Đề tài " Luận chứng chủ trương phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là những Quốc sách hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Vi
Trang 1
Đề tài " Luận chứng chủ trương phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là những Quốc sách hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá,
hiện đại hóa ở Việt Nam”
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I Chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng và Nhà nước Việt Nam 4
1.Khái quát về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4
2 Nội dung cụ thể của công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở nước ta trong những năm trước mắt 7
II Nội dung của đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo nguyên tắc xác định “ Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu ” 7
1.Về khoa học và công nghệ 7
2 Về giáo dục và đào tạo 8
3 Vai trò của khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước 9
4 Những giải pháp để thực hiện chiến lược 9
III Cơ sở lí luận cho quan điểm 11
1 Lí luận hình thái kinh tế - xã hội của Mác 11
1.2 Bốn lĩnh vực của cấu trúc xã hội 13
2 Lực lượng sản xuất trong lí luận hình thái kinh tế - xã hội 13
3.Vai trò của khoa học – công nghệ, giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất 14
IV.Kết luận 15
Trang 3L I M ỜI MỞ Ở Đ U ẦU
Nhà nước ta coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới hiện nay, khoa học và công nghệ
đã trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp” Trong bối cảnh ấy, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nhà nước đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã bước vào giai đoạn phát triển cao của khoa học và công nghệ, còn nước ta vẫn ở trong tình trạng khá lạc hậu, chưa ứng dụng được nhiều thành tựu của nền khoa học và công nghệ tiên tiến Để nước ta có thể rút ngắn được khoảng cách đối với các nước tiên tiến, có thể đi tắt, đi nhanh, đón đầu, tiến thẳng lên trình độ hiện đại, để thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nền kinh tế, hội nhập được vào một thế giới đầy biến động có nhiều thời cơ, nhưng cũng lắm nguy cơ, thử thách, chúng ta cần phải có một đội ngũ cán bộ và nhân viên kỹ thuật được đào tạo tốt Do đó, vai trò của khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo là vô cùng
to lớn
Trên tinh thần đó, để hiểu rõ vai trò của khoa học và công nghệ, giáo dục
và đào tạo đối với sự phát triển của đất nước, em đã chọn đề tài: “Luận
chứng chủ trương phát triển khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là những Quốc sách hàng đầu để thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Việt Nam” để làm tiểu luận môn triết học.
Trang 4
NỘI DUNG
I Ch tr ủ tr ương công nghi p hóa, hi n ệp hóa, hiện ệp hóa, hiện đ i hóa ại hóa đ t n ất n ư c c a ớc của ủ tr Đ ng ảng
và Nhà nư c Vi t Nam ớc của ệp hóa, hiện
1.Khái quát v công nghi p hóa, hi n ề công nghiệp hóa, hiện ệp hóa, hiện ệp hóa, hiện đ i hóa ại hóa
1.1 Khái niệm
Ở thế kỉ XVII, XVIII khi Cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc Khái niệm công nghiệp mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đổi cung với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học – công nghệ Kế thừa và chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút những kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hóa,
và từ thực tiễn công nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, Ban chấp hành Trung ương lần thứ bảy khoá VI và Đại hội dại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trinh chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến
bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
1.2 Đặc điểm
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, công nghiệp hóa ở nước ta hiện nay có những đặc điểm sau chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, Công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa
Thứ hai, Công nghiệp hóa nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội
Thứ ba, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện cơ chế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước
Trang 5Thứ tư, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong bối
cảnh toàn cầu hóa kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các các quan
hệ kinh tế quốc là tất yếu đối với đất nước ta
Công nghiệp hóa trong điều kiện “chiến lược” kinh tế mở có thể đi nhanh hơn nếu chúng ta biết tận dụng, tranh thủ được thành tựu của thế giới
và sự giúp đỡ quốc tế Công nghiệp hóa trong điều kiện “chiến lược” kinh tế
mở cũng gây nên không ít trở ngại do những tác động tiêu cực của nền kinh
tế thế giới, do “trật tự” của nền kinh tế thế giới mà các nước tư bản phát triển thiết lập không có lợi cho các nước nghèo, lạc hậu Vì thế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế nước ta là một nền kinh tế độc lập, tự chủ
1.3 Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập vững chắc trên cơ sở vật chất - kỉ thuật tương ứng Cơ sở vật chất - kỉ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kĩ thuật tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng
để nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển, cũng cần phải có một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất Cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng trên cơ sở những thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ Cơ sở vật chất – kĩ thuật đó phải tạo ra được một năng suất xã hội cao Công nghiệp hóa chính quá trình tạo ra nền tảng cơ sở vật chất đó cho nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa
1.4 Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nược ta là xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội dựa trên một nền khoa học và công nghệ tiên tiến, tạo ra lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Để từng bước thực hiện thành công mục tiêu lâu dài trên, mục tiêu tổng quát của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta được
Trang 6Đảng Cộng sản Việt Nam xác định tại Đại hội lần thứ VIII và tiếp tục khẳng
định tại Đại hội lần thứ IX và lần thứ X là: “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển … Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”
1.5 Tác dụng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Từ thập niên 60 của thế kỉ XX, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối công nghiệp hóa và coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thực tiễn đã chứng minh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá sẽ có tác dụng to lớn trong sự phát triển kinh tế - hội của đất nước, đó là:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình tạo ra những điều kiện vật chất kỉ thuật cần thiết về con người và khoa học – công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo cơ sở vật chất để làm biến đổi
về chất của lực lượng sản xuất
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ sở kinh tế để củng cố và phát triển khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện vật chất để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ vững mạnh trên cơ sở đó mà thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển, thúc đẩy quá trình quy hoạch vùng lãnh thổ hợp lý
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo tiền đề vật chất để xây dựng, phát triển và hiện đại hóa nền quốc phòng – an ninh
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra tiền đề kinh tế cho sự phát triển đồng bộ về kinh tế - chính trị, văn hoá – xã hội, quốc phòng – an ninh
Trang 72 N i dung c th c a công nghi p hoá, hi n ội dung cụ thể của công nghiệp hoá, hiện ụ thể của công nghiệp hoá, hiện ể của công nghiệp hoá, hiện ủ tr ệp hóa, hiện ệp hóa, hiện đ i hóa n ại hóa ở n ư c ớc của
ta trong nh ng n ững n ăm trư c m t ớc của ắt
- Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
- Phát triển công nghiệp và xây dựng
- Cải tạo và mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng vật chất của nền kinh tế
- Phát triển nhanh du lịch và các ngành dịch vụ
- Phát triển hợp lý các vùng lãnh thổ
- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
II N i dung c a ội dung cụ thể của công nghiệp hoá, hiện ủ tr đư ng l i công nghi p hóa, hi n ờng lối công nghiệp hóa, hiện ối công nghiệp hóa, hiện ệp hóa, hiện ệp hóa, hiện đ i hóa ại hóa đ t ất n
nư c theo nguyên t c xác ớc của ắt đ nh “ Khoa h c và công ngh cùng v i ịnh “ Khoa học và công nghệ cùng với ọc và công nghệ cùng với ệp hóa, hiện ớc của giáo d c ụ thể của công nghiệp hoá, hiện đào t o là qu c sách hàng ại hóa ối công nghiệp hóa, hiện đ u ” ầu ”.
1.V khoa h c và công ngh ề công nghiệp hóa, hiện ọc và công nghệ cùng với ệp hóa, hiện
Khoa học xã hội và nhân văn hướng vào việc giải đáp các vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo các xu thế phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đướng lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng con người Khoa học tự nhiên hướng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, xây dựng cơ sở khoa học của sự phát triển các lĩnh vực công nghệ trọng điểm và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, dự báo, phòng chống thiên tai Khoa học công nghệ hướng vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ, đổi mới cơ chế tài chính nhằm khuyến khích sáng tạo và gắn ứng dụng khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh, quản lý dịch vụ Coi trọng việc nghiên cứu cơ bản trong các ngành khoa học Tăng đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công nghệ Hoàn thành xây dựng những khu công nghệ cao và hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia Sắp xếp lại và đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học, phối hợp chặt chẽ việc nghiên cứu khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật với khoa học xã hội và nhân văn Đẩy
Trang 8mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ, đãi ngộ đặc biệt đối với nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc
2 V giáo d c và ề công nghiệp hóa, hiện ụ thể của công nghiệp hoá, hiện đào t o ại hóa
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập” Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội” Chăm lo phát triển giáo dục mầm non; củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy nhanh tiến
độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế Hiện đại hoá một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội Khuyến khích phát triển hệ thống các trường, lớp dạy nghề dân lập và tư thục Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo Từng bước xúc tiến việc nối mạng thông tin quốc tế (Internet) ở trường học
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập Tăng ngân sách Nhà nước cho việc cử người đi đào tạo ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến Khuyến khích việc
du học tự túc Trong những năm trước mắt, giải quyết dứt điểm những vấn
đề bức xúc: sửa đổi chương trình đào tạo, cải tiến chế độ thi cử, khắc phục khuynh hướng “thương mại hoá” giáo dục, quản lý chặt chẽ việc cấp văn bằng, công nhận học hàm, học vị; chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập
Trang 93 Vai trò c a khoa h c và công ngh , giáo d c và ủ tr ọc và công nghệ cùng với ệp hóa, hiện ụ thể của công nghiệp hoá, hiện đào t o ại hóa đ i ối công nghiệp hóa, hiện
v i s phát tri n c a ớc của ự phát triển của ể của công nghiệp hoá, hiện ủ tr đ t n ất n ư c ớc của
Là một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém
phát triển nên tiềm lực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo của nước
ta còn yếu Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa thành công thì phải xây dựng một tiềm lực khoa học và công nghệ, một nguồn lực thích ứng với đòi hỏi của công nghiệp hóa Để có một nền khoa học và công nghệ, một nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải coi việc đầu tư cho khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo
là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu
4 Nh ng gi i pháp ững n ảng đ th c hi n chi n l ể của công nghiệp hoá, hiện ự phát triển của ệp hóa, hiện ến l ư c ợc
4.1 Về khoa học và công nghệ
Một là, xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi nhằm thúc đẩy
mạnh mẽ việc nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, đặc biệt trong các doanh nghiệp Gắn với nhiệm vụ này, cần đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, môi giới, dịch vụ về khoa học-công nghệ để phát triển thị trường công nghệ Chuẩn bị ngay việc xây dựng các văn bản hướng dẫn để sớm thực thi
có hiệu quả Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Chuyển giao công nghệ sau khi được Quốc hội thông qua Xây dựng phát triển các trung tâm giao dịch khoa học-công nghệ tại các vùng kinh tế lớn trong cả nước
Hai là, đổi mới cơ bản chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho khoa
học-công nghệ phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học-công nghệ và thúc đẩy đầu tư của toàn xã hội cho đổi mới công nghệ để có thể đạt mức 1,5% GDP vào năm 2010 Chú ý tập trung đầu tư cho con người để phát triển tài sản trí tuệ của đất nước và xây dựng các cơ chế, chính sách đặc biệt
để phát triển tiềm lực khoa học-công nghệ
Ba là, xây dựng lộ trình hội nhập quốc tế về khoa học-công nghệ để
lĩnh vực này có đủ năng lực phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết được các nhiệm vụ khoa học-công nghệ quốc gia ở tầm quốc tế; nhanh chóng củng cố và mở rộng mạng lưới đại diện khoa học-công nghệ ở nước ngoài Tạo điều kiện để các viện nghiên cứu hàng đầu của khu vực và thế giới có chi nhánh nghiên cứu tại Việt Nam
Trang 10Bốn là, cần có các giải pháp để sớm hình thành các tập thể khoa học
và công nghệ mạnh với đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình
sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề có trình độ khu vực và quốc tế, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ khoa học-công nghệ quốc gia ở tầm quốc tế Đầu tư có trọng điểm để xây dựng một số viện nghiên cứu đạt trình độ quốc tế
4.1 Về giáo dục và đào tạo
Một là, chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục
mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên; tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục
Hai là,đổi mới mạnh mẽ giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông Khẩn trương điều chỉnh, khắc phục tình trạng quá tải và thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông bảo đảm tính khoa học, cơ bản, phù hợp tâm lý lứa tuổi và điều kiện cụ thể của Việt Nam Kết hợp việc tổ chức phân ban với tự chọn ở trung học phổ thông trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng từ trung học cơ sở Bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng phổ cập giáo dục
Ba là, bảo đảm đủ số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở
tất cả các cấp học, bậc học Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều Hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục Cải tiến nội dung và phương pháp thi cử nhằm đánh giá đúng trình độ tiếp thu tri thức, khả năng học tập Khắc phục những mặt yếu kém và tiêu cực trong giáo dục
Bốn là, thực hiện xã hội hoá giáo dục Huy động nguồn lực vật chất và
trí tuệ của xã hội tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục Phối hợp chặt chẽ giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội
- nghề nghiệp để mở mang giáo dục, tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong xã hội Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động giáo dục