Phép cứu trong điều trị Châm và cứu là hai phương pháp điều trị khác nhau. Châm là chữa bệnh bằng cách châm kim vào một số “huyệt vị” trên cơ thể người với những chiếc kim bằng kim loại, tạo thành kích thích bằng các thao tác khác nhau. Kim có nhiều loại và kích thước khác nhau, thông thường nhất là hào châm, kim ba cạnh, kim mai hoa và kim gài trong da (kim nhỉ hoàn). Cứu là chữa bệnh do tác dụng kích thích của nhiệt bằng cách hơ nóng do đốt cháy “ngải nhung” hoặc một số chất liệu khác trên các vị trí đặc hiệu ở mặt da. PHÉP CỨU Điều trị bằng phép cứu là dùng “ngải nhung” đốt cháy để sản sinh sức nóng trên các huyệt vị hoặc một nơi nào đó tren cơ thể bệnh nhân. “Ngải nhung” được chế bằng lá ngải cứu khô tán thành bột mịn, cọng lá loại bỏ đi. Lá ngải cứu có tính ấm và có tác dụng khai thông kinh lạc, trừ hàn cùng khí ẩm thấp, do đó tăng cường chức năng các tạng phủ. Ngải nhung để càng lâu càng tốt. Ngải nhung vê thành mồi ngải, mồi ngải lớn nhất là chiều cao độ 1cm và đường kính 0,8cm; mỗi ngải trung bình bằng hạt ngô, mồi nhỏ bằng hạt đậu đen. Trên lâm sàng, một mồi ngải được xem là một đơn vị; nhưng mồi ngải hình nón hiện nay ít dùng. Ngải nhung còn có thể cuộn như điếu thuốc lá cỡ lớn, cuộn chặt ngải nhung với giấy bản, rồi dán lại. Điếu ngải thường dài khoảng 20cm, khẩu kính 1,5cm. 1. Cứu trực tiếp Cứu trực tiếp là đặt trực tiếp mồi ngải đốt cháy lên huyệt trên mặt da. Phương pháp này có 2 cách: cứu không thành sẹo và cứu thành sẹo. Cứu không thành sẹo: Đặt mồi ngải lên huyệt vị đã định đốt cháy phần đỉnh của nó, một lát rồi lấy đi và đặt lên một mồi khác, đến lúc bệnh nhân cảm thấy nóng rát và hơi đau. Cứ thế, lắp đi lắp lại cho tới khi vùng cứu đỏ lên và có hiện tượng xung huyết. Thông thường, dùng từ 3 đến 5mồi ngải cho một lần điều trị; mỗi ngày cứu một lần. Phương pháp này thường áp dụng cho những bệnh nhân mạn tính thuộc hàn chứng và hư chứng, như hen suyễn, ỉa chảy mạn tính và tiêu hoá kém. Cứu thành sẹo: Đặt một mồi ngải nhỏ trực tiếp trên huyệt ở mặt da rồi đốt cháy; khi cháy hết hẳn lại đặt mồi khác, lắp đi lắp lại như vậy từ 3 đến 7 mồi trên mỗi huyệt. Chỗ da đó sẽ phồng giộp lên và làm mu, lúc khỏi sẽ để lại sẹo, đúng như tên gọi của phương pháp. Thường chọn một hay hai huyệt cho mỗi lần điều trị. Có thể điều trị hàng ngày hoặc cách nhật. Phương pháp này hiện nay ít dùng vì gây đau đớn và để lại vết sẹo không đang có. 2. Cứu gián tiếp Đặt một lát gừng hay lát tỏi mỏng, hoặc một lớp muối lên trên huyệt vị, sau đó đặt lên trên một mồi ngải (cỡ lớn hoặc cỡ trung bình), rồi đốt cháy. Chi tiết của phương pháp như sau: 1) Cứu gián tiếp với gừng Thái một lát gừng mỏng độ 0,3 – 0,5cm, chọc thủng nhiều lỗ, đặt lên huyệt vị. Đặt mồi ngải (cỡ lớn hay trung bình) lên trên lát gừng rồi đốt mồi. Khi bệnh nhân có cảm giác nóng bỏng thì lấy đi và lại đốt mồi khác. Cứ thế làm đi làm lại đến khi mặt da đỏ lên và ướt lấp nhấp. Mỗi lần điều trị dùng từ 3 đến 5 mồi ngải, mỗi ngày cứu một lần. 2) Cứu gián tiếp với tỏi Cách này cũng giống như trên, dùng tỏi thay cho gừng. Phương pháp được chỉ định trong lao phổi, lao hạch, áp xe lạnh ở giai đoạn đầu. Không dùng phương pháp này cho những bệnh nhân đang sốt. 3) Cứu gián tiếp với muối Phép này chủ yếu áp dụng trên rốn. Cho muối trắng vào lỗ rốn ngang mức với mặt da; đặt trên lớp muối một lát gừng và đốt mồi ngải lên trên . Phép cứu trong điều trị Châm và cứu là hai phương pháp điều trị khác nhau. Châm là chữa bệnh bằng cách châm kim vào một số. PHÉP CỨU Điều trị bằng phép cứu là dùng “ngải nhung” đốt cháy để sản sinh sức nóng trên các huyệt vị hoặc một nơi nào đó tren cơ thể bệnh nhân. “Ngải nhung” được chế bằng lá ngải cứu khô tán. kính 1,5cm. 1. Cứu trực tiếp Cứu trực tiếp là đặt trực tiếp mồi ngải đốt cháy lên huyệt trên mặt da. Phương pháp này có 2 cách: cứu không thành sẹo và cứu thành sẹo. Cứu không thành sẹo: