ.

Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tôi đứng quanh đó:

- Các cô, các chú, vợ chồng còn trẻ phải giữ gìn quanh năm sạch sẽ cho con cái, bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.

Chúng tôi im lặng, cảm động Trông thấy mấy cháu mặc quần áo bẩn và rách, Bác không vui:

Các cháu này con cô chú nào đây Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn mang quần

áo bẩn đi giặt, chỗ nào rách thì khâu lại.

Bà cố tôi gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục, nói:

- Ông già này là con người quý giá lắm đấy.

Rồi bà cố bảo bố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ Bác tỏ vẻ không bằng lòng:

- Các đồng chí làm cách mạng, tôi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc biệt hơn các đồng chí ?

Và Người đứng dậy bê bát cháo trứng gà mời cố tôi ăn và nói:

- Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng Bà đã sống gần trăm tuổi rồi, khổ cực nhiều nhiều, cần ăn cho khoẻ để sống đến ngày đất nước độc lập, vui hưởng thái bình.

Kết thúc câu truyện giáo viên tổ chức cho học sinh liên hệ về tấm gương của

Trang 19

1/ Lòng yêu thương con người của Bác được thể hiện như thế nào qua câuchuyện trên?

2/ Những việc làm trong câu chuyện thể hiện đức tính gì của Bác?

Học sinh có thể trả lời về các biểu hiện khác nhau, mỗi em trả lời 1 hoặc 2biểu hiện Giáo viên ghi tất cả các ý kiến lên bảng, trừ những ý kiến trùng lặp.Giáo viên cũng có thể gợi ý để giúp các em suy nghĩ, nói đúng về một biểu hiệnnào đó Giáo viên phân loại ý kiến, kết luận về các biểu hiện đúng Cuối cùng,giáo viên khen ngợi những ý kiến đúng, không chê bai những ý kiến chưa đúng

mà cần động viên, khích lệ để các em hăng hái tiếp tục tham gia vào các hoạtđộng tiếp theo

* Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều lợi thế sử dụng trong dạy học Giáodục công dân nói chung, trong dạy học tích hợp tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minhnói riêng, là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theonhững nhóm nhỏ nhằm giải quyết các vấn đề trong nội dung tích hợp; tạo điềukiện cho học sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giảiquyết những nhiệm vụ chung của cả nhóm

- Mục tiêu của phương pháp

Giúp học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh hơn, chắc hơn

Nhờ không khí thảo luận tập thể cởi mở nên cho học sinh sẽ mạnh dạn hơn.Thông qua thảo luận tập thể, học sinh biết lắng nghe ý kiến của bạn, tạo cơ sởgiúp cho học sinh dễ hòa nhập vào tập thể nhóm, tạo cho các em niềm hứng thútrong học tập

Thông qua thảo luận nhóm, học sinh có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp

và kĩ năng hợp tác

- Cách thực hiện

Giáo viên nêu chủ đề thảo luận

Ngày đăng: 28/07/2014, 21:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ SO SÁNH TT Lớp Sĩ số Điểm từ: 0 đến - skkn một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh vào môn giáo dục công dân lớp 10 thpt
p Sĩ số Điểm từ: 0 đến (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w