1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Điều trị lao phổi pptx

11 326 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 110,87 KB

Nội dung

Điều trị lao phổi Điều trị lao phổi: Điều trị lao phổi đã có hiệu quả hơn 50 năm nay. Càng ngày càng có những hiểu biết mới và có thuốc đặc trị mới để chữa khỏi bệnh lao. Chương trính chống lao đã trở thành chiến lược của toàn cầu. Người ta lấy ngày 24 tháng 3 hàng năm là ngày quốc tế chống lao. Rất nhiều nước đã có chương trình chống lao quốc gia, nhằm thanh toán bệnh lao. Tuy nhiên trong những năm 90 trở lại đây, bệnh lao tăng lên do nhiều yếu tố, trong đó đáng chú ý là đại dịch HIV / AIDS và yếu tố chủ quan của thày thuốc, yếu tố xã hội. Điều trị lao chính là cách phòng lao tốt nhất. Muốn điều trị lao thì cần nắm vững mục đích, nguyên tắc điều trị, nắm vững các thuốc và chỉ định đúng phác đồ. 1.Mục đích và nguyên tắc điều trị: 1.1. Mục đích: - Tiêu diệt hết vi khuẩn lao ở tổn thương để khỏi bệnh và tránh tái phát, hạn chế các biến chứng và tử vong. - Dập tắt các nguồn lây lao cho cộng đồng, làm giảm tỷ lệ nhiễm lao hàng năm và số lao mới mắc hàng năm, tiến tới thanh toán bệnh lao . 1.2. Nguyên tắc điều trị: 1.2.1. Phối hợp các thuốc chống lao: - Phối hợp ít nhất 3 loại thuốc chống lao trong giai đoạn đầu ( ở những nước có tỷ lệ kháng thuốc tiên phát cao, người ta phối hợp 4 loại thuốc ). Giai đoạn tiếp theo dùng 2-3 loại thuốc để đảm bảo đạt âm tính hoá đờm. 1.2.2. Mỗi loại thuốc phải dùng đúng liều: Thường dùng thuốc chống lao theo cân nặng; vì không có sự cộng lực của các thuốc, mà chỉ có tác dụng hiệp đồng giữa các thuốc, cho nên không được giảm liều thuốc, nhưng cũng không dùng quá liều vì dễ gây tai biến. 1.2.3. Dùng thuốc đều đặn, đúng giờ. Tiêm và uống thuốc cùng lúc, xa bữa ăn để đạt nồng độ đỉnh trong huyết thanh vì BK sinh sản chậm ( 20 giờ 1 lần ) cho nên chỉ cần hàng ngày uống thuốc một lần trước bữa ăn trưa 2 giờ. 1.2.4. Dùng thuốc đủ thời gian để tránh tái phát: Phải điều trị kéo dài. Hiện nay thường áp dụng 2 chế độ điều trị sau: - Điều trị ngắn hạn: 6-9 tháng cho các lao mới phát hiện. - Điều trị dài hạn: 12-18 tháng cho các lao kháng thuốc , mạn tính, lao phối hợp với HIV / AIDS. 1.2.5. Điều trị hai giai đoạn: - Giai đoạn tấn công 2-3 tháng: mục đích để diệt vi khuẩn, làm giảm nhanh vi khuẩn lao trong vùng tổn thương, ngăn chặn đột biến kháng thuốc và nguy cơ tái phát. - Giai đoạn duy trì ( củng cố ) 4-6 tháng: Mục đích để triệt sạch BK ở nơi tổn thương, tránh tái phát. Giai đoạn này không cần nhiều thuốc , nhưng ít nhất phải có 1 thuốc diệt khuẩn. 1.2.6. Điều trị có kiểm soát: Kiểm soát là theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân và xử lý kịp thời những tai biến và tác dụng phụ của thuốc. Cũng như kiểm soát việc dùng thuốc đúng qui cách của bệnh nhân ( DOTS : Directly observed Treatment short course-điều trị ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp ) 2. Các thuốc điều trị lao phổi: 2.1. Phân loại thuốc chống lao: - Theo tác dụng: + Loại chủ yếu: Rifampixin, Isoniazid . + Loại hiệu quả tốt Streptomyxin, Ethambutol, Pyrazinamid , Ethionamid. + Thuốc chống lao thứ yếu : Acid Para Amino Salysilic( PAS ) , Thioacetazon, Kanamycin, Cycloserin, Capreomyxin. - Theo hoạt tính chống lao: + Loại triệt khuẩn : Rifampixin, Pyrazinamid. + Loại diệt khuẩn: Isoniazid, Streptomyxin. + Loại ngưng khuẩn : Ethambutol và các thuốc còn lại. 2.2. Các thuốc chống lao: 2.2.1. Isoniazid ( H ): các biệt dược là Rimifon, Rimicid, INH. - Là thuốc diệt khuẩn mạnh ở nội và ngoại bào. - Hàm lượng : Viên 0,05g ; 0,1g ; 0,15g - Liều lượng: + Liều dùng hàng ngày 5 mg / 1kg / 24 giờ. Thông thường có thể dùng 300 mg / ngày đối với mọi cân nặng ở người lớn. + Liều dùng cách quãng: 12-15 mg / 1kg / 24 giờ. -Tác dụng phụ: viêm gan, nhất là khi phối hợp với Rifampixin, viêm thần kinh ngoại vi ( cần cho thêm Vitamin B6 = 5-10 mg / 24giờ ), rối loạn tâm thần, tăng tiết mồ hôi và nổi mụn, loạn dưỡng . 2.2.2. Rifampixin ( R ). Biệt dược là Rimitan, Rifadin. - Là thuốc diệt và triệt khuẩn ở nội và ngoại bào. Nhờ có chu kỳ gan - ruột, nên thuốc tồn tại lâu trong cơ thể, bài tiết qua nước tiểu và phân ( có màu đỏ ) thuốc còn có tác dụng diệt một số vi khuẩn Gr(+) và Gr(-) , Mycobacteria không điển hình. - Hàm lượng: viên 0,15g; 0,3g. Có loại phối hợp với Isoniazid là RH 0,25 g. - Liều lượng: Liều dùng hàng ngày và liều dùng cách quãng: 10 mg / 1kg / 24giờ - Tác dụng phụ: + Nặng: viêm gan, ứ mật. Tai biến tăng khi kết hợp với INH và ở người có bệnh gan mật, nghiện rượu. Có thể gây sốc, hôn mê gan, ban xuất huyết, thiếu máu huyết tán , suy thận cấp. + Nhẹ: có hội chứng da ( mẩn ngứa, phát ban ), hội chứng giả cúm, hội chứng tiêu hoá ( đau bụng, nôn, đi lỏng ) 2.2.3. Pyrazinamid ( Z ). - Là thuốc diệt và triệt khuẩn ở môi trường toan, và ở nội bào. - Hàm lượng: viên 0,5g. - Liều lượng: + Liều hàng ngày: 15-25 mg / 1kg / 24 giờ + Liều cách quãng: 50 mg/ 1kg / 24giờ. - Tác dụng phụ: + Nặng: viêm gan, cơn bệnh Gout cấp, do thuốc làm tăng axit uric máu , nên còn có thể gâên không dùng ở bệnh nhân suy thận. + Nhẹ: nổi ban, rối loạn tiêu hóa. 2.2.5. Streptomyxin ( S ). - Là thuốc diệt khuẩn loại sinh sản nhanh ở ngoại bào. - Hàm lượng: thuốc tiêm lọ 1g. - Liều lượng: 15 mg / 1kg / 24giờ. Người trên 45 tuổi và nặng dưới 50 kg chỉ dùng 0,75 g / 24giờ. Người già: 0,5g / 24giờ. - Tác dụng phụ: viêm dây thần kinh số VIII ( nhánh tiền đình và ốc tai ) , gây điếc, rối loạn tiền đình, sốc phản vệ, phù Quink, tê môi và độc với thận ( viêm tắc ống thận ). Loại Streptomyxin sulfat gây tổn thương tiền đình tai, loại Streptomyxin dihydro gây tổn thương bộ phận ốc tai, gây điếc không hồi phục, nên ít dùng. Thuốc có thể gây dị ứng và sốc phản vệ. 2.2.6. Ethionamid ( ETH, Rigenicid ). Viên 250mg. - Liều dùng: 10-15 mg / 1kg / 24giờ. - Thuốc tác dụng kìm và diệt BK ở nồng độ cao. - Độc tính: viêm gan, rối loạn tiêu hoá ( 50% ), đầy bụng, chán ăn, viêm dạ dầy, ruột, rối loạn tâm thần, đau khớp. 2.2.7. Thioacetazon ( Tibion, TB1 ). Viên 0,025g. - Liều dùng: 150 mg / 24giờ. - Tác dụng kìm hãm trực khuẩn lao. - Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hoá, ban đỏ, viêm da, suy gan, giảm tiểu cầu, thiếu máu. 2.2.8. PAS ( Acid Para Amino Salicylic ) . Viên 0,5g. - Liều dùng: 150 mg / kg / ngày. - Tác dụng kìm hãm sự phát triển của BK. - Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hoá, viêm dạ dầy, viêm gan. 2.2.9. Cycloserin: viên 0,25g. - Ức chế sự phát triển của BK. Liều cao diệt BK. Diệt vi khuẩn Gram(-) . - Liều: 10-20 mg / 1kg / 24giờ. - Độc tính và tai biến: rối loạn tiêu hoá, viêm dạ dầy, viêm gan,. có thể gây thiếu máu huyết tán. 2.2.10. Nhóm Aminoglucozid (Kanamycin ;Viomycin ,Capreomyxin ) lọ 1g - Liều dùng: 10 mg / kg / 24giờ. - Tác dụng: kìm hãm sự phát triển của BK. - Tai biến và tác dụng phụ: rất độc với thần kinh số VIII và ống thận. 3.Các phác đồ điều trị lao phổi: 3.1. Phác đồ của chương trình chống lao quốc gia Việt Nam: 3.1.1. Hoá trị liệu ngắn ngày ( HTLNN ) : 2RHZS ( E ) / 6HE. Chỉ định: lao mới AFB(+) tính ( Acid-Fast-Bacilli ), lao cấp tính nặng, lao nhiều cơ quan, lao các màng, tổn thương rộng ( trên 1/3 diện tích của phổi ) . Nếu hang ³ 4 cm, HIV(+) tính thì thay S = E ở giai đoạn tấn công và R3H3 ở giai đoạn củng cố. 3.1.2. Điều trị lại hoá trị liệu ngắn ngày : 2 SHREZ / 1 HREZ / 5 H3R3E3. Chỉ định: thất bại sau hoá trị liệu ngắn ngày, lao tái phát, lao bỏ trị, lúc trở lại AFB(+) tính, các trường hợp lao cũ khác AFB(+) tính,đã điều trị trên 1 tháng bằng HTLNN, hoặc có HIV(+) tính. 3.1.3. Tương lai dùng công thức: 2RHZS ( E ) / 4RH trên toàn quốc. Nếu có điều kiện nên theo phác đồ này. 3.2. Corticoid trong điều trị lao . - Tác dụng: chống viêm làm giảm vùng viêm không đặc hiệu, để cho thuốc chống lao dễ phát huy tác dụng ở vùng viêm đặc hiệu: nhanh chóng có kết quả, hạn chế biến chứng và di chứng. Chỉ áp dụng trong các thể lao cấp tính và một số thể lao đặc biệt: lao kê, lao phổi bã đậu, phế quản phế viêm lao, lao các màng ( màng não, màng bụng, màng tim, màng phổi ) lao hạch ngoại vi. Chống chỉ định trong các thể lao khác. - Liều lượng: thường dùng 30-40 mg / ngày. sau đó giảm dần cứ 4-5 ngày giảm đi 5 mg. Thời gian điều trị từ 4-6 tuần - Nguyên tắc: dùng sớm, phối hợp với thuốc đặc trị, theo dõi sát đề phòng tai biến của thuốc và biến chứng. 3.3. Điều trị phẫu thuật: Nhờ điều trị nội khoa tốt bằng các thuốc đặc trị, cho nên hiện nay ít điều trị phẫu thuật lao. Chỉ định một số trường hợp sau: - U lao > 1 cm điều trị không kết quả. - Lao xơ hang kháng thuốc ( tổn thương khu trú ). - Khái huyết dai dẳng do giãn phế quản sau điều trị lao , hoặc do Aspergillus phát triển trong hang di sót. - Ổ cặn màng phổi, dầy dính màng phổi rộng, sau điều trị tràn dịch màng phổi lao. 3.4. Dự phòng lao phổi: [...]...3.4.1 Loại bỏ nguồn lây: Cần cách ly và điều trị sớm, tích cực, đối với người lao phổi BK(+) 3.4.2 Tiêm chủng BCG: cho trẻ sơ sinh 3.4.3 Dự phòng bằng thuốc INH: Chỉ định cho trẻ dưới 3 tuổi phản ứng Mantoux(+) tính, có tiếp xúc với nguồn lây, người có phản ứng . Điều trị lao phổi Điều trị lao phổi: Điều trị lao phổi đã có hiệu quả hơn 50 năm nay. Càng ngày càng có những hiểu biết mới và có thuốc đặc trị mới để chữa khỏi bệnh lao. Chương. chứng. 3.3. Điều trị phẫu thuật: Nhờ điều trị nội khoa tốt bằng các thuốc đặc trị, cho nên hiện nay ít điều trị phẫu thuật lao. Chỉ định một số trường hợp sau: - U lao > 1 cm điều trị không. phổi, dầy dính màng phổi rộng, sau điều trị tràn dịch màng phổi lao. 3.4. Dự phòng lao phổi: 3.4.1. Loại bỏ nguồn lây: Cần cách ly và điều trị sớm, tích cực, đối với người lao phổi BK(+). 3.4.2.

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w