1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THU NHẬN ENZYME PEPSIN từ động vật

26 4K 70

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Vào năm 1713, Reaumur và Spallanzaai đã chứng minh bằng kết quả thí nghiệm là có “sự tồn tại một nguyên lý tiêu hóa thịt trong dịch vị”. Sau này, Braconnol và đặc biệt Paulo nghiên cứu về cơ chế tiết dịch vị ở dạ dày, nhưng mãi đến 1836, Schwann mới phát hiện ra là chất men phân giải protein của dịch vị. Vào năm 1882, Langley đã thu được pepsinogen, tiền pepsin bằng cách trích dịch vị dạ dày heo với dung dịch kiềm sau đó dùng acid để chuyển pepsinogen thành pepsin. Đến năm 1930, Nothrop đã thu nhận được pepsin dạng tinh thể.

Trang 1

Hình 1: Cấu tạo phân tử Pepsin

THU NHẬN ENZYME PEPSIN TỪ ĐỘNG VẬT

Y học, mềm thịt, làm trong beer

Trợ tiêu hóa, mềm thịt

Y họcSản xuất cheeseTrợ tiêu hóa, tẩy, thuộc da, tẩy lông, cải thiện thức ăn

Bảng 1: Các loại Enzyme từ động vật

1. Pepsin

Vào năm 1713, Reaumur và Spallanzaai đã chứng minh bằng kết quả thí nghiệm

là có “sự tồn tại một nguyên lý tiêu hóa thịt trong dịch vị” Sau này, Braconnol và đặc biệt Paulo nghiên cứu về cơ chế tiết dịch vị ở dạ dày, nhưng mãi đến 1836, Schwann mới phát hiện ra là chất men phân giải protein của dịch vị

Vào năm 1882, Langley đã thu được pepsinogen, tiền pepsin bằng cách trích dịch

vị dạ dày heo với dung dịch kiềm sau đó dùng acid để chuyển pepsinogen thành pepsin Đến năm 1930, Nothrop đã thu nhận được pepsin dạng tinh thể

a. Enzyme pepsin

Pepsin là một enzyme quan trọng của tuyến tiêu hóa động vật thuộc nhóm enzymethủy phân (hydrolase) Số phân loại E.C.3.4.4.1, pepsin có tên hệ thống là peptide-

peptidohydrolase Enzyme này hoạt động trong dịch vị của động vật có vú, chim, bò sát

và cá Ở heo thì pepsin tập trung chủ yếu ở phần đáy dạ dày

Cấu tạo: Pepsin là một sợi polypeptid đơn giản có thể cuộn lại thành hình cầu

Trang 2

Pepsin là một protein vững chắc bởi các mối liên kết Hydro, hydrophobic, liên kết điện tử và 3 liên kết S-S.

Hình 2: Các liên kết trong phân tử Pepsin

Pepsin gồm một mạch polypeptid hợp thành bởi 329 amino acid, mà đầu C là alanin và đầu N là isoleucin Theo Williamson và Dassmamn, nhóm N cuối của pepsin là chuỗi liên kết peptid gồm 6 amino acid như sau:

Leu – Gly – Asp – Asp – His – GluThứ tự đầu cuối C của pepsin đã được xác định bởi Van Vunatcis và Herriott (1966) và bởi Willamson, thứ tự là:

Val – Gly – Ala

Trang 3

Trung tâm hoạt động của pepsin gồm 1 hoặc 2 nhóm carboxyl của acid glutamic,

một nhân thơm (phenol) của Tyrosin.

Hình 3: Trung tâm hoạt động của pepsin

Thành phần hóa học: hàm lượng N chiếm 14.7%

Thành phần amino acid:

Tên

amino acid

Số gama.a/100gpepsin

Số gốc a.atrong 1 ptpepsin

Tênamino acid

Số gama.a/100gpepsin

Số gốc a.atrong 1 ptpepsinCystin

42422241284028

GlycinValinLeucinProlinPhenylalaninIsoleucinTyrosinTryptophanAmide N

6.407.1010.405.006.4010.808.502.401.32

20212715132816432Bảng 2: Thành phần Amino acid trong phân tử pepsin

Pepsin chứa nhiều nhóm amino acid có các đặc điểm:

Trang 4

- Có tính acid → pepsin thể hiện tính acid mạnh.

- Kỵ nước

- Mạch nhánh không phân cực → pepsin dễ tan trong rượu etylic nồng độcao và trong các hỗn hợp chứa nhiều dung môi phân cực

Do đặc điểm về thành phần amino acid, pepsin tinh khiết mang điện tích (-) ngay

cả trong môi trường HCl 0.1N

Phân loại: dựa theo nguồn gốc hình thành (từ màng nhầy hay các phần khác của

dạ dày) chia thành 4 loại pepsin A, B, C và D với các pepsinogen (tiền pepsin) tương ứng

Pepsin được tách từ các nguồn động vật khác nhau (heo, bò) và các pepsin khác nhau được tách từ cùng một nguồn (A, B, C, D) thì có đôi chút khác nhau về thành phần hóa học

Trọng lượng phân tử: 34500 Dalton, pepsin của heo lớn hơn một chút khoảng

IleBảng 3: Khối lượng phân tử của các loại pepsinogen và pepsin

Đặc tính: Chế phẩm pepsin (dược phẩm) tồn tại ở dạng bột vô định hình, trắng

hay vàng nhạt hay mảnh nhỏ, trong hay hơi đặc, mùi đặc biệt giống mùi nước thịt, vị hơi chua, nếu thêm lactose, glucose hay saccarose thì có vị ngọt (Dược điển Việt Nam)

Pepsin dễ hút ẩm, tan trong nước cho một dung dịch đục lờ, không tan trong cồn

95o, ester, chloroform Pepsin ở cả 2 dạng: kết tinh và thô Pepsin thô là một hỗn hợp của pepsin, gelatinase, cathepsin và Brucke pepsin Pepsin heo thô chứa một pepsin chính A, pepsin phụ B, C, D và gastricsin (E.C.3.4.4.22)

Pepsin xúc tác sự thủy giải protein, tạo các polypeptide, proteose, pepton và vết amino acid Pepsin chủ yếu thủy phân liên kết peptid trong đó có sự tham gia của amino

Trang 5

1 10 20 30

acid mạch vòng và liên kết Ala-Ser, Ala-Ala,… Pepsin không cắt ở liên kết chứa Valin, Alanin, và Glycin

Pepsin phân cắt một cách dễ dàng các protein tan trong nước như albumin,

hemoglobin, mystin, globulin, caxin… còn những protein không tan hay các

nucleprotein, protein hình sợi như keratin, neucin, glagen, gluten, các nucleoprotein… pepsin khó hoặc không phân cắt được

Pepsin bị ức chế bởi cơ chất dạng epoxides

Điểm đẳng điện của pepsin ở gần pH = 1 do sự có mặt của gốc phosphoric acid trong phân tử enzyme, khi loại bỏ gốc này pH đẳng điện của pepsin là 1.7

Pepsin thủy phân protein trong vùng acid khá rộng từ 1 – 4 pH hoạt động tối ưu của pepsin thay đổi tùy theo trạng thái và bản chất của cơ chất, thường trong khoảng 1.8-2.2 VD: Với cơ chất là protein biến tính, pH tối ưu của hoạt tính xúc tác của pepsin hơi chuyển về vùng có pH kiềm so với protein nguyên thể (do sự biến tính của protein đã làmthay đổi tính chất của liên kết thủy phân)

Pepsin bền nhất trong khoảng pH từ 4 – 5, nhưng trong vùng pH này hoạt lực của enzyme có phần thay đổi giảm đi, từ pH = 5.5 trở lên, pepsin không hoạt động

Khả năng hòa tan pepsin phụ thuộc vào độ tinh khiết

Tính đặc hiệu của pepsin phụ thuộc vào loại pepsin Pepsin A và D tính đặc hiệu xảy ra trong phạm vi rộng hơn pepsin B và C Pepsin A, D thủy phân lên cả hai cơ chất

Hb và APD ( acetyl-L-phenylalanyl-L-diiodtyrosine) còn pepsin B chỉ có hoạt động lên

APD, pepsin C chỉ hoạt động lên cơ chất Hb

Đặc tính thủy phân chuyên biệt đối với chuỗi Insulin B: Chuỗi insulin B oxy hóa

được thủy giải bằng pepsin A-1 và A-3 Hai vị trí nhạy cảm nhất để thủy giải là nối: Ala14-Leu15 và Leu15-Tyr16 Tỷ số của mức độ phân cắt nối Ala14-Leu15 và Leu15-Tyr16 khác nhau ở pepsin các loài Vị trí phân cắt thứ 2 là Leu11-Val12 và Phe25-Tyr26.Quá trình ủ lâu với pepsin có thể cắt những nối khác như Tyr16-Leu17 và Phe24-Phe25

FNNEHLCaGSHL VEA L Y LVCaGERGF F YTPKA

Trang 6

Ngoài khả năng thủy phân các protein tự nhiên, pepsin còn thủy phân nhiều cơ

chất tổng hợp Trong đó có các liên kết peptide chứa p-nitrophenylalanin, 3,5-

dibromotyrosine hay 3,5-dinitrotyrosine và diiodtyrosine đều bị thủy phân và chúng đượcdùng trong nghiên cứu động học phản ứng của pepsin Pepsin không tác dụng lên

nucleoprotein, hoặc các protein không tan như: keratin, neucin…

Một số trường hợp đặc biệt trong thủy phân protein của pepsin phải kể đến như sau:

- Chất tạo keo tự nhiên collagen natif chịu sự thủy phân của pepsin, trong khi đó chất tạo keo tinh sạch lại tỏ ra kháng pepsin

- Các peptide có phân tử lượng nhỏ đặc biệt có thể kháng enzyme

- Một vài protein khác dễ bị tấn công khi ở dạng tự nhiên hơn là khi đã qua một lần bị biến tính, trường hợp của ovalbumin là một ví dụ điển hình

Sự chuyển peptide do pepsin xúc tácVới sự có mặt của các chất nhận chứa 1 carboxyl tự do, pepsin có thể thực hiện sự chuyển đổi gốc tyrosin, phản ứng này tiến hành dựa trên sự chuyển amino của phần amine của chất cho là tyrosin sang chất nhận

Trang 7

Chế phẩm pepsin thô có thể giữ hoạt tính được trong nhiều năm ở nhiệt độ 0 - 4oC.Pepsin dạng dung dịch không bền ở pH = 6 Pepsin ở trạng thái khô khá bền, ngay cả trong điều kiện môi trường nhiệt độ thường, dung dịch pepsin kém bền nhất là khi ở pH quá thấp Khi đó, ta thấy xảy ra hiện tượng tự tiêu (tự phân giải của enzyme) kèm theo sựtạo thành các phân tử nhỏ (vì pepsin hoạt động mạnh trong môi trường khá acid).

Sự tự tiêu:

Pepsin vừa là protein vừa là enzyme phân giải protein nên có khả năng phân hủy chính nó Sự tự tiêu được coi là nguyên nhân của tính không đồng nhất khi điện di của nhiều loại chế phẩm enzym pepsin

Theo Ingram, trong quá trình pepsin tự tiêu hóa ở nhiệt độ 45oC , pH=4 trong 24h,

có 45% tyrosin của phân tử enzyme được giải phóng và kết tinh, ngoài ra còn xuất hiện các peptide có phân tử lượng nhỏ từ 1000 – 2000

Theo Perlmann, sự tự tiêu hóa của pepsin tạo ra những sản phẩm có thể thẩm tích

và có hoạt động phân giải protein, tuy nhiên sẽ chỉ còn được 64% hoạt tính gốc, hoạt tính này được thực hiện trên hemoglobin

Nói chung, sự tự tiêu của pepsin thường xảy ra trong trường hợp pepsin ở dạng dung dịch, pH thấp, nhiệt độ thích hợp, tạo ra nhiều thành phần có phân tử lượng nhỏ hơnpepsin, giảm lượng tyrosin và chỉ thành phần nào có đặc tính của pepsin gốc thì mới hoạt động

b. Tiền enzyme Pepsinogen

Ở phần màng nhầy dạ dày của động vật, có các tế bào chứa zymogen hay

pepsinogen trong dịch vị

Trọng lượng phân tử pepsinogen heo khoảng 42000 còn pepsin heo khoảng

35000Da Theo Oke Khovitch thì trọng lượng phân tử pepsinogen = 42240Da; trọng lượng phân tử của pepsin = 39930Da

Khối lượng phân tử của pepsinogen A-1/2/3 và C-1/2 được xác định tương ứng là

Trang 8

41, 40, 40, 39 và 39 kDa xác định bằng phương pháp SDS-PAGE.

Pepsinogen có 3 loại A và 2 loại C gọi là pepsinogen A-1, A-2, A-3, C-1, C-2, được kết tinh từ dạ múi khế dê trưởng thành Mức độ liên quan của chúng trong dạ múi khế của dạ dày tương ứng là 27,19, 14, 25 và 15% Thành phần amino acid hoàn toàn giống nhau giữa các isozymogen của các loại tương ứng nhưng khác nhau giữa 2 loại đặcbiệt ở Glx/Asx và Leu/Ile Sự khác nhau này được đặc trưng cho các loại pepsinogen từ các nguồn gốc động vật khác nhau

Ở pH = 4.7 không có hoạt động đông tụ, ở giá trị pH<6 pepsinogen có tính acid kém hơn pepsin Pepsinpgen ổn định được trong môi trường trung tính và kiềm yếu pH=7-9, nhưng sẽ bị phá hủy nếu pH>9 và bị hủy nếu ngâm trong dung dịch ethanol 50%trong 24h, pepsinogen chỉ ổn định trong một thời gian ngắn với pH môi trường <6

Pepsinogen bền trong dung dịch có pH thấp hơn 8.5 Trong vùng pH = 8.5 – 10.5 khi giữ trong một thời gian ngắn, sự biến tính kiềm của pepsinogen thuận nghịch, nhưng giữ lâu trong môi trường kiềm thị biến tính không thuận nghịch Về cơ chế, sự biến tính kiềm của pepsinogen là sự phá vỡ một số liên kết hydro trong phân tử protein – enzyme Trong hỗn hợp nước – dung môi hữu cơ, phân tử pepsin và pepsinogen mất khả năng hoạt hóa thành pepsin hoạt động

c. Sự hoạt hóa pepsinogen thành pepsin

Sự hoạt động của các enzyme thủy phân theo một trong hai con đường chủ yếu:

- Tự hoạt hóa (pepsin và trypsin…)

- Cần một hoặc vài loại ion kim loại chuyên biệt để hoạt hóa

Pepsin được tiết ra dưới dạng tiền pepsin tức là pepsinogen bất hoạt Khi tiếp xúc với môi trường acid tự nhiên của dạ dày hoặc chính pepsin, pepsinogen sẽ được hoạt hóa thành pepsin Quá trình hoạt hóa pepsinogen là quá trình thủy phân liên kết peptid giữa acid glutamic 41 và isoleucin 42, giải phóng peptid kìm hãm, thành phần amino acid của peptide kìm hãm này tương ứng với 41 amino acid của pepsinogen và phản ứng được xúc tác bởi chính ion H+ và cũng chính bởi pepsin

Phần môn vị của dạ dày gồm những tế bào đỉnh vách có thể tiết ra acid HCl, dẫn đến sự tiết pepsinogen và tự hoạt hóa thành pepsin trong dạ dày Quá trình này xảy ra ở pH<6 Khi trong môi trường có pH cao hơn, có thể xảy ra sự tái kết hợp ngược lại

Từ môi trường trung tính chuyển sang môi trường acid, đầu tiên pepsinogen sẽ chuyển thành pepsin ở pH = 5.1; 40 oC Ở pH = 4.1, mức độ chuyển hóa tăng gấp 10 lần

Trang 9

4 peptide Chất ức chế

Pepsin + chất ức chế Phức hợp pepsin-chất ức chế

pH = 5.4 Pepsin-chất ức chế + 5 peptide Pepsinogen phức hợp

pH = 5.4

Pepsin được tạo thành lại tiếp tục quá trình giải phóng peptid kìm hãm, chuyển pepsinogen thành pepsin hoạt động Vì vậy quá trình này mang tính chất của một quá trình tự xúc tác Sự hoạt hóa pepsinogen chỉ xảy ra trong môi trường acid có pH<5.6 KhipH>5.6 peptide kìm hãm lại có thể kết hợp thuận nghịch với pepsin tạo thành phức hợp không hoạt động

Việc hoạt hóa pepsinogen bao gồm sự loại bỏ khoảng 1% phân tử, như vậy phần được loại bỏ đi là phải có tính kiềm trội hơn hẳn phần còn lại Quá trình động học của sự hoạt hóa này đã được nghiên cứu, bắt đầu bằng sự acid hóa hoặc bằng cách cộng thêm pepsin vào môi trường Ở pH = 5.4 quá trình này xảy ra theo cơ chế tự xúc tác Kết quả trọng lượng phân tử giảm 20%

Toàn bộ quá trình tạo thành pepsin từ pepsinogen (heo) có thể biểu diễn như sau:

Trong quá trình hoạt hóa pepsinogen, bằng phương pháp chuẩn độ, người ta đã chỉ

ra rằng, một liên kết pepsin được tạo thành kèm theo với sự bẻ gãy 9 liên kết peptide Sáupeptide đã được sản sinh ra trong quá trình hoạt hóa gồm 5 peptide nhỏ và 1 peptide lớn:

Trang 10

- Peptide lớn nhất là một chất ức chế pepsin (trọng lượng phân tử 5000) ; ở pH=5.4 chất ức chế này vẫn kết hợp với phân tử pepsin; do đó với những điều kiện như vậy, quá trình này không thể thực hiện cơ chế tự xúc tác Ở những pHthấp hơn, chất ức chế có thể phân ly thuận nghịch ra khỏi phân tử enzyme Dưới tác dụng của pepsin, chất ức chế (inhibitor) được thủy phân thành 4 peptide nhỏ ở pH khoảng từ 5, mức độ phân hủy cao ở pH gần bằng 4.

- Cùng với chất ức chế này, quá trình hoạt hóa còn giải phóng ra 5 peptide nhỏ khác như đã nói trên Đây là những peptide trung tính, trung bình có khoảng 10gốc amino acid; trọng lượng phân tử trung bình của cả 5 peptide vào khoảng

4000 Như vậy, cùng với sự thủy phân chất ức chế, toàn bộ quá trình hoạt hóa

đã được thực hiện với việc bẻ gãy 9 liên kết peptide

Hình : Sự hoạt hóa pepsinogen thành pepsin

d. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của pepsin

Ảnh hưởng của pH: pepsin là 1 protease acid điển hình, hoạt động ở vùng pH

acid từ 1 – 4, pH thích hợp của pepsin khoảng 1.5 – 2.4 Đối với mỗi cơ chất thì pH thích hợp có thể thay đổi

Cơ chất là hemoglobin thì pH tối ưu là 2.2

Trang 11

Cơ chất là albumin thì pH tối ưu là 1.5

Pepsin bền vững ở vùng pH rất acid, nó có độ bền tối đa ở pH=4 – 5 nhưng trong vùng pH này hoạt lực của enzyme rất thấp từ pH>5.5 pepsin không hoạt động vì có sự biến tính của protein enzyme mà cụ thể là phá vỡ một số liên kết hydro trong phân tử làmcho cấu trúc của enzyme bị biến đổi Ở pH quá thấp thì pepsin xảy ra hiện tượng tự phân Pepsin đã bị vô hoạt trong môi trường kiềm có thể phục hồi hoạt tính một phần khi đưa

pH về vùng thích hợp với nó Pepsin có điểm đẳng điện pI từ 1 – 1.4 Pepsin của heo có điểm đẳng điện pI là 1

Ảnh hưởng pH lên các loại pepsin khác nhau, như pepsin B bền ở pH=6.9 và 250C

và cũng điều kiện này pepsin C sẽ bền hơn pepsin A còn ở pH=8.5 pepsin C bị vô hoạt nhanh chóng, pepsin D thì không bền ở pH>6 Đối với pepsin có nguồn gốc khác nhau hay các loại pepsin (A, B,C, D) có cùng nguồn gốc, pH tối thích cho chúng hoạt động là khác nhau Ví dụ: pepsin A và C tách chiết từ dạ dày bê có hoạt tính thủy phân Hb cao nhất ở pH=2-3, pepsin A-2/3 vẫn duy trì hoạt tính ở vùng có pH>3 nhưng pepsin A-1 thì không Tương tự pepsin, pepsinogen khác nhau chịu ảnh hưởng của pH môi trường khác nhau

Pepsin dê A và C hoạt động ở pH thấp tương tự những enzyme từ nguồn động vật khác pH thích hợp khoảng 2 đối với pepsin A và khoảng 3 đối với pepsin C Những hoạt tính của pepsin A chỉ bằng một nửa pepsin C pH phụ thuộc hoạt tính pepsin A-2 và A-3 hoàn toàn giống nhau nhưng khác với pepsin A-1 Hoạt tính của pepsin A-2 và A-3 lớn hơn A-1, đặc biệt khoảng pH 3-4 Hoạt tính cao nhất của pepsin A heo tương tự như pepsin C của dê và cao gấp 2 lần pepsin A dê

Ảnh hưởng của nhiệt độ: đa số enzyme hoạt động tốt ở nhiệt độ 30-40oC, một số enzyme chịu nhiệt có thể hoạt động ở nhiệt độ cao hơn tới 70oC, khi nhiệt độ lên tới 90oCthì hầu như tất cả các enzyme đều ngưng hoạt động

Pepsin là một enzyme hoạt động ở nhiệt độ khá cao Nhiệt độ thích hợp tối ưu khoảng từ 40-50oC Ở 70oC, pepsin mất khả năng tiêu đạm Tốc độ xúc tác phản ứng thủyphân của pepsin không cao bằng các protease khác, nhưng độ bền nhiệt của pepsin cao hơn, nhất là khi cơ chất có mặt một số ion kim loại đặc biệt như Ca2+

Ảnh hưởng của các loại muối và các dung môi hữu cơ

Tùy theo bản chất hóa học của muối mà ảnh hưởng đến hoạt động xúc tác của pepsin Ví dụ, các muối trung tính như NaCl, KBr, MgSO4 ít tác động trên pepsin, chúng chỉ ức chế pepsin ở liều cao

Các chất hữu cơ kiềm hay dung dịch muối kiềm như NaHCO3 làm chậm sự peptonhóa của pepsin Trong sự pepton hóa, HCl là acid gây ra sự thủy phân mạnh nhất, kế đó

là HNO3, HBr, H2SO4, H3PO4, các acid lactic, formic,… gây tác động kém hơn

Trang 12

Các muối kim loại nặng như Pb, Hg, Pt ở nồng độ rất thấp vẫn có thể gây kết tủa

và làm biến tính enzyme Nguyên nhân là do muối kim loại nặng tạo nên các phức hệ với các nhóm quan trọng của protein-enzyme, làm thay đổi cấu trúc của protein dẫn tới sự biến tính enzyme

Các dung môi hữu cơ ít phân cực, cũng như các chất hoạt động bề mặt có tác dụngphá vỡ cấu trúc bậc III và làm tăng độ xoắn của mạch polypeptid trong phân tử pepsin, do

đó làm giảm hoạt tính của pepsin Một số nghiên cứu cho thấy pepsin bị bất hoạt bởi sodium-lauryl-sulfonate hay bởi nitric acid

Ảnh hưởng của chất sát khuẩn: các chất sát khuẩn như HCN, salisilic acid,

cloroform… với lượng nhỏ thì không ảnh hưởng đáng kể đến pepsin Nhưng khi với liều cao, chúng làm giảm đáng kể hoạt tính của pepsin

Ảnh hưởng của các chất kìm hãm: tất cả các chất gây biến tính protein đều là

những chất kìm hãm không đặc hiệu của enzyme nói chung và pepsin nói riêng Ngoài ra

có nhiều chất không làm biến tính protein enzyme nhưng vẫn làm giảm hoạt độ xúc tác

do cơ chế kìm hãm cạnh tranh và kìm hãm không cạnh tranh…

Với chất kìm hãm p-bromophenacyl bromide, hoạt tính của protease nói chung bị phá hủy từ 70-80% Tương tự hợp chất α-diazo-p-bromoacetophenone cũng làm vô hoạt

hoàn toàn pepsin Nồng độ vô hoạt của 2 chất trên là 1mol/1 mol pepsin Còn hợp chất diphenyldiazomethane (2 mol ức chế 1 mol enzyme) làm giảm 50% hoạt tính của pepsin khi tác dụng trên cơ chất Hb, các chất này cũng ngăn cản sự hoạt hóa của pepsinogen Sự

vô hoạt cũng xảy ra khi có ion Cu2+ trong các hợp chất béo diazocarbonyl, những hợp chất này có cấu trúc tương tự các cơ chất của pepsin Ví dụ L-1-diazo-4-phenyl-3-

tosylamidobutanone sẽ làm vô hoạt hoàn toàn pepsin khi có mặt của ion Cu2+ với nồng độ

1 mol/1 mol pepsin nhưng không làm biến tính nó

Benzilloxycarbon-L-phenylalanyldiazomethane cũng làm ức chế pepsin mà không cần sự có mặt của Cu2+

Ngoài ra pepsin cũng bị ức chế bởi pepstatin nhưng tùy mức độ, pepsin A bị vô hoạt hoàn toàn khi nồng độ pepstatin khoảng 1 mol/ 1 mol pepsin A, còn pepsin C cần phải 100 mol pepstatin/1 mol pepsin C để vô hoạt hoàn toàn

Sự khác nhau về tính nhạy cảm của pepsin A và pepsin C đối với pepstatin thì tương tự nhau ở các loài Sự khác nhau này giúp phân biệt pepsin A và C

2 Dạ dày heo

a Cấu trúc, chức năng

Trang 13

Hình : Mô hình dạ dày heo

Dạ dày là một đoạn phình ra của ống tiêu hoá có tác dụng: chứa đựng thức ăn, nhào trộn thức ăn để thấm qua dịch vị Thức ăn sẽ chịu sự tiêu hoá của các enzyme tiêu hoá chứa trong dịch vị, chuẩn bị cho giai đoạn chính của việc tiêu hoá ở ruột non

Chức năng cơ học:

- Chứa thức ăn

- Co bóp, trộn thức ăn với dịch vị tạo thành dịch trấp

- Đưa dịch trấp xuống ruột non với tốc độ thích hợp

Cấu tạo: 5 vùng

- Thực quản nhỏ

- Manh nang (chứa 1 số loại vi sinh vật)

- Thượng vị  tuyến nhầy

- Thân vị

- Hạ vị

b Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày heo

Ngày đăng: 27/07/2014, 22:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Cấu tạo phân tử Pepsin - THU NHẬN ENZYME PEPSIN từ động vật
Hình 1 Cấu tạo phân tử Pepsin (Trang 1)
Hình 2: Các liên kết trong phân tử Pepsin - THU NHẬN ENZYME PEPSIN từ động vật
Hình 2 Các liên kết trong phân tử Pepsin (Trang 2)
Hình 3: Trung tâm hoạt động của pepsin - THU NHẬN ENZYME PEPSIN từ động vật
Hình 3 Trung tâm hoạt động của pepsin (Trang 3)
Hình : Sự hoạt hóa pepsinogen thành pepsin - THU NHẬN ENZYME PEPSIN từ động vật
nh Sự hoạt hóa pepsinogen thành pepsin (Trang 10)
Hình : Mô hình dạ dày heo - THU NHẬN ENZYME PEPSIN từ động vật
nh Mô hình dạ dày heo (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w