1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ sở lý luận triết học của quan điểm Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo là những quốc sách hàng đầu trong quá trính thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

15 1,4K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 134 KB

Nội dung

Cơ sở lý luận triết học của quan điểm Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo là những quốc sách hàng đầu trong quá trính thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trang 1

Cơ sở lý luận triết học của quan điểm: khoa học

và công nghệ cùng với giáo dục - đào tạo là những quốc

sách hàng đầu trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nớc

I- Đặt vấn đề

Trớ tuệ là nguồn lực vụ tận của sự phỏt triển xó hội, khoa học và cụng nghệ là sản phẩm của trớ tuệ và của lao động được định hướng bởi trớ tuệ đú, bởi vậy, sự sỏng tạo khoa học cụng nghệ của con người cũng là vụ hạn Những lợi ớch do những thành tựu của khoa học và cụng nghệ mang lại cho con người và

xó hội loài người là vụ cựng to lớn và quan trọng, cú tớnh chất quyết định đối với

sự phỏt triển của xó hội và sụ sống của con người Hiện nay, nền khoa học của thế giới đang cú sự phỏt triển như vũ bóo, nú trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đồng thời cụng nghệ đang trở thành nhõn tố quyết định chất lượng sản phẩm, chi phỏi sản xuất…tức là đến khả năng cạnh tranh của hàng hoỏ, hiệu quả của sản xuất, kinh doanh thỡ khoa học cụng nghệ phải là động lực của cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ Bởi vậy, phỏt triển khoa học cụng nghệ cú ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ

Việt Nam đang tiến hành quỏ trỡnh đẩy mạnh cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ , “ tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cụng nghiệp theo hướng hiện đại” Nhưng là một nước quỏ độ lờn chủ nghĩa xó hội từ một nền kinh tế kộm phỏt triển nờn tiềm lực khoa học và cụng nghệ của nước ta cũn yếu Muốn thực hiện được mục tiờu đú, nước ta phải xỏc định đỳng vị trớ và tầm quan trọng của khoa học, cụng nghệ từ đú đưa ra phương hướng chỉ đạo cụ thể để xõy dựng nú thớch ứng với đũi hỏi của sự nghiệp cụng nghiờp hoỏ

Mặt khỏc cụng nghiệp hoỏ, hiện đại hoỏ là một quỏ trỡnh mà trong đú con người- với những năng lực của mỡnh như kinh nghiờm, trớ tuệ, bản lĩnh mới biết tạo ra và sử dụng cỏc thành tựu khoa học- kĩ thuật , cụng nghệ hiện đại, kết hợp với giỏ trị tuyền thống của dõn tộc để đổi mới toàn diện, triệt để mọi lĩnh vực

Trang 2

cuă đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển lên một trình độ văn minh, hiện đại Theo đó, lực lượng tiến hành , hoặc nói cách khác, chủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là những người lao động có chất lưọng cao

Bài học kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới cho thấy, để thực hiện thành công quá trình cải biến về chất toàn bộ nền sản xuất và đời sống xã hội trong điều kiện bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ , cần dựa vào một loạt các điều kiện cần thiết mà trước hết và chủ yếu là sự phát triển về chất lượng của nguồn lực nói chung và nguồn lực lao động nói riêng Dĩ nhiên sự phát triển của nguồn lực là tích hợp của sự tác động giữa nhiều yếu tố: giáo dục-đào tạo, sức khoẻ và dinh dưỡng, môi trường việc làm và cuối cùng là sự giải phóng con người

Những yếu tố này gắn bó và tuỳ thuộc lẫn nhau Trong đó, giáo dục và đào tạo

là cơ sỏ quan trọng nhất, chi phối tất cả các yếu tố khác Do vậy, trong mối quan

hệ với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giáo dục và đào tạo đóng vai trò là tiền đề tiên quyết, có ý nghĩa cực kì quan trọng Nó không chỉ là động lực của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà còn là cơ sở của sự phát triển bền vững

Trên cơ sở nhìn nhận hai vấn đề trên, Đảng ta đã khẳng định: coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xác định “ coi phát triển khoa học công nghệ và giáo dục, đào tạo là những quốc sách hàng đầu trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ”

Vậy quan điểm trên là dựa trên lí luận triết học nào? Thực hiện chỉ đạo của Đảng, nền khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo của ta đã thu được thành tựu và mang lại hiệu quả gì cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? Những hạn chế còn tồn tại và giải pháp khắc phục trong thời gian tới? Liên hệ với các nước Tất cả những vấn đề trên sẽ được đề cập nhằm nghiên cứu

và hiểu sâu hơn một trong những quốc sách mà Đảng, Nhà nước ta đã chỉ ra

Trang 3

II- Giải quyết vấn đề

Tại sao Đảng ta lại coi phát triển khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo

là quốc sách hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá? Muốn trả lời được câu hỏi này ta phải hiểu công nghiệp hoá, hiên đại hoá là gì? Tại sao phải tiến hành quá trình đó? Và muốn tiến hành thì phải đáp ứng điều gì?

1.Cơ sở lí luận:

Xuất phát từ lựa chọn của Việt Nam là đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản Đây là chế độ xã hội hoàn toàn mới, được C.Mác dự báo khi phân tích các quy luật vận động, phát triển của xã hội tư bản

Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, ở mỗi một hình thái kinh tế xã hội, sẽ có một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy Như vậy hình thái kinh tế - xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu truc phức tạp, trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuât và kiến trúc thượng tầng Mỗi mặt đó lại có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn nhau, thống nhất với nhau Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kĩ thuật của mỗi hình thái và suy đến cùng, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển, thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội Còn quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định đến tất cả mọi quan hệ xã hội khác Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có môt kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho nó Quan hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan

để phân biệt các chế độ xã hội Nó tạo ra cơ sở hạ tầng của xã hội Tương ứng với nó, kiến trúc thượng tầng sẽ được hình thành và phát triển phù hợp nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó..

Vậy nguồn gốc của sự vận động phát triển của xã hội là ở đâu?

Bản thân hình thái kinh tế- xã hội là một hệ thống, trong đó các mặt không ngừng tác động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội Đó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất

Trang 4

với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật khác Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế- xã hội vận động phát triển từ thấp đến cao Trên cơ sở đó, C.Mác đã đi đến kết luận: “ sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên” Và nguồn gốc sâu xa của sự vận động phát triển của xã hội là ở sự phát triển của lực lượng sản xuất Chính

sự phát triển của lực lượng sản xuất đã quyết định, làm thay đổi quan hệ sản xuất Đến lượt mình, quan hệ sản xuất thay đổi sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi theo, và do đó mà hình thái kinh tế xã hội cũ dược thay thế bằng hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn

Do đó không thể xuất phát từ ý thức, từ ý muốn chủ quan của con người

để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ phương thức sản xuất Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định Nó chính là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định với quan hệ sản xuất tương ứng

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất, bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ

và tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động

Trong các yếu tố đó thì “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sản xuất, với sức mạnh và kĩ năng lao động của mình, sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động, tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất Cùng với quá trình lao động sản xuất, sức mạnh và

kỹ năng lao động của con người ngày càng được tăng lên, đặc biệt là trí tuệ của lao động ngày càng cao Ngày nay, với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, lao động trí tuệ ngày càng đóng vai trò chính yếu

Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đang khẳng định vai trò to lớn của mình Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản xuất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển Nó được coi là “chiếc đũa thần màu

Trang 5

nhiệm” để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ đã làm cho chi phí về lao động, vốn tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống, hay nói cách khác, hiệu quả sử dụng của các yếu tố này tăng lên Hiện nay, khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành “lực lượng sản xuất trực tiếp” Những phát minh khoa học trở thành điểm xuất phát ra đời những ngành sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới, công nghệ mới, nguyên vật liệu , năng lượng mới Sự thâm nhập ngày càng sâu của khoa học vào sản xuất, trở thành một yếu tố không thể thiếu được của sản xuất đã làm cho lực lượng sản xuất có bước phát triển nhảy vọt, tạo thành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại Yếu tố trí lực trong sức lao động đặc trưng cho lao động hiện đại không còn là kinh nghiệm và thói quen của họ và là tri thức khoa học Có thể nói: khoa học và công nghệ hiện đại là đặc trưng cho lực lượng sản xuất hiện đại

Do đó cuộc cách mạng khoa học và công nghệ vừa tạo điều kiện, vừa đặt

ra những yêu cầu mới đối với sức sáng tạo của lao động Mặt khác nó đòi hỏi phải nâng cao trình độ văn hoá một cách tương xứng , theo hướng ngày càng tăng vai trò của lao động trí tuệ Bởi vậy “quốc sách hàng đầu là phải phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ ”

2 Vận dụng lí luận:

Đặc trưng của xã hội cộng sản chủ nghĩa, xã hội sẽ thay thế xã hội tư bản là: lực lượng sản xuất xã hội phát triển ở trình độ cao Lực lượng sản xuất đó dựa trên cơ sở áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại nhất

Từ đó tạo điều kiện vật chất cho tất cả mọi thành viên trong xã hội đều có cơ hội phát triển như nhau, đồng thời nền sản xuất thoả mãn được những nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân

Trong khi nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu Cái thiếu thốn nhất của chúng ta là một nền đại công nghiệp Như vậy nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong

Trang 6

thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, là phải xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong đó công nghiệp

và nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học tiên tiến Muốn thực hiện thành công nhiệm vụ nói trên, nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá

để chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang việc sử dụng một cách phổ biến sức lao dộng với khoa học và công nghệ hiện đại, tiên tiến, tạo ra năng suất lao động cao

Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển, cũng cần phải có một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế

độ công hữu xã hôi chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Cơ sở vật chất- kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng trên cơ sỏ những thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ Cơ sở vật chất- kĩ thuật đó phải tạo ra được một năng suất lao động xã hội cao Và công nghiệp hoá chính là quá trình tạo ra nền tảng cơ sở vật chất cần thiết cho nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa

Trên cơ sở đó thì mục đích quan trọng nhất của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kì quá độ là phát triển lực lượng sản xuất Mà nền khoa học hiện nay đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp theo đúng như C.Mac đã từng tiên đoán Trước kia sản xuất chưa thực sự gắn với thành tựu khoa học Từ phát minh khoa học đến việc sáng chế ra kĩ thuật, công nghệ, sau đó áp dụng vào sản xuất thực tiễn là khoảng chục năm thậm chí trăm năm Khoa học công nghệ chỉ được coi là yếu tố gián tiếp của lực lượng sản xuất, ngoài quá trình sản xuất Nay thì thời gian đó đã rút ngắn còn vài năm, vài tháng hay chỉ vài tuần thôi là

có thể ứng dụng công nghệ vào sản xuất Do đó nền sản xuất xã hội ngày càng gắn liền với những phát minh, sáng chế trong khoa học và công nghệ.Trong nền kinh tế tri thức mà một số nước công nghiệp phát triển đang thực hiện, khoa học- đặc biệt là tri thức của một số lĩnh vực khoa học như tin, điều khiển học, sinh học… đã trực tiếp gia nhập vào quá trình sản xuất và dịch vụ của xã hội Trong khi nền kinh tế nước ta vẫn đang ở trình độ lạc hậu, thủ công Bởi vậy,

Trang 7

phát triển khoa học công nghệ là vấn đề cấp thiết, đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, chống lại “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh

tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới”

Để tạo điều kiện cho sự phát triển khoa học – công nghệ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì yêu cầu chất lượng người lao động cũng phải được nâng cao tương xứng Thông qua giáo dục, đào tạo sẽ trang bị các kĩ năng, phẩm chất cần thiết cho người lao động để có thể sử dụng thành thạo, hiệu quả những thành tựu khoa học, công nghệ áp dụng trong sản xuất Ph.Ăngghen đã từng khẳng định: “ Chỉ có phương tiện cơ giới và hoá học phụ trợ thì không đủ Còn cần phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người để sử dụng những phương tiện đó nữa” Nếu nhà nước chỉ tập trung vào việc phát triển khoa học, công nghệ bằng cách chuyển giao từ nước ngoài

mà không chú trọng việc đào tạo nguồn lao động đủ năng lực thì sẽ gây ra sự lãng phí, tổn thất không nhỏ tiền của nhân dân mà vẫn không thu được hiệu quả

gì Ngược lại, khi được đầu tư đúng mức, người lao động sẽ phát huy hiệu quả tối đa giá trị của các trang thiết bị hiện đại Và hơn thế nữa, chính họ sẽ sáng tạo

ra những phát minh khoa học mới thích hợp hơn với nền sản xuất nước ta, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn rất nhiều Như vậy, người lao động phải làm chủ được khoa học, công nghệ chính là mục đích của sự nghiệp giáo dục

Trên cơ sở đó, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã chỉ ra:

“Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa họcvà công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam; coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”

Trang 8

Là một trong những biện pháp không thể thiếu được để cải tạo xã hội cũ, xây dựng chủ nghĩa xã hội, giáo dục và đào tạo có các chức năng quan trọng Bằng sự nghiệp bồi dưỡng , phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đã tạo và phát huy sức mạnh nội sinh đất nước Nó là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa tinh thần dân tộc với công nghệ tiên tiến thế giới Qua đó người lao động ngoài việc được trang bị kĩ năng,phẩm chất cần thiết, còn có khả năng thích ứng nhanh, năng động trong nền kinh tế thị trường Do vậy đầu tư cho giáo dục phải

đi trước một bước, thậm chí nhiều bước Điều này càng đúng hơn nếu muốn có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Thành tựu: Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng, hoạt động giáo dục,

đào tạo và phát triển khoa học, công nghệ ở Việt Nam trong thời gian qua đã thu được những thành tựu đáng kể

Hiện nay, có khoảng 2 triệu công nhân kĩ thuật , hơn 2.250.000 người có trình độ đại học và cao đẳng, hơn 18.000 thạc sĩ và 16.000 tiến sĩ trong đó có

610 tiến sĩ khoa học Bình quân có 193 cán bộ khoa học công nghệ trên 10.000 dân Theo báo cáo phát triển con người năm 2004 của UNDP, ở Việt Nam đang

có khoảng 50.000 người làm việc trực tiếp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ Trong số này có hơn 37.000 người (72% có trình độ đại học trở lên) làm việc trong các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Nhà nước, với 68,9% làm việc theo chế độ biên chế và 31,1% làm việc theo chế độ hợp đồng Trong 10 năm gần đây, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học và công nghệ trong nước đã tăng hơn gấp 3 lần Năm 2006, tổng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đã tăng lên gần 5.890 tỉ đồng, đạt 2% chi ngân sách nhà nước

Việc phát triển công nghệ thể hiện qua giá trị nhập khẩu máy móc, trang thiết bị công nghệ ngày càng tăng trong thời gian gần đây Trong 5 năm giai đoạn 2001 - 2005, nước ta đã nhập khẩu 35.997 triệu USD máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu Năm 2006,

Trang 9

con số này là 9.597 triệu USD, chiếm 21,8 % tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

Cả nước có khoảng 20 triệu học sinh các cấp, trung bình có 35 sinh viên trên 10.000 dân Trình độ dân trí, nguồn nhân lực được nâng cao Tỉ lệ mù chữ giảm mạnh Số lượng các trường đào tạo nghề tăng nhanh hàng năm cung cấp đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề đông đảo đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội Ngoài ra, trong các kì thi học sinh giỏi quốc tế, Việt Nam liên tục giành giải cao môn toán, lí , hoá, tin, sinh, anh

- Hạn chế: tuy có nhiều nỗ lực nhưng kết quả thu được vẫn chưa đáp ứng

được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tháp nhân lực khoa học

và công nghệ này của nước ta còn rất hẹp, nếu so sánh với một nước công nghiệp phát triển như Cộng hòa Liên bang Đức với 82 triệu dân và 1,6 triệu tiến

sĩ Số công trình, bài báo khoa học của Việt Nam công bố ở nước ngoài mới đạt khoảng 300 bài/năm, ngang với mức của Thái Lan cách đây 20 năm Trong giai đoạn 1998-2002, tỷ lệ số bài báo khoa học của Việt Nam trên tổng số của thế giới chỉ đạt 0,02% Trong lúc đó ở Hàn Quốc và Đài Loan: 0,77%; Xin-ga-po: 0,25%; Thái Lan: 0,11%; Ma-lai-xi-a: 0,08%; Phi-líp-pin: 0,05%; In-đô-nê-xi-a: 0,04% Còn số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích chủ yếu là do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đăng ký thông qua nhập khẩu công nghệ Số lượng đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích của người Việt Nam mới đạt khoảng 10% trong một số năm gần đây Số đăng ký sáng chế quốc tế của Việt Nam trong 5 năm (2001-2005) chỉ có 11 đơn, trong khi đó của một số nước trong khu vực và trên thế giới là: Ma-lai-xi-a: 147; Phi-líp-pin: 85; Thái Lan: 39; In-đô-nê-xi-a: 36; Hàn Quốc: 15.000; Nhật Bản: 87.620; Mỹ: 206.710 Những con số trên cho thấy trình độ khoa học và công nghệ của nước ta vẫn còn một khoảng cách lớn so với ngay cả các nước trong khu vực Môi trường kinh doanh

có tính cạnh tranh chưa cao nên các hoạt động khoa học và công nghệ chưa trở thành một công cụ và động lực thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp ở Việt Nam Nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm đến 60% tổng đầu tư của xã

Trang 10

hội cho khoa học và công nghệ, trong đó 2/3 dành cho sự nghiệp khoa học và 1/3 dành cho xây dựng cơ bản ở các nước, số đầu tư của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ chiếm trên 60%, còn đầu tư của nhà nước chỉ chiếm 30% Tốc

độ nhập khẩu công nghệ còn chậm nên hiện nay mặt bằng công nghệ trong các ngành sản xuất kinh doanh của nước ta còn ở mức thấp do công nghiệp hóa chưa hoàn toàn gắn với hiện đại hóa Số ngành, lĩnh vực có công nghệ tiên tiến, hiện đại còn ít Các ngành sử dụng công nghệ cao mới đang bắt đầu hình thành

Trong giáo dục thì phát triển không đều giữa thành thị và nông thôn,chất lượng đào tạo chưa cao Số lượng thanh niên rời ghế nhà trường nhưng chưa có tay nghề vào khoảng 500.000 người Với gần84,5 triệu dân trong đó có trên 42 triệu người ở độ tuổi lao động nhưng tỉ lệ qua đào tạo ở nước ta mới đạt 27%, trong khi đó ở các nước đang phát triển trong khu vực là 50% đến 60% còn đối với các nước phát triển thì hầu như 100% lực lượng lao động đã được qua đào tạo Trong số hơn một triệu người làm việc ở các khu công nghiệp, khu chế xuất thì 75% có trình độ học vấn Trung học cơ sở trở xuống, phần lớn là lao động phổ thông. Qua đó ta có thể thấy chất lượng đào tạo vẫn chưa phục vụ được yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá , hiện đại hoá Bệnh khoa cử, bệnh hình thức , thành tích, thậm chí bệnh cơ hội vẫn còn tồn tại từ nền kinh tế chỉ huy, quan liêu , bao cấp Mục tiêu giáo dục thì chung chung, tròn trĩnh, kín kẽ không thể hiện tính giai đoạn, từng thời kì

Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, và để khắc phục, những phương hướng và giải pháp đặt ra đối với giáo dục, đào tạo là:

Tiếp tục tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục - đào tạo Đổi mới căn bản và toàn diện nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản

lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và dân chủ hoá Củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong 5 năm tới, tạo điều kiện cho những địa phương có khả năng hoàn thành sớm việc phổ cập giáo dục trung học phổ thông,

mở rộng quy mô đào tạo trung học chuyên nghiệp và dạy nghề

Ngày đăng: 22/04/2013, 14:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w