Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
707,78 KB
Nội dung
193 Chơng 4 Thiết kế thí nghiệm, thu thập v xử lý số liệu cho nghiên cứu tăng trởng v sản lợng Mục đích của thiết kế thí nghiệm ngoài thực địa là tạo ra nguồn số liệu cho việc thiết lập các mô hình tăng trởng và sản lợng. Thực chất các mô hình này là các phơng trình hồi quy, mà biến phụ thuộc là một chỉ tiêu sản lợng nào đó, nh trữ lợng, tổng tiết diện ngang, tăng trởng trữ lợng hay tăng trởng tổng tiết diện ngang, còn các biến độc lập có thể là mật độ ban đầu, cờng độ tỉa tha, thời gian giãn cách giữa các lần tỉa tha Vì thế, trớc khi thiết kế thí nghiệm, cần chú ý một số đặc điểm của các mô hình sản lợng. 4.1. Đặc điểm của ớc lợng tham số của các mô hình sản lợng. Trớc khi thiết kế thí nghiệm, cần thăm dò trớc mô hình toán học dự kiến sử dụng làm mô hình sản lợng. Từ đó, các thí nghiệm phục vụ cho nghiên cứu tăng trởng và sản lợng cần đợc thiết kế theo từng loại mô hình đã có. Theo Alder, D. (1980), khi thiết kế thí nghiệm, cần lu ý một số điểm dới đây: - Nếu mô hình sản lợng biết trớc là dạng đờng thẳng, mẫu hoặc công thức thí nghiệm chỉ nên tập trung vào điểm đầu và điểm cuối của đờng thẳng. Điều đó có nghĩa là, mẫu đợc quan sát hay bố trí thí nghiệm chỉ nên tập trung vào giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biến độc lập cần nghiên cứu. Chẳng hạn, nếu biết chỉ tiêu sản lợng nào đó có quan hệ đờng thẳng với mật độ, thì ngoài thực địa nên tập trung điều tra thu thập số liệu ở những lâm phần có mật độ thấp nhất và cao nhất (theo đơn vị loài cây, cấp đất và cấp tuổi). Hoặc khi bố trí thí nghiệm, nên tập trung vào các công thức có mật độ cao và mật độ thấp nhất (theo đơn vị loài cây và cấp đất). 194 4.2. Thiết kế mẫu cho xây dựng mô hình. Theo Alder, D. (1980), lấy mẫu là sự lựa chọn thí nghiệm trong các trờng hợp con ngời không thể kiểm soát đợc các biến đa vào mô hình. Đối với những nghiên cứu về tăng trởng và sản lợng, điều kiện này đợc áp dụng theo nguyên tắc biến động của lập địa. Mật độ lâm phần có thể kiểm soát đợc thông qua các biện pháp lâm sinh hoặc khai thác. Trong những kiểu rừng đã có, có thể lựa chọn ngoài hiện trờng hoặc thiết kế thí nghiệm những kiểu rừng mong muốn. Thiết kế thí nghiệm thực sự cần thiết và có hiệu quả cho việc thiết lập các mô hình tăng trởng và sản lợng. Theo cách này, các mô hình sản lợng đợc thiết lập vừa ít tốn kém vừa có độ chính xác cao hơn so với các mô hình đợc thiết lập từ số liệu điều tra mẫu ngoài hiện trờng (lựa chọn trên những diện tích rừng đã có, những lâm phần đáp ứng điều kiện cho trớc để lập ô thu thập số liệu). Mặc dù vậy, cả hai nguồn dữ liệu đều cần thiết, nếu biến động lập địa đợc thể hiện vào mô hình. Tơng ứng với hai nguồn số liệu vừa đề cập ở trên, có hai loại ô thu thập số liệu phục vụ cho việc thiết lập mô hình tăng trởng và sản lợng, đó là ô tạm thời và ô cố định. 4.2.1. Ô mẫu tạm thời. Ô tạm thời là ô đợc thiết lập để điều tra, thu thập số liệu một lần cho việc xác định các mối quan hệ không phụ thuộc vào thời gian. Ô tạm thời cần đợc bố trí đại diện cho lâm phần nghiên cứu cả về mật độ lẫn cấu trúc theo chiều thẳng đứng và nằm ngang. Ô phải có diện tích đủ lớn để đảm bảo có số cây cần thiết không những cho việc thu thập số liệu về tăng trởng và sản lợng mà còn thu thập số liệu cho việc xác định một số quy luật cấu trúc lâm phần, trong đó có nội dung xác lập các mối quan hệ qua lại giữa các chỉ tiêu điều tra cây cá lẻ. Theo Alder, D. (1980) đối với rừng thuần loài đều tuổi, diện tích ô mẫu dao động từ 400m 2 đến 800m 2 . 4.2.1.1. Điều tra ô mẫu. Với mỗi ô mẫu, trớc khi điều tra cây đứng, cần thu thập những thông tin tổng quan cần thiết nh: 195 - Diện tích ô. - Loài cây. - Tuổi (năm trồng, đôi khi chi tiết cả đến tháng trồng). - Mật độ trồng. - Mật độ hiện tại. - Điều kiện lập địa. - Vị trí địa lý, địa hình. - Các biện pháp đã tác động. - Ngày, tháng, năm điều tra. Đối với cây đứng, cần điều tra các chỉ tiêu sau: - Phân cấp sinh trởng (theo 5 cấp Kraft). - Đờng kính ngang ngực. - Chiều cao vút ngọn và chiều cao dới cành. - Đờng kính hình chiếu tán cây. - Xác định đối tợng kinh doanh (tỉa tha hay để lại nuôi dỡng). 4.2.1.2. Giải tích cây tiêu chuẩn. Nh đã biết, giải tích cây tiêu chuẩn là công việc tốn kém cả về thời gian lẫn chi phí về kinh tế, đồng thời đòi hỏi phải có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Vì thế, không phải tất cả các ô mẫu tạm thời đều đợc giải tích cây tiêu chuẩn, mà chỉ tiến hành với một tỷ lệ nào đó. Với mỗi loài cây, các ô giải tích phải thực sự đại diện cho địa phơng hay vùng sinh thái, cho điều kiện lập địa hay cấp đất và đại diện cho mật độ hiện tại, ngoài ra lâm phần có tuổi càng cao càng tốt. Mỗi ô nh vậy, cần giải tích 3 cây tiêu chuẩn đại diện cho 3 cấp kính có số cây bằng nhau. Để xác định cây tiêu chuẩn, cần thực hiện các bớc công việc sau: 196 - Xác định phân bố N/D và đờng cong chiều cao. - Chia dãy phân bố N/D thực nghiệm thành 3 cấp kính từ nhỏ đến lớn với số cây bằng nhau. - Tính đờng kính và chiều cao bình quân theo tiết diện cho từng cấp kính (từ Dg, tra đờng cong chiều cao xác định Hg tơng ứng). - Chọn cây tiêu chuẩn cho từng cấp kính (cây tiêu chuẩn là cây có đờng kính và chiều cao gần nhất với giá trị đờng kính và chiều cao đã tính toán). Sau khi lựa chọn đợc cây tiêu chuẩn, tiến hành chặt ngả và giải tích (xem phần điều tra tăng trởng cây rừng - Giáo trình Điều tra rừng). 4.2.2. Ô mẫu cố định. Hầu hết các nhà lâm nghiệp cho rằng, số liệu thu thập đợc từ những ô mẫu cố định là cơ sở quan trọng nhất cho việc thiết lập mô hình tăng trởng và sản lợng. Hơn thế nữa, các ô cố định này còn bổ sung những số liệu và giá trị ớc đoán của biến số độc lập cũng nh biến số về sản lợng mà không thể phát hiện đợc ở những diện tích rừng đã có. Chẳng hạn nh, khi nghiên cứu quan hệ giữa tăng trởng trữ lợng với mật độ, nhng ngoài hiện trờng, phạm vi biến động về mật độ giữa các lâm phần lại rất nhỏ (giả sử từ 1500-2200 cây/ha). Vì thế, muốn có tăng trởng trữ lợng tơng ứng với mật độ dới 1500 và lớn hơn 2200 cây/ha cần thiết phải bố trí các ô nghiên cứu cố định. 4.2.2.1. Số lợng ô mẫu. Theo Alder, D. (1980), không thể xác định số lợng ô mẫu cần thiết từ các tiêu chuẩn thống kê thuần tuý, vì độ chính xác của các mô hình tăng trởng và sản lợng phụ thuộc vào vị trí của ô, khoảng thời gian giữa 2 lần đo liên tiếp, cũng nh biến động của các chỉ tiêu điều tra khác và các hệ số trong mô hình toán học đ ợc sử dụng. Kinh nghiệm cho thấy, với mỗi loại rừng cần thiết phải có khoảng 100 ô phân bố đại diện cho điều kiện lập địa và lịch sử 197 lâm phần, trừ phi có sự khác biệt rõ nét về sinh trởng trên các vùng địa lý khác nhau. 4.2.2.2. Diện tích và cách bố trí ô mẫu. Các ô mẫu cố định cần đợc bố trí đồng đều theo các điều kiện sau: - Lập địa: xấu, trung bình, tốt (hình 4.1). - Mật độ (cấp mật độ thấp, trung bình, cao). - Tuổi rừng: rừng non, rừng trung niên (hình 4.1). Cách bố trí ô nghiên cứu này có thể không tỷ lệ với diện tích của mỗi loại lâm phần. Tuy vậy, đây là phơng pháp có hiệu quả cho việc cung cấp dữ liệu ớc lợng các tham số hồi quy. Cách bố trí theo kiểu phân cấp ở trên cũng khó thực hiện khi không nắm đợc điều kiện sinh trởng của các lâm phần thuộc đối tợng nghiên cứu. Trong trờng hợp này, nên sử dụng việc phân cấp địa lý để bố trí một cách hệ thống các ô thí nghiệm có diện tích bằng nhau. Hình 4.1. Số liệu sinh trởng chiều cao từ các ô mẫu cố định của các lâm phần Cupressus lusitanica ở Kenya (Alder, D. 1980) 4.2.2.3. Số lần và thời gian đo lặp trên các ô cố định. Số lần điều tra, thời gian giữa các lần điều tra liên tiếp trên mỗi ô mẫu 198 phụ thuộc vào tốc độ sinh trởng của mỗi loài cây. Tuy vậy, cũng cần lu ý, thời gian giữa 2 lần điều tra càng dài thì độ chính xác khi xác định tăng trởng càng cao. Với mỗi loài cây, nên căn cứ vào tổng số ô theo dõi cố định mà bố trí số lợng ô cần điều tra hàng năm. Với các loài cây sinh trởng nhanh nh ở Việt Nam, mỗi năm nên điều tra khoảng 1/3 số ô. Về thời gian giữa 2 lần điều tra trên ô cố định, Alder, D. (1980) có đa ra một vài con số tham khảo dới đây: Loại rừng Thời gian - Rừng non nhiệt đới - Rừng trung niên hoặc rừng thuần loài đều tuổi nhiệt đới khác - Rừng hỗn giao nhiệt đới - Rừng thuần loài đều tuổi ôn đới 1 năm 2-4 năm 3-5 năm 3-5 năm Thời gian điều tra các ô cố định cũng nên bố trí theo mùa, nếu mùa sinh trởng xác định, nên điều tra sau khi kết thúc mùa sinh trởng. Ngoài ra, thời gian điều tra trong mỗi ô ít bị hạn chế. Với các loài cây sinh trởng nhanh vùng nhiệt đới, thời gian điều tra hàng năm trên mỗi ô, nên tiến hành vào cùng tháng, khi đó sẽ tăng độ chính xác xác định tăng trởng hàng năm. Ngợc lại, khi thời gian giữa 2 lần điều tra dài hơn, 3 hoặc 4 năm chẳng hạn, khí hậu không phân thành mùa rõ rệt, thì thời gian đo trong năm ít bị hạn chế. 4.2.3. Ô mẫu bán cố định. So với ô cố định, ô bán cố định có thời gian tồn tại ngoài hiện trờng ngắn hơn. Thông thờng các ô này đợc bố trí để theo dõi và điều tra sinh trởng thờng từ 2 đến 3 lần, nhằm bổ sung số liệu cho các ô tạm thời. Trớc khi bố trí ô bán cố định, cần tiến hành khảo sát những diện tích rừng thuộc đối tợng nghiên cứu đã có. Trên cơ sở hiện trạng rừng, bố trí các ô mẫu đại diện cho cấp tuổi, điều kiện lập địa và vùng sinh thái. Theo Alder, D. (1980), có 2 cách bố trí ô bán cố định: 199 - Ô đợc bố trí ở tất cả các cấp tuổi. Trong trờng hợp này, mỗi ô tồn tại thờng là 1 cấp tuổi với 2 đến 3 lần điều tra (hình 4.2) Hình 4.2. Số liệu sinh trởng từ các ô bán cố định và ô tạm thời của Alder, D. (1980) - Các ô đợc bố trí ở các lâm phần non (ngoài hiện trờng không có các lâm phần ở tuổi cao hơn). Với cách bố trí nh vậy, nên duy trì khoảng 30% số ô cho đến cuối chu kỳ kinh doanh, 70% số ô còn lại sẽ đợc loại bỏ sau lần điều tra thứ 3 hoặc thứ 4. Với rừng hỗn giao, khi không xác định đợc tuổi, nên dùng số năm sau lần khai thác cuối cùng. Đây là cơ sở để xây dựng các mô hình dự đoán tăng trởng lâm phần. Các biến độc lập ở mô hình này có thể là tổng tiết diện ngang sau lần khai thác cuối cùng và thời gian cần dự đoán 4.3. Thiết kế thí nghiệm. Thí nghiệm là nguồn cung cấp số liệu hữu ích và hiệu quả nhất cho việc xây dựng các mô hình tăng trởng và sản lợng. Tuy vậy, trong nghiên cứu lâm nghiệp, nhiều khi những u điểm này lại bị hạn chế bởi cha xác định 200 trớc mô hình toán học của thí nghiệm đợc thiết kế làm cơ sở cho việc kiểm tra hoặc xác định các tham số. Những thiết kế thí nghiệm thích hợp với nghiên cứu tăng trởng và sản lợng là phơng pháp bố trí ngẫu nhiên hay hệ thống. Bố trí ngẫu nhiên phù hợp với việc phân tích biến động, trong khi bố trí hệ thống lại phù hợp với phơng pháp phân tích hồi quy và kinh tế hơn so với phơng pháp bố trí ngẫu nhiên ngoài thực địa (Alder, D., 1980). Tuy nhiên, với phơng pháp bố trí ngẫu nhiên cũng có thể phân tích bằng hồi quy và vì thế nó có thể đợc sử dụng rộng rãi hơn trong mọi trờng hợp, ngoại trừ những thí nghiệm rừng trồng bố trí theo khoảng cách (các thí nghiệm với khoảng cách giữa các cây khác nhau). 4.3.1. Thiết kế ngẫu nhiên. Đặc trng cơ bản của thiết kế ngẫu nhiên là vị trí của các công thức đợc xác định ngẫu nhiên thông qua bảng số ngẫu nhiên. Ngoài ra, bất kể công thức nào cũng phải lặp lại tối thiểu 2 lần ở 2 ô khác nhau (Alder, D. 1980). Với những đặc trng này, sẽ có những thí nghiệm ngẫu nhiên đầy đủ, mạng lới ô vuông la tinh, khối không đầy đủ. Trong nghiên cứu tăng trởng và sản lợng, thông thờng có 2 loại thiết kế ngẫu nhiên đợc sử dụng, đó là khối ngẫu nhiên và thí nghiệm ma trận. Trong đó khối ngẫu nhiên đợc sử dụng đối với những thí nghiệm một nhân tố, còn thí nghiệm ma trận áp dụng cho những thí nghiệm 2 nhân tố trở lên. 4.3.1.1. Thiết kế thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên. Đối với những thí nghiệm ngoài hiện trờng, khối là một dải đất đồng nhất, trên đó bố trí các công thức thử nghiệm. Nguyên tắc chung là, trong mỗi khối, mỗi công thức thí nghiệm chỉ xuất hiện tối đa một lần. Nếu khối bao gồm đủ các công thức thí nghiệm, ta có khối đầy đủ, ngợc lại, có khối không đầy đủ. Khi các công thức thử nghiệm đợc bố trí ngẫu nhiên trong mỗi khối, ta có thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên và mỗi khối tơng ứng với 1 lần lặp của 201 mỗi công thức thí nghiệm. (hình 4.3). B 1 t 4 t 3 t 2 t 1 B 2 t 2 t 4 t 3 t 1 B 3 t 3 t 1 t 2 t 4 Hình 4.3. Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 4 công thức 3 lần lặp Trờng hợp số công thức bằng số lần lặp và đợc bố trí theo nguyên tắc sao cho, mỗi cột và mỗi hàng bao gồm đủ số công thức thí nghiệm và mỗi công thức chỉ xuất hiện một lần, ta có thí nghiệm bố trí theo ô vuông la tinh (hình 4.4). B 1 t 4 t 3 t 1 t 2 B 2 t 2 t 4 t 3 t 1 B 3 t 3 t 1 t 2 t 4 B 4 t 1 t 2 t 4 t 3 Hình 4.4. Thí nghiệm bố trí theo mạng hình ô vuông la tinh ở các hình trên, B i là thứ tự khối, t i là thứ tự công thức thí nghiệm. Khối cần đợc bố trí sao cho biến động về lập địa hay trạng thái rừng là nhỏ nhất so với biến động giữa các khối. Các ô trong khối không nhất thiết phải bố trí sát nhau, nhng giữa các ô trong khối phải tơng đối gần nhau hơn so với khoảng cách giữa các khối. Các ô trong khối đợc bố trí ngẫu nhiên thông qua bảng ngẫu nhiên hay bằng phơng pháp bốc thăm ngẫu nhiên. Khi bố trí thí nghiệm, có thể có một hoặc một số công thức thí nghiệm không đợc lặp lại trong 1 hoặc nhiều khối (có thể do ý định của ngời thiết kế thí nghiệm) hoặc có thể do một số ô thí nghiệm bị hỏng do nguyên nhân nào đó, trờng hợp này ta có khối ngẫu nhiên không đầy đủ. Việc phân tích 202 phơng sai đối với khối ngẫu nhiên không đầy đủ phức tạp hơn nhiều so với khối ngẫu nhiên đầy đủ, thế nhng khi sử dụng phân tích hồi quy sẽ không có sự khác biệt lớn (Alder, D. 1980). Đối với những nghiên cứu về tăng trởng và sản lợng, thí nghiệm khối ngẫu nhiên chỉ phù hợp khi các công thức liền nhau không tạo thành dãy kích thớc liên tục. Chẳng hạn, thí nghiệm nghiên cứu ảnh hởng của mật độ đến tăng trởng trữ lợng lâm phần đợc thiết kế với mật độ nhỏ nhất là 2000 cây trên ha, mật độ lớn nhất là 4000 cây trên ha, cự ly giữa các cấp mật độ là 100 cây. Khi các ô thí nghiệm đứng cạnh nhau có sự sai khác mật độ là 100 cây, các ô này ít có ảnh hởng lẫn nhau. Do bố trí ngẫu nhiên, nên các ô thí nghiệm trong mỗi khối, có thể có trờng hợp, hai ô đứng cạnh nhau có sự khác biệt lớn về mật độ (ví dụ 2000 và 3000 cây, thậm chí 2000 và 4000 cây). Đây chính là nguyên nhân làm cho các ô đứng cạnh nhau có ảnh hởng qua lại do sự sai khác lớn về mật độ. Từ đó, kết quả thí nghiệm không phản ánh trung thực ảnh hởng của mật độ đến tăng trởng trữ lợng. Với trờng hợp này, nên sử dụng phơng pháp thiết kế thí nghiệm hỗn hợp (xem 4.3.2.2). 4.3.1.2. Thiết kế thí nghiệm theo kiểu ma trận. Thiết kế thí nghiệm theo kiểu ma trận đợc dùng khi có 2 hoặc nhiều nhân tố ảnh hởng. Ví dụ, với thí nghiệm tỉa tha rừng trồng, nhân tố thờng đợc quan tâm là tuổi tỉa tha và cờng độ tỉa tha. Các nhân tố này đợc xem xét, phân cấp khi thiết kế thí nghiệm. Giả sử nhân tố A đợc phân thành a cấp (tuổi tỉa tha đợc phân 3 cấp), nhân tố B đợc phân thành b cấp (c ờng độ tỉa tha đợc phân thành 4 cấp). Nh thế sẽ có a x b công thức thí nghiệm (3 x 4 = 12). Tất cả các công thức phải đợc lặp lại ít nhất 2 lần, sẽ có ít nhất 2a x b ô thí nghiệm (2x3x4 = 24ô). Các lần lặp đợc bố trí vào các khối, khi đó sẽ xác định đợc biến động theo khối. Ngoài hiện trờng, đôi khi ngời ta cũng bố trí những thí nghiệm có tính chất định tính nh tỉa tha và không tỉa tha. Trờng hợp này có thể sử dụng sơ đồ ma trận để thiết kế thí nghiệm, nh xử lý với 2 mức có hoặc không. [...]... và sản lợng cho rừng thuần loài đều tuổi là mật độ, phân bón và tỉa cành Tuy nhiên trong đó, mật độ là nhân tố cơ bản nhất và có thể kiểm soát đợc trong quá trình thí nghiệm cũng nh trong cả chu kỳ kinh doanh rừng Bón phân và tỉa cành ít có liên quan trực tiếp đến dự đoán sản lợng, nên không đợc đề cập ở đây Theo Alder, D ( 198 0), có 4 phơng pháp chủ yếu xem xét tác động của mật độ đến tăng trởng và sản. .. cứu tăng trởng và sản lợng Có nhiều phơng pháp thiết kế thí nghiệm cho nghiên cứu tăng trởng và sản lợng Vì thế dới đây chỉ đề cập đến các phơng pháp thiết kế thí nghiệm phổ biến nhất cùng một số vấn đề cần quan tâm khi thực hiện và phân tích số liệu Sở dĩ nh vậy vì, có sự khác biệt căn bản về mặt kỹ thuật giữa các phơng pháp thiết kế thí nghiệm dùng cho rừng thuần loài đều tuổi so với rừng hỗn loài khác... vậy, sẽ biết đợc trong quá trình theo dõi ô thí nghiệm, cây nào bị mất, bị tỉa tha vào thời điểm nào, với kích thớc bằng bao nhiêu 4.6 Xử lý số liệu các ô mẫu Số liệu thu thập từ các ô mẫu đợc sử dụng để thiết lập các mô hình tăng trởng và sản lợng Tuy vậy, đây chỉ là số liệu thô của từng cây đơn lẻ, cần đợc xử lý, tập hợp theo yêu cầu đầu vào của từng mô hình tăng trởng và sản lợng Từ đó, nội dung chính... hình sản lợng, còn việc thiết lập các mô hình sản lợng nh thế nào đã đợc giới thiệu ở chơng 3 Với mỗi loại ô mẫu, mỗi loại thiết kế thí nghiệm đều có mục đích thu thập số liệu riêng, vì thế dới đây sẽ đề cập nội dung xử lý số liệu cho từng đối tợng cụ thể 4.6.1 Xử lý số liệu ô tiêu chuẩn tạm thời Mục đích chính của việc thu thập số liệu từ các ô tạm thời là thiết lập 210 các mô hình tăng trởng và sản. .. đích chính của việc điều tra, theo dõi sinh trởng các ô mẫu (ô tạm thời, ô cố định và ô thí nghiệm) là thiết lập các mô hình tăng trởng và sản lợng làm cơ sở lập biểu sản lợng theo đơn vị cấp đất cho mỗi loài cây Số liệu dùng cho việc thiết lập mô hình tăng trởng và sản lợng thờng đợc xử lý theo đơn vị cấp đất Có nhiều trờng hợp cấp đất của lâm phần đợc coi là 214 biến độc lập (thông qua chỉ số cấp đất)... Hình 4 .9 : Biểu đồ cấp đất vẽ bằng tay Từ biểu đồ cấp đất sơ bộ, căn cứ vào cặp giá trị H/A hiện tại, xác định cấp đất cho từng ô mẫu Trờng hợp việc xác lập các đờng cong cấp đất đợc tiến hành trên cơ sở phơng trình sinh trởng chiều cao bình quân chung, cấp đất của ô mẫu đợc xác định theo các bớc sau: - Xác định giá trị chiều cao cho ô mẫu tại tuổi cơ sở (còn gọi là chỉ số cấp đất) thông qua phơng trình. .. do gió bão và những tác động khác lên chất lợng gỗ, hơn nữa việc tỉa tha không phải tiến hành nhiều lần nh thí nghiệm tỉa tha tổng tiết diện ngang không đổi (Alder, D 198 0) 4.4.4 Thí nghiệm yếu tố với các thành phần khác nhau Đối với rừng thuần loài đều tuổi, công thức tỉa tha có thể đợc tạo thành từ các yếu tố sau: - Khoảng cách ban đầu - Tuổi tỉa tha lần đầu - Cờng độ tỉa tha (tỷ lệ lấy đi qua mỗi... là ô đợc bố trí từ khi cha có rừng, để trồng cây theo các công thức thí nghiệm đã đợc thiết kế Ví dụ các ô thí nghiệm đợc thiết kế trồng cây theo các công thức mật độ khác nhau (khoảng cách), các ô thí nghiệm đợc thiết kế với cùng mật độ ban đầu, nhng theo các công thức tỉa tha khác nhau (tuổi tỉa tha và cờng độ tỉa tha) Ô cố định là những ô đợc thiết kế sau khi đã có rừng để phục vụ cho vấn đề nghiên... là những ô đợc thiết kế sau khi đã có rừng để phục vụ cho vấn đề nghiên cứu nào đó Mặc dù vậy, nhiều khi ô cố định lại là nguồn cung cấp số liệu cho việc xác lập các mô hình tăng trởng và sản lợng, thậm chí lập biểu sản lợng cho các loài cây trồng, trong những trờng hợp không có điều kiện thiết kế các ô thí nghiệm ngay từ đầu Để tiện cho việc theo dõi lâu dài, các ô này cần đợc thiết kế nh sau: - Đóng... Sau mỗi lần điều tra đều đợc tô lại để tránh nhầm lẫn thứ tự cây cũng nh vị trí đo đờng kính 2 09 Điều tra ô cố định: Các ô cố định bao gồm các loại ô đợc thiết kế để điều tra lặp từ 2 lần trở lên đến ô thí nghiệm đợc thiết kế để theo dõi sinh trởng cả chu kỳ kinh doanh Các ô này đợc điều tra theo định kỳ nh đã trình bày ở mục 4.2.2.3 Mỗi lần điều tra, cần thực hiện các nội dung ngoại nghiệp nh đối với . ( 198 0) có đa ra một vài con số tham khảo dới đây: Loại rừng Thời gian - Rừng non nhiệt đới - Rừng trung niên hoặc rừng thuần loài đều tuổi nhiệt đới khác - Rừng hỗn giao nhiệt đới - Rừng. cây tiêu chuẩn, tiến hành chặt ngả và giải tích (xem phần điều tra tăng trởng cây rừng - Giáo trình Điều tra rừng) . 4.2.2. Ô mẫu cố định. Hầu hết các nhà lâm nghiệp cho rằng, số liệu thu thập. phơng pháp thiết kế thí nghiệm dùng cho rừng thuần loài đều tuổi so với rừng hỗn loài khác tuổi. Đối tợng chính của nghiên cứu tăng trởng và sản lợng cho rừng thuần loài đều tuổi là mật độ,