1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận "Các ngành kinh tế - dồn điền đổi thửa" ppsx

6 504 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 78,5 KB

Nội dung

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chúng ta đang gặp phải nhiều khó khăn, trong đó, tình trạng ruộng đất manh mún là trở ngại lớn. Để khắc phục tình trạng này, việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là một trong những hướng đi tất yếu. Vì sao phải dồn điền đổi thửa? Nghị quyết số 10-TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (gọi tắt là Khoán 10) đã thực sự tạo động lực cho phát triển kinh tế nông thôn, nhanh chóng đưa nước ta từ nước nhập khẩu lương thực trở thành quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai thế giới (sau Thái Lan). Tuy nhiên, trong tình hình mới, khi đất nước đang đẩy nhanh quá trình CNH-HĐH để hội nhập thì Khoán 10 đã bộc lộ những hạn chế, cần phải điều chỉnh. Thực chất của tình trạng đất nông nghiệp manh mún hiện nay là do trước đây việc chia đất canh tác cho nông dân thực hiện theo phương châm: "Có gần có xa, có xấu có tốt, có cao có thấp", dẫn đến việc một hộ dân sở hữu trên 10 thửa ruộng nằm rải khắp các xứ đồng. Cá biệt như ở huyện Yên Phong (Bắc Ninh), một hộ dân sở hữu 21 thửa ruộng. Vĩnh Phúc có hộ sở hữu tới 47 thửa ruộng với diện tích chỉ vẻn vẹn vài chục mét vuông/thửa. Như vậy, nông dân không thể tiến hành CNH-HĐH trên những thửa ruộng nhỏ bé và chính tình trạng đất đai manh mún, phân tán cũng gây ra những tổn thất không nhỏ. Theo ông Lã Văn Lý, Cục trưởng Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và PTNT), sự manh mún đã làm giảm 2,4 – 4% diện tích đất nông nghiệp do các bờ ngăn, bờ thửa. Chỉ riêng tỉnh Hưng Yên, sau khi DĐĐT, đất nông nghiệp đã tăng lên 4% (tương đương 3.309ha). Ngoài ra, ruộng đất manh mún còn làm tăng phí lao động, hạn chế khả năng đầu tư và áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Hạn chế khả năng cơ giới hoá nông nghiệp. Chi phí sản xuất lớn, giá thành tăng cao, chất lượng sản phẩm thấp, thiếu khả năng cạnh tranh. Những khó khăn trên đặt ra vấn đề cần phải thực hiện DĐĐT để loại bỏ các tổn thất cho nông dân bằng cách tổ chức lại sản xuất, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH -HĐH nông nghiệp nông thôn. Dồn điền đổi thửa như thế nào? Hiện nay, phong trào DĐĐT đã diễn ra ở nhiều nơi. Phần lớn đều áp dụng theo mô hình chuyển đổi từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn để tích tụ ruộng đất, hình thành các gia trại trồng trọt, chăn nuôi hoặc nuôi trồng thuỷ sản. DĐĐTđể đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, tránh ô nhiễm môi trường như cách làm của huyện Yên Phong (Bắc Ninh). DĐĐT để hình thành các gia trại chăn nuôi gia công, có sự tham gia của các doanh nghiệp như mô hình ở xã Khởi Nghĩa (Tiên Lãng – TP.Hải Phòng). Cũng có thể DĐĐT để phát triển sản xuất theo mô hình tổ hợp tác hoặc hợp tác xã chuyên cây, chuyên con. Trong đó, xã viên của hợp tác xã là các hộ nông dân cùng góp đất với nhà đầu tư, chủ doanh nghiệp để tổ chức sản xuất kinh doanh một ngành hàng nào đó. Sau khi nhận thức được lợi ích của việc dồn đổi ruộng đất, phần lớn các hộ nông dân đều tự nguyện tham gia DĐĐT cho nhau trên cơ sở sự chỉ đạo thống nhất của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư và kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh cũng có thể tham gia sản xuất - kinh doanh trên những mảnh đất mà người nông dân đã dồn đổi. Những hộ có đất, có cùng sở thích hoạt động sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm nào đó cùng tham gia trong một tổ chức nhất định. Như vậy, muốn công tác DĐĐT thành công phải có sự tham gia đồng bộ của cả 3 nhà: Nhà nông, doanh nghiệp và Nhà nước. Nhà nông có đất, sức lao động; doanh nghiệp có vốn, kinh nghiệm quản lý, sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; Nhà nước có cơ chế, chính sách. Nhìn lại "cuộc cách mạng" dồn điền đổi thửa (Bài cuối): Tích tụ ruộng đất, hướng đi tất yếu KTNT - Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) cũng phải phát triển lên một bước mới, nghĩa là phải tích tụ đất đai để sản xuất nông sản hàng hoá. Mặc dù có nhiều ý kiến quan ngại vấn đề tích tụ ruộng đất sẽ gây những bất ổn trong xã hội nhưng đây là xu hướng tất yếu và là sự vận động đúng quy luật. “Tổn thương” hay dấu hiệu sản xuất mới? Theo điều tra của Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh, ngoại trừ những trường hợp khó khăn phải sang nhượng đất nông nghiệp thì tỉnh này có đến hơn 2.300 hộ nông dân cho người khác thuê hàng chục ngàn hecta đất. Đây có thể là dấu hiệu khởi đầu cho một cách thức sản xuất mới. Nhưng tích tụ ruộng đất cũng đồng nghĩa với việc một bộ phận không nhỏ nông dân không còn đất. Về vấn đề này, có nhiều ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng, điều này sẽ gây “tổn thương” nông dân. Đơn cử như ở xã Phước Ninh (Dương Minh Châu - Tây Ninh), có gần 1/3 số hộ (500 hộ) cho người khác thuê hơn 700ha đất, chiếm tới 30% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã. Chính họ lại trở thành người làm thuê trên mảnh ruộng của mình. ở xã Long Phước (huyện Bến Cầu) sự "tổn thương" còn nặng nề hơn khi có tới gần một nửa hộ dân (178/357 hộ) không có đất sản xuất vì sang nhượng cho người khác. Đa phần những hộ này sau đó phải làm thuê để kiếm sống. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do thiếu lao động, thiếu vốn hoặc sản xuất không hiệu quả nên nông dân tự ý sang nhượng ruộng đất. Tuy nhiên, vẫn có những nông dân “không ruộng” làm thuê trên đất của mình hoặc chuyển nghề khác lại có thu nhập cao hơn khi trực tiếp sản xuất. Trong khi đó, người thuê đất đa phần đều có trình độ quản lý và kinh doanh, biết cách làm cho đất sinh lời. “Không phải không làm giàu được từ nước, phân, cần, giống. Quan trọng là anh phải biết cách tổ chức, cách làm phù hợp với thị trường. Còn nếu sản xuất manh mún, không có vốn đầu tư thì làm sao tạo ra sản phẩm giá thành rẻ, chất lượng đồng đều để thu lợi được”, một người thuê đất ở Tây Ninh nói. Với dấu hiệu ở Tây Ninh, trước ý kiến quan ngại gọi đó là “tổn thương thời WTO”, các nhà nghiên cứu lại cho rằng đó chính là quy luật tất yếu của sản xuất nông sản hàng hoá. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tình trạng nghèo đói tại khu vực nông thôn của các nước đang phát triển không phải do họ làm nông nghiệp mà do có quá nhiều người cùng sản xuất trên một đơn vị diện tích. Sản xuất nông nghiệp cần được công nghiệp hoá như một nhu cầu của chính người dân. Nhu cầu ấy chỉ có thể xuất hiện khi nông dân có thể tích tụ một diện tích đất đai hợp lý. Tuy nhiên, theo nghị quyết mới nhất của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về hạn điền, chỉ cho phép tích tụ không quá 6ha đất nông nghiệp tại các tỉnh miền Đông và Tây Nam Bộ, 4ha ở các tỉnh còn lại. Một hộ chỉ có thể nhận chuyển quyền tới 100ha nếu để trồng rừng. Một đại biểu Quốc hội ủng hộ chính sách hạn điền hiện thời lo lắng, “ruộng đất sẽ rơi vào tay một số địa chủ mới” nếu không giới hạn mức độ tích tụ ruộng đất. Nhưng từ thực tiễn, các chuyên gia cho rằng, đã đến lúc tư duy “người cày có ruộng” và “hạn điền” cần phải thích nghi trong điều kiện mới. Ruộng đất được tích tụ sẽ khuyến khích các nhà đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật, các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất nông sản hàng hoá cũng từ đó mà hình thành. Nhà đầu tư có thể trở thành “địa chủ” nhưng "địa chủ" trong bối cảnh đó sẽ mang nội hàm khác với những định kiến trong quá khứ. Cũng như các nhà “tư bản” đang xuất hiện ở các ngành kinh tế khác, một khi nhà đầu tư nông nghiệp có thể tích tụ ruộng đất ở quy mô thích hợp, những đóng góp của họ sẽ không chỉ làm thay đổi cung cách sản xuất manh mún mà còn tạo ra những đổi mới thật sự ở nông thôn. Tích tụ thế nào cho hiệu quả? Ông Trần Đức Tụng, nguyên chuyên viên của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng, sản xuất hàng hoá không thể không đi kèm với tích tụ ruộng đất, vấn đề chỉ là chọn mô hình nào để giảm thiểu “tổn thương” cho nông dân. Kinh nghiệm của Đài Loan (Trung Quốc) cho thấy, trước đây sản xuất nông nghiệp ở Đài Loan cũng manh mún như ta. Tuy nhiên, hiện nay mô hình 10 – 15 hộ nông dân góp đất với nhau thành lập công ty nông nghiệp nhỏ và vừa để hình thành vùng sản xuất tập trung, khép kín các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ đã trở nên phổ biến. Hội đồng quản trị sẽ phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp. Cách làm này không mang tiếng phải làm thuê trên đất của mình. Theo ông Tụng, trong điều kiện nước ta hiện nay, các nhà quản lý cũng nên tham khảo cách làm của Đài Loan, chưa vội “đi xa” đến những mô hình ở các nước khác khi một nông hộ của họ có thể sở hữu hàng trăm hecta đất, sản xuất đến chế biến theo quy trình khép kín. Nhiều ý kiến cho rằng, khoa học kỹ thuật dù cung cấp một số giống cây – con mới thì cũng khó có thể làm thay đổi cục diện nền nông nghiệp lạc hậu và bộ mặt chậm phát triển của nông thôn Việt Nam. Vì vậy, phải có những chính sách mới, nhất là về đất đai để làm “thay da đổi thịt” khu vực có tới 2/3 dân số đang sinh sống này. Chính vì vậy, việc tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn là hướng đi tất yếu nhưng đòi hỏi phải có những bước đi hợp lý, tránh gây “tổn thất” cho nông dân và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. Ông Nguyễn Công Tạn, nguyên Phó thủ tướng Chính phủ khi đề cập đến vấn đề này cũng cho rằng, có tích tụ ruộng đất mới chuyên môn hoá được sản xuất. Ai không làm nông nghiệp phải nhượng lại đất cho người làm nông nghiệp hoặc bán lại cho Nhà nước. Cũng theo ông Tạn, tích tụ ruộng đất đương nhiên phải hình thành những trang trại lớn nhưng không nên "tham to" hàng trăm, hàng nghìn hecta. Bởi quy mô trang trại cần phù hợp với trình độ lao động, cơ giới hoá, quản lý của người nông dân. Theo các chuyên gia, tích tụ ruộng đất phải đi đôi với phát triển ngành nghề, công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. GS. Nguyễn Lân Dũng cho rằng, để trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, lao động nông nghiệp phải giảm xuống chỉ còn 23%, phải chuyển khoảng 50% lao động nông nghiệp hiện nay sang các ngành kinh tế khác, đi đôi với tích tụ đất đai để có thể cơ giới hoá các khâu canh tác và thu hoạch. Ngoài ra, chính sách đất đai phải tạo điều kiện và thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp hiện có và khai thác nhanh đất hoang hoá đang còn chiếm một diện tích lớn. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, thực hiện thuỷ lợi hoá, điện khí hoá, cơ giới hoá, nâng cao trình độ công nghệ chế biến, công nghệ sau thu hoạch. Chú trọng phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cả trong và ngoài nước. Nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế hộ nông dân, các hình thức kinh tế hợp tác và HTX, nông - lâm trường, kinh tế trang trại gắn với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ đầu tư ban đầu thoả đáng cho việc chuyển lao động và dân cư đến những nơi khó khăn nhưng giàu tiềm năng kinh tế, có vị trí xung yếu về an ninh, quốc phòng, tạo đà phát triển nhanh cho những vùng này để giảm sự cách biệt. Giải quyết các vướng mắc về chính sách và thể chế để tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển vững chắc. Đề cao trách nhiệm và tính năng động, sáng tạo của nhiều địa phương, ban - ngành trong việc tạo thuận lợi cho nông dân, các thành phần kinh tế có nhu cầu và khả năng mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn theo đúng pháp luật. Sẽ còn quá sớm để chúng ta mơ đến những cách làm nông nghiệp “hoành tráng” của các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng với những dấu hiệu sản xuất mới và quá trình tích tụ ruộng đất đã và đang diễn ra mạnh mẽ ở một số địa phương, chắc chắn rồi đây nước ta sẽ có những vùng sản xuất chuyên canh lớn với những sản phẩm nông sản có chất lượng đồng đều, số lượng lớn, giá cả cạnh tranh. Để điều đó trở thành hiện thực, vấn đề nằm ở bản thân các nhà quản lý và cả người nông dân. Không thể cứ kêu gọi thay đổi cách thức quản lý, cách làm ăn chung chung nhưng khi triển khai vẫn mang nặng tính hô hào, hình thức. Sẽ không thể có tích tụ ruộng đất nếu cuộc sống của bà con nông dân vẫn chỉ biết trông chờ vào hạt lúa, củ khoai Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị Từ thực tế của những mô hình, muốn DĐĐT thành công, công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu được lợi ích thiết thực của việc DĐĐT, đồng tình và tự nguyện tham gia là nhiệm vụ hàng đầu. DĐĐT phải gắn liền với công tác quy hoạch; từng địa phương cần quy hoạch, rà soát điều chỉnh quy hoạch để hình thành các vùng sản xuất hàng hoá theo từng cây, con ổn định, lâu dài. Cần có chủ trương và sự chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền, tạo hành lang pháp lý và có chính sách hỗ trợ để xây dựng các mô hình trình diễn về DĐĐT. Tổ chức tham quan, học tập trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương. Mặc dù vậy, công tác DĐĐT thời gian qua ở nhiều địa phương vẫn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Vì vậy, để đẩy nhanh DĐĐT, tạo đà cho công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, cần có sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương, coi đó là cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Xây dựng các chính sách hỗ trợ trước và sau DĐĐT, giúp bà con nông dân tổ chức sản xuất tốt hơn, có thu nhập cao hơn. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo triển khai việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nông dân sau khi DĐĐT. Chuyển khuyến nông theo dạng “mô hình” bằng các dự án hoặc chương trình khuyến nông trọng điểm để phục vụ cho việc DĐĐT, sản xuất hàng hoá. . trạng này, việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) là một trong những hướng đi tất yếu. Vì sao phải dồn điền đổi thửa? Nghị quyết số 10-TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. doanh nghiệp có vốn, kinh nghiệm quản lý, sản xuất - kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; Nhà nước có cơ chế, chính sách. Nhìn lại "cuộc cách mạng" dồn điền đổi thửa (Bài cuối): Tích tụ ruộng. cả trong và ngoài nước. Nhân rộng các mô hình liên kết kinh tế hộ nông dân, các hình thức kinh tế hợp tác và HTX, nông - lâm trường, kinh tế trang trại gắn với doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ.

Ngày đăng: 28/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w