BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIEN NGHIEN CUU PHAT TRIEN GIAO DUC
BAO CAO TONG KET Dé TAI
NGHIEN CUU CAC GIAI PHAP CHIEN LUGC DAO TAO VA BỔI DƯỠNG NHÂN TÀI TRONG
HE THONG GIÁO DUC-DAO TAO
Mã số : B2001-52-01
Chủ nhiệm: TS Nguyễn Công Giáp
Thời gian thực hiện: 4/2001-4/2003
Trang 2THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI B2001-52-01
Trang 3MỤC LỤC
Mở đầu
Chương I Các vấn đề cơ sở lý luận của đào tạo và bồi dưỡng nhân tài 1.1 Một số khái niệm liên quan đến nhân tài, các cáp độ của nhân tài (năng
lực, năng khiếu, tài năng, nhân tài)
1.2 Vai trò của nhân tài
1.3 Các yếu tố tạo thành nhân tài
1.3.1 Yếu tố tâm lý đối với sự phát triển tài năng
1.3 2 Các yếu tố giáo dục -đào tạo đối với phát triển tài năng 1.3.3 Yếu tố môi trường xã hội đối với phát triển tài năng
Chương HI Kinh nghiệm nước ngoài về đào tạo và bỏi đưỡng nhân tài 2.1 Kinh nghiệm của Anh
2.2 Kinh nghiệm của Mỹ
2.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc 2.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc 2.5 Kinh nghiệm của Nhật Bản
2.6 Hình thức đào tạo, bồi đưỡng tài năng ở một số nước châu Á-Thái Bình
Dương
2.7 Kinh nghiệm của Nga
2.8 Kinh nghiệm của An Do 2.9 Kinh nghiệm của Isarel
Chương III Đánh giá thực trạng đào tạo và bôi dưỡng nhân tài ở Việt Nam
3.1 Các chủ trương và chính sách của đảng và Nhà nước về đào tạo và bồi
dưỡng nhân tài
3.1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề năng khiếu, tài năng 3.1.2 Tổng quan một số chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng
nhân tài ở Việt Nam
3.1.3 Một số chính sách của Nhà nước và các địa phương về đào tạo, bồi đưỡng nhân tài
3.2 Thực trạng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trong hệ thống giáo dục-đào tạo 3.2.1 Thực trạng loại hình trường THPT chuyên
Trang 4
Chương IV Định hướng chiến lược và các giải pháp đào tạo và bồi dưỡng 74 nhân tài
4.1 Các định hướng chiến lược đào tạo và bồi dưỡng nhân tài 74 4.1.1 Các quan điểm chỉ đạo chiến lược bồi dưỡng nhân tài 74 4.1.2 Các mục tiêu định hướng về đào tạo và bồi đưỡng nhân tài 75 4.2 Các giải pháp chiến lượng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài 77 4.2.1 Hoàn chỉnh quy trình phát hiện, tuyển chon học sinh tài năng 77 4.2.2 Hoàn thiện phương pháp đào tạo và bồi dưỡng tài năng 86 4.2.3 Xay đựng các chế độ chính sách khuyến khích tài năng và đào tạo,
bồi dưỡng tài năng 92
4.2.4 Thành lập Hội khuyến khích tài năng và xây dựng hỗ trợ quỹ
khuyến khích tài năng 93
4.2.5 Chính sách "nhân" tài năng 94 4.2.6 Những định hướng về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp
đạy học ở trường chuyên phổ thông 95
Trang 5MỞ ĐẦU
Thế giới đang trải qua những biến đổi sâu sắc Thời kỳ cơng nghiệp hố và hiện
đại hoá đang phải nhường bước cho thời kỳ mới đó là thời đại tin học và tồn cầu hố
Ngày nay chúng ta đang ở giữa những sự thay đổi lớn lao không chỉ đơn thuần về
lượng mà còn về cả chất, thời đại tin học cũng đang chuyển động về phía trước một cách nhanh chóng và công nghệ kỹ thuật số đang là yếu tố chỉ phối chủ đạo trong công nghệ tin học
Những thay đổi cơ bản này đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận khách quan
và toàn điện hơn đối với công cuộc phát triển của cả dân tộc và trước hết đó là cách
nhìn nhận đối với việc phát triển của mỗi cá nhân trong cộng đông Nếu vẫn duy trì tư duy cũ đã lạc hậu chắc chắn chúng ta không thể theo kịp và đáp ứng được các đòi hỏi ngày càng cao và luôn thay đổi của cuộc sống thực tế
Lĩnh vực giáo dục, từ xa xưa đã được coi là “bách niên chỉ kế” và” nhân tài là nguyên khí của quốc gia” như cha ông ta đã từng khẳng định đã nói lên điều này Để
có thể bước vào thiên niên kỷ thứ 3 với một tư thế tự tin chấc chắn chúng ta phải có
những chính sách phù hợp trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo mà việc phát hiện, bồi
dưỡng và đào tạo nhân tài là một trong những hoạt động trọng tâm cần có một sự đầu tư thích đáng và hợp lý Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia đều đang tiến hành các
cải cách trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, từ các nước đang phát triển tới ngay cả các quốc gia phát triển có trình độ xã hội cao với một mục tiêu cơ bản là phải trở
thành người chiến thắng trong tương lai Sẽ không có thắng lợi trên bất cứ mặt trận nào nếu không có một nền giáo dục tiên tiến, phù hợp với thời đại, với nền văn minh
của thiên niên ký thứ 3 đang tới gần
Đảng và Nhà nước ta đã quyết định đẩy mạnh cơng nghiệp hố và hiện đại hoá
đất nước, nhằm mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước
đi lên chủ nghĩa xã hội Nghị quyết Trung ương 2 khoá VI của Đảng đã xác định: “
Muốn đạt được mục tiêu nói trên phải phát triển mạnh công tác giáo dục và đào tạo,
phái huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”
Đồng thời cũng chỉ rõ “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giaó dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
Trang 6nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị của văn hoá dân tộc, có năng lực và tiếp thu tỉnh hoa văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dung chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”
Trong nhiều năm qua, tuy còn có nhiều khó khăn về tài chính nhưng nhà nước đã
có những cố gắng vượt bậc trong việc chú trọng đào tạo các học sinh giỏi nhằm tạo nguồn cho các bậc học tiếp theo và chủ yếu là cho bậc đại học , thông qua công tác
này đã có nhiều tài năng được phát hiện và bồi dưỡng Hầu hết các địa phương đều có
các lớp hoặc trường chuyên, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đều có giao chỉ tiêu học sinh chuyên cho các địa phương (58 tỉnh, thành phố trừ Bắc Cạn, Quảng Nam, Bình Phước và 5 trường đại học lớn với tổng số 43.500 học sinh)
Hiện nay chúng ta đang tích cực kế thừa và phát huy truyền thống coi trọng và đãi ngộ nhân tài cuả cha ông Bác Hồ đã nói “ Một dân tộc đốt là một dân tộc yếu”, Người luôn coi “ Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc”, Đảng ta cũng luôn xác định trí thức là một lực lượng cách mạng bên cạnh giai cấp công nhân và nông dân Mặc dù vậy, xét về cụ thể, chính sách bồi dưỡng, đào tạo và sử đụng nhân tài hiện nay
còn có nhiều việc phải làm nhằm phát huy một cách có hiệu quả tiểm năng của đối
tượng này
Lịch sử nghiên cứu của vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhân tài: Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đào tạo và bồi dưỡng tài năng
Trong đó đáng chú ý là các công trình: “Educating gifted children” của Robert F
DeHaan và Robert J Havighurst; “Educating gifted children” của Gertrude Howell
Hildreth; “High quality geniuses — the key for knowledge economy era” cla Li Boyue Ở Việt Nam, do dao tạo và bồi dưỡng nhân tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng nên các cấp quản lý cũng như các nhà khoa học đã hết sức quan tâm nghiên cứu về
mặt lý luận cũng như thực tiến của vấn đề này
Ngày 17-4-1993 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban chủ nhiệm chương
trình V về đào tạo và bồi dưỡng người giỏi, phát triển đội ngũ cho một số ngành mũi
nhọn đã tổ chức hội thảo quốc gia: “ Phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ đại học và sau đại học” đưới sự chủ trì của Thứ trưởng Phạm Minh Hạc Hội thảo đã đề cập đến các
Trang 7Ngày 22-8-2000 tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tổ chức Hội thảo
quốc gia vẻ “ Bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Văn Vọng Các tham luận Hội thảo đã đề cập đến vai trò nhân tài trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực trạng hệ thống trường
chuyên và đề xuất một số biện pháp đào tạo và bồi đưỡng các tài năng ở các bậc học
Trong Chương trình KX-07 “Con người - mục tiêu và động lực của sự phát triển
kinh tế-xã hội” có một đề tài “ Các con đường và hình thức phát hiện bồi dưỡng và
phát huy các tài năng trong một số loại hình lao động” mang mã số KX-07-18 Kết
quả nghiên cứu của để tài này được thể hiện trong cuốn sách “ Gia đình, nhà trường,
xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn đào tạo, bồi dưỡng, sử đụng và đã ngộ người tài”
của Nguyễn Trọng Bảo do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành Công trình nghiên cứu này đi sâu vào các vấn để cơ sở lý luận của năng khiếu, tài năng, để cập đến việc phát hiện và tuyển chọn tài năng cũng như một số chế độ chính sách trong đào tạo và bồi
đưỡng tài năng
Mặc dù có một số công trình nghiên cứu để cập đến đào tạo và bồi dưỡng người tài, song cho đến nay chúng ta vẫn chưa có được một chiến lược rõ ràng, chưa có được
hệ thống các giải pháp đồng bộ, thống nhất và liên tục trong việc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trên phạm vi quốc gia Vì vậy, Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 vẫn xác định đào tạo và bồi dưỡng nhân tài cần phải được nghiên cứu tiếp và triển khai thành một chương trình cụ thể Đề tài được đặt ra là nhằm đóng góp một phần theo hướng đó
A Mục tiêu nghiên cứu:
Đề xuất các giải pháp chiến lược về đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
B Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu các giải pháp đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trong phạm vi ngành giáo dục-đào tạo
C Nhiệm vụ nghiên cứu:
I Tổng quan các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đào tạo
và bồi dưỡng nhân tài trên các phương diện lý luận và thực tiễn
II Tổng quan các chủ trương và chính sách của nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
IH Khảo sát một số cơ sở đào tạo tài năng trong ngành giáo dục-đào tạo
Trang 8D Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu để tài này, tập thể tác giả nghiên cứu để tài đã sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
1! Phương pháp phân tích tổng hợp: Nhóm nghiên cứu đã thu thập các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, các công trình nghiên cứu, các tư liệu trong và ngoài nước từ trước đến nay liên quan đến vấn đẻ nghiên cứu của dé tài để nghiên cứu lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm vẻ đào tạo và
bồi đưỡng nhân tài, những vấn đề đang đặt ra đòi hỏi tiếp tục nghiên cứu
2! Phương pháp phân tích thống kê: Phương pháp này được sử dụng để phan
tích các số liệu thống kê, so sánh các kết quả đào tạo và bồi dưỡng các học sinh năng khiếu, tài năng theo thời gian và không gian
3/ Phương pháp điều tra xã hội học: Để có cơ sở đánh giá các chủ trương, chính sách và các giải pháp liên quan đến đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, nhóm nghiên
cứu để tài đã thực hiện khảo sát trực tiếp và toạ đàm với 5 trường THPT chuyên (Lớp
THPT chuyên Đại học sư phạm Hà Nội, Trường THPT Amsterđam Hà Nội, Trường THPT chuyên Lam Sơn Thanh Hoá, Trường Quốc học Huế, Trường THPT chuyên Cà Mau); Hệ cử nhân khoa học tài năng Trường Đại học Khoa học tự nhiên của Đại học
Quốc gia Hà Nội và Hệ kỹ sư tài năng Trường Đại học bách khoa Hà Nội Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đã gửi phiếu điều tra 155 đối tượng (bao gồm lãnh đạo các Sở
GD va ĐT, lãnh đạo một số trường đại học và các trường THPT chuyên, các nhà khoa học và các cựu học sinh các trường THPT chuyên) đại diện cho 3 miền bắc, trung, nam của nước ta và đã thu về được 49 phiếu trả lời Đặc biệt, nhóm nghiên cứu đã lần
theo dấu vết của 14 người từng là học sinh các trường THPT chuyên để tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến đào tạo và bồi dưỡng các học sinh năng khiếu, tài năng
E Nội dung nghiên cứu
1 Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận của đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
1 Khái niệm nhân tài, các cấp độ của nhân tài (năng lực, năng khiếu, tài năng,
nhân tài)
2 Các yếu tố tạo thành nhân tài
- _ Các yếu tố tâm sinh lý
- _ Các yếu tố kinh tế-xã hội
- _ Các yếu tố giáo dục
Trang 91 Các chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
2 Thực trạng đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trong hệ thống giáo dục-đào tạo
3 Điểm mạnh và điểm yếu của công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
IV Định hướng chiến lược và các giải pháp đào tạo và bồi dưỡng nhân tài 1 Các định hướng chiến lược đào tạo và bồi dưỡng nhân tài
Trang 10‘Chuong I
CAC VAN DE CO SO LY LUAN CUA DAO TAO VA BOI DUONG
NHAN TAI
1.1 Một số khái niệm liên quan đến nhân tài, các cấp độ của nhân tài (năng lực, năng khiếu, tài năng, nhân tài)
Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau vẻ khái niệm nhân tài Sở đĩ có sự khác nhau trong cách hiểu khái niệm này là vì các nhà khoa học đã tiếp cận chúng theo những hướng, những mục đích, những bình diện, cấp độ và cách nhìn nhân khác nhau Xuất phát từ những cách hiểu khác nhau đó, việc vận dụng chúng vào công tác tuyển chọn, đào tạo học sinh năng khiếu cũng như bồi dưỡng người tài, nói chung cũng có những khác nhau đáng kể giữa nhà tâm lý học, nhà phương pháp dạy học, người thày giáo, người lãnh đạo, quản lý công tác giáo dục-đào tạo Hơn thế nữa, khái
niệm cơ bản trên ở bậc sau đại học và đại học, bậc phổ thông, và ở giai đoạn trước tuổi học, cũng có những khác nhau đáng kể
1 Năng lực
Từ nền tảng các khả năng cơ bản ban đầu trẻ em bước vào hoạt động Chúng
tương tác với hoàn cảnh và hình thành cho mình những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần
thiết và ngày càng phong phú, rồi từ đó nảy sinh những khả năng mới phức hợp hơn
Đến một lúc nào đó trẻ em đủ khả năng bên trong để giải quyết được những yêu cầu hoạt động mới mẻ thì chúng có được một năng lực nhất định
Như vậy, năng lực nảy sinh trên những khả năng, nó là một bậc phát triển cao hơn khả năng Năng lực là một tổ hợp đặc diểm tâm lý của con người, đáp ứng được yêu cầu của một số hoại động nhất định và là điều kiện cần thiết để hoàn thành xuất sắc một số hoạt động nào đó (Nguyễn Trọng Bảo, 5)
Năng lực chỉ nảy sinh và quan sát được trong hoạt động giải quyết những yêu
cầu mới mẻ và do đó nó gắn liền với tính sáng tạo Thường năng lực được phân ra năng lực chung và năng lực chuyên biệt Năng lực chung là điều kiện thành công bên trong của các hoạt động tỉnh thần như hoạt động tổ chức lãnh đạo, hoạt động giáo dục, hoạt động học tập Còn năng lực chuyên biệt là điều kiện thành công bên trong của
các hoạt động chuyên biệt như ca hát, hội họa, thể thao, toán v.v
Người có năng lực (chung hay chuyên biệt) thường có đây đủ vốn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cần thiết; biết huy động vốn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của mình một cách
Trang 11lực của con người đều biểu lộ ở những tiêu chí cơ bản: tính dễ dàng, nhẹ nhàng trong giải quyết nhiệm vụ, tính nhanh nhẹn và hợp lý trong giải quyết nhiệm vụ; sự đối tác
trong quá trình giải quyết nhiệm vụ diễn ra một cách lính hoạt , thông minh, sáng tạo và độc đáo trong phương pháp cũng như kết quả giải quyết nhiệm vụ
Năng lực thường được lượng hóa bằng các phép trắc nghiệm (tesU) năng lực,
trong đó người ta chủ yếu đưa vào mức độ chất lượng của kết quả hoại động để phân loại chất lượng của năng lực Các bậc chất lượng cao của năng lực là tài năng và thiên
tài
Hầu hết các khái niệm trong lĩnh vực năng khiếu và tài năng đều được định
nghĩa trên cơ sở, khái niệm năng lực 2 Tài năng
Như trên đã trình bày, năng lực có thể được phân chia thành năng lực chung và năng lực chuyên biệt Năng lực còn được phân chia thành những mức độ khác nhau Các mức độ đặc biệt cao của năng lực là tài năng và thiên tài
Tài năng là năng lực đạt thành tích nổi bật trong mọi lĩnh vực của xã hội như
ngôn ngữ, văn chương, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, toán học, hội họa, âm
nhạc, biểu diễn, kĩ thuật, tạo hình, quản lý tổ chức doanh nghiệp, công nghệ sản xuất WV
Tài năng là một tổ hợp các năng lực tạo nên tiên đề thuận lợi của hoạt động có kết quả cao, những thành tích đạt được này vẫn nằm trong khuôn khổ của những
thành tựu đạt được của xã hội loài ngườ ¡ (Nguyễn Trọng Bảo, 5)
Các tài năng chuyên biệt như tài âm nhạc, hội họa thường được hình thành
sớm Cồn các tài năng toán học, Kĩ thuật hay tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh được hình thành muộn hơn
Nhiều người còn phân ra tài năng “thiên bẩm”, tài năng “tự thân” Dù là “thiên bẩm” hay “tự thân” thì tài năng cũng chỉ được hình thành trong quá trình hoạt động mà đầu tiên là hoạt động học tập của mỗi người Những người có khiếu trở thành nhân tài dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn người thường Tài năng biểu hiện ở thông mỉnh và sáng tạo trong hoạt động nhận thức khách quan và tương tác để giải quyết thành công nhiệm vụ đặt ra Thước đo tài năng là kết quả của hoạt động
$3 Năng khiếu
Năm 1925, Terman nói rằng, năng khiếu còn là một bí ẩn đối với nhà tâm lý và nhà giáo dục Đã đến lúc phải tiến lên khám phá vẻ bí ẩn năng khiếu của con người
Mãi gần 60 năm sau, vào năm 1981, Terman nêu giả thuyết rằng học sinh có năng
Trang 12năng khiếu không được bồi dưỡng thêm vẫn tỏ ra trội hơn các bạn cùng lứa tuổi về sức
bền trí tuệ, ý chí, cương vị công tác, số lượng công trình được công bố, các sáng chế
phát minh và cả sự mãn nguyện Như vậy năng khiếu có một ý nghĩa đáng kể không thể phủ nhận được trong sự phát triển năng lực của con người Trên chặng đường phát
triển của một đời người, năng khiếu gần với tư chất, gắn liền với tư chất hơn là gần với
tài năng Từ năng khiếu đến tài nang còn cả một đoạn đường phát triển “xa thẳm” Năng khiếu là hệ thống tiên đề bên trong dựa trên những tư chất bẩm sinh — di truyền được phát triển trong đời sống cả thể, cho con người những năng lực giải quyết với chất lượng cao những yêu cầu đặt ra (Nguyễn Trọng Bảo, 5) Năng khiếu không
được tạo ra mà chỉ được tìm ra, phát hiện thấy ở trẻ em Trẻ em có năng khiếu là các
trẻ em, nhờ khả năng sáng tạo và sự quyết tâm, có thể hoàn thành nhiệm vụ cao hơn mức bình thường với trẻ em cùng độ tuổi Một trẻ chưa được đào tạo, giải quyết được
một nhiệm vụ cũng tốt như bạn cùng tuổi được giáo đục đầy đủ, được coi là có năng
khiếu Năng khiếu của trẻ chưa được đào tạo là không bên vững Nó cần được bồi
dưỡng kịp thời và công phu sẽ có cơ hội trở thành tài năng Như vậy năng khiếu phân biệt với năng lực, tài năng không phải vì nó tạo ra thành tích hoạt động cao mà vì nó là
tiền dé của thành tích cao ngay khi trẻ em chưa được đào tạo
Mặt khác, một số người tuy có năng khiếu vẫn không trở thành tài năng tương ứng vì họ thiếu tính sẵn sàng, lòng say mê, kiên trì và chăm chỉ trong học tập và hoạt
động
Để trở thành tài năng, ngoài năng khiếu trẻ em còn phải có những thuộc tính
nhân cách khác như ý chí, tính cách và khí chất thuận lợi
Thường trẻ có năng khiếu có hệ số thông minh cao (Q 130), sản phẩm tư duy có tính sáng tạo và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Để xác định một trẻ em có năng khiếu hay không phải tiến hành ít nhất 3 phép đo: a) Do hệ số thông minh b) Do trình độ sáng tạo c©) Đo chất lượng của kết quả học tập 4 Nhân tai
Không thể bàn về nhân tài nếu không thống nhất với nhau về các tiêu chí phân
biệt nhân tài với người bình thường
Trang 13e Nhay cam phát hiện ra vấn đề trong những tình huống mà người bình thường không thấy có vấn dé gì cả Biết bao nhiêu người nhìn thấy quả táo rơi mà không thấy có vấn đề gì còn Niutơn thấy ra mâu thuẫn; quả táo thì rơi mà mặt trang không rơi để
từ đó phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn; biết bao nhiêu người khâm phục các vị anh hùng chống thực dân Pháp thất bại mà nào có thấy rõ nguyên nhân thất bại, chỉ
Nguyễn Tất Thành thấy ra mâu thuẫn giữa đường lối cứu nước của các vị đó với những
đặc điểm của thời đại, từ đó quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước
e Ý thức được sức mạnh của “tất yếu” ẩn trong các quy luật, đo đó luôn luôn
học tập, nghiên cứu, tìm tòi các quy luật để sử dụng chúng như những người giúp việc đắc lực, vô tư, khách quan mà không đòi trả công, lại nhờ chúng mà dự báo trước được
tình hình để luôn luôn giành được quyền chủ động
e Biết trau đồi đạo đức và tài năng của mình bằng phong cách tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi, ở mọi người, trong mọi hoàn cảnh, bằng mọi cách và thông qua mọi nội dung, nhờ vậy mà có hiệu suất học tập và làm việc cao, sức làm việc lớn, có uy tín thu hút, tập hợp những người khác cộng tác với mình
Giữa nhân tài, nhân lực và dân trí có mối quan hệ tương hỗ với nhau Nhân tài
quyết định nhân lực và dân trí Nhờ có sự nhạy cảm phát hiện ra vấn để , nhờ nắm
được các quy luật, dự báo được tình hình, nhìn xa trông rộng nên nhân tài sớm nhìn ra nhu cầu về nhân lực trong tương lai, chủ động sớm Ìo vạch kế hoạch đào tạo có hiệu
quả Người tài là người biết lo; Cha ông ta đã nói: “Một người biết lo bằng cả một kho người làm” Cho nên, dù tình hình về nhân lực có thế nào thì cũng phải thấy “nhân tài
là quyết định “, nhân tài luôn luôn là nguyên khí quốc gia
Nhân tài cũng quyết định dân trí vì có nhân tài mới biết tổ chức nền giáo dục nhân dân sao cho hiệu quả nhất; mặt bằng dân trí càng cao thì càng thuận lợi cho việc tuyển lựa người để đào tạo nhân lực Các trường đào tạo nghề đã từng phàn nàn về chất lượng giáo dục phổ thông, chẳng hạn như học sinh, do kém về hình học, nên khi
vào học nghề, đọc bản vẽ rất khó Dân trí càng cao thì càng phát hiện được nhiều
nhân tài vì nếu ai cũng được học hành đến nơi đến chốn thì sẽ không có năng khiếu nào bị bỏ sót
1.2 Vai trò của nhân tài
Những năm gần đây có nhiều biến đổi diễn ra ở các nước Đông á Đó là nên
kinh tế của các nước này phát triển nhanh chóng và trở thành "đầu tàu" của kinh tế thế
Trang 14Tuy nhiên, trong khi các nước hài lòng với những thành tựu đã đạt được thì cuộc khủng hoảng tài chính bất ngờ ập đến các nên kinh tế Đông á, tác động sâu sắc
đến các thị trường chứng khốn trên tồn thế giới Chỉ những nước chưa thiết lập thị
trường tài chính mới tránh được cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vừa qua
Tất nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính này chỉ là một sự rối loạn nhỏ đối với các nước Đông á Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng, các nước Đông á vẫn là khu vực phát triển nhanh Đây là quan điểm chung của nhiều người bao gồm Chủ tịch Quỹ tiền tệ quốc tế đến Tổng thống Pháp Nhưng bên cạnh sự rối loạn nhỏ này thực tế cho thấy đã xuất hiện một vấn đề rất nghiêm trọng trong nền kinh tế và xã hội của các nước Đông á mà đòi hỏi chúng ta phải hết sức cảnh giác
Vậy những đặc trưng của vấn đẻ này là gì? Câu trả lời ở chỗ chúng ta có thể
không thể đối mặt được với những thách thức mà thời đại kinh tế tri thức đặt ra Cuộc khủng hoảng nêu trên chỉ là thách thức đầu tiên của kỷ nguyên này đặt ra cho thế giới
Con sóng thuỷ triểu kinh tế tri thức sẽ đổ xô trên phạm vi toàn thế giới, không một nước nào tránh được nó Chúng ta cần phải chiến thắng thách thức này và phải tạo ra một "điều thần kỳ" mới của thời đại kinh tế tri thức
Chúng ta có thể coi lao động, vốn và trí thức là 3 yếu tố nền tảng để phát triển xã hội Do vậy, tương ứng với điều đó chúng ta có thể chia lịch sử thành 3 thời đại:
thời đại kinh tế lao động, thời đại kinh tế vốn, và thời đại kinh tế tr¡ thức, tương ứng với cách chia cũ là thời đại nông nghiệp, thời đại công nghiệp, và thời đại thông tin Trong thời đại kinh tế lao động, sự thịnh vượng của xã hội phụ thuộc vào số lượng người lao động; trong thời đại kinh tế vốn, sự thịnh vượng của xã hội phụ thuộc vào khối lượng vốn; trong thời đại kinh tế trí thức, sự thịnh vượng của xã hội phụ thuộc
vào số lượng và chất lượng các ý tưởng sáng tạo Và chỉ có các ý tưởng sáng tạo là yếu
tố quyết định sức mạnh cạnh tranh quốc tế của một nước Hiện nay, thời đại kinh tế tri thức cùng với kinh tế toàn cầu hoá và kinh tế mạng đang tiếp cận chúng ta
Nếu chúng ta phân tích vấn để theo quan điểm này thì có thể thấy rằng những
thành tựu to lớn mà các nước Đông á đã đạt được chỉ là thành tựu của thời đại kinh tế
Trang 15No-ben Ngay cả các nước Đông Bắc á có nền công nghệ tiên tiến cũng vậy Cho nên, có thể ngay bây giờ chúng ta chưa sắn sàng bước vào thời đại kinh tế tri thức
Đối với Việt Nam, một nước còn chậm phát triển, thì tình hình này còn nghiêm
trọng hơn Chúng ta còn ở trong thời đại kinh tế lao động, sự phát triển kinh tế của chúng ta chủ yếu đựa vào lực lượng lao động rẻ và thiếu lành nghẻ Chúng ta cần phải
vượt qua thời đại kinh tế vốn để bước ngay vào thời đại kinh tế tri thức Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn Ngay từ bây giờ, mỗi một chúng ta cần phải lưu ý tình hình này,
và chúng ta không thể đánh mất cơ hội lịch sử, nếu không chúng ta sẽ không hội nhập
được thời đại kinh tế tri thức và sẽ bị trừng phạt ghê gớm
Chìa khóa để bước vào thời đại kinh tế tri thức là con người Có một đội ngũ nhân tài là điều kiện tiên quyết để xã hội sản xuất ra các ý tưởng sáng tạo Dựa trên
mối quan hệ con người và tri thức chúng ta có thể chia nhân lực thành 3 nhóm: các
nhân tài, các chuyên gia và những người lao động bình thường Những nhân tài sẽ sản xuất ra các ý tưởng sáng tạo, và các chuyên gia sẽ triển khai các ý tưởng sáng tạo đó Trong thời đại kinh tế lao động, lực lượng quan trọng nhất chính là số lượng những người lao động có sức khoẻ Một dân tộc chậm tiến nhưng có lực lượng lao động hùng mạnh đã có thể thống trị một dân tộc luôn sản xuất ra các ý tưởng Trong thời đại kinh
tế vốn, số lượng các chuyên gia có trình độ được chú ý hơn cả Nếu một dân tộc thờ ơ
với vai trò của các chuyên gia, dân tộc đó sẽ phải trả giá Thế nhưng trong thời đại
kinh tế tri thức, các nhân tài có một sức mạnh mà quá khứ không thể so sánh được Chúng ta có thể nhận thấy rằng Bi]l Gates và Jeorge có ánh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới hơn là một lãnh tụ của một quốc gia trung bình Ở phương Tây nhiều người
còn nghĩ rằng Hội nghị thượng đỉnh của các nước thuộc nhóm G-7 có thể không làm được gì nếu thiếu sự tham gia của hai con người này Mọi người thường nói rằng trì thức là sức mạnh, nhưng chỉ có trong thời đại kinh tế tri thức thì trị thức mới trở thành sức mạnh to lớn nhất Những nhân tài sản xuất ra các ý tưởng sáng tạo chính là các
yếu tố năng động nhất Cho nên, vị thế quốc tế của một quốc gia phụ thuộc vào số
lượng các nhân tài của mình Đối với những ai mà suy nghĩ của họ chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế lao động và kinh tế vốn thì họ rất khó hiểu được vai trò và chức năng
Trang 16Ngày xưa, Đông á là nơi phát triển nhất của thế giới Thời gian đó có rất nhiều
nhân tài được sản sinh ra ở đây cùng với rất nhiều ý tưởng sáng tạo, và nền văn minh
chói lọi đã được hình thành ở Đông á Tuy nhiên, sau này Đông á rơi vào thế tụt hậu
và chỉ có rất ít ý tưởng sáng tạo được đưa ra ở đây Ví dụ, sau khi bồi dưỡng được 2
nhà vật lý học rất thành đạt, Trung Quốc không đào tạo thêm được một người nào khác giành giải thưởng Nô Ben trong hơn nửa thế kỷ! Nếu chúng ta phân tích cơ cấu nhân lực của các nước Đông á thì có thể thấy rằng các nước Đông á có rất nhiều lực
lượng lao động có trình độ Ở các nước phát triển Đông Bắc á có các chuyên gia hạng
nhất và cho nên chất lượng các sản phẩm của họ cũng đạt hạng nhất Ngay cả một số
nước đang phát triển ở Đông á cũng có thể sản xuất các sản phẩm chất lượng cao vơí giả rẻ Cho nên, sản phẩm của các nước Đông á bán được nhiều: trên thế giới Thế nhưng vấn để là ở chỗ thiếu các nhân tài Điều làm cho vấn để tôi tệ là hầu hết các
nhân tài vốn rat ft Gi cha các nước Đông á lại đi cư đến các nước phát triển Ví dụ, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước Đông á là ở chỗ nền kinh tế của các nước này có một số khiếm khuyết Một nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ đã
công bố cuốn sách nói về các khiếm khuyết này Thế nhưng không có một chuyên gia
Đông á nào chú ý đến các khiếm khuyết đó Điều mà George đã làm là lợi dụng các khiếm khuyết này để hưởng lợi Nếu có một nhân tài ở Đông á phát hiện và điều chỉnh các khiếm khuyết này thì George đã không có cơ hội gây rối nền kinh tế Đông á Một
ví dụ khác là Nhật Bản, một nước Đông á phát triển nhất Sau khi mô hình phát triển kinh tế kiểu cũ thất bại, Nhật Bản rơi vào hoàn cảnh khó khăn trong nhiều năm Nguyên nhân ở chỗ Nhật Bản chưa có nhân tài tìm ra mô hình phát triển kinh tế mới Vì thiếu nhân tài của mình để tư vấn, Tổng thống Hàn Quốc đã phải mời George để đàm luận con đường thoát khỏi tình trạng khó khăn hiện nay, đây là điều đau buồn nhưng là một quyết định thông minh
Chúng ta thử xem xét cấu trúc nhân lực của Mỹ để so sánh Có thể thấy rằng,
chất lượng của lực lượng lao động, ngay cả các chuyên gia bình thường, là tương đối
thấp đến nỗi nhiều sản phẩm của Mỹ không cạnh tranh được trên thế giới Kết quả
nước Mỹ thâm hụt buôn bán lớn nhất và là nước nợ nhiều nhất với hơn 800 tỷ đô la Thế nhưng, nước Mỹ lại có khả năng thu hút hầu hết các nhân tài trên thế giới Nước Mỹ có rất nhiều các nhà khoa học được giải thưởng Nô-ben, và hầu hết các công nghệ mới nhất, như mạng và công nghệ số được làm ra ở đây Hơn 90% ý tưởng sáng tạo
được phát minh ở Mỹ Khoảng 95% thông tin trên Internet là bằng tiếng Anh Cho
Trang 17giờ Mặc dù tỷ lệ nhân tài của nước Mỹ trong tổng dân cư còn rất thấp, nhưng họ có thể bắt tất cả các sinh viên trên toàn thể giới học tiếng Anh một cách tích cực để có chiếc vé bước vào thể kỷ 21
Nói chung, trong thời đại kinh tế tri thức, cạnh tranh quốc tế là cạnh tranh vê
con người Để thắng được trong cuộc cạnh tranh đó, chúng ta cần phải sản xuất được
các ý tưởng sáng tạo Việt Nam cần thay đổi cấu trúc nhân lực, đặc biệt là nhân tài trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao
Tóm lại, sự cạnh tranh trong thời đại kinh tế tri thức chủ yếu là cạnh tranh giữa
các nên giáo dục, mà chìa khoá cho cuộc cạnh tranh này là bồi đưỡng các nhân tài Nếu chúng ta không bồi dưỡng được nhiều nhân tài một cách thường xuyên thì sẽ thất bại trong cuộc cạnh tranh của thời đại kinh tế tri thức này Lịch sử đã đặt giáo dục
Việt Nam trước một thách thức mới và phải hoàn thành những nhiệm vụ nặng nề mới
Trong bối cảnh khắc nghiệt như vậy, một lần nữa chúng ta cần nhận biết những điểm mạnh và những điểm yếu của nên giáo dục Việt Nam, và đặt nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài lên vị trí quan trọng nhất để có đủ các nhân tài cho thời đại kinh tế tri thức Một mặt, chúng ta cần phải biết rằng dân tộc Việt Nam có một truyền thống lịch sử
coi trọng giáo dục và đã đạt những thành tựu chới lọi Trên cơ sở những truyền thống tốt đẹp này, chứng 1a có thể bước vào thời đại kinh tế tri thức sớm hơn bằng cách hiện đại hoá nên giáo dục của mình, tăng nội dung của các khoa học và công nghệ mới nhất trong chương trình giáo dục, khắc phục những khiếm khuyết trong nền giáo dục của chúng ta, phải thay đổi cấu trúc và hệ thống giáo dục cho phù hợp với thời đại
kinh tế tri thức
1.3 Các yếu tố tạo thành nhân tài
Qua thực tiến cũng như qua nghiên cứu về năng khiếu, tài năng, người ta thấy trong cộng đồng có một số người thông mỉnh đặc biệt, gọi là những “thần đồng”, hay là những “tài năng thiên bẩm ” Những con người này thông minh, dĩnh ngộ và có các
biểu hiện về năng khiếu, tài năng sớm Người ta cũng thấy có những gia đình, dòng họ; những vùng; những địa phương thường có nhiều người thông minh, lỗi lạc
Trang 18tự thân ”.Họ đạt kết quả cao do họ có sự năng động, sáng tạo của bản thân rất lớn và họ cũng gặp được môi trường và thời cơ thuận lợi
Trong quá trình hình thành, phát triển, trưởng thành và cống hiến, trong suốt
cuộc đời của mỗi con người nói chung, và con người tài năng nói riêng, luôn luôn chịu tác động qua lại của 3 yếu tố: di truyền, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội (nhất là môi trường giáo dục), và vai (rò thích ứng, năng động, sáng tạo chủ quan của môi con người Đó cũng là bản chất và nguồn gốc của tài năng
Ba yếu tố này tương tác, tạo điều kiện, ảnh hưởng lẫn nhau dưới mức độ khác
nhan, trong các giai đoạn hình thành, phát triển và hình thành trong suốt cuộc đời của mỗi con người
Các yếu tố Môi trường - Các giải pháp
Phát hiện, tuyển chọn Gia đình Đào tạo, bồi dưỡng
Nhân tài Môi Hung va trườn hế độ chính sách
Tự thân vận động Xã hội Tổ chức hệ thống Các điều kiện đảm bảo
1.3.1 Yếu tố tâm sinh lý đối với sự phát triển tài năng
Các nhà tâm lí học Xô Viết trước đây đã quan niệm rằng năng lực là những đặc điểm tâm lí cá nhân có quan hệ với sự thành công trong việc thực hiện một hay một
vài hoạt động nào đó Tố chất (những đặc điểm bẩm sinh - di truyền) là tiền để của sự phát triển năng lực, còn năng lực luôn luôn là kết quả của sự phát triển
Về phương diện thực hành (phát hiện và bồi dưỡng tài năng), người ta cũng rất quan tâm nghiên cứu Ngay từ thế chiến thứ nhất, các phương pháp phát hiện, tuyển chọn nhân tài đã được ứng dụng, trước hết là trong lĩnh vực quân sự (người ¡a đã dùng test tâm lí để tuyển chọn 1.750.000 tân binh Mĩ cho các binh chủng trong thế chiến I và 20.000.000 trong thế chiến II) Vai trò của các test tâm lí và tác dụng của chúng đã
được xác nhận từ đó
Giờ đây, nhiều nước trên thế giới đã có cả một hệ thống các test để chuẩn đoán
nhằm góp phần vào việc phát triển, bồi dưỡng, đào tao tài năng Người ta đã xác định
các khái niệm làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lí
B.M Chéplôp đã nhấn mạnh 3 khái niệm: 1) Khái niệm qui chuẩn nghĩa là kết
Trang 19Và khi trắc nghiệm bất cứ một cá nhân nào cũng phải được đánh giá theo những đơn vị chuẩn mực 2) Độ tin cậy của trắc nghiệm nghĩa là các kết quả thu được qua trắc
nghiệm với các đối tượng như nhau ở các địa điểm, thời gian khác nhau phải Ổn định,
đáng tin cậy 3) Tính hiệu lực của trắc nghiệm, nghĩa là trắc nghiệm phải phản ánh đứng cái mà ta muốn chẩn đoán và đo lường
Dựa vào các cơ sở khoa học nêu trên người ta đã xây dựng rất nhiều loại trắc
nghiệm để: trắc nghiệm trí tuệ (trí thông minh), trắc nghiệm các năng lực chuyên biệt
(tri thức, kĩ năng chuyên môn), trắc nghiệm tính cách (nhân cách) của học sinh năng
khiếu nhằm góp phần bồi dưỡng, đào tạo tài năng ở nhiều lĩnh vực khác nhau
Tất cả các cơ sở khoa học nêu trên đang được nghiên cứu ngày càng sâu sắc,
toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu xây đựng “chiến lược nhân tài”, một vấn để chiến lược mà nhiều nước trên thế giới đang coi trọng
ai Vai trò của hai bán cầu đại não
Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự chủ đạo của từng bán cầu não trong hoạt động của con người và tài năng cũng chịu ảnh hưởng của vai trò chủ đạo của các bán cầu đại
não Người thuận tay phải thì bán cầu não trái đóng vai trò chủ đạo Bán cầu trái đóng vai trò chủ đạo trong ngôn ngữ Bán cầu phải chủ đạo trong các quá trình trực quan, tri
giác vật thể
Vai trò chủ đạo của bán cầu phải làm người thuận tay trái Nhiều nghiên cứu cho
thấy người thuận tay trái có sức sáng tạo lớn Nguyên nhân có nhiều Nhưng trước hết
là do đi truyền Một phần nữa là đo sự tổn thất trong bán cầu bên trái dân đến nhiều chức năng dựa nhiều vào bán cầu phải Việc kích thích các điểm khác nhau trong bán cầu đại não đã xác định chức năng của từng vùng
Những khác biệt giữa nam và nữ cùng thấy ở vai trò chủ đạo của hai bán cầu đại não Nam thuận tay phải nhiều hơn nữ Điều này được xác định là do sự tiết hoóc môn
khác nhau gây ra
b/ Vai tro của kiểu thân kinh đến hình thành và phái triển tài năng
Dựa trên những đặc điểm của cường độ, độ ổn định và tốc độ chuyển từ hưng phấn sang ức chế, Páp-lốp đã đưara 4 kiểu thần kinh chính và dựa vào
đó mà xem xét những đặc điểm tâm lý con người Theo Páp-lốp có 4 kiểu khí chất
chính: Hoạt, trầm, nóng và ưu tư Hoạt có cường độ tính khí lớn, chuyển đổi - nhanh và độ ổn định cao có nhiều ưu thế so với kiểu ưu tư có cường độ yếu, tốc
độ chuyển từ hưng phấn sang ức chế và ngược lại rất chậm cũng như độ ồn
định kém có nhiều nhược điểm khi hình thành nhân cách cũng như phát triển
Trang 20có vị trí độc tôn trong phát triển tài năng, yêu cầu đối với từng lĩnh vực nghề nghiệp
rất khác nhau đối với con người Sự phù hợp giữa kiểu thần kinh và yêu cầu nghề
nghiệp là điều kiện phát triển tài năng
Khái quát về các yếu tố tâm sinh lý :
- Tài năng không nhất thiết phải có IQ cao nhưng phải trên trung bình - Năng lực tình thần và khả năng sáng tạo phụ thuộc rất nhiều vào các yếu
tố thể chất, nhân cách, động lực cũng như một số yếu tố môi trường
- Mọi người sinh ra có một số tiểm năng sáng tạo nhất định, tất nhiên để có thể hiện thực hoá nó và phát triển lên trình độ cao cần các điều kiện về giáo dục nhất định
- Không còn cuộc tranh cãi về vai trò độc tôn của một trong 3 yếu tố mà cả
3 yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội đều đóng vai trò quan trọng trong hình thành tài năng - Tài năng và sáng tạo được nuôi dưỡng trong những giai đoạn nhất định của cuộc đời - Nuôi đưỡng tài năng và sáng tạo có thể giúp vượt qua một số khó khăn của cá nhân chủ thể
1.3.2 Các yến tố giáo dục-đào tao đối với phát triển tài năng
Ngoài 2 yếu tố khoa học: sinh lí - di truyền học và tâm lí học, còn có rất nhiều
công trình nghiên cứu về yếu tố giáo dục học nhằm tuyển chọn, xây dựng các hình
thức tổ chức để đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng Việc nghiên cứu về nội dung,
phương pháp dạy và học; việc đào tạo đội ngũ giáo viên; việc trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho các trường, lớp năng khiếu; việc tổ chức, quản lí loại hình đào tạo, bồi dưỡng này cũng có rất nhiều công trình ở trong nước, ở nước ngoài đề cập tới
Ở độ tuổi học phổ thông, mầm mống năng khiếu sẽ bộc lộ, phát triển và dần
dân năng khiếu được bồi dưỡng, định hình, trẻ em trở thành học sinh năng khiếu Nếu học sinh năng khiếu được chuẩn bị, hướng nghiệp vào các trường đại học, sau đại học (hoặc vào đời, sản xuất, hoạt động xã hội) được bồi dưỡng, đào tạo tốt và tự bản thân nỗ lực, vươn lên thì các em học sinh năng khiếu có nhiều cơ hội để trở thành con người tài năng
Trong suốt giai đoạn này vai trò của giáo duục-đào tạo có tác động cực kì quan
trọng đến sự phát triển năng khiếu của trẻ Cũng trong thời kì này, vấn đế quan trọng
Trang 21động, sáng tạo, trong việc lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, cũng như trong việc trau
đổi phẩm chất đạo đức để hình thành và phát triển nhân cách ở mỗi con người Hai
yếu tố này tạo điều kiện cho mầm mống năng khiếu, tài năng di truyền ấp ủ ban đầu được bộc lộ, phát triển
Độ tuổi tiên Ở các bậc Ở bậc học đại học Mảmmống học đường(6) — phổthông(18) ˆ sau ÐH(25t-30)
năng khiếu
ban đầu Khi trẻ Mâm mống Năng khiếu Năng khiếu được bồi ™ ta doi — nang khiếu —— được bồi dưỡng— dưỡng đào tạo có cơ bộc lộ định hình hội trở thành tài năng
Ngay từ lúc trẻ chào đời đến lúc trẻ 6 tuổi, tức là ở giai đoạn trước tuổi học, 3
yếu tố: đi truyền, tác động của môi trường và vai trò của chủ thể đều thể hiện trong quá trình lớn lên dần của đứa trẻ Một số trẻ em có mầm mống năng khiếu ấp ủ ban
đầu về nghệ thuật: nhạc, họa, thể thao, do đi truyền, hoặc do di truyền đột biến, đã
có thể bộc lộ rất sớm
Từ 6 tuổi đến 17-18 tuổi, trẻ em ở độ tuổi học phổ thông Đay là giai đoạn quan
trọng để mâm mống năng khiếu được bộc lộ phát triển hoặc bị mai một thui chột Năng khiếu (cũng như tài năng) nẩy nở trong hoạt động thực tiễn, do đó nó
xuất hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội Vả lại trong xã hội cũng đòi hỏi có sự phân công lao động trên mọi lĩnh vực ngành nghề Do vậy, một nguyên tắc rất cơ bản là nhà trường phổ thông phải tiến hành giáo dục toàn diện Nội dung giáo dục toàn
diện của nhà trường bao gồm các bộ môn: văn, khoa học nhân văn, khoa học xã hội,
toán, khoa học tự nhiên, kỹ thuật (công nghiệp, nông nghiệp, địch vụ) thương mại;
nghệ thuật, nhạc, họa, tạo hình, thể dục thể thao; ngoại ngữ, lao động sản xuất, giải trí, xã hội, biểu diễn, thi đấu để từng học sinh được hưởng nền giáo dục toàn điện, để
có điều kiện và cơ hội bộc lộ năng khiếu, sở trường của mình, không bỏ sót bất kỳ lĩnh
vực hoạt động nào, nhằm đáp ứng sự phân công lao động xã hội
Qua nghiên cứu người ta thấy các loại năng khiếu về nghệ thuật, ngoại ngữ, toán bộc lộ sớm; các năng khiếu về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, bộc lộ muộn hơn;
các năng khiếu về quản lý, kinh doanh bộc lộ khi con người ở độ tuổi trưởng thành
Năng khiếu từng loại, bộc lộ rõ ở từng thời kỳ, gọi là thời kỳ đễ cảm nhận Nếu cha mẹ, bạn bè và nhất là thầy cô giáo cảm nhận, phát hiện ra và nâng đỡ, bồi dưỡng thì tạo thành “hiệu ứng triều dâng” Ở thời kỳ sau các biểu hiện bộc lộ rõ ràng và dễ thấy hơn ở thời kỳ trước Nếu các em được phát hiện, bồi đưỡng sớm thì mầm mống năng
khiếu được vun trồng, phát triển và dần dân định hình trở thành học sinh năng khiếu
Trang 22được, thì hứng thú của trẻ mất dân, các biểu hiện lần sau mờ dân và mầm mống năng
khiếu tuy có, nhưng sé bi mai mot, thui chột
Tới cuối bậc phổ thông, các em học sinh thực sự có năng khiếu ở độ tudi 17, 18
tuổi, đã bộc lộ rõ Nếu các em được hướng nghiệp học vào đại học và nhất là ở bậc sau đại học hoặc vào đời, phù hợp với năng khiếu, sở trường của mình, thì các học sinh có
năng khiếu có nhiều cơ hội để được đào tạo, bồi dưỡng trở thành con người tài năng Trong thực tiễn các con người tài năng có quá trình trưởng thành rất khác nhau Có một số nhà khoa học, công nghệ, chính sách, quản lí, lãnh đạo xuất sắc, trở
thành vĩ nhân, được đào tạo có hệ thống trong nhà trường Nhưng cũng có một số vĩ nhân nổi bật lên trong quá trình đấu tranh lý luận, chính trị, vũ trang, hoặc trong quá
trình hoạt động thực tiễn họ tự tích lũy, tự đào tạo, bồi đưỡng và trở thành người kiệt
xuất, tài giỏi, được mọi người thừa nhận
Nhưng trong thời đại ngày nay, khi “trí tuệ”, “chất xám” đã là hàng hóa có “ trị hàng đầu, thì một số nhà lãnh đạo, quản lý, kinh doanh, khoa học, công nghệ năng, phải có kiến thức uyên thâm, mới có khả năng giành chiến thắng trong “ge chiến “ai thắng ai”, không phải trên chiến trường mà trên thị trường quốc tế ngày càng mở rộng
Do vậy, việc phát hiện, bồi dưỡng đào tạo một trẻ em trở thành một học sinh thực sự có năng khiếu đã là quý và là cần thiết, nhưng quan trọng hơn là, xã hội cần
tạo điều kiện để một học sinh có năng khiếu được đào tạo bồi dưỡng liên tục ở bậc đại
học và nhất là ở bậc sau đại học, để tạo điều kiện và cơ hội để họ trở thành những con người tài năng Và sau đó, cần tạo điều kiện để họ được rèn luyện qua hoạt động thực tiễn, để họ lao động sáng tạo, mang lại chất lượng, hiệu quả cao, vượt lên để cộng
đồng người trong xã hội thừa nhận Tất nhiên, chúng ta vẫn phải có cơ chế, chế độ, chính sách để khuyến khích và tạo điều kiện cho một số người có năng khiếu, lài năng, trưởng thành qua quá trình hoạt động thực tiễn, không qua giáo dục chính quy, có hệ thống ở nhà trường
Trang 23Trong giai đoạn ở đại học và sau đại học, lòng say mê ý chí vượt khó, và sự
năng động sáng tạo độc đáo, quyết tâm cao của chủ thể đóng vai trò quan trọng Nếu chủ thể thực sự có ý thức, biết khai thác, phát huy các mặt mạnh, và khắc phục các
mặt yếu, của 2 yếu tố: đi truyền, tác động của môi trường, một cách sáng tạo, hợp qui luật, thì càng sớm thu các kết quả tốt đẹp trong cuộc đời
1.3.3 Yếu tố môi tường xã hội đối với phát triển tài năng
Môi trường xã hội là nơi tài năng được xác lập, được thể hiện, được sử dụng
trong thực tiễn, mang lại các kết quả, các cống hiến cụ thể cho xã hội Trong giai đoạn
này, vai trò của môi trường vĩ mô (đường lối, chủ trương, cơ chế, chế độ, chính sách, các tổ chức, quản lý, chỉ đạo các mặt kinh tế xã hội của nhà nước, của quốc gia; và
có khi, của cả một trào lưu, một xu thế phát triển của thời đại) có tác động và có ảnh hưởng lớn tới việc xuất hiện các tài năng, cũng như tới việc phát triển sức sáng tạo và
sự cống hiến tài năng của cộng đồng, cũng như của mỗi con người
Người ta đã nghiên cứu thấy rằng, với cơ chế hành chính, bao cấp, với cách phân phối bình quân, cào bằng, không chú ý thỏa đáng tới lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động, đồng thời với cách quản lý kế hoạch hóa theo kiểu áp đặt, đồng
nhất — của mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ, đã không tạo điều kiện thỏa đáng để sử
dụng tốt những người tài năng và làm cho năng khiếu, tài năng trong xã hội kém phát
triển
Song song với cơ chế, chế độ, chính sách của Nhà nước thì môi trường thông tin, khoa học, không khí dân chủ, của môi trường vi mô, nơi con người lao động, cống hiến cũng đóng vai trò to lớn
Tóm lại, 3 yếu tố: tâm sinh lý, giáo dục-đào tạo và môi trường xã hội tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau trong suốt quá trình hình thành, phát triển, và cống hiến tài năng
Khi các điều kiện sinh học thuận lợi thì yếu tố môi trường và giáo dục đóng vai trò quyết định
Cuộc tranh cãi xung quanh vai trò của các yếu tố này trong sự hình thành và
phát triển tài năng vẫn tiếp tục Chúng ta có thể nhận định rằng các yếu tố bẩm sinh di truyền là điều kiện cần nhưng chưa đủ Yếu tố quan trọng quyết định thành công của
mọi tài năng là sự tích cực lao động của cá nhân trong điều kiện môi trường giáo dục
và xã hội thuận lợi Đúng như Edison nhận định: thiên tài có được 99 phần trăm là do
Trang 24sinh học là tiền đề cho sự phát triển tam lý cá nhân và các yếu tố môi trường xã hội
cùng với những đặc điểm nhân cách có tác động quyết định tới sự hình thành tài năng Môi trường xã hội rộng Môi trường xã hội hẹP Nhân cách Nhận thức
Các yếu tố sinh học: thần kinh,
Trang 25Chương II ‹ -
KINH NGHIỆM NƯỚC NGOÀI VỀ ĐÀO TẠO VÀ BỔI DƯỠNG NHÂN TÀI
2.1 Kinh nghiệm của nước Anh
Anh quốc là quốc gia chú trọng đến giáo dục toàn điện và tống hợp trong nhiều
năm ở Anh, có khá nhiều trường phổ thông chất lượng cao, thường đành cho giai cấp
Hoàng gia, quý tộc và đó là những trường dạy học theo hướng toàn điện mà không
hướng tới phát triển hệ thống trường chuyên biệt và bồi đưỡng học sinh giỏi chuyên
sâu về một lĩnh vực nào đó Vào những năm đầu thế kỷ 21, nước Anh đã xây dựng một
định hướng chiến lược giáo dục mới ở đó Anh quốc sẽ quan tâm phát triển hệ thống
giáo dục chuyên sâu và các trường chuyên, đồng thời đảm bảo sự công bằng trong sự
phát triển hệ thống giáo dục quốc gia
Năm 2001 được xem là giai đoạn bắt đầu quá trình đối mới toàn diện của nên giáo dục Anh, khi những cải cách về dạy học bất đầu đi từ lý thuyết vào thực tế Trong
số nhiều dự án trình chính phủ vừa đựợc phê duyệt, người ta thấy nổi bật lên kế hoạch
mở rộng hệ thống trường chuyên, lớp chọn kéo dài 5 năm Tất cả các trường phổ thông đều có thể trở thành trường chuyên Để làm được điều này, hội đồng quản trị và
lãnh đạo nhà trường phải đăng kí những môn học chuyên biệt và có lớp năng khiếu
Tuy nhiên, tâm điểm của chương trình vẫn là số lượng ngày càng tăng của trường
chuyên, lớp chọn Có ba môn học chuyên sâu được lọt vào danh sách những phán môn được chú trọng là: kỹ thuật, kinh doanh và khoa học Khởi nguồn của kế hoạch Š năm này là xây dựng Học viên tài năng của nước Anh, nơi hội tụ của những học sinh, sinh viên ưu tú nhất Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh cho biết Anh quốc sẽ xây dựng các mô hình trung tâm các tài năng trẻ tương tự như mô hình đã được xây dựng ở ĐHTH
Jonhs Hopkins của Mỹ vào những năm 80 Có thể nói Học viện tài năng quốc gia sẽ
phát triển là một phiên bản tương đối giống trung tâm này của Mỹ, tuy nhiên nó nhấn mạnh các hoạt động khoa học và xem nhẹ các hoạt động về giáo dục thể chất
Là một phần của kế hoạch cải tổ, tất cả các trường phổ thông đều được quyền tìm kiếm đanh hiệu trường chuyên Để làm được điều này, họ phải đăng ký những môn học chuyên biệt và có lớp năng khiếu Số học sinh năng khiếu bước đầu chiếm khoảng 10% đầu vào mỗi năm Mặt khác, những trường này được hưởng thêm 100.000 bảng Anh đầu tư trang thiết bị, chưa kể 123 bảng tặng thêm cho mỗi học sinh
Trang 26Bên cạnh đó, để duy trì quan điểm bình đẳng trong giáo dục, Bộ giáo dục dự định mở thêm 100 trường dòng với mục đích tận dụng tiềm năng của giáo dân Ngoài
ra, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa học sinh cũng rất được chú trọng Trong năm 2000, 60.000 thẻ “tín dụng học đường” vừa được phân bố tới tay học sinh nghèo
Như vậy là song song với quá trình chuyển hoá nền giáo đục tổng hợp, toàn
điện hiện tại sang một hệ thống chuyên sâu, nước Anh cũng không quên mở rộng các
loại hình trường lớp phù hợp với đặc điểm dân cư như trường dòng, đồng thời đấy
mạnh sự bình đẳng trong đời sống học sinh, sinh viên Tuy nhiên, tâm điểm của chương trình vẫn là số lượng ngày càng tăng các trường chuyên, lớp chọn Số liệu
thống kê cho thấy, hiện nay mới có 536 cơ sở vận hành theo cơ chế trên Dự tính đến
đầu năm học mới, 650 trường sẽ vào cuộc và đến năm 2004, con số sẽ là trên 1000
Trước năm 2006, 46% số trường phố thông trong cả nước sẽ chuyển sang cơ chế
trường chuyên
2.2 Kinh nghiệm của Mỹ
Quan điểm xuất phát trong chiến lược đào tạo nhân tài của Mỹ là giá trị đặc
biệt của từng cá nhân và sự phát triển các năng lực đặc biệt của họ
Vào cuối thế kỷ XIX, Nhà nước đã có chương trình trợ giúp những học sinh học giỏi và đã sớm sử dụng những bộ trắc nghiệm để đo chỉ số phát triển trí tuệ của
học sinh Vào những năm 50 của thế kỷ XX, trong báo cáo của Chính phủ liên bang
đã nhấn mạnh: “Tiến bộ của đất nước phụ thuộc trực tiếp và trước hết vào bộ phận
công dân Mỹ, làm việc chủ yếu bằng đầu óc chứ không phải bằng chân tay” và đã
nhấn mạnh sự cần thiết sống còn phải phát hiện đào tạo và sử đụng có hiệu quả những
tinh hoa trí tuệ và tiềm năng của dân tộc
Năm 1958, Quốc hội Mỹ đã họp và thông qua “Đạo luật về giáo dục và phục vụ quốc phòng” Luật quy định sự hỗ trợ của Liên bang đối với các trường đại học với
tổng số tiền là 1 tỷ đô la, và ghi rõ: Khoản hỗ trợ này chủ yếu dùng để đẩy mạnh việc đào tạo sinh viên về các ngành khoa học cơ bản, phát hiện và phát triển nhân tài Điều
1 của Luật đã quan tâm tới đào tạo sinh viên năng khiếu, trong đó có ghi “Không một sinh viên nào phải từ chối tiếp nhận học vấn đại học chỉ vì thiếu tiền cho việc chi phí học tập” Luật đã định hướng nhằm giúp đỡ sinh viên học chủ yếu các khoa học tự nhiên, khoa học chính xác, ngôn ngữ và đào tạo giáo viên sơ học và trung học Mục
đích chính của đạo luật này là muốn đẩy mạnh vấn đề đào tạo nhân tài nhằm bảo đảm
Trang 27Việc phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo tài năng ở Mỹ được tiến hành một cách có hệ thống Trẻ em ngay từ khi 3 tuổi đã đựợc nhà trường phối hợp với cha mẹ tiến hành một số trắc nghiệm về năng lực Những trẻ có chỉ số phát triển trí tuệ cao (thường
chiếm 2-3%) đựơc xếp vào loại trẻ có năng khiếu
Tới bậc học phố thông, Nhà nước có chính sách phát hiện, tuyển chọn các loại
học sinh năng khiếu hàng năm với nhiều hình thức: biểu diễn, thi đấu, thị viết, thi diễn
thuyết ở từng bang và trong phạm vi toàn quốc
Hình thức đào tạo học sinh năng khiếu rất đa dạng, phong phú: học ngoài giờ,
học theo giáo trình tự chọn, học dưới hình thức câu lạc bộ , có nơi có trường lớp riêng
đành cho học sinh năng khiếu
Tất cả các hình thức học tập trên đây đều theo nguyên tắc giáo dục cá biệt, vừa
chú trọng đảm bảo vốn kiến thức chung vừa quan tâm tới năng lực, sở trường riêng của học sinh Một mô hình trường dành cho học sinh giỏi tồn tại khá nhiều năm nay ở Mỹ là trường đành cho những học sinh học độc lập (Autonomous Learner Model ) Loại hình trường này được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cao của những học sinh giỏi ở bậc THPT Mục tiêu chung của loại trường này là nhằm cung cấp cơ hội và kinh nghiệm học tập cần thiết để học sinh giỏi THPT có thể trở thành những cá nhân độc lập, tự định hướng và tham gia có hiệu quả vào quá trình học tập suốt đời Một định
hướng khác nữa của mô hình học tập này là không chỉ giúp các em phát triển tài năng
của mình mà còn giúp các em trở thành những cá nhân khoẻ mạnh về mặt trí tuệ và
phát triển toàn điện Nguyên tắc cơ bản của mô hình học tập này là: phát triển khả
nang trí tuệ cá nhân, tự trọng cá nhân, hình thành các kĩ năng xã hội, nội dung dạy học
được xây dựng dựa trên sự phát triển của học sinh (Student-Based Content), su chat
chẽ về thời gian và giáo viên chỉ đóng vai trò người dẫn đắt hỗ trợ Nguyên tắc tuyển
chọn của mô hình học tập này là thông qua một loạt các thông tin thu thập một cách hệ thống của việc thực hiện các bộ tests trí tuệ, qua các hoạt động cụ thể của các em trong lớp học, phỏng vấn, đánh giá và các thông tin phụ khác từ cha mẹ và cộng đồng Sau 6 năm hình thành và phát triển với sự triển khai và đánh giá hết sức công phu và khoa học, mô hình học tập này đã và đang được áp dụng ở các trường và nhiều quận ở Mỹ và Canada
Một loại trường THPT chuyên biệt khác nữa ở Mỹ là trường lưu trú đặc biệt (Special Residential High School) Trường được thành lập dưới sự tài trợ của chính phủ bang Quy mô của mỗi trường thường từ 300 đến 800 học sinh Hoc sinh duoc
yêu cầu ở nội trú trong trường sau khi qua được các kì thi tuyển và phải tham gia vào
Trang 28lớp 11, khi các em đã có một hoặc hai năm học nhất định ở trường THPT và bộc lộ những khả năng nhất định Những học sinh trúng tuyển phải hoàn thành bộ trắc nghiệm rất khó theo quy định (test SAT) Ngoài ra hội đồng xét tuyển còn căn cứ vào
nhận xét và kết quả của một hoặc hai năm đầu của học sinh ở trường cũ, kết quả phỏng vấn để tuyển chọn Nội dung chương trình giảng dạy ở các trường này tập trung
vào Toán và các môn khoa học Phần lớn học sinh có thể nhanh chóng hoàn thành các chương trình học tập được yêu cầu cao Sau hai năm học ở các trường lưu trú này học sinh có thể hoàn thành năm thứ nhất đại học hoặc có được các chứng chỉ tương đương Một số trường lưu trú được đặt tại các trường đại học, do đó các em có thể để dàng
tiếp cận và chuyển tiếp vào bậc đại học
Trong một vài năm gần đây, một chính sách lớn trong hệ thống giáo dục của Mỹ là “Giáo viên tài năng cho tất cả các lớp học” mà theo đó “mọi cộng đồng đều
phải có giáo viên tài năng trong tất cả các lớp học và có ít nhất một hiệu trưởng trong
mỗi trường được hôi đồng tiêu chuẩn giảng dạy chuyên nghiệp quốc gia cấp bằng” Cụ thể là mọi người đều có trách nhiệm giúp đỡ giáo viên để họ trở thành giáo viên giỏi,
đặc biệt là các bậc cha mẹ, lãnh đạo cộng đồng, các trường đại học, các bang và các trường Một số chính sách nhằm thực hiện định hướng này là:
- Phát hiện và thưởng những hiệu trưởng tài năng nhất (năm 1995 đã cấp bằng
cho trên 500 hiệu trưởng loại này và phấn đấu có 100.000 hiệu trưởng như thế trong
10 năm tới)
- Tìm cách thu hút tài năng trẻ và những người giỏi trong các lĩnh vực khác để
họ trở thành giáo viên và giúp họ chuyển sang nghề đạy học (cộng đồng giúp học sinh thích nghề dạy học, các bang thành lập các trung tâm tuyển giáo viên, tăng trợ cấp,
học bổng, giảm thuế )
- Xây dựng những tiêu chuẩn cao cho nghề dạy học và tìm cách nhanh chóng
nhưng công bằng thải những giáo viên không đủ tiêu chuẩn (thông qua các chương trình hỗ trợ đồng nghiệp để giúp giáo viên yếu, xây dựng chiến lược tuyển chọn tài
năng trẻ, thưởng giáo viên giỏi và loại bỏ đần giáo viên không đạt chuẩn)
Trang 29Mô hình học độc lập cho học sinh giỏi và tài nàng của Mỹ (The
Autonomous Learner Model (ALM) for the gifted and talented):
1 Lịch sử ra đời:
Vào những năm đầu của thập kỷ 70 các nhà quản lý một số bang và các nhà giáo dục nhận tháy rằng cần có những loại hình trường đặc biệt để đáp ứng những nhu cầu
cầu khác nhau của học sinh giỏi Với triết lý cho rằng, đối với học sinh giỏi cần phải
có một chương trình mà ở đó chương trình sẽ không “làm cho các em mà làm việc với các cm vì học sinh giỏi và tài năng biết họ cần gì” Năm học 1976-1977, có 19 trường được lựa chọn thí điểm cho chương trình ALM dưới sự dẫn dắt cua tién si Irving Salo,
giám đốc Viện đào tạo quốc gia Liên bang về học sinh giỏi và tài năng Đây là chương
trình quốc gia song nó cũng được các nhà chức trách cuả một số bang hỗ trợ nhiều, đặc biệt về vấn để tài chính Sau 6 năm xây dựng, thực thi và đánh giá một cách cẩn thận, mô hình ALM đã được sử dụng ở rất nhiều trường học và các quận thuộc Mỹ và Canada
2 Quan điểm xuất phái:
Những nhu cầu đặc biệt của học sinh giỏi và nhân tài:
- _ Có nhu cầu được tiếp cận với những tài liệu học tập mới với tốc độ nhanh hơn các chương trình và tài liệu ở các lớp thường
- - Các kỹ năng được hình thành ở trình độ cao hơn và tiếp thu các khái niệm ở mức
độ trừu tượng và khái quát hơn
- Giáo viên giỏi và hiểu biết rộng có thể đáp ứng được những kỳ vọng cao và mục
tiêu đặc biệt của các em
- _ Cân sự trao đổi tích cực giữa các bạn cùng học
- _ Tiếp cận với các chủ đề và nội dung học tập phức tạp hiếm khi được giảng day ở các trường thường - - Nhu cầu được tiếp cận với những nghiên cứu sâu, những điều tra có tính chất khám phá và tổng hợp các ý tưởng một cách sáng tạo 3 Mô rả về mô hình ALM: 3.1 Định hướng (Oriemniation)
e Hiểu biết về học sinh giỏi: Trang bị hiểu biết về học sinh giỏi thông qua việc học sinh ur tim hiểu vẻ tiểu sử và các hoạt động của những người thành công, qua đó
học sinh có định nghĩa cho riêng mình về học sinh giỏi và các đặc điểm tính cách của họ
¢ Hoạt động nhóm: Các hoạt động được đưa ra để giúp học sinh trở thành thành viên
Trang 30øe Hiểu biết về bản thân: Học sinh được biết lý do tại sao họ đựoc lựa chọn cho chương trình ALM: kết quả các bài test, nhận xét của cha mẹ và giáo viên Sau
đó học sinh được mời thảo luận về quy trình của chương trình
e_ Cơ hội và trách nhiệm với chương trình: Cha mẹ và bản thân học sinh được biết về cơ hội mà các em có thể có và trách nhiệm của chính các em với chương trình những việc họ đã hoàn thành và những việc cần làm trong tương lai
3.2 Sự phái triển cá nhân (Individual Developmem):
©_ Kỹ năng học tập: Tiếp tục phát triển các kỹ năng nhận thức, chẳng hạn sự sáng tao, kỹ năng tư duy, kỹ năng tổ chức và nghiên cứu, tất cả đều tạo điều kiện cho quá
trình phát triển của người học độc lập
e _ Hiểu biết về bản thân
e Khả năng hoà đồng: bao gồm khả năng giao tiếp một cách có hiệu quả với các học
sinh khác, giáo viên, cha mẹ và những người lớn tuổi khác Thêm vào đó, học sinh
còn được học về kỹ năng thảo luận và kỹ năng làm việc theo nhóm, điều đặc biệt quan trọng để học sinh trở thành những người học độc lập
e Hiểu biết về sự nghiệp: Tạo cơ hội cho học sinh khám phá những đặc tính khác nhau của nghề nghiệp và các cơ hội có thể có của những nghề đó đối với bản thân các em cũng như những yêu cầu về năng lực để đáp ứng các nghề đó Khi học sinh được biết về các đặc điểm của nghề nghiệp các em có cơ hội được thử nghiệm những nghề đó
3 3 Những hoạt động tăng cường (Enrichment Activiies):
Giúp học sinh hiểu biết thêm về những việc diễn ra trong cộng đồng và thế giới
bên ngoài Khi học sinh có hiểu biết thêm về thế giới bên ngoài chúng sẽ có thêm
trách nhiệm về những điều cần phải học tập trong nhà trường Chương trình ALM tạo
cơ hội cho học sinh học những gì mà chúng cảm thấy có ý nghĩa đối với chính bản thân mình
3 4 Thao ludn (Seminar):
Trong chương trình ALM, khi thảo luận học sinh được xem như là những người
Trang 313.5 Nghiên cứu sâu (In-deepth study):
Nghiên cứu sâu là giai đoạn khó khăn nhất đối với học sinh trong chương trình ALM Ngay khi học sinh nhận hợp đồng, học sinh sẽ tiến hành các công trình nghiên cứu Học sinh được đề nghị một người hướng dẫn và phải trình bày bản báo cáo cuối cùng trước hội đồng Các nghiên cứu có thể tiến hành theo cá nhân hặc nhóm và phải hoàn thành trong vòng ít nhất [ năm
4 Nguyên tắc chính của mô hình ALM-
Sự phối hợp đầy đủ của những cá nhân
Sự kính trọng bản thân Các kỹ năng xã hội
Nội dung dạy học dựa trên nhu cầu của học sinh Kinh nghiệm học tập không giới hạn Học tập suốt đời Giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn ~ GŒẦ ta bờ MB
8 Sự nghiêm túc về thời gian và không gian
5 Mục tiêu cơ bản cua ALM:
1 Xây dựng được hệ thống khái niệm cho bản thân
2 Hiểu đầy đủ về tài năng của mình trong mối liên hệ với sự phát triển
xã hội
3 Xây dựng các kỹ năng phù hợp để giao tiếp với các bạn học, cha mẹ
và những người lớn tuổi khác 4 Tăng hiểu biết về nhiều lĩnh vực
5 Xây dựng khả năng suy nghĩ, quyết định, giải quyết vấn đề
6 Tham gia vào các hoạt động thuận lợi cho việc phát triển nhận thức, tình cảm, xã hội 7 Khẳng định trách nhiệm học tập của bản thân trong và ngồi nhà trường § Mục đích cuối cùng và tối cao là trở thành những học sinh độc lập, sáng tạo và có trách nhiệm
6 Tuyển chon hoc sinh trong ALM:
1 Dinh nghia vé hoc sinh gidi va nhan tai: X4c dinh 3 loai hoc sinh có thể là: ứng cử viên của ALM: Trí tuệ, sáng tạo và tài năng Việc đưa ra định nghĩa về
‘
Trang 322 Phổ biến tới đội ngũ giáo viên đang giảng dạy: Giáo viên và cán bộ giảng
đạy của nhà trường được học, phổ biến và có hiểu biết cơ bản về chương trình,
từ đó có thể xác định trách nhiệm và quyền hạn của riêng họ đối với chương trình
3 Thông qua hoạt động của trường lớp: Học sinh được tuyển chọn thông qua các giờ học và hoạt động bình thường của nhà trường và lớp học
4 Thảo luận quá trình tuyển chọn: Tiến hành thảo luận về quá trình tuyển chọn và vai trò của các cán bộ nhà trường trong từng giai đoạn tuyển chọn
5 Thí sinh: Việc chấp nhận các thí sinh dự thi được căn cứ trên các nguồn sẵn có bao gồm sự giới thiệu của cha mẹ, phụ huynh học sinh, kết quả cácbài test, đồng nghiệp và tự ứng cử Lời giới thiệu của giáo viên được quan tâm nhất 6 Nghiên cứu và đánh giá: Hội đồng tuyển chọn sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng về các thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau vẻ thí sinh Nếu hội
đồng cần thêm những thông tin khác về những học sinh cụ thể thì những em này sẽ được yêu cầu tham đự các bài test cá nhân Hội đồng cũng quan tâm nhiều đến những biểu hiện sáng tạo của các em mà không thể hiện ở các bài test
7 Phỏng vấn: Để thu thập thêm thông tin về các thí sinh, các phỏng vấn cá nhan sẽ được hội đồng tuyển chọn tiến hành Các thong tin thu thập qua phỏng vấn liên quan đến kỹ năng, thái độ và hành vi của những thí sinh tham gia phỏng vấn Những thông tin này sẽ là cơ sở cho lần lựa chọn sau cùng Không
phải tất cả các thí sinh đều tham gia vào quá trình phỏng vấnnày `
§ Thu thập các thông tin bổ trợ: Các cuộc phỏng vấn đối với cha mẹ và một số
thành viên của cộng đồng cũng có thể được yêu cầu tham gia phỏng vấn Có thể
có các cuộc họp với các giáo viên (trước đây và hiện nay) của các thí sinh để thu thập thêm thông tin
9 Tuyển chọn và thông báo
10 Mở rộng chương trình tuyển chọn: Với quan điểm cho rằng, có rất nhiều
loại học sinh giỏi và tài năng và do đó cần các chương trình lựa chọn khác nhau và phù hợp với từng đối tượng Vì vậy, hàng năm ALM có thêm các chương
trình khác để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của học sinh giỏi và tài năng Các cuộc họp hàng năm giữa các nhà quản lý trường học và giáo viên để quyết định điều chỉnh và bố sung các chương trình lựa chọn
Bộ Test mà học sinh tham gia mô hình này phải trải qua là SAT (Scholastic Aptitude
Trang 332.3 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Quan niệm của chính phủ và nhân dân Hàn quốc vẻ vấn đề đào tạo và bồi dưỡng
tài năng:
- Trẻ năng khiếu là một bộ phận không thể tách rời của tổng thể tài nguyên trí tuệ
phát triển cao của dân tộc Bộ phận này rất cần thiết cho sự phát triển quốc gia Giáo dục năng khiếu là con đường cần thiết và duy nhất để một dân tộc, quốc gia muốn
tăng cường nhanh chóng tiềm năng xây dựng đất nước, phát triển mạnh về khoa học và
công nghệ
- Giáo đục năng khiếu không chỉ đơn thuân là giáo dục một số cá nhân mà nhằm phát hiện, bồi dưỡng và hoàn thiện cả một bộ phận lớn lớp trẻ có năng lực cao
Họ cho rằng sự bình quân hoá giáo dục làm cho những em có năng khiếu cùng học chung với học sinh phổ cập và bị đồng hoá thành những nhóm đồng nhất theo cùng một chương trình, một giáo viên làm cho việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng năng
khiếu ít có hiệu quả Với cách làm cũ phải lên đến bậc cao trung mới có điều kiện phát
hiện được một số nhỏ học sinh có năng khiếu
Từ quan điểm này giáo dục năng khiếu được coi là chiến lược phát triển cơ bản và phải được coi là ưu tiên số một so với bất kỳ nguồn tài nguyên phát triển nào Mỗi người đều được tạo điều kiện phát triển hoàn toàn mọi khả năng và tiểm năng trí tuệ
Về phương diện này những học sinh năng khiếu có quyền được giáo dục đặc biệt, thoả
mãn các yêu cầu thiết yếu đặc biệt
Giáo dục năng khiếu hồn tồn khơng mâu thuẫn với tư tưởng giáo dục dân chủ và bình đẳng Điều quan trọng là mọi người đều được tạo cơ may giáo dục ban đầu ngang nhau và sau đó, trong quá trình phân hoá, mỗi người tuỳ theo sự phấn đấu riêng
của mình mà có cơ hội vươn lên
Các chính sách định hướng phát triển tài năng của Hàn Quốc như sau:
- _ Phát hiện tài năng trẻ ở tất cả các bậc học
-_ Học sinh tài năng được lựa chọn dựa trên những chuẩn mực nhất định và đưa vào
những chương trình đặc biệt để phát triển năng lực cá nhân
-_ Học sinh giỏi được phép tham gia vào các khoá học ở các trường đại học khi các em học THPT nếu các em chứng tỏ được khả năng của mình
- _ Khuyến khích các công trình nghiên cứu đặc biệt về vấn đề học sinh năng khiếu Các chính sách hỗ trợ cho chiến lược đào tạo nhân tài như sau:
Trang 34- Chuẩn bị đội ngõ giáo viên cho đào tạo học sinh giỏi: tăng cường hiểu biết về chuyên môn, hiểu biết về phương pháp dạy học sinh giỏi, phát triển đào tạo tai
chức để nâng cao chất lượng giáo viên và hiểu biết của họ về học sinh giỏi
- _ Hỗ trợ đào tạo học sinh giỏi: tuyển chọn học sinh giỏi từ các địa phương, giáo viên
được trao nhiều quyền tự chủ hơn
- Da dang hoá thiết bị và các phương tiện học tập
Hàn Quốc có Viện nghiên cứu phát triển giáo dục trong đó có nghiên cứu về giáo dục năng khiếu Tỉ lệ học sinh năng khiếu của Hàn Quốc khoảng 3% Số học sinh năng khiếu phân theo các bậc học như sau:
Bảng 2.1: Số học sinh năng khiếu của Hàn Quốcphân theo các bậc học Tổng số học sinh Bac hoc Số học sinh giỏi (nghìn) Mẫu giáo 206.4 70 ] Tiểu học 5,257.2 180 THCS 2,672.3 80 THPT 2,013.0 60 Dai hoc & Cao ding | 1,001.1 30 Tổng số 11,150.0 420
(Nguồn: Korean Educational Development Institute, 1985)
Hàn Quốc đã tiến hành thực thi chiến lược giáo dục học sinh tài năng theo các con đường sau:
- Quan tâm đặc biệt tới việc phát hiện và tuyển chọn học sinh năng khiếu Vấn đề này có liên quan đến khái niệm năng khiếu và công cụ sử dụng để phát hiện Lâu nay,
Hàn Quốc vẫn dựa trên cơ sở quan điểm truyền thống về sự thông minh và sử dụng các bộ trắc nghiệm Để đáp ứng với chiến lược đào tạo và bồi dưỡng tài năng Hàn
Quốc đã nghiên cứu và xây dựng một số bộ công cụ có tính khách quan cao, đáng tin cậy và toàn diện hơn nữa nhằm tạo ra một phương pháp tiếp cận đúng đắn, cho phép
phát hiện các mức độ năng khiếu vẻ tư duy lý luận, trừu tượng, về sáng tạo, về các
năng khiếu đặc biệt Họ đã sử dụng các thiết bị kỹ thuật hiện đại trong việc điều tra,
phát hiện và tuyển chọn năng khiếu
- Chính phủ Hàn Quốc cho rằng cần thiết phải nghiên cứu và triển khai sử dụng
Trang 35dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyên trách ở các ban nội dung và phương pháp giáo
dục phổ thông, phối hợp với chuyên gia ở đại học tổng hợp để triển khai và hoàn thiện
kế hoạch này
- Xây đựng hệ thống trường và chương trình giảng dạy cho học sinh năng khiếu
nhằm bảo đảm cho sự phái triển nhanh chóng năng lực của cá nhân học sinh Cân nhắc
và lựa chọn cách thức tập trung học sinh năng khiếu vào trường riêng, lựa chọn hình thức, nội dung và phương pháp dạy học thêm cho học sinh ngoài giờ lên lớp, mối liên hệ giữa nhà trường với các cơ sở nghiên cứu và các trường đại học Trên cơ sở đó xây dựng điều lệ đặc biệt cho các cơ sở giáo dục học sinh năng khiếu
- Đào tạo và bôi dưỡng đội ngũ chuyên gia về nhiều mặt có liên quan đến giáo đục
năng khiếu (ví dụ; tâm lý giáo dục năng khiếu, tâm lý và lý thuyết chẩn đoán, đánh giá
kết quả giáo dục, phát triển nhân lực, chuyên gia về chương trình, về phương pháp )
- Chuẩn bị chương trình và kế hoạch giáo dục năng khiếu trên cơ sở khẳng định được vai trò của những học sinh này trong tương lai, chuẩn bị để họ có khả năng đáp ứng có hiệu quả những đòi hỏi của quá trình phát triển đất nước trong tương lai
Trong những năm đầu của thập kỷ 90, Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành xây dựng nhiều chương trình hành động cụ thể để thực thi chiến lược về đào tạo tài năng như sau:
- Trao đối các nhà khoa học theo các thoả thuận song phương với các nước và các
tổ chức quốc tế
- Cử sinh viên đi học tập ở nước ngoài nhằm khai thác những tri thức tiên tiến về công nghệ và văn hoá của các nước
- Hỗ trợ các nhà khoa học và sinh viên nước ngoài tham gia nghiên cứu và học tập trong những hoạt động có liên quan tới khoa Hàn Quốc học
- Đẩy mạnh sự trao đổi học thuật giữa các quốc gia thông qua việc gửi các giáo su và các học giả của Hàn Quốc ra nước ngoài và mời các học giả nứơc ngoài đến Hàn
Quốc
Chính phủ Hàn Quốc đã trao đổi hợp tác về giáo dục với 58 nước Để thực hiện chủ trương cho đi học tập ở nứơc ngoài, Chính phủ đã cho phép ngay cả những học sinh mới tốt nghiệp cao trung được đi du học sau khi đã trải qua một kỳ thi kiểm tra chất lượng theo chế độ tự trang trải Hiện có 28.895 sinh viên Hàn Quốc học tập ở 51 nước Chính phủ cũng mở rộng cơ hội cho các giáo sư đi nghiên cứu ở nước ngoài Từ 1978 đến 1987 đã có 1866 giáo sư được cử đi học ở nước ngoài với chỉ phí 22 tỉ uôn
Trang 36để phát triển giáo dục, mở rộng hợp tác quốc tế, nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và đẩy mạnh việc đào tạo bồi dưỡng tài năng nói riêng
Trong giai đoạn hậu công nghiệp (thế kỷ 21), các nhà giaó dục Hàn Quốc đề ra phương hướng cho chiến lược giáo dục là: đảm bảo nền giáo dục chất lượng cao, nhân văn hoá và dân chủ hoá giáo dục Vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục sẽ động chạm nhiều tới những vấn đề thuộc hệ thống giáo dục cũng như nội dung giảng dạy Theo ý
kiến các nhà giáo đục học Hàn Quốc, sẽ không thể với tới chất lượng giáo dục cao để
phục vụ cho xã hội hậu công nghiệp nếu không tập hợp đa dạng cho mọi đối tượng trẻ em, vì chúng có trình độ phát triển và khả năng không giống nhau Hệ thống giáo dục hiện nay có nhược điểm là đang gây ra những tổn thất về trí tuệ và đạo đức cho ca hoc
sinh năng khiếu lẫn các học sinh có khả năng kém hơn cùng với đặc điểm hàng đầu của phương pháp dạy học trước đây là cào bằng nhân cách học sinh Một vấn đề cấp thiết được đặt ra ở đây là phải đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đạy học tích cực sẽ phải đóng vai trò chủ đạo trong nhà trường tương lai
2.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Quan điểm xuất phát trong chiến lược đào tạo nhân tài của Trung Quốc là
khuyến khích người tài đóng góp cho nước nhà trong đó nhà nứơc sẽ đảm bảo hỗ trợ
về tài chính Chiến lược cơ bản trong đào tạo nhân tài của Trung Quốc là phát triển hệ thống trường chuyên, lớp chọn ở các bậc học cơ bản và chú trọng đào tạo sinh viên tài
năng ở các trường đại học thông qua các chương trình hợp tác quốc tế Thu húi và sử dụng sinh viên và cán bộ giỏi được xem như phương hướng chỉ đạo xuyên suốt của
chiến lược đào tạo nhân tài quốc gia
Theo thống kê sơ bộ, trong 18 năm qua, hơn 270 nghìn sinh viên Trung Quốc được ra nước ngoài học tập Cho đến nay 90 nghìn người trong số đó đã về nước nhận công tác Ngay từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa (năm 1979) đến nay, có 130 nghìn sinh viên đi học tự túc ở nước ngoài nhưng chỉ có 4 nghìn trong số đó trở
về nước Nhưng trong số 44 nghìn người du học theo học bổng của Chính phủ thì có
37 nghìn người đã về nước nhận công tác Tỉ lệ sinh viên du học trở về nước ngày càng cao do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khá và Chính phủ áp dụng chính sách buộc
những người không chịu về nước phải bồi thường tiền học
Theo “Kế hoạch hành động chấn hưng giáo dục hướng tới thế ký 21 ” thì Trung Quốc cần thực hiện “Công trình nhân tài sáng tạo bậc cao”, tích cực tham gia xây
Trang 37Trường đại học phải theo sát điễn biến học thuật quốc tế, trở thành cơ sở sáng tạo
tri thức và đào tạo nhân tài sáng tạo bậc cao Coi trọng bồi dưỡng tính thần đoàn kết,
hợp tác, cống hiến của nhân tài sáng tạo bậc cao Thu hút những người đầu đàn xuất
sắc về học thuật, có khả năng lãnh đạo nhà trường Nhà nước sẽ hỗ trợ trọng điểm theo
nguyên tắc “chọn được mội thì bố nhiệm một”
Bất đầu từ năm 1998, trong các ngành học trọng điểm của đại học trên cả nước, đặt ra một loạt cương vị giáo sư đặc cách, công khai thu hút các nhà khoa học trẻ tuổi, trung niên, đặc biệt xuất sắc trong và ngoài nước về đảm nhận các cương vị lãnh đạo trong nhà trường
Từ năm 1999, hàng năm tuyển chọn 100 giáo viên trẻ đưới 35 tuổi có thành tích
dạy học và nghiên cứu khoa học, liên tục 5 năm liển mở rộng chế độ hỗ trợ họ triển
khai công tác dạy học và nghiên cứu khoa học
Nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ của các trường đại
học, bắt đầu từ năm 1999, hàng năm sẽ tuyển chọn 100 luận văn tiến sĩ xuất sắc có
trình độ sáng tạo để trao các giải thưởng Đối với các tiến sĩ đoạt giải thưởng và được giữ lại trường công tác, được hỗ trợ liên tục 5 năm liền trong công tác nghiên cứu khoa học và dạy học
Tiếp tục cử cán bộ đi tham quan học tập nâng cao trình độ và trao đổi học thuật tại các trường đai học hàng đầu ở nước ngoài với chủ đích rõ ràng Khuyến khích cán bộ
lưu học sinh về nước phục vụ
Trung Quốc chủ trương xây dựng một nên giáo duc hướng ra thế giới Họ cho
rằng, sự phát triển của giáo dục thế giới và kinh tế thế giới không những trực tiếp ảnh
hưởng đến trình độ và phương hướng phát triển của giáo dục và kinh tế Trung Quốc
mà sự tăng tốc của tiến trình nhất thể hoá kinh tế thế giới, sự quyết liệt không ngừng
cạnh tranh quốc tế cũng đời hỏi giáo dục Trung Quốc trong thế ký 2Í phải đào tạo ra nhiều nhân tài thích ứng với sự thay đổi của kinh tế thế giới và có thể tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế
Chủ trương xây dựng một nền giáo dục hướng tới tương lai của Trung Quốc là:
cống hiến của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế tương lai, lớn hay nhỏ chủ yếu là
do việc giáo dục và đào tạo quốc dân có thể thoả mãn dến mức nào yêu cầu của tương
lai về nhân tài Cho nên giáo dục cần phải quy hoạch và phát triển theo yêu cầu của
tương lai
Để đào tạo học sinh giỏi cho các bậc học, Trung Quốc quan tâm đến việc đào tạo
Trang 38ở cho tất cả các giáo viên trong vòng 2-3 năm nữa Để khuyến khích tài năng và đẩy mạnh nền giáo dục Trung Quốc, từ năm 1991 đến 1996 đã có hơn 1,18 triệu căn hộ
với điện tích trên 84 triệu m2 được xây dựng với chi phí khoảng 48 tỉ nhân dân tệ
(5,78 USD) để cấp cho giáo viên Kết quả là hiện nay nhà ở của giáo viên Trung Quốc tính theo thu nhập bình quân đã tăng từ 6,6m2 lên 8m2/một người
2 5 Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản rất quan tâm đến đào tạo người tài cho quốc gia song chiến lược thực
hiện có phân khác so với nhiều nước Nhật Bản chủ trương phát triển giáo dục một
cách thực chất, quan tâm tới việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, đồng thời tuyển chọn thi cử nghiêm ngặt, thực hiện chiến lược nhân tài nhập nội trí tuệ, gắn đại học với yêu cầu phát triển kinh tế và đời sống ở từng địa phương và trên toàn quốc, coi trọng
kỹ thuật và nhập nội công nghệ, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao Nhật Bản không chủ trương xây dựng trường, lớp riêng để đào tạo, bồi dưỡng học
sinh năng khiếu nhưng buộc học sinh Nhật phải đầu tư, phải phát triển năng khiếu, tài
năng của mình thông qua các kì thi, kiểm tra ở các bậc học phổ thông, và thi tuyển
vào các trường đại học mang tính cạnh tranh cao
Hệ thống giáo dục phổ thông và đại học của Nhật về cơ bản giống các trường
đại học ở Mỹ Trong hệ thống đại học có một số trường rất có uy tín Việc lập nghiệp
và tiến thân rất đễ dàng khi học sinh trung học Nhật thi tuyển đỗ được vào các trường
có uy tín này Mặt khác, do các chính sách khuyến khích của Nhà nước nên nếu có học vấn đại học, mà lại tốt nghiệp từ các trường đại học lớn có uy tín thì thường được tuyển lựa vào cơ quan Nhà nước, được giữ lại giảng dạy ở các trường đại học, hoặc làm việc trong các công ty có uy tín nên nền giáo dục phổ thông của Nhật, nhất là từ trung học trở lên, đã luôn luôn có tính cạnh tranh cao Trong hệ thống giáo dục của Nhật, chế độ thi tuyển sinh và kiểm tra đóng vai trò rất quan trọng Việc tuyển chọn sinh viên vào các trường đại học và cao đẳng được căn cứ vào kết quả cuả các kì kiểm tra quốc gia thống nhất bất buộc với mọi thí sinh phải thi các mơn: Tốn, tiếng Nhật, 2 môn xã hội và 2 môn tự nhiên Kết quả kiểm tra bát buộc với mọi thí sinh và kết quả học tập ở trường THPT được gửi về trường đại học, cao đẳng mà thí sinh muốn thi vào Với một số trường đại học có uy tín, thí sinh còn phải qua một kì thi tuyển do từng trường đại học tổ chức Như vậy, các học sinh giỏi thường đựơc tuyển vào các trường đại học có uy tín của Nhật bản
Hệ thống giáo dục đại học của Nhật Bản ít chú trọng đào tạo các tài năng về
Trang 39Thứ nhất, các công 1y, các xí nghiệp lớn của Nhật không muốn sử dụng số cán bộ khoa học — công nghệ có trình độ tiến sĩ mà chỉ muốn sử dụng số kĩ sư có trình độ đại học, có vốn khoa học cơ bản và công nghệ rộng Khi về công ty, xí nghiệp, nơi nhận sẽ có kế hoạch đào tạo thêm, chuyên sâu hơn phù hợp với phương hướng sản xuất, kinh daonh của công ty Điều đó thường mang lại chất lượng, hiệu quả cao đáp ứng đúng yêu cầu của nơi sử dụng Chính vì vậy, ngăn sách dành cho đào tạo, bồi dưỡng để người lao động thường xuyên nâng cao trình độ, thích ứng nhanh với kĩ thuật, công nghệ mới của các công ty, xí nghiệp ở Nhật là rất lớn Việc đào tạo, bồi
dưỡng tại công ty, xí nghiệp ở Nhật đóng vai trò quan trọng trong xã hội Nhậit
Thứ hai, hướng đào tạo của các trường đại học của Nhật thực dụng hơn ở Mỹ Các trường đại học ở Nhật ít quan tâm tới khoa học cơ bản mà chú ý nhiều tới khoa học công nghệ ứng dụng Họ đào tạo kĩ sư về khoa học công nghệ với tỉ lệ cao, chuyên
sâu theo thiên hướng, sở trường của mình
Chính phủ Nhật đã sớm chủ trương phổ cập giáo dục bắt buộc, từng bước nâng cao trình độ dân trí cho toàn dân, đồng thời sớm quan tâm đến giáo dục nghề nghiệp, phổ cập giáo dục kỹ thuật, công nghệ làm cho dân nắm vững được công nghệ nghề nghiệp
Chính phủ và nhân dân Nhật rất quan tâm đến việc ứng dụng, phát huy sáng kiến cải tiến những công nghệ nhập từ châu Âu, châu Mĩ, kể cả những ngành khoa học công nghệ cao Điều đó bắt nguôn từ truyền thống làm việc theo nhóm nhỏ của dân Nhật Trong một dây chuyền sản xuất người Nhật thường bố trí để mọi người được luân phiên, đứng ở mọi vị trí trong dây chuyển, rồi sau đó, mới bố trí một người nào đó đứng ở vị trí phù hợp nhất với tâm sinh lý cũng như tri thức, kỹ năng của từng
người Do có trình độ học vấn và nghề nghiệp cao, lại am hiểu toàn bộ các khâu trong
dây chuyển sản xuất cùng với phong trào phát huy sáng kiến và thực hiện các chính sách xã hội nên công nhân Nhật luôn làm việc ăn khớp trong nhóm cong đồng
Nhật Bản rất quan tâm và đứng hàng đầu thế giới về lĩnh vực nghiên cứu triển
khai Nếu ở Mỹ, vào năm 1980 trong số 136.000 bằng phát minh đăng kí chỉ có 62.000 được giơí thiệu thì ở Nhật có tới 160.000 bằng phát minh được triển khai trong
số 191.000 bằng đăng kí
Nhật Bản còn sử dụng rộng rãi những thành tựu khoa học của Mỹ đã được công bố và tiến hành hàng loạt những công trình nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa
học này Đồng thời Nhật còn thực hiện chiến lược mưa bằng phát minh và nhập khẩu
Trang 40Trone một số năm gan day, Nhat ban da diéu chỉnh và quan tâm tới một số lĩnh vực khoa học-cöng nghệ chất lượng cao đồng thời quan tâm tơí việc hợp tác về khoa học công nghệ Nhật cũng đăng cai và tham gia nhiều hội nghị quốc tế vẻ đào tạo bồi dưỡng tài năng
2.6 Hình thức đào tạo bồi dưỡng tài năng ở một số nước Châu á-Thái Bình Đương
Đo mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo tài năng có những đặc trưng riêng,
nên hầu hết các nước đều chủ trương cần có những hình thức tố chức đào tạo bồi
dưỡng học sinh năng khiếu khác với hệ thống trường, lớp chính quy đại trà Các hình thức ấy rất đa dang, phong phú
Trong hội thảo quốc tế về “Đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng về Tốn và khoa học cơng nghệ” tổ chức tại Tokyo, Nhật bản (1993), đại biểu của 10 nước tham
gia đã bàn bạc khá kỹ vấn đề này
Các hình thức đào tạo, bồi đưỡng HSNK về Toán và khoa học công nghệ được
trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.2: Các hình thức tổ chức dạy học cho học sinh giỏi ở một số nước Châu á-Thái Bình Dương
T Nước | Trung | Ấndộ | Indone | Malai| Nhật | Phi | Hàn |Singapo | Thái
T Í các hình thức Quốc xia | xia Ban | -pin Quốc lan 1 ‡ Trường chuyên + ¡ + | + + + 2 | Lép chuyén + - ¡ : + 3 |Chương mình bổ + | + + + + + + sung ngoai gid hoc i | 4 | Trung tam dành | + : l+ :
: cho hoc sinh NK ị