1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình văn học phương tây III - 5 pps

17 659 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 369,77 KB

Nội dung

Mặt khác cũng vì văn học Mỹ luôn luôn sôi động và bất ngờ. Trong tiểu thuyết, các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã miêu tả nổi bật mối mâu thuẫn sâu sắc giữa cảnh đau khổ của các tầng lớp

Trang 1

PHẦN 2 VĂN HỌC MỸ

2.1 GIỚI THIỆU VĂN HỌC MỸ THẾ KỈ XX VÀ MỘT SỐ TÁC GIẢ

Nền văn học Mỹ tuy mới có một lịch sử ba thế kỉ nhưng đã nở rộ phong phú và đa dạng ở thế kỉ 20 Đặc biệt nửa sau thế kỉ này, văn học Mỹ chứa đựng những khuynh hướng

tư tưởng gần như trái ngược nhau khiến cho việc nghiên cứu nền văn học trẻ này rất khó có được một nhận định chung, thống nhất Mặt khác cũng vì văn học Mỹ luôn luôn sôi động

và bất ngờ.()

Trong tiểu thuyết, các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa đã miêu tả nổi bật mối mâu thuẫn sâu sắc giữa cảnh đau khổ của các tầng lớp bất hạnh với sự thắng thế của các thế lực giàu

có Các nhà văn nhấn mạnh những cố gắng của các ông bố gia đình muốn tìm cái sống cho gia đình đã phải đẩy những đứa con gái vào con đường sa đoạ để thoả mãn sự thèm khát hưởng lạc, đam mê tình dục của bọn nhà giàu, từ đó họ mất hết cả niềm tin vào đạo đức và tôn giáo Do đó trong văn học “tự nhiên chủ nghĩa” nổi lên yếu tố tình dục Người ta đưa bạn đọc đến chứng kiến những pha chiếm đoạt gay cấn Tình yêu trở nên vô nghĩa và cảm giác thay thế cho tính lí tưởng.Walt Whitmann là nhà văn mở đường Chủ nghĩa tự nhiên

Mỹ đã vượt lên trên nhà văn Zola ở Pháp Thoạt đầu bạn đọc bị một cú sốc Nhưng sự suy thoái của uy tín tôn giáo đã giúp họ hiểu rõ hơn giá trị của tiểu thuyết Người ta vượt lên trên những kẻ tuyên truyền chuyên nghiệp về tôn giáo “những con chó canh giữ đạo đức” Tác phẩm “The Genius” (Thiên tài) của T Dreiser bị cấm năm 1915 vì nội dung đề cập tình dục, thì đến năm 1923 lại được Pháp phát hành Chỉ có ở Boston, hội The Society for the Suppression of Vice tìm cách gạt tác phẩm của Dreiser ra khỏi các hiệu sách Cuối cùng, trường phái mới này vẫn thắng cuộc

Tuy vậy một bộ phận công chúng vẫn không muốn đi quá xa cái gọi là “chủ nghĩa hiện thực có mức độ”

2.1.1 Trường phái tiểu thuyết tự nhiên chủ nghĩa

Chủ nghĩa tự nhiên trong văn học Mỹ không có ý nghĩa hoàn toàn tiêu cực như trào lưu tự nhiên chủ nghĩa trong văn học Pháp cuối thế kỉ 19 Chủ nghĩa tự nhiên Mỹ mang nhiều ý nghĩa tích cực trong việc phân tích, phê phán xã hội Dưới đây chúng ta nghiên cứu một số tác giả và tác phẩm điển hình của khuynh hướng này

() Ở nước ta trước đây, mới chỉ xuất hiện một số tác phẩm văn học Mỹ của các tác giả Jack London, Hemingway, Theodore Dreiser và một vài tuyển tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực phê phán

Ngày nay, số tác phẩm văn học Mỹ ngày càng được dịch nhiều giúp cho độc giả có một cái nhìn rộng mở hơn về nền văn học phức tạp và năng động ở châu Mỹ

Trong khi biên soạn tập tài liệu này, chúng tôi dành nhiều trang cho tác giả nổi tiếng của thế kỉ là Ernest Hemingway

Đặc biệt trong phần 2, chúng tôi nêu lên những nhận định khái quát về văn học Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến cuối thế kỉ 20 được coi là giai đoạn văn học đương đại và sẽ còn kéo dài sang thế kỉ 21

Trang 2

Khác với những nhà hiện thực kể trên không bao giờ miêu tả cuộc sống một cách ảm đạm, Theodore Dreiser, người đi tiên phong của chủ nghĩa tự nhiên Mỹ có tinh thần bi quan

hệ thống Vì sao nhà văn học lại dần đến cái nhìn hiện thực xã hội như nhìn qua một tấm kính dơ bẩn, mọi sắc màu rực rỡ đều mất biến hết chỉ để lại những mảng bóng tối ?

Con đường chủ nghĩa tự nhiên cũng rộng mở, không dừng lại ở một mức độ nhất định Một làn sóng tình dục tràn qua văn học Tiểu thuyết cũng đi vào những số phận thấp hèn nhất ở các đô thị, phát hiện những kẻ bị ẩn ức, bị sa đoạ, những con người không bình thường Người ta chống tham nhũng, tố cáo bọn gian trá về tài chính Người ta không còn giấu diếm những sự sa đoạ về phong tục, chính trị, các tổ chức công nghiệp Khi thì với một giọng trắng trợn, thách thức, khi thì với chút hài hước Sau thế chiến I, có phong trào

“Thanh niên nổi loạn” vì thất vọng trước hiện thực xã hội Họ phê phán mạnh mẽ xã hội

Mỹ, còn khi phê phán cả loài người

Nhìn lại toàn bộ nền văn học Mỹ, chúng ta thấy rằng giai đoạn bi quan và nổi loạn ấy chỉ là nhất thời Văn học Mỹ từ đầu thế kỉ 19 đã diễn tả mọi sắc thái của tâm hồn dân tộc Bên cạnh dòng văn học dành cho lớp trí thức khá rộng rãi với các tác phẩm bán chạy

“Best sellers”, còn có một dòng văn học “Tiêu thụ” trong quần chúng Thực ra ranh giới giữa hai dòng ấy nhiều khi không rõ rệt Nhất là từ khi có loại sách bỏ túi bán tới các tầng lớp trung lưu thì có thể nói loại tác phẩm nào cũng có thể đến với công chúng, từ những tác phẩm tinh tế đến những tác phẩm bình thường

Có một loại sách nguy hiểm là với bề ngoài “nghiêm túc” nhưng thực ra đưa lại cho công chúng những nội dung bẩn thỉu Chẳng hạn các tiểu thuyết của J.G Cozzens và H Worki Giọng văn không có gì đặc biệt và đề cao sự tin tưởng mù quáng ở chính quyền, danh dự, kỉ luật và sự trinh tiết Thế nhưng có ít loại tiểu thuyết đầy cảnh làm tình trơ trẽn

đến như By Love possessed (Chiếm lĩnh bằng tình yêu) của Cozzens, còn trong cuốn

Marjorie Morning Star (Marjorie ngôi sao buổi sáng) mà Work đề tặng cho sự trong sạch,

người đọc thấy cảnh làm tình kéo dài nhất trong lịch sử văn học

Tiểu thuyết tình báo có thái độ rõ ràng hơn Người ta từ bỏ các cảm hứng văn học của thời kì trước và chỉ nhằm khai thác một cách có hệ thống sự tàn bạo chỉ vì thích thú sự tàn bạo Mickey Spillane trong gần bảy năm đã bán được 74 triệu cuốn sách

Bên cạnh đó, loại sách Khoa học viễn tưởngcũng phát triển Họ khai thác bất cứ lĩnh vực nào: y học (W.Morrison), tâm lí học (J.Ballard) và xã hội học (Isaac Asimov)

Hình như các nhà văn trẻ Mỹ không có cái nhìn trang trọng như của các bậc đàn anh Không còn có những Faulkner, Ellieot, O’Neill nhưng lại có Saul Bellow, Charles Olson, Edward Albee Họ vẽ lên hình ảnh chân thật của nước Mỹ sau chiến tranh - một hình ảnh khá hấp dẫn tuy đôi khi nêu lên những mâu thuẫn trong xã hội

Chưa bao giờ ở Mỹ người cầm bút viết nhiều tiểu thuyết như ngày nay và cũng chưa bao giờ có nhiều tác phẩm đầu tay đến như thế Thông thường, đến cuốn thứ hai đã cách khá xa cuốn đầu tay Một số nhà văn có ý muốn vượt ra ngoài mình để khai phá một thế giới mà nhiều người cho là chưa bao giờ phi lí đến như vậy Thơ ca cũng phong phú nhưng lại ít chú ý đến số phận con người So với tiểu thuyết, thơ ca mạnh dạn hơn trên bình diện thể nghiệm nhưng lại không ngại việc đi vào thế giới bên ngoài Ngược lại, sân khấu rất nhạy cảm với hiện thực bên ngoài Hai cực vốn đối lập nhau của chủ nghĩa biểu hiện (Expressism) với O’Neill và chủ nghĩa hiện thực kiểu Odets dường như nối lại với nhau ở

Trang 3

Williams (gần phía O’Neill hơn) và ở Arthur Miller (không xa lắm với Clifford Odets) Edward Albee thì ngay cả ở những vở kịch đầu tiên đã biết kết hợp với di sản kịch phi lí của châu Âu và đi tìm cội nguồn của nền văn học Mỹ đích thực

Các công trình nghiên cứu xã hội học cũng tăng lên rất nhiều sau chiến tranh hoặc dưới hình thức tiểu luận cổ truyền (Riesman, Potter) hoặc dưới hình thức bán tiểu thuyết hoá (Oscar Lewis) Xã hội học vốn được xem là một môn ngoài cõi văn học có thể xích lại gần loại tiểu thuyết hiện thực “nghiêm ngặt” (tỉ mỉ, chặt chẽ)

Cái HUYỀN THOẠI ÁM ẢNH nhất đối với văn học Mỹ là huyền thoại về quá khứ không

có cái bề dày thời gian của Châu Âu Thoạt đầu, các nhà văn của Thế Giới Mới (New World: Mỹ) quay về với quá khứ còn rất mỏng của nước Mỹ Vì vậy, nhiều nhà văn rất quan tâm đến chiến tranh Nam Bắc và các hậu quả của nó đối với xã hội Toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Faulkner đi theo hướng ấy, cũng như các nhà văn khác ở miền Nam, những người kế tiếp ông, như Waren hoặc E Welty Họ bám chắc lấy quá khứ

Ngược lại, những nhà văn của thế hệ mới lại muốn hoặc là lùi lại quá khứ (T.Capote) hoặc là chối bỏ quá khứ ấy (W Styron) hoặc hơn nữa, cải biến nó (Wright Morris)

Nhà văn trước chiến tranh từ chối việc tách khỏi quá khứ Chẳng hạn Thomas Wolfe Phải chăng việc tách khỏi một phần quá khứ là cái cớ thực sự đã gây ra cái chết của cây bút Đối với nhà văn trẻ, việc ý thức về quá khứ cũng là một nguồn sinh lực

Giấc mơ Mỹ là biểu hiện phi vật chất và phi thời gian của việc tìm kiếm quá khứ Mark Twain đã từng kết tinh cả quá khứ với tương lai: mảnh đất lí tưởng của các nhà văn trẻ - và có thể là của tất cả các nhà văn là ở phía đằng kia, trong một đất nước, vừa rất gần

mà cũng rất xa, vừa có mặt lại vừa vắng mặt, vừa thuộc về quá khứ vừa thuộc về tương lai

Ở đó người ta có thể trở thành tổng thống Mỹ, chia sẻ tình yêu với người da đen và sống trong một cộng đồng mà mọi người thương yêu giúp đỡ nhau Người Mỹ đang hướng về giấc mơ ấy, tất nhiên nói bằng nhiều dị bản khác nhau, người Mỹ mà mọi người thường cho là “duy vật” nhất thế giới

Khác với các bậc đàn anh, các nhà văn trẻ thường cố gắng nhấn mạnh mối nguy cơ của giấc mơ ấy (N.Maler) và có khi tố cáo sự giả dối chứa trong đó (E Albee)

Một biểu hiện lành mạnh của Giấc Mơ ấy là tính năng động của người Mỹ Ít nhất, họ cũng luôn luôn tìm tòi, khám phá

Nhưng đồng thời, sự cô đơn của nhân vật lại càng tăng lên Sự đau xót thường xuất hiện ở trong tim của văn học Mỹ Không ai có thể đoán trước được hướng đi của các nhà văn Mỹ trong tương lai Đáng chú ý là ở Mỹ, văn học phủ định chỉ tồn tại trong một thời gian Các nhà cách tân lại đưa vào tác phẩm những giá trị hiện thực mới chứng tỏ sự sôi động trong lãnh vực sáng tác văn học không bao giờ tắt

2.1.3 Một số tác giả tự nhiên chủ nghĩa

THEODORE DREISER (1871 -1945)

Cảm hứng sáng tác của ông bị qui định bởi quang cảnh cuộc sống ở các thành phố lớn, nơi ông làm nghề phóng viên, do đó ông có nhiệm vụ phát hiện các sự kiện giật gân làm nổi bật đau khổ và thất vọng của các nạn nhân xã hội Qua những năm đầu hành nghề, ông đã có thái độ căm phẫn với lọai người này, cảm tình đối với loại người kia Chống lại

Trang 4

sự giáo dục hình thức chủ nghĩa và có màu sắc tôn giáo, ông chuyển cuộc nổi loạn sang phạm vi xã hội

Dreiser là một người vụng về, to béo, chậm chạp trong giao tiếp trò chuyện, khuôn mặt khi nào cũng cứng nhắc Với ông, toàn bộ cuộc sống chỉ là nội tâm, ông có những nhận xét nhỏ, tinh tế, sâu sắc Tiểu thuyết của ông thường gần gũi với hiện thực và mang màu sắc bi quan Tình dục cũng là một âm hưởng chủ đạo đối với cả nhân vật nam và nữ Ngoài

ra ông còn có cái nhìn sâu sắc đối với những tham vọng và thủ đoạn của bọn vua tài chính trong một thế giới không có ai chống lại chúng

Dreiser thích xử lí mỗi đề tài 2 lần, lần thứ hai phong phú hơn và thành công hơn Chẳng hạn viết về những người đàn bà Mỹ thích tự do ông lần lượt viết Sister Carrie (1900)

và Jennie Gerhardt (1911) Cả hai đều do nghèo khổ mà phải tìm kiếm người tình, rồi với điều kiện nào đó lại phải thay đổi người tình Nhưng nếu Carrie là cô gái đơn giản, vô ý thức, trượt dài trên con đường dốc của lạc thú thì cô Jennie lại phức tạp hơn Lớn lên trong một gia đình ngoan đạo, cô cố gắng làm cho bố mẹ yên tâm Do tích luỹ được nhiều chi tiết sinh động, có thực, cả hai cuốn tiểu thuyết, nhất là cuốn thứ hai được dư luận bạn đọc chú

ý

Cowperwood - nhân vật chính trong The Financier (Nhà tư bản tài chính 1912) và

The Titan (Người khổng lồ) là một nhà tài chính thường dùng các thủ đoạn trong kinh

doanh và trong hoạt động chính trị để thực hiện các mưu đồ của mình Theo quan niệm của Dreiser về con người thì chính những bản năng đã dẫn dắt Cowperwood : bản năng sống sung sướng trong giàu có và bản năng tình dục Dreiser đã gây được cho người đọc ấn tượng về một nhân vật thuộc tầng lớp thống trị - một thứ siêu nhân đầy thông minh và sức sống để xây dựng ý chí và sức mạnh Cuối cùng, hoàn cảnh trái ngược đã làm sụp đổ tất cả

ý đồ, thủ đoạn của y: sự liên minh của những người nghèo khổ đã làm cho y nếm mùi thất bại thảm hại Những trang viết về sự suy thoái của y là những trang khá cảm động Dreiser chẳng bao giờ quan tâm đến cái mà người ta gọi là đạo đức Nhưng ông biết nhìn thấy mặt trái của hiện thực Tính khách quan của ông trước mọi sự kiện làm cho ông thoát khỏi bệnh thành kiến

The Genius (Người thiên tài, 1915) viết về con đường sa đoạ của một nghệ sỉ không

có ý chí và tài năng The American Tragedy (Bi kịch Mỹ) lại đẩy cuộc điều tra sâu hơn nữa

Một thanh niên đã giết chết người yêu để có thể tự do chinh phục một cô gái khác giàu có hơn, cuối cùng Slyde bị bắt và bị kết án tử hình

The American Tragedy là thành công lớn đầu tiên của Theodore Dreiser

Dreiser là người cầm bút đi tiên phong Những nhược điểm của ông là coi thường đạo đức, bi quan, nhìn người và việc không toàn diện, kết cấu truyện yếu, rời rạc, động tác phát triển chậm chạp, ngôn ngữ ít màu sắc Tuy nhiên, đôi khi ông xây dựng được những tính cách mạnh, độc đáo, miêu tả được những tình huống bi kịch, cá biệt có khi đạt đến một trình độ ngôn ngữ cao Ông ít viết truyện vừa Cuốn Twelve Men cho ta thấy rằng, do bắt buộc của thể loại, ông cũng có thể thu ngắn để làm nổi bật tính cách nhân vật và tránh lối viết dài dòng, rườm rà

Nhờ có Dreiser, chủ nghĩa tự nhiên chiếm được chỗ đứng trong văn học Mỹ Sự suy sụp tinh thần sau chiến tranh đã giúp ông củng cố trường phái

Trang 5

Cùng với Whitmann, Dreiser là gương mặt mạnh nhất và độc đáo của nền văn học

Mỹ Ít có nhà văn nào ảnh hưởng sâu rộng như vậy trong công chúng văn học Mỹ Ông cứ đứng vững một mình mặc dầu nhiều người chưa hiểu ông, có người còn gọi ông là bố đẻ của dòng văn học đen

Dreiser và vấn đề xã hội; Ông bị coi là bố đẻ của dòng văn học đen nhưng thật ra không thuộc dòng văn học ấy Cũng như ông không hề thuộc dòng văn học cách mạng Thực sự chỉ có mình ông là nhà văn tự nhiên chủ nghĩa - một mình một dòng văn học Ông chẳng có hi vọng mà cũng chẳng tuyệt vọng hay thất vọng Ông chỉ hiểu biết xã hội, nên phải viết ra và chỉ có thế thôi Ông có thể giải thích tất cả, tội ác của người giàu cũng như tội lỗi của người nghèo Thế giới là một chiến trường của các cuộc đấu tranh gay gắt mà người yếu tất nhiên sẽ bị đè bẹp, điều đó đối với ông chỉ là một hiện tượng, hiển nhiên như quả đất tròn vậy Nhà văn Dreiser không có tham vọng cải cách xã hội Tác phẩm hiện thực của ông là qui luật của tự nhiên , và ông chỉ trình bày và chấp nhận (Tuy nhiên, cho đến cuối đời lúc đã 73 tuổi, Dreiser gia nhập Đảng cộng sản)

Trong hai cuốn tiểu thuyết xã hội, ông tỏ ra là người tố cáo mạnh mẽ nhất sự sa đoạ của xã hội thượng lưu Mỹ, nhưng không có hàm ý nào về sự trả thù

Bởi vì theo ông, lúc bấy giờ những hành động của chúng, chúng không phải chịu trách nhiệm Những việc đó là sản phẩm của một tính cách và những hoàn cảnh nhất định Trong khi đó, một nhà văn vô sản có thể đòi treo cổ nhân vật tư bản khốn nạn Cowperwood

Khác với các nhà văn nổi tiếng trước như James, Wharton, Dreiser là con trai một gia đình Đức mới nhập cư đến bang Indiana, không rõ gốc gác truyền thống nào cả James và Wharton đều xuất thân từ những gia đình khá giả cũ ở miền Đông và không có ham muốn, thèm khát gì hết Còn Dreiser thì nghèo túng từ hồi còn niên thiếu và bao giờ cũng thiếu thốn Một bên thì được học hành, đào tạo đầy đủ, thậm chí cánh cửa các nhà xuất bản luôn luôn mở rộng cho họ Dreiser thì ngược lại, phải đi tìm một chỗ đứng hẹp trong xã hội Thoạt tiên ông làm nghề phóng viên, săn tìm những việc lạ, giật gân Ông đi từ thành phố này sang thành phố khác và viết Viết xong lại phải lo tìm cách bán

Năm 1900, ông cho in cuốn sách đầu tiên: Sister Carrie Ngày nay nhiều người vẫn đánh giá cao tác phẩm ấy như một tác phẩm đánh dấu ấn lịch sử, như sự ra đời của văn học dân tộc Nhưng lúc ra đời thì nó bị rơi vào quên lãng hoặc coi thường Ít người hiểu rằng cái gì đã xảy ra hoặc chấp nhận nó

Cái gì đã xảy ra vậy? Đơn giản thôi, đây là lần đầu tiên, một nhà văn đã nói hết Điều

đó đối với chúng ta ngày nay đã là bình thường Nhưng bạn đọc thời ấy lấy làm lạ sao một nhà văn lại có thể viết những điều như vậy

Nếu chúng ta đã quen với việc cuốn sách có thể nói tất cả thì cũng cần nhớ rằng chẳng phải bao giờ cũng nhu thế đâu Phải có một người mở đầu chứ Và ở nước Mỹ thì người đó chính là Theodore Dreiser

Lúc bấy giờ muốn làm như vậy phải rất dũng cảm Một số đề tài miêu tả cảnh trần truồng được xuất bản đặc biệt và bán vụng trộm ở đằng sau quầy sách Chính Dreiser đã cho nó cái quyền được tồn tại trong văn chương, được đưa ra bán công khai trong các tủ kính, không phải để phục vụ một thị hiếu không lành mạnh, không phải để trêu tức, mà đơn giản chỉ vì nó là bộ phận của cuộc sống Nhà văn Howells, người giương cao ngọn cờ chủ

Trang 6

nghĩa hiện thực lại quá tỉnh táo khôn ngoan để chỉ nói đến những mặt “trong sáng” của hiện thực; Norris và Upton Sinclair chỉ chú ý đến các mặt xã hội; James chú ý đến các vấn đề tâm lí học, Wharton chống lại những qui ước giả tạo trong cuộc sống, nhưng rồi lại phục tùng chúng theo thói quen của xã hội Dreiser không hề biết đến tất cả những điều ấy

Trong The American Tragedy (1925) tác phẩm tiêu biểu được viết khi ngòi bút của

ông đã chín, biểu thị sự hiểu biết sâu sắc của ông về con người Các nhân vật của Dreiser, trong nhiều tiểu thuyết, hoàn toàn không có chút nghi ngờ gì là con người có thể có khát vọng nào ngoài sự thèm khát đồng tiền Thực sự, đó là sự phê phán ghê gớm đối với cả một nền văn minh

Nếu văn phong của Dreiser tốt hơn thì ông sẽ là một trong những nhà văn lớn nhất của mọi thời đại, cũng tầm cỡ như Stendale, Dostoievsky (tất nhiên ngay cả những nhà văn này cũng có những hạn chế và nhược điểm)

Căn cứ theo hai tác phẩm đầu tay của ông, người ta nghĩ rằng, nếu Dreiser muốn, ông có thể ngày càng nâng cao văn phong lên chứ không phải ngày càng sa sút, tồi tệ Thật

ra ông coi thường ngôn ngữ văn học Sự thiếu trang nhã của ông không phải là dấu hiệu của

sự bất lực mà biểu hiện ý muốn của ông là không cần phải trang nhã văn chương Quả là trong ý muốn giải thoát mọi qui tắc giả tạo và xa lạ, các nhà văn Mỹ đã đi đến chỗ không phải coi nhẹ mà “coi khinh các vấn đề mỹ học”, theo cách nói của Alfred Kazin, nhà sử học sáng suốt của văn học Mỹ

Nhiều nhà văn sau chiến tranh chịu ảnh hưởng của Dreiser, các nhà tiểu thuyết như Farrel, nhà tiểu thuyết da đen Richard Wright với Native Son 1940 (Đứa con quê hương) là

sự bắt chước The American Tragedy (1925) Họ học theo Dreiser và quan niệm thế giới như một nhà tù về sinh hoạt và xã hội con người như là nô lệ của thân xác và đồng tiền Quan niệm ấy vốn là của Dreiser đã ảnh hưởng rộng rãi, từ quan niệm bi đát ấy sinh ra thành ngữ “văn học đen”

Trên đây, chúng ta đề cập đến các nhà văn tự nhiên chủ nghĩa trưởng thành từ trước chiến tranh thế giới thứ nhất Mặc dầu có tinh thần phê phán hoặc châm biếm nhưng họ không thể bị gọi là những nhà văn có khuynh hướng phá hoại

Thế Hệ Cầm Bút Trẻ Sau Chiến Tranh (1914 –1918) thì khác Những nhà văn này hoặc có tham gia chiến tranh hoặc có dịp chứng kiến những sự phá hoại tinh thần của chiến tranh để lại sau lưng nó

Hiển nhiên chiến tranh thế giới I là một hiện tượng xấu Chẳng những nó gây nên bao đau thương, chết chóc, bao nhiêu cảnh điêu tàn mà còn kéo theo sự sụp đổ của bao nhiêu lòng tin, bao nhiêu nguyên tắc và quan niệm Thanh niên Mỹ đánh trận khá dũng cảm nhưng sau khi trở về nhà thì họ bị vỡ mộng về nền văn minh và về nhân loại Cũng như nhà thơ Pháp Paul Valery đã viết “ngõ cửa vào thế kỉ của chúng ta đầy rẫy những nấm mộ” và

“chúng tôi, những nền văn minh, chúng tôi biết rằng, rồi đây chúng tôi sẽ bị huỷ diệt” câu nói tiêu biểu của ông khác hẳn với tinh thần lạc quan tin tưởng trước chiến tranh thế giới I Những thanh niên Mỹ có hứng thú viết văn đã viết tiểu thuyết, thơ, kịch với một cảm hứng bi quan sâu sắc Họ không đề cao lí tưởng, không ưa tình cảm, họ cũng chẳng buồn quan tâm đến vấn đề xã hội

Dưới đây tiếp tục giới thiệu một số cây bút và tác phẩm tiêu biểu theo chủ nghĩa tự nhiên như William Faulkner, John Dos Passos, Carvel Vechten, E Cummings, Erskin

Trang 7

Cadwell Ludwig Lewisohn, Pearl Buck, Magaret Mitchell, Scott Fitze Ald, James T Farrell, Thomas Wolfe, Stewart Edward White và nhà văn Ernest Hemingway sẽ được trình bày đầy đủ hơn cả với những tác phẩm nổi tiếng của ông

WILLIAM FAULKNER

Sinh năm 1879 Nhà văn thích thú viết những cái không bình thường và cái kinh khủng Cái chết bay lượn trên Soldier’s Pay (Lương của lính) và The Sound and The Fury (âm thanh và cuồng nộ) cho ta nghe thấy tiếng nói nhăng nhít của một tên ngu xuẩn Sự điên cuồng và giết chóc là những yếu tố cấu thành cốt truyện Light in August (Ánh sáng tháng Tám) Nhà văn nổi tiếng với vụ xì căng đan gây nên bởi cuốn Sanctuary (Nơi tôn nghiêm) câu chuyện hãm hiếp phụ nữ và sau đó là sự suy sụp tâm thần của cô gái nạn nhân Văn phong của Faulkner khá độc đáo, gồm toàn những câu dở dang, theo kiểu ngôn ngữ điện tín, tuy nhiên từ ngữ của tác giả rất phong phú, có những đoạn thu ngắn gây ấn tượng sâu sắc Nhiều trang tối nghĩa vì hình thức quá cô đọng Faulkner vốn ở miền Nam nên trong cách miêu tả khung cảnh làm nền ông tỏ ra hiểu biết sâu sắc cảnh quan phong tục và tính cách miền Nam

Với Faulkner, chúng ta bước vào giai đoạn u tối nhất của văn học Mỹ Nhưng điều khác biệt là ông không phải là nhà văn hiện thực Thế giới nghệ thuật của ông còn suy tàn hơn cả thế giới của các nhà văn miền Bắc Ông thuộc giới quí tộc miền Nam nên sau khi bị các nhà doanh nghiệp Yankee chiếm lĩnh, chỉ còn lại những tàn vụn vô giá trị Người đọc

phải đi tìm chìa khoá trong Unvanquished (Bất khuất) và trong những truyện kể về cuộc

nội chiến mà ngòi bút của tác giả đạt đến cái đẹp kỳ lạ, rất hấp dẫn và đầy chất thơ, người

ta cảm thấy xốn xang nỗi nhớ quê hương của tác giả đối với mảnh đất miền Nam cổ xưa có tính chất hiệp sĩ và quí tộc Nói cách khác, điều mà Ellen Glagow diễn đạt bằng hình thức châm biếm thì Faulkner diễn đạt bằng cơn ác mộng Ông đưa những cái có ý nghĩa sâu sắc

về tâm lí vào tác phẩm với một văn phong tuyệt vời Người ta gọi ông là nhà phù thủy về ngôn từ những từ chuẩn xác, đầy gợi ý, những nhịp điệu âm thanh cũng gợi ý Với Faulkner, ngay việc miêu tả một chiếc mũ, một tấm giẻ lau, một bàn tay bẩn cũng trở thành một bài thơ

Nhưng văn xuôi phong phú của ông cũng gây ra những khó khăn cho người đọc Dường như nhà văn cố ý làm cho người đọc bị lạc lối, người đọc có cảm giác bị bịt mắt ở giữa một nơi xa lạ, bên cạnh những người không rõ nguồn gốc, trong những cảnh tàn bạo hoặc lộn xộn mà họ không hề biết gì về các nguyên nhân lúc mở đầu Không chỉ các phần

mở đầu chương, mỗi cuốn tiểu thuyết, có khi chỉ một đoạn văn bất chợt cũng là một bí ẩn Chúng ta đang ở đâu? Ai đang nói? Nói về cái gì? Chẳng bao giờ Faulkner giải thích những điều đó Mặc cho người đọc tự suy luận Nhưng viết theo kiểu Faulkner cũng chẳng phải là

dễ Bởi lẽ một phương pháp thường dùng của tác giả là cho nhiều nhân vật khác nhau cùng mang một tên gọi; Đồng thời một nhân vật lại có thể có nhiều tên khác nhau Và chẳng bao giờ ta biết là ta đang theo dõi nhân vật nào

Cuốn tiểu thuyết kì lạ nhất của Faulkner là The Sound and The Fury (1930) Phần đầu

tác giả thuật lại ý nghĩ của một thằng ngốc, lẫn lộn lung tung các kỉ niệm và hiện tại Người đọc không làm thế nào phân biệt được cái này với cái kia Phần thứ hai diễn ra mười tám năm trước phần thứ nhất, kể lại các ý nghĩ của chàng thanh niên đang yêu chính em gái của

nó và rất muốn tự tử Lời văn rườm rà phức tạp với nhiều trang nối tiếp nhau không có

Trang 8

chấm phẩy, không có chữ viết hoa Sang phần thứ ba mới có chút ánh sáng rọi vào bóng tối của phần thứ nhất Đây cũng lại là một độc thoại nội tâm nhưng là của một người bình thường Cuối cùng ngày thứ tư là một câu chuyện kể Chúng ta trở về với thế giới khách quan và với hình thức tiểu thuyết truyền thống Đó là một ngày lễ Pâque, người da đen đi nhà thờ còn người da trắng cấu xé lẫn nhau Và cuốn sách kết thúc mặc dầu câu chuyện chưa kết thúc Nhân vật Jacson có tìm lại được cô cháu không ? Có phải chính cô ta đã ăn cắp tiền không ? Người đọc bắt đầu chú ý bởi đã bắt đầu hiểu, song chẳng bao giờ hiểu được rồi câu chuyện sẽ đi đến đâu

Người ta có thể nghĩ rằng văn phong của Faulkner có cái đẹp phong phú và tối tăm như vậy có phải là lãng phí hay không? Chẳng hạn khi đọc Sanctuary, xét cho cùng đó là một cuốn tiểu thuyết trinh thám xây dựng thật khéo léo, nhưng khá nhàm chán mặc dầu vụ

hãm hiếp bẩn thỉu là trung tâm của câu truyện Nhưng trong những truyện ngắn như The

Bear (con gấu), Go Down Moses (Đi xuống Moses) hoặc trong các tiểu thuyết như :

Intruder in the Dust (Người xông vào bụi mù) và Requiem for a Nun (1950) và cả trong

diễn văn cảm ơn lúc nhận giải , nhà văn đã giải thích : người ta không còn có thể ngờ rằng sáng tác của ông không có một ý nghĩa đạo đức và không có tính thống nhất Hai đề tài chính đều là đề tài của thời đại Đối với ông, quá khứ hiện đang còn, không có cái gì chấm dứt, trước kia cũng như bây giờ (Điều này soi sáng kết cấu của The Sound and The Fury) Cái ác chỉ có thể chuộc lại bằng sự đau khổ Cũng như miền Nam đau khổ vì những tội lỗi

đã phạm với người da đen, nhưng phương thuốc chỉ có thể đem lại từ những quyết định do bên ngoài áp đặt (miền Bắc) Miền Nam cần phải thay đổi ngay bằng một hành động tình yêu Sự kiên nhẫn của người da đen trong việc chịu đựng các đau khổ cũng góp phần vào

sự thay đổi nhưng miền Nam và người da đen cũng chỉ là những biểu tượng của nhân loại

A Fable (Một truyện ngụ ngôn) đã khẳng định cái điều gợi lên từ cuốn Requiem for a Nun Faulkner theo cách của ông, đã phát hiện ra Thiên Chúa Giáo

Như vậy , sáng tác của ông có ý nghĩa biểu tượng, nhưng muốn hiểu các biểu tượng

ấy, cần phải có một cái nhìn toàn thể, và lúc ấy các truyện ngắn và tiểu thuyết của ông mới nổi lên ý nghĩa Tuy vậy cũng không thể nói rằng sự ham thích những cái tối nghĩa, thô lỗ,

ma quái, nghịch lí và bất ngờ lại là những giá trị (trừ một số trường hợp)

Năm 1940, trong các giới văn học Mỹ dường như mọi ý kiến đều thống nhất rằng:

tiểu thuyết đã chết Báo Time and Life đưa điều nhận xét đó ra và có ý lấy làm thú vị Nền

văn học sinh động ở Mỹ thường bị xem như là biểu hiện kì quái, đáng nghi ngờ của một nhóm cá nhân đang chối bỏ xã hội hoặc ít nhất cũng bị xã hội từ bỏ

Các tạp chí tri thức tổ chức những buổi sinh hoạt bàn tròn giữa các nhà nghệ sĩ và các nhà phê bình Các nhà tiểu thuyết tỏ ta e ngại Các nhà phê bình thì kiên quyết Một nhà

phê bình đặt cho một công trình văn học cái nhan đề đầy ý nghĩa: After the Lost

Generation (Sau thế hệ đã mất) Các nhà tiểu thuyết sẽ không được đánh giá đúng giá trị

đích thực của họ, mà theo những tiêu chuẩn của thế hệ đã qua (đã mất: lost) cái thế hệ đã ngự trị cả nhà tiểu thuyết và nhà phê bình

Từ lâu, vốn có mặc cảm thua kém châu Âu, ngày nay các nhà tiểu thuyết Mỹ cảm thấy chưa thoải mái trước nhận xét của Magny gọi là “thời đại của tiểu thuyết Mỹ”

Năm 1957, Gvan Ville Hicks công bố chứng cớ của các nhà tiểu thuyết trẻ để chứng

tỏ tiểu thuyết đang khoẻ mạnh (The Living Novel) Thế nhưng tên tuổi của các nhà văn

Trang 9

giữa hai cuộc thế chiến vẫn tác động đến các nhà văn mới Các mối quan hệ của họ đối với các bậc đàn anh rất phức tạp Có cả sự chỉ trích lẫn sự chiêm ngưỡng

Hemingway vẫn được trọng vọng Nhiều nhà văn tiểu thuyết viết về chiến tranh vẫn bắt chước ông Nhưng ông vẫn bị chỉ trích bởi văn phong nhiều khi có vẻ giả tạo, bởi thói quen thích tạo ra những truyền thuyết xung quanh các nhân vật và xung quanh cả bản thân Chủ yếu người ta quay về với Sherwood Anderson

Đối với Faulkner, sự kính trọng vẫn y nguyên Đôi khi người ta cũng có nhắc đến những mâu thuẫn trong tư tưởng của ông từ bài diễn văn nhận giải thưởng , tính chất bảo thủ của ông trong vấn đề người da đen Tuy nhiên không bao giờ ông bị chỉ trích mạnh mẽ Người ta vẫn coi trọng ông

Trong một chừng mực nào đó, có thể nói rằng mỗi nhà tiểu thuyết đều muốn được như Faulkner (hoặc Hemingway, hoặc Dos Passos), còn các nhà phê bình cũng tiếc rằng không tìm thấy nhiều nhà văn như vậy

MARGARET MITCHELL

Với tiểu thuyết Gone with the Wind (Cuốn theo chiều gió) Tiểu thuyết viết về cuộc

nội chiến Nam Bắc (1861-1865) với quan điểm hiện thực sâu sắc Viết về chiến tranh nhưng tác giả rất ít miêu tả chiến tranh, rất ít cảnh bắn giết mà chủ yếu đi sâu vào các số phận nhân vật Cả một tầng lớp quí tộc do chiến tranh thúc bách đã chuyển dần sang hàng ngũ tư sản Tác giả còn trẻ tuổi nhưng đã có trình độ nghệ thuật già dặn, đã cắm hàng loạt nhân vật trong một cuốn tiểu thuyết dày hơn một nghìn trang mà mỗi nhân vật đều có cá tính riêng, khác biệt nhau và sự thay đổi số phận cũng đi theo những con đường khác nhau

(Gone with the Wind đã được quay thành phim hai lần và đoạt giải Oscar)

Tác phẩm này kể câu chuyện của một người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ ở miền nam Hoa Kỳ tên là Scarlett O'Hara và những vất vả cực nhọc mà nàng cùng với bạn bè, gia đình

và các người yêu đã trải qua tại miền Nam Hoa Kỳ trong Nội chiến Hoa Kỳ và Thời kì tái thiết Đồng thời truyện kể tình yêu giữa Scarlett O'Hara và Rhett Butler

Cuốn theo chiều gió gồm 5 phần:

Phần 1.Tác phẩm lấy bối cảnh miền Nam nước Mỹ trước cuộc nội chiến, một thế giới với

những đồn điền bông vải sang cả trải dài bất tận theo những mộng mơ của một xã hội thượng lưu quý phái Tiểu thuyết mở đầu vào tháng 4 năm 1861 bằng cảnh nhân vật chính của truyện, Scarlett O'Hara đang ngồi tại đồn điền Tara nhà mình ở hạt Clayton, Georgia cùng tán gẫu với 2 anh em sinh đôi Brent và Stuart Tarleton sống ở đồn điền kế bên Qua cuộc nói chuyện này, Scarleett biết rằng người nàng thầm yêu từ lâu, Ashley Wilkes chuẩn

bị đính hôn với cô em họ là Melanie Hamilton ở Atlanta Scarlett choáng váng khi nghe tin

đó và cuộc nói chuyện cũng kết thúc Nàng vội vã đi tìm cha mình, Gerald O'Hara, để xác minh lại câu chuyện và cha nàng khuyên nếu nàng và Ashley lấy nhau sẽ là một điều tồi tệ

và nàng nên lấy một trong hai anh em sinh đôi trên

Scarlett cho rằng Ashley có ý định đính hôn vì chàng không biết nàng đã yêu mình Nàng quyết định trong buổi tiệc ngoài trời tại trại Twelve Oaks sẽ thổ lộ tình yêu với chàng và cùng chàng trốn đi Nhưng mọi thứ không theo kế hoạch của Scarlett: Ashley ân cần với nàng nhưng nói rằng chàng vẫn sẽ cưới Melanie Vị khách không mời trong buổi tiệc, Rhett

Trang 10

Butler, người vô tình lắng nghe toàn bộ câu chuyện buông lời trêu chọc Scarlett làm nàng nổi điên, điều này lại ngẫu nhiên quyến rũ Rhett Trong cơn tức giận cùng với việc nghe lén Honey Wilkes, vợ chưa cưới của Charles Hamilton nói xấu mình, Scarlett đã nhận lời lấy Charles Hamilton vừa làm Ashley ghen vừa trả thù Honey Buổi tiệc kết thúc cũng là lúc có tin cuộc Nội chiến Hoa Kỳ nổ ra và các chàng trai phải đi nhập ngũ

Đám cưới của Sacrlett diễn ra nhanh chóng sau đó 2 tuần để Charles nhập ngũ, một ngày trước đám cưới giữa Ashley và Melanie Một tuần sau khi cưới, Charles nhập ngũ và 2 tuần sau, Ashley cùng đội kị binh của bang lên đường Tuy nhiên, Charles đã chết vì đậu mùa ở căn cứ Nam Carolina trước khi có dịp được ra chiến trường Sau đó, con trai Charles ra đời

và được đặt tên là Wade Hampton Hamilton (theo tên chỉ huy của Charles là tướng Wade Hamilton)

Trở thành một góa phụ làm thay đổi cuộc sống hằng ngày của Scarlett: Lúc nào cũng mặc

đồ tang, không chuyện trò sôi nổi hoặc cười to, không vui vẻ khi gặp đàn ông Scarlett cảm thấy đau đớn vì sự buồn chán và việc phải làm mẹ hơn là cái chết của chồng Mẹ nàng, Ellen O’Hara, muốn nàng vơi bớt nỗi buồn đã gửi nàng đến Atlanta sống cùng Melanie và

bà cô của Charles, Pittypat Hamilton

Phần 2 Scarlett đến Atlanta vào tháng 5 năm 1862 Tại đây, Scarlett nhanh chóng thích sự

nhộn nhịp và hối hả của thành phố này Nàng bị bắt buộc làm y tá tình nguyện ở dưỡng đường nhưng vô cùng chán ghét công việc này Vì còn đang chịu tang chồng nên nàng bị cấm đoán đủ thứ, trong đó có cuộc bán đồ phúc thiện với sự góp mặt của nhiều cư dân thành phố, nhưng đến cuối cùng, Scarlett may mắn được dự vì để thay cho một bà khác có con bị bệnh Tại đây, nàng gặp lại Rhett Butler, mà giờ đây là một thuyền trưởng vượt phong tỏa nổi tiếng, chuyên chở các mặt hàng thiết yếu cho miền Nam Rhett Butler đã mời nàng nhảy với cái giá 150 dollar vàng Mặc dù đang chịu tang nhưng Scarlett vẫn đồng ý vì nàng thèm muốn được khiêu vũ cuồng nhiệt với bất kì giá nào để thoát khỏi cái vỏ nhàm chán của một góa phụ

Kế từ đó mối quan hệ giữa Scarlett và Rhett được cải thiện Rhett bằng bản tính hài hước, hay trêu chọc Scarlett và cố làm cho nàng vui Tuy nhiên gần như cả thành phố đều căm ghét hắn Scarlett lại lúc nào cũng chỉ nghĩ đến Ashley Tình hình ngoài mặt trận ngày càng căng thẳng Thất bại của quân đội Hợp bang trong trận Gettysburg tạo nên một bước ngoặt trong cuộc nội chiến và thương vong của quân đội Hợp bang ngày càng nhiều Giáng sinh năm 1862, Ashley trở về nhưng trái với mong đợi của Scarlett, chàng chỉ quan tâm đến vợ mình, Melanie Ngày Ashley rời nhà trở lại chiến trường, Scarlett lại một lần nữa thổ lộ tình yêu với chàng hi vọng chàng sẽ bỏ vợ để cưới nàng nhưng chàng không nói gì và dặn

dò nàng chăm sóc Melanie nếu chàng có mệnh hệ gì ngoài chiến trường Chàng vội vã ra đi

và lần thứ hai, Scarlett vỡ mộng

Phần 3 Cuộc nội chiến ngày càng diễn biến bất lợi cho miền Nam Sau những thất bại liên

tiếp của quân đội Hợp bang, quân đội Liên bang đã tiến sát và bao vây Atlanta, do đó người dân thành phố phải tổ chức di tản Tuy nhiên, Scarlett và Melanie không thể đi cùng mọi người vì Melanie đang có thai và có thể sinh con bất cứ lúc nào Do các bác sĩ phải chăm sóc các thương binh, lúc này đã tràn ngập thành phố nên Scarlett phải đỡ đẻ cho Melanie Sau khi Melanie sinh xong, Scarlett phải cầu cứu Rhett và hắn đã lấy cắp của quân đội cho

Ngày đăng: 28/07/2014, 01:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w